« Home « Kết quả tìm kiếm

Quan hệ quốc tế


Tóm tắt Xem thử

- I.MỞ ĐẦU Có nhiều quan điểm về định nghĩa Quan hệ quốc tế (international relation), có thể kể đến như : Trong một cuốn sách xuất bản ở Anh, các tác giả cho rằng quan hệ quốc tế là ‘hệ thống các mối liên hệ và quan hệ qua lại về kinh tế, chính trị, ngoại giao, tư tưởng, quân sự,… giữa các quốc gia và các nhóm quốc gia, giữa các giai cấp xã hội, các lực lượng chính trị, kinh tế, xã hội.
- các tổ chức và phong trào chính trị, xã hội đang hoạt động trên trường quốc tế’1.
- Quan hệ quốc tế là tổng thể những mối quan hệ về kinh tế, chính trị, tư tưởng, luật pháp, ngoại giao, quân sự…giữa những quốc gia & hệ thống quốc gia với nhau, giữa các giai cấp chính, các lực lượng tổ chức xã hội, kinh tế và chính trị chủ yếu hoạt động trên trường quốc tế2.
- Quan hệ quốc tế là hiện tượng xã hội, song là loại quan hệ xã hội có đặc điểm riêng nảy sinh trong quá trình hoạt động của con người liên quan đến môi trường quốc tế.
- Quan hệ quốc tế này vượt khỏi biên giới quốc gia, có những thay đổi và trở nên vô cùng phức tạp, bởi trong môi trường quốc tế có các cơ chế hoạt động và luật chơi hoàn toàn khác với cơ chế trong nội bộ quốc gia3.
- Hay : Quan hệ quốc tế là tất cả các loại hình trao đổi hoạt động, là đối tượng quan hệ giữa các quốc gia và giữa các trao đổi của cá nhân4.
- Học thuyết Marx – Lenin cho rằng, quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ quốc tế, là do quan hệ vật chất (đó là hình thức kinh tế – xã hội, hiện tượng xã hội) quyết định ra.
- Quan hệ quốc tế được tiếp tục trong phạm vi quốc tế, các mối quan hệ xã hội được tiếp tục trong phạm vị dân tộc, và chính sách đối ngoại của quốc gia là từ chính sách đối nội mà ra.
- Hiển nhiên, chính sách đối ngoại độc lập có tác động trở lại đến chính sách đối ngoại quốc gia (mục tiêu, chính sách) nhưng theo một mức độ nào đó mà thôi.
- Động lực chính khiến cho quan hệ quốc tế xuất hiện đó là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp khác nhau, các quốc gia và các chế độ xã hội khác nhau 1 The oxford Companion to the World, Oxford University Press, 1993, p.455.
- 3 Vũ Dương Huân, Bản chất và đặc thù của quan hệ quốc tế, Nghiên cứu quốc tế, số 3, 9/2010.
- Tương quan lực lượng các giai cấp, các quốc gia, các tổ chức chính trị – xã hội khác nhau sẽ quyết định đến quan hệ quốc tế.
- GS người Nga Sygankov thì cho rằng, quan hệ quốc tế là loại quan hệ xã hội đặc biệt vượt ra ngoài quan hệ xã hội bên trong quốc gia.
- vai trò của người tham gia của nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, đảng phái… Quan hệ quốc tế thực ra rất đa dạng, nhiều chiều và có sự tác động qua lại lẫn nhau.
- Chúng bao gồm các hoạt động thực tiễn của con người từ chính trị đến kinh tế, quân sự, thể thao…, do đó quan hệ quốc tế là loại quan hệ đặc biệt.
- Quan hệ quốc tế là môi trường chi phối quốc gia và con người , là nơi chứa đựng những lợi ích cơ bản của quốc gia và con người.
- Theo dòng chảy của lịch sử, quan hệ quốc tế xưa và nay đã trải qua nhiều biến động to lớn về cả địa – kinh tế, địa – chính trị và địa – chiến lược.
- Hiện nay, cục diện quan hệ quốc tế đã thay đổi, tình hình quan hệ quốc tế đã hoàn toàn khác so với trước, chuyển từ cục diện cũ 2 cực sang cục diện mới đa trung tâm, nhưng vẫn nổi lên 2 trung tâm lớn là Mỹ và Trung Quốc, khiến các quốc gia sẽ phải tự điều chỉnh, tìm con đường đi thích hợp cho mình.
- Xu hướng đang nổi lên được các quốc gia ưu tiên lựa chọn là mở rộng quan hệ hợp tác, song phương, đa phương.
- Nhìn chung, tình hình hiện tại nổi lên hai vấn đề đặc trưng, đó là : Qúa trình sắp xếp lại tương quan lực lượng đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu và Quan hệ giữa các nước lớn trong ‘cuộc đua’ tìm vị thế.
- XU HƯỚNG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY 1.Qúa trình sắp xếp lại tương quan lực lượng đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
- Trong khi đó, quan hệ quốc tế hiện nay chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và Liên Bang Nga