You are on page 1of 27

Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................2
Chương I: ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI KHU VỰC KHAI THÁC
NƯỚC DƯỚI ĐẤT....................................................................................................4
Chương II: ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG KHAI
THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT, HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN THẢI TẠI KHU VỰC
KHAI THÁC..............................................................................................................9
Chương III: HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC NƯỚC
DƯỚI ĐẤT TẠI CÔNG TRÌNH.............................................................................18
Chương IV: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TRÌNH KHAI THÁC ĐẾN
NGUỒN NƯỚC, MÔI TRƯỜNG, CÁC CÔNG TRÌNH KHAI THÁC VÀ KẾ
HOẠCH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG THỜI GIAN ĐỀ
NGHỊ CẤP PHÉP....................................................................................................25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................53

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 1


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất

MỞ ĐẦU
1. Các thông tin của chủ công trình khai thác nước dưới đất
- Tên chủ công trình: Công ty Cổ phần chăn nuôi Miền Trung
- Địa chỉ: Thôn Hà Tây 2, xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 2


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
- Lĩnh vực hoạt động: Chăn nuôi heo
2. Các thông tin, thông số cơ bản của công trình khai thác nước dưới đất
- Loại hình công trình: Giếng khoan và giếng đào
- Mục đích khai thác, sử dụng nước: Phục vụ cho lợn uống và vệ sinh chuồng
trại.
- Năm xây dựng và vận hành công trình: Năm 2006.
- Tổng số giếng: 15 giếng.
- Tổng lưu lượng khai thác của công trình: 350 m3/ngày.đêm.
- Tầng chứa nước khai thác: Tầng chức nước lỗ hỗng holocen (qh)
3. Các nội dung cơ bản của báo cáo
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực khai thác
- Hiện trạng công trình và tình hình khai thác nước dưới đất
- Ảnh hưởng của công trình khai thác đến nguồn nước và môi trường
- Kế hoạch khai thác và sử dụng nước dưới đất.
4. Các tài liệu sử dụng làm căn cứ lập báo cáo
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn,
điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
- Quyết định 37 /2014/QÐ-UBND ngày 03/11/2014 của UBND tỉnh Quảng
Nam ban hành quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
- Quyết định số 539/QĐ – UBND ngày 17/02/2011 của UBND tỉnh Quảng
Nam quyết định cho phép công ty cổ phần chăn nuôi Miền trung khai thác nước
dưới đất tại thôn Hà Tây 2, xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
- Kết quả hút nước thí nghiệm tại công trình.
- Quan trắc chất lượng nước dưới đất tại công trình.
- Các quy chuẩn áp dụng:
+ QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 3


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
5. Thông tin về năng lực của tổ chức lập báo cáo
- Tên tổ chức: Công ty Cổ phần Công nghiệp môi trường QNVINA.
- Địa chỉ: Lô số 05, khu B16, khu tái định cư ADB, phường Tân Thạnh, thành
phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
- Điện thoại: 0510.3828782
- Fax: 0510.3822787
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Huỳnh Tấn Phước.
- Chức vụ: Giám đốc.
- Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo:

TT Họ và tên Chuyên ngành

1 Nguyễn Ngọc Dũng Địa chất

2 Trần Anh Hải Địa chất

Chương I: ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI KHU VỰC KHAI


THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
1.1. Vị trí địa lý
Vị trí công trình khai thác nước dưới đất: Trong khuôn viên đất thuê của Công
ty cổ phần chăn nuôi Miền Trung tại thôn Hà Tây 2, xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 4


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
1.2. Điều kiện về tự nhiên, xã hội khu vực khai thác
1.2.1. Địa điểm
Công trình khai thác nước dưới đất của Công ty cổ phần chăn nuôi Miền
Trung tại thôn Hà Tây 2, xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nằm
trong ranh giới đất của công ty, có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc: Giáp đường liên thôn đi Hà Tây
- Phía Nam: Giáp khu dân cư Điện Thắng Trung
- Phía Đông: Giáp đường liên xã Điện Thắng và Điện Hòa
- Phía Tây: Giáp khu đất màu LNK 100 thôn Hà Tây 2, xã Điện Hòa
1.2.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo, khí tượng, thủy văn và nguồn nước khu
vực khai thác
a. Đặc điểm địa hình địa mạo
Bề mặt địa hình tại khu vực khảo sát rất bằng phẳng, tầng nước ngầm tương
đối phong phú, có hệ thống mương dẫn nước tưới tiêu đồng ruộng của Xí nghiệp
quản lý thủy nông Điện Bàn đi ngang. Vào mùa khô có tác dụng làm tăng cường độ
ẩm trong lòng đất và cung cấp nước ngọt cho hệ thống hồ ao phục vụ cho nuôi thả
cá và tạo nguồn nước tưới cho công tác trồng trọt tạo môi trường xanh và sạch tại
Công ty và cho cả khu vực.
b. Đặc điểm về khí tượng
- Khí hậu khu vực tỉnh Quảng Nam nói chung và khu vực công trình khai thác
nước dưới đất nói riêng mang tính chất nhiệt đới gió mùa rõ rệt. Mùa mưa thường
ngắn hơn mùa khô.
- Lượng mưa nhiều nhất là vào giữa tháng 8 đến tháng 1 năm sau. Lượng mưa
sẽ lại ít vào tháng 3, tháng 4, tháng 5 và tháng 6. Lượng mưa theo quan trắc lúc cao
nhất là 58.50mm vào tháng 12.
+ Lượng mưa trung bình trong năm: 2066 mm
+ Lượng mưa cao nhất trong năm: 3307 mm
+ Lượng mưa thấp nhất trong năm: 332 mm
- Nhiệt độ: Theo số liệu thống kê quốc gia dựa trên kết quả nghiên cứu của
nhiều năm qua cho thấy, nhiệt độ cao nhất được ghi nhận thường vào tháng 6,
tháng 7 và tháng 8. Nhiệt độ trung bình trong năm ở Đà Nẵng là 25.6 0C, nhiệt độ
cao nhất là 40.90C và nhiệt độ thấp nhất là 110C.
Từ tháng 5 đến tháng 10 (06 tháng) nhiệt độ từ 28 0C đến 34.50C trong khi
nhiệt độ thấp nhất là từ 21 đến 250C.
+ Nhiệt độ trung bình trong năm: 25.60C

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 5


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất: 29.80C
+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 22.80C
+ Nhiệt độ tuyệt đối cao nhất: 40.90C
+ Nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất: 10.20C
- Hơi nước
+ Hơi nước trung bình trong năm: 2017 mm
+ Hơi nước cao nhất trong tháng: 241 mm
+ Hơi nước thấp nhất trong tháng: 119 mm
- Nắng
+ Số giờ nắng trung bình tại tỉnh Quảng nam mỗi ngày là 6 giờ, số ngày nắng
ít nhất là 3,7 giờ vào tháng giêng và số giờ nắng nhiều nhất là 8 giờ vào tháng 5,
tháng 6 và tháng 7.
- Độ ẩm
Độ ẩm cao nhất được ghi nhận là 85.8% vào tháng 12 và thấp nhất là 75.2%
vào tháng 7. Độ ẩm trung bình mỗi năm là 80%
+ Độ ẩm trung bình cao nhất: 90%
+ Độ ẩm trung bình thấp nhất:
+ Độ ẩm tuyệt đối thấp nhất: 18%
c. Đặc điểm thủy văn của khu vực khai thác
Xung quanh khu vực công trình khai thác không có các hệ thống sông suối ao
hồ. Công trình nằm cách sông Vĩnh Điện khoảng 8km về hướng Nam.
Sông Vĩnh Điện là một chi lưu của sông Thu Bồn, có chiều dài 23 km, điểm
đầu tiếp nguồn sông Thu Bồn tại xã Điện Phong – huyện Điện Bàn – tỉnh Quảng
Nam, sông chảy theo hướng Nam - Bắc đến xã Hòa Khuê Đông – quận Ngũ Hành
Sơn – tp. Đà Nẵng hợp lưu với sông Cẩm Lệ rồi chảy ra cửa Hàn.
* Chế độ mực nước:
- Mực nước trung bình: Mực nước trung bình trên sông Vĩnh Điện qua các
tháng được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 1.1. Mực nước trung bình qua các tháng trong năm (cm)
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Trạm
Tứ Câu 5 -2 -7 -10 -11 -13 -15 -8 6 36 44 24 4

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 6


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
Biến trình mực nước trung bình tại Vĩnh Điện nhìn chung có xu thế giảm dần
từ tháng 1 đến tháng 7 và có xu thế tăng dần từ tháng 8 đến tháng 11.
- Mực nước thấp nhất: Mực nước thấp nhất thường xuất hiện vào các tháng
cuối mùa cạn như tháng 6, 7 và 8.

Bảng 1.2. Mực nước thấp nhất qua các tháng trong năm (cm)
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trạm
Tứ Câu -75 -76 -73 -73 -86 -93 -94 -85 -64 -47 -46 -63

- Mực nước cao nhất: Mực nước cao nhất xuất hiện chủ yếu vào tháng 10 và
11. Mực nước cao nhất qua các tháng trong năm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.3. Mực nước cao nhất qua các tháng trong năm (cm)
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trạm
Tứ Câu 70 58 43 43 51 50 48 53 72 144 146 107

* Chế độ dòng chảy:


Chế độ dòng chảy trên sông Vĩnh Điện chịu sự chi phối trực tiếp của chế độ
dòng chảy trên sông Thu Bồn. Tương ứng với mùa ít mưa (mùa khô) và mùa mưa,
dòng chảy cũng có hai mùa rõ rệt là mùa cạn và mùa lũ.
+ Mùa cạn: gồm chín tháng liên tục từ tháng 1 đến tháng 9.
+ Mùa lũ: gồm ba tháng còn lại, từ tháng 10 đến tháng 12. So với thời kỳ mùa
mưa thì mùa lũ xuất hiện chậm hơn 1/2 tháng đến 1 tháng. Tháng 1 và tháng 9 là hai
tháng chuyển tiếp nên ở những tháng này vẫn có khả năng xuất hiện lũ muộn hoặc lũ
sớm.
* Tốc độ và lưu lượng dòng chảy:
Tốc độ và lưu lượng dòng chảy trên sông Vĩnh Điện chịu ảnh hưởng của dòng
chảy từ thượng nguồn xuống và dòng triều từ cửa biển lên. Do khu vực này xa cửa
biển nên mức độ ảnh hưởng của dòng triều không lớn.
- Tốc độ dòng chảy lớn nhất trên sông Vĩnh Điện khi triều xuống tại Vĩnh
Điện là 0,82 m/s, tại Tứ Câu là 0,79 m/s; khi triều lên tại Vĩnh Điện là 0,28 m/s, tại
Tứ Câu là 0,69 m/s.
- Lưu lượng dòng chảy trung bình trên sông Vĩnh Điện là 25,7 m 3/s. Lưu
lượng dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất qua các tháng trong năm là:
Bảng 1.4. Lưu lượng dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất qua các tháng trong năm
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 7


4118313
Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
32, 21, 11, 11, 33,
Qmin (m3/s) 12,2 8,8 5,6 4,8 5,2 25,2 25,5
1 1 2 3 3
34, 43, 33, 13,
Qmax (m3/s) 77,4 20 25,5 57,8 892,9 269,9 969 128,6
9 6 2 4

Nguồn:

- Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Nam, 2013, Đặc điểm khí hậu thủy văn
tỉnh Quảng Nam.
- Đề tài “Điều tra khảo sát đánh giá mức độ xâm nhập mặn vùng cửa sông và đồng
bằng ven biển bị ngập mặn của tỉnh Quảng Nam”.
d. Nguồn nước
Nguồn nước sinh hoạt của nhân dân khu vực được lấy từ nguồn nước ngầm
bằng giếng đào hoặc giếng khoan. Các kết quả khảo sát về địa chất thủy văn khu
vực cho thấy nước ngầm tại khu vực này có trữ lượng tương đối dồi dào và phong
phú. Nước ngầm chủ yếu xuất hiện ở độ sâu tương đối nông, từ 0,8 – 3,2m.
1.2.3. Đặc điểm về dân cư, xã hội khu vực khai thác
a. Điều kiện về kinh tế
Hiện trạng phát triển một số ngành sản xuất chính của xã Điện Hòa như sau:
- Nông nghiệp
Hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của xã. Tổng diện tích đất
nông nghiệp cả năm 2013 là 578,25 ha; tổng sản lượng lương thực cây có hạt là
887,12 tấn (đạt 59,94% kế hoạch cả năm).
Các loại cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây rau, màu đều đạt kế hoạch
về diện tích và năng suất, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
- Chăn nuôi, thú y
Chăn nuôi giữ được nhịp độ phát triển so với năm 2012. Tổng đàn bò toàn xã
là 196 con (trong đó bò lai 123 con), lợn là 2.100 con (trong đó lợn nái 690 con),
gia cầm 52.000 con. Tỷ lệ tiêm phòng gia dúc đạt 85%.
Về nuôi trồng thủy sản: diện tích nuôi cá 6 ha, sản lượng 28 tấn.
- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các cơ sở
sản xuất kinh doanh cá thể được ổn định, góp phần giải quyết việc làm cho lao
động tại địa phương, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.
- Giá trị sản xuất ngành CN-TTCN: 15,49 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ
năm trước.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 8


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
- Giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ ước đạt 47,79 tỷ đồng, tăng
21,85% so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung hoạt động của các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh
mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị ngành tiểu thủ công nghiệp trên địa
bàn xã.
b. Điều kiện về xã hội
Điện Hòa là một xã nằm ở phía Bắc huyện Điện Bàn, cách thị trấn Vĩnh Điện
khoảng 8 km về phía Bắc. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 17,43 km². Dân số
trung bình của xã trong năm 2012 là 8.030 người (2.115 hộ), trong đó số người
trong độ tuổi lao động là 4.870 người (chiếm 60,6% dân số toàn xã). Mật độ dân số
trung bình là 950 người/km2.
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 2013 của xã là 8,51 %.
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2013

Chương II: ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG
KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT, HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN THẢI TẠI
KHU VỰC KHAI THÁC
2.1. Hiện trạng khai thác nước dưới đất, các nguồn thải ảnh hưởng đến
nguồn nước dưới đất
2.1.1. Hiện trạng khai thác nước dưới đất
Hiện tại, ngoài việc khai thác nước dưới đất của của Công ty cổ phần chăn
nuôi Miền Trung để phục vụ nước cho lợn uống và vệ sinh chuồng trại tại công ty
thì không có đối tượng nào khai thác nước dưới đất với lưu lượng lớn tại khu vực.
Việc khai thác nước dưới đất tại khu vực chủ yếu ở quy mô hộ gia đình nhằm
phục vụ cho quá trình sinh hoạt của người dân địa phương.
Theo kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất tại khu vực trong thời gian
qua cho thấy nguồn nước dưới đất tại khu vực có chất lượng tốt.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 9


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
2.1.2. Các nguồn thải ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất
Do khí thải: Khi trời mưa, nước mưa sẽ cuốn trôi và hoà tan các chất SO 2,
NOx, CO2 có trong khí thải và thấm xuống đất gây ảnh hưởng đến chất lượng nước
ngầm.
Do nước thải: Nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước mưa
chảy tràn) nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Ngoài ra, nếu
nước thải xâm nhập vào mạch nước ngầm sẽ gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa
ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người lao động và dân cư xung quanh cơ sở.
Do chất thải rắn: Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô
nhiễm nguồn nước, sinh mùi hôi do sự phân hủy của vi sinh vật, gây ô nhiễm đất.
2.2. Đặc điểm nguồn nước dưới đất, hiện trạng khai thác nước dưới đất
và các nguồn thải tại cơ sở
2.2.1. Đặc điểm các tầng chứa nước, cách nước
a. Đặc điểm địa chất thủy văn của các tầng chứa nước trong khu vực
Các phân vị địa tầng địa chất thủy văn được phân chia chủ yếu dựa vào tuổi đại
tầng, đại chất, thành phần thạch học, mức độ chứa nước. Theo tài liệu “Đánh giá chi
tiết tài nguyên nước vùng đồng bằng ven biển Quảng Nam” thì khu vực khai thác
gồm các tầng có khả năng cung cấp nước như sau:
- Tầng chứa nước Đệ tứ không phân chia
- Tầng chứa nước Holocen (tầng cát pha, sạn)
- Tầng chứa nước Pleistocen (tầng cát, sỏi sạn hạt thô)
- Tầng chứa nước Neogen (trầm tích hạt thô như cát kết, cuội kết, cát - sạn kết).
* Tầng chứa nước Đệ tứ không phân chia (q)
Cấu tạo nên tầng chứa nước này bao gồm các trầm tích hỗn hợp tàn tích -
sườn tích (edQ), sườn tích - lũ tích (dpQ) và sông - sườn tích - lũ tích (apdQ).
Chúng phân bố hạn chế và rải rác ở khu vực với diện tích tổng cộng khoảng 35
km2. Thành phần gồm: cuội tảng, dăm sạn, cát bột, chọn lọc kém. Bề dày thường
gặp thay đổi từ 5m đến 10 m.
Nước trong chúng thuộc loại nước ngầm, có mặt thoáng tự do với mực nước
thay đổi từ 0,8 đến 5,0m, thường gặp từ 1,5 đến 2,0 m.
Nước trong tầng này có độ tổng khoáng hoá thay đổi từ 0,04 đến 0,31 g/l.
Kiểu nước chủ yếu thuộc loại clorur bicarbonat - natri, bicarbonat clorur - natri.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 10


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
Tóm lại, tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ không phân chia (q), có diện phân bố
hạn hẹp, bề dày trầm tích nhỏ, thuộc loại nghèo nước, chỉ có khả năng cung cấp
nước nhỏ, đơn lẻ hộ gia đình.
* Tầng chứa nước Holocen (qh)
Cấu tạo nên tầng chứa nước này là các trầm tích Holocen từ nhiều nguồn gốc
như sông (aQ2), sông - biển (amQ2), biển (mQ22), biển - vũng vịnh (mlQ2), biển -
đầm lầy (mbQ2), sông - biển - đầm lầy (ambQ2), v.v…Chúng phân bố khá rộng rãi,
tạo nên các dải khá liên tục dọc theo sông Thu Bồn và trũng Đại Lộc. Thành phần
gồm cát, cát pha, cát sạn, cuội sỏi lẫn bột sét. Bề dày thay đổi từ 5,0 đến 25,0 m,
thường gặp 10 - 20m.
Đây là tầng chứa nước phân bố rộng trong vùng nghiên cứu, là tầng chứa nước
thuộc loại trung bình đến giàu nước. Động thái nước dưới đất thay đổi theo vùng,
bị ảnh hưởng trực tiếp của nước mưa và nước mặt. Mực nước giao động theo mùa
từ 0,65 – 4,4m. Do đó, đây là đối tượng được phép khai thác nước.
* Tầng chứa nước Pleistocen (qp)
Cấu tạo nên tầng chứa nước này bao gồm các trầm tích nguồn gốc sông, sông
- biển, biển - vũng vịnh của các hệ tầng Nam Ô (mQ12no), hệ tầng Thăng Bình
(mlQ12tb),... Thành phần chủ yếu là cát, cát bột, bột sét, cuội sỏi sạn, v.v… Bề dày
thay đổi từ 4 đến 35 m, thường gặp 10 đến 15m.
Cấu tạo địa chất của các tầng chứa nước này khá phức tạp bao gồm các lớp
cát, cuội, sỏi xen kẹp các lớp sét, sét pha. Do vậy, mức độ chứa nước của chúng
thay đổi nhiều theo diện và theo chiều sâu. Nước được tàng trữ chủ yếu trong các
tập hạt thô.
Nước chứa trong tầng này chủ yếu là nước ngầm, đôi nơi có áp lực yếu. Mực
nước dưới đất dao động trong khoảng từ 0.7 - 3.8m.
Đây là tầng chứa nước có diện tích phân bố rộng, bề dày trầm tích khá lớn, có
mức độ chứa nước nghèo đến trung bình, mà chủ yếu là trung bình, nên chúng có
khả năng cung cấp nước có quy mô vừa, tập trung ở những khu vực nước trong
chúng không bị nhiễm mặn.
* Tầng chứa nước Neogen
Tầng chứa nước Neogen được hình thành từ các trầm tích Neogen hệ tầng Ái
Nghĩa (Nan), Vĩnh Điện (Nvđ) và Bình Dương (Nbd). Chúng phân bố khá rộng rãi

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 11


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
ở Điện Bàn và bị phủ hoàn toàn bởi tầng chứa nước Holocen và Pleistocen. Mái
tầng chứa nước phân bố ở độ sâu từ 4,0 đến 70 m, đáy của tầng chưa xác định.
Thành phần chủ yếu cát kết, sạn kết, cuội kết lẫn sạn sỏi, sét bột kết, có mức độ gắn
kết yếu. Bề dày > 210 m.
Theo mặt cắt chúng có 2 phần khá rõ.
- Phần trên: Cát kết, cuội kết, sét kết giàu vật chất hữu cơ, gắn kết yếu nhiều
đoạn ngấm nước dẻo mềm.
- Phần dưới: Cuội kết, sạn kết chứa cuội, cát kết chứa cuội xám vàng, xám
sáng gắn kết yếu dễ vỡ vụn nát. Chiều dày của trầm tích từ 20 - 400m.
Nước trong tầng thuộc loại nước áp lực, có mực nước thay đổi từ 0,4 đến
6,0m.
Khu vực công trình khai thác nằm trong hệ trầm tích Đệ tứ phân bố rộng, dọc
ven biển, dọc các sông, thung lũng, khe suối, tạo thành vùng đồng bằng ven biển
trong khu vực. Chúng là các thành tạo có nguồn gốc hỗn hợp, nhưng chủ yếu là
aluvi tích tụ lòng sông, ao hồ và ven biển, tái tích tụ do gió và có một ít nguồn gốc
eluvi và deluvi.
Các thành phần trầm tích Pleitocen có bề dày 14 m tại khu vực có cát trắng và
tới 20 m khu lân cận (chợ Được, chợ Bình Phục - huyện Thăng Bình).
Từ dưới lên trên được chia thành 04 lớp:
- Lớp 1: Nằm sát đáy tầng cấu trúc kainozoi là lớp sạn, sỏi, cát màu xám.
Thành phần gồm thạch anh màu trắng, ánh bạc, độ mài mòn và chọn lọc kém, chiều
dày 01 m.
- Lớp 2: Nằm chuyển tiếp trên lớp sạn, sỏi xám là lớp cát sét màu xám xanh
(giống màu xi măng). Thành phần chủ yếu là cát thạch anh màu trắng trong hạt
nhỏ, sét màu xám, mịn, dẻo, chiều dày 1,8 m.
- Lớp 3: Nằm chuyển tiếp trên lớp cát sét màu xám xanh là lớp cát thạch anh
màu vàng nhạt, vàng sẫm, nâu đen giống bã café. Thành phần chủ yếu là thạch anh,
sét và hydroxyt sắt màu vàng, có chiều dày 2 – 4,7 m.
- Lớp 4: Đây là lớp cát trắng công nghiệp, cát có màu trắng bẩn ở phần trên
mặt, xuống sâu một số nơi từ 2 – 4 m cát trắng hơn, độ hạt vừa đến nhỏ, độ mài
mòn và chọn lọc tốt. Trong lớp cát không có các lớp kẹp, chiều dày thay đổi từ 0,3

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 12


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
– 4,5 m.
2.2.2. Đặc điểm thấm nước, dẫn nước và các thông số của tầng chứa nước,
cách nước
Ở vùng đồng bằng ven biển Quảng Nam, trầm tích kainozoi là tầng chứa nước
quan trọng, trữ lượng tương đối lớn và dễ khai thác. Căn cứ vào tài liệu lỗ khoan
địa chất thủy văn, tài liệu địa vật lý và các báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng
đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đã tính toán được trữ lượng khai
thác tiềm năng nước nhạt dưới đất của vùng như sau:
- Tầng chứa nước Holocen (qh)
+ Trữ lượng khai thác tiềm năng là QKTTN = 229367,28 m3/ng.đ
+ Modun trữ lượng khai thác tiềm năng biến đổi 7,47 – 14,36/s.km2
- Tầng chứa nước Pleistocen (qp)
+ Vùng nước không áp có trữ lượng khai thác tiềm năng là Q KTTN = 131893,76
3
m /ng.đ.
+ Modun trữ lượng khai thác tiềm năng biến đổi 12,43 – 17,811/s.km2
+ Vùng có áp có trữ lượng khai thác tiềm năng là QKTTN = 8033,24 m3/ng.đ.
+ Modun trữ lượng khai thác tiềm năng biến đổi 1,78 – 3,11/s.km2
- Tầng chứa nước tổng hợp Holocen và Pleistocen (qh+qp)
+ Trữ lượng khai thác tiềm năng là QKTTN = 677987,78 m3/ng.đ
+ Modun trữ lượng khai thác tiềm năng biến đổi 7,77 – 18,85/s.km2
- Tầng chứa nước Neogen
+ Trữ lượng khai thác tiềm năng là QKTTN = 102831,43 m3/ng.đ
+ Modun trữ lượng khai thác tiềm năng biến đổi 1,42 – 10,07/s.km2
2.2.3. Đặc điểm về chất lượng nước dưới đất
Để đánh giá chất lượng nước dưới đất tại mỗi giếng, Công ty Cổ phần chăn
nuôi Miền Trung đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu bảo vệ môi trường – Đại
học Đà Nẵng đã lấy mẫu và phân tích chất lượng nước, kết quả chất lượng nước tại
các giếng như sau:

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 13


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất

Bảng 2.1. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng GK1 – GK7

Thông số Kết quả QCVN


Stt ĐVT 09:2008/
phân tích NG1 NG2 NG3 NG4 NG5 NG6 NG7
BTNMT
1 pH - 6,6 6,2 6,1 6,3 6,5 6,7 6,4 5,5 – 8,5

2 Độ cứng (theo CaCO3) mg/l 15,2 19,4 21,8 24,3 18,7 23,6 25,2 500

3 Chất rắn tổng số mg/l 132 149 152 182 154 162 147 1500

4 COD (KMnO4) mg/l 2,9 3,4 3,3 2,7 2,1 2,9 2,2 4

5 Nitrat (NO3-) (theo N) mg/l 1,28 2,69 1,82 1,86 1,83 2,74 2,27 15

6 Nitrit (NO2-) (theo N) mg/l 0,01 0,02 0,01 0,03 0,04 0,02 0,02 1

7 Sắt (Fe) mg/l 1,21 0,43 0,78 0,54 0,43 0,72 0,98 5

8 Thủy ngân (Hg) mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,001

9 Asen (As) mg/l 0,002 0,002 0,001 0,001 KPH KPH 0,001 0,05

10 Colifoms MPN/100ml 3 2 2 1 2 3 2 3

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu bảo vệ môi trường – Đại học Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 14


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
Bảng 2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng GK8 – GK15

Thông số Kết quả QCVN


Stt ĐVT 09:2008/
phân tích NG8 NG9 NG10 NG11 NG12 NG13 NG14 NG15
BTNMT
1 pH - 6,5 6,4 6,2 6,2 6,5 6,3 6,4 6,3 5,5 – 8,5

2 Độ cứng (theo CaCO3) mg/l 22,5 18,7 27,6 18,4 14,9 26,4 27,5 12,6 500

3 Chất rắn tổng số mg/l 143 168 157 159 132 158 147 135 1500

4 COD (KMnO4) mg/l 3,8 2,9 3,8 3,7 3,4 3,1 1,8 3,2 4

5 Nitrat (NO3-) (theo N) mg/l 1,84 1,52 0,96 0,52 1,24 1,83 1,64 0,74 15

6 Nitrit (NO2-) (theo N) mg/l 0,03 0,01 0,01 0,02 0,02 0,02 0,02 0,04 1

7 Sắt (Fe) mg/l 1,47 1,93 0,81 0,52 0,47 0,32 3,14 0,25 5

8 Thủy ngân (Hg) mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,001

9 Asen (As) mg/l 0,002 0,001 0,001 0,001 0,003 0,002 0,001 0,002 0,05

10 Colifoms MPN/100ml 2 3 3 1 2 1 1 2 3

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu bảo vệ môi trường – Đại học Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 15


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất

Nhận xét:
Từ kết quả tại bảng trên ta thấy tại thời điểm quan trắc đa số các chỉ tiêu cơ
bản để đánh giá chất lượng nước của các giếng đều nằm trong giới hạn cho phép
của QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm.
2.2.4. Các nguồn thải tại khu vực khai thác
- Khí thải
+ Khí thải từ quá trình sản xuất: Khí thải từ quá trình chăn nuôi chủ yếu là mùi
hôi từ phân nước thải, thức ăn thừa, mùi hôi phát ra từ vật nuôi, sự phát tán của
lông, vi sinh vật và các bào tử của chúng trong phân,…
+ Khí thải từ hoạt động giao thông vận tải: Các hoạt động chuyên chở nguyên
vật liệu, sản phẩm và chất thải ra vào khu vực dự án sẽ sinh ra khí thải gồm bụi,
SOx, NOx, CO,… tác động tiêu cực tới môi trường.
+ Khí thải từ các hoạt động khác: Các hoạt động khác như thoát nước mưa
(bùn, rác thải); hoạt động thu gom, tồn trữ, vận chuyển rác thải;xử lý nước thải tập
trung cũng sinh ra các khí gây ô nhiễm mùi hôi như: NH 3, H2S,… Các hoạt động
sinh hoạt như ăn uống sinh ra mùi thức ăn dư thừa và vệ sinh công cộng sinh ra mùi
hôi không khí
- Nước thải
+ Nước thải sản xuất: Chủ yếu là phân nước thải chăn nuôi phát sinh từ khu
chuồng trại nuôi bao gồm: quá trình vệ sinh chuồng, tắm rửa cho gia súc,… Nước
thải từ cơ sở chứa nhiều chất gây ô nhiễm như phân, lông, thức ăn rơi vãi, các vi
sinh vật có khả năng gây bệnh,..
+ Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ sinh hoạt của lực lượng lao động tại cơ sở.
Nước thải có chứa chất lơ lửng, chất hữu cơ, nito, photphat và các vi sinh vật.
+ Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ khu vực dự án có thể
cuốn theo những thành phần gây ô nhiễm khác nhau bị rơi vãi, rò rỉ,… trên mặt đất
như: đất, cát, rác thải, cặn,….
- Chất thải rắn
+ Chất thải rắn sản xuất: Phát sinh từ các hoạt động sản xuất của dự án, bao
gồm: chất thải không nguy hại là bao bì, dụng cụ chăn nuôi, phế thải, bùn thải;
chất thải nguy hại là ống thuốc thủy tinh thải (kim tiêm), xác vật nuôi chết do dịch
bệnh.
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt của
nhân lực lao động tại khu vực dự án, tuy nhiên thành phần cũng như số lượng
không đáng kể.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 16
Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
→ Khả năng gây ô nhiễm nguồn nước do các chất thải:
Do khí thải: Khi trời mưa, nước mưa sẽ cuốn trôi và hoà tan các chất SO 2,
NOx, CO2 có trong khí thải và thấm xuống đất gây ảnh hưởng đến chất lượng nước
ngầm, qua các “cửa sổ thủy văn” ảnh hưởng đến tầng nước ngầm.
Do nước thải: Nước thải nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước
mặt. Ngoài ra, nếu nước thải xâm nhập vào mạch nước ngầm sẽ gây ra một số bệnh
về đường tiêu hóa ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người lao động và dân cư
xung quanh cơ sở.
Do chất thải rắn: Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô
nhiễm nguồn nước, sinh mùi hôi do sự phân hủy của vi sinh vật, gây ô nhiễm đất.
2.3. Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác và các nguồn thải đến chất
lượng nước dưới đất tại khu vực
Việc khai thác sử dụng nước dưới đất với lưu lượng lớn và thời gian dài sẽ
gây bất lợi đến nguồn nước dưới đất, cụ thể như: Gây suy giảm nguồn nước, hạ
thấp mực nước, xâm nhập mặn...
Bên cạnh đó, các nguồn nước từ bề mặt như nước mưa chảy tràn, nước tưới
cây, nước thải rò rỉ và các nguồn thải phát sinh tại cơ sở như nước thải, chất thải
rắn... nếu không được thu gom và xử lý tốt có thể gây nhiễm bẩn nguồn nước dưới
đất.
Tuy nhiên, theo kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất tại cơ sở cũng như
kết quả hút nước thí nghiệm cho thấy chất lượng nước và độ hạ thấp mực nước tại
các giếng khai thác đều nằm trong giới hạn cho phép.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 17


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
Chương III: HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH VÀ TÌNH HÌNH KHAI
THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI CÔNG TRÌNH
3.1. Tổng quan về hiện trạng công trình và tình hình khai thác, sử dụng
nước dưới đất
- Vị trí công trình khai thác: Trong khuôn viên đất thuê của Công ty cổ phần
chăn nuôi Miền Trung tại thôn Hà Tây 2, xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam.
- Số lượng giếng khai thác: 15 giếng
- Mục đích sử dụng:
Bảng 3.1. Mục đích sử dụng nước

STT Mục đích sử dụng Lượng nước sử dụng (m3/ng.đ)

1 Cấp cho lợn ăn uống 100

2 Cấp cho vệ sinh chuồng trại 250

Tổng 350

- Tổng khối lượng nước khai thác: 350m3/ngày.đêm. Trong đó:


+ 3 giếng khoan (GK1, GK2, GK3): tổng lưu lượng khai thác 105m 3/ng.đ,
mỗi giếng 35m3/ng.đ tương đương với chế độ khai thác được xác định là 5
giờ/giếng/ng.đ (lưu lượng thực tế 7 m3/giờ).
+ 11 giếng khoan (GK4, GK5, GK6, GK7, GK8, Gk9, GK10, GK11, GK12,
GK13, GK14): tổng lưu lượng khai thác 220 m 3/ng.đ, mỗi giếng 20 m3/ng.đ tương
đương với chế độ khai thác được xác định là 5 giờ/giếng/ng.đ ( lưu lượng thực tế 4
m3/giờ).
+ 1 giếng đào (GK15): tổng lưu lượng khai thác 25 m 3/ng.đ tương đương với
chế độ khai thác được xác định là 5 giờ/giếng/ng.đ ( lưu lượng thực tế 5 m3/giờ).
3.2. Nội dung cụ thể về hiện trạng công trình và tình hình khai thác nước
dưới đất
3.2.1. Tọa độ vị trí và chiều sâu các giếng khai thác

4118313
Bảng 3.2. Tọa độ vị trí và chiều sâu các giếng khai thác

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 18


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất

Toạ độ (VN2000) Chiều


Số
sâu
hiệu
X (m) Y (m) giếng
giếng
(m)

GK1 1762659 549013 17

GK2 1762638 549001 17

GK3 1762708 548951 17

GK4 1762691 548926 15

GK5 1762674 548915 15

GK6 1762672 548926 15

GK7 1762680 548920 15

GK8 1762714 548910 15

GK9 1762746 548888 15

GK10 1762775 548913 15

GK11 1762772 548926 15

GK12 1762759 548945 15

GK13 1762724 548943 15

GK14 1762745 548968 15

GK15 1762731 549012 7

3.2.2. Cấu trúc giếng khai thác


* Cấu tạo của giếng
Công ty đã khoan khai thác 3 giếng có cấu tạo giống nhau: GK1 – GK3
- Chiều sâu giếng: Giếng có chiều sâu tính từ miệng giếng đến đáy giếng là 17m.
- Cửa giếng hay miệng giếng: Dùng để theo dõi, kiểm tra sự làm việc của giếng.
Trên cửa giếng là máy bơm và ống đẩy để đưa nước lên bể chứa. Miệng giếng được lắp
đặt cao hơn mặt đất xung quanh miệng giếng là 0,3m.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 19


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
- Ống chống: Là ống thép không gỉ dày 3mm nối với nhau bằng mặt bích. Ống
vách có nhiệm vụ chống nhiễm bẩn và chống sụt lỡ giếng. Chiều dài các ống chống
12m, đường kính ống 100mm. Miệng ống chống cao hơn mặt đất xung quanh miệng
giếng là 0,2m.
- Ống lọc: Hay còn gọi là bộ phận lọc của giếng khoan, đặt trực tiếp trong đất chứa
nước để thu nước vào giếng và ngăn không cho bùn cát chui vào miệng giếng, nó được
làm bằng ống thép có các lỗ khoan d = 15mm với chiều dài 03m và đường kính 60mm.
Bên ngoài ống là lớp dây đồng ngăn cách có đường kính d = 3mm quấn theo hình xoắn
ốc và ngoài cùng bọc lớp đan bằng đồng có d = 1mm.
- Ống lắng: Ở cuối ống lọc có chiều dài 02m để giữ cặn, cát chui vào giếng được
làm bằng thép không gỉ có bề dày 3mm.
- Cách ly nước mặt và nước dưới đất: Để cách ly nước mặt và nước mặt dưới đất,
bảo vệ giếng khỏi bị ô nhiễm từ mặt đất, công ty sử dụng vữa XM.M100 trám tại chỗ
xung quanh miệng ống, diện tích trám vữa XM.M100 có đường kính tính từ tâm ống
giếng r = 1m, chiều sâu 0,5m từ mặt đất.
Công ty cũng đã khoan 11 giếng có kết cấu giống nhau: GK4- GK14
- Từ 0 – 10m ống chống bằng nhựa, đường kính 50mm
- Từ 10 -13m ống lọc bằng Inox có đường kính 30mm
- Từ 13 – 15m là ống lắng làm bằng thép không gỉ có đường kính 200mm.
- Chiều sâu từ 10 – 13m so với miệng giếng được đổ sỏi lọc xung quanh thành ống
lọc. Phần từ 0,5 – 3m dưới mặt đất được chèn đất sét. Phần trên cùng là đổ bê tông đông
kết nhanh với chiều dày 0,5m và có bán kính rộng 1m.
Phần mặt đất trong phạm vi ít nhất 1,5m xung quanh tất cả các miệng giếng khoan
được tôn cao, đổ bê tông hoặc xây, trát, láng vữa xi măng để phòng, tránh nước bẩn
xâm nhập vào tầng chứa nước
Giếng GK15: Là giếng đào có đường kính 2m, chiều sâu 7m, được xây bằng gạch,
xung quanh miệng giếng được trát lấp xi măng có bán kính 0,5m.
* Vật liệu chèn
Chèn bằng sỏi thạch anh tròn cạnh, cát thô có đường kính ≤ 20,0 mm. Các hạt
của lớp lọc được rây qua sàng theo kích thước cấp phối yêu cầu.
- Cấp phối lớp đệm
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 20
Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
+ Để tạo điều kiện tốt cho nước vừa chảy tràn vào vừa có khả năng ngăn chặn
được các hạt bùn cát từ tầng trữ nước chảy vào giếng (ống lọc), đường kính bình
quân của thành phần hạt trong lớp đệm phù hợp với kích thước và cấp phối hạt của
tầng trữ nước nơi khai thác.
+ Cấp phối hạt của lớp đệm: chọn các hạt có cỡ hạt đồng đều.
- Chiều dày thực tế của lớp vật liệu chèn được lấy: δ = 100 mm.
3.2.3. Lưu lượng và chế độ khai thác
Lưu lượng và chế độ khai thác phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của cơ sở. Cụ
thể:
* Đối với giếng khai thác GK1,GK2, GK3
- Lưu lượng khai thác mỗi giếng đạt: 7m3/giờ.
- Chế độ khai thác thực tế mỗi giếng khoảng: 5 giờ/ng.đ.
Như vậy mỗi ngày khai thác nước tại mỗi giếng là 35 m3.
* Đối với giếng khai thác GK4, GK5, GK6, GK7, GK8, GK9, GK10, GK11,
GK12, GK13, GK14
- Lưu lượng khai thác đạt: 4m3/giờ.
- Chế độ khai thác thực tế khoảng: 5giờ/ng.đ.
Như vậy mỗi ngày khai thác nước tại mỗi giếng là 20 m3.
* Đối với giếng khai thác GK15
- Lưu lượng khai thác đạt: 5m3/giờ.
- Chế độ khai thác thực tế khoảng: 5giờ/ng.đ.
Như vậy mỗi ngày giếng đào 15 (GK15) khai thác là 25 m3.
3.2.4. Tình hình hoạt động các giếng
Tất cả các giếng đã đi vào hoạt động từ năm 2006, đến nay các giếng đều đang
trong tình trạng hoạt động bình thường và ổn định. Các giếng chưa gặp bất kỳ sự cố
nào ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tại công trình và hoạt động khai thác
nước của nhà máy.
(Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất được đính kèm phần
phụ lục)

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 21


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
3.2.5. Biện pháp xử lý nước
Hiện tại lượng nước khai thác cho công ty chỉ sử dụng cho mục đích ăn uống
của lợn và vệ sinh chuồng trại không dùng cho mục đích sinh hoạt thông thường
cũng như ăn uống của công nhân trong công ty. Vì vậy, công ty không tiến hành
xây dựng hệ thống xử lý nước ngầm trước khi sử dụng.
3.2.6. Công tác quan trắc trong quá trình khai thác
a. Nội dung quan trắc
- Quan sát mực nước gồm:
+ Quan trắc mực nước tĩnh.
+ Quan trắc mực nước động.
+ Độ hạ thấp mực nước khai thác.
- Quan trắc lưu lượng nước khai thác: m3/ngày.đêm.
- Lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu về chất lượng nước ngầm khai thác.
b. Chế độ quan trắc
- Thông số quan trắc: pH, độ cứng (theo CaCO 3), chất rắn tổng số, Asen, Thủy
ngân, Sắt, Clorua, Amoni, Nitrat (theo N), Coliforms.
- Tần suất khai thác:
+ 6 tháng/lần đối với các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm, 01 (một) mẫu vào
giữa mùa khô và 01 (một) mẫu vào giữa mùa mưa.
+ Mực nước động, mực nước tĩnh, độ hạ thấp mực nước được quan trắc 06
(sáu) ngày một lần đối với các tháng mùa mưa và 03 (ba) ngày một lần đối với các
tháng mùa khô tại một thời điểm nhất định và được lưu vào sổ vận hành.
Các nội dung quan trắc được so sánh thiết kế và tiêu chuẩn cho phép, tổng hợp
thành báo cáo và trình lên cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai
thác nước ngầm dưới đất.
3.2.7. Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh
- Đối với công trình khai thác của công ty phải thiết lập vùng bảo hộ vệ sinh
cụ thể như sau: Trong phạm vi xung quanh giếng, cần được bảo vệ nghiêm ngặt,
cấm tất cả các hoạt động phát sinh ra nguồn gây ô nhiễm, phá hủy lớp phủ bảo vệ
tầng chứa nước. Ranh giới, phạm vi khu vực không nhỏ hơn 30m, kể từ miệng
giếng.
- Trong quá trình khai thác nước dưới đất, chủ công trình phải thực hiện các
yêu cầu sau: Tải bản FULL (File word 54 trang): bit.ly/3dONgYI
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 22


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
+ Chủ động giữ gìn vệ sinh xung quanh giếng khai thác và thực hiện các biện
pháp phòng, chống, ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới đất qua giếng khoan khai
thác.
+ Không được gia tăng các hoạt động phát sinh thêm nguồn gây ô nhiễm khu
vực xung quanh công trình khai thác.
+ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát diễn biến lưu lượng, mực nước,
chất lượng nguồn nước tại giếng khai thác.
+ Phát hiện, xử lý, khắc phục các hiện tượng, sự cố bất thường về chất lượng
nước, mực nước trong giếng khai thác và các sự cố về môi trường do hoạt động
khai thác của mình gây ra đồng thời báo cáo kịp thời tới chính quyền địa phương,
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Điện Bàn nơi xảy ra sự cố và tới cơ quan
cấp phép đối với trường hợp đã được cấp giấy phép.
+ Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích.
+ Thực hiện các quy định của pháp luật khác có liên quan.
3.2.8. Tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất
a. Năm bắt đầu khai thác
Để có nguồn nước phục vụ cho nhu cầu ăn uống của lợn, vệ sinh chuồng trại.
Công ty Cổ phần chăn nuôi Miền Trung đã thuê đơn vị tư vấn tiến hành khoan
thăm dò, thi công, lắp đặt và vận hành giếng khai thác nước dưới đất và đã được
UBND tỉnh cấp phép khai thác và sử dụng nước dưới đất theo Quyết định số
539/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Nam.
b. Lưu lượng, chế độ khai thác qua từng thời kỳ
Đặc thù của loại hình chăn nuôi là nước sử dụng chính cho mục đích cho lợn
uống và vệ sinh chuồng trại. Vì vậy, từ khi công ty đi vào khai thác nguồn nước
cho đến nay công ty nhận thấy lưu lượng nước không bị biến đổi nhiều qua các thời
kỳ vì các lý do sau:
- Số lượng giếng khai thác và kết cấu giếng để khai thác nước phục vụ cho
sinh hoạt vẫn giữ nguyên là 15 giếng (14 giếng khoan và 1 giếng đào) chưa tăng
thêm giếng với lượng lợn nuôi tại công ty.
- Thời gian khai thác được xác định là 5 giờ/ngày.đêm/giếng, với thời gian
này đảm bảo cung cấp nước cho công ty. Đây cũng là thời gian khai thác từ năm
2006.
Như vậy, lưu lượng nước qua các thời kỳ không bị thay đổi với công suất khai
thác và chế độ khai thác như đã trình bày. Điều này cho thấy tính ổn định chung

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 23


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
của tầng chứa với kết cấu giếng khai thác đã lắp đặt là hợp lý, không làm tác động
đến tầng chứa.
c. Chế độ khai thác hiện tại
Công ty đang khai thác nước dưới đất tại 15 giếng ký hiệu từ GK1, GK2,
GK3, GK4,.....GK15. Thực hiện quy định của Pháp luật về Tài nguyên nước, công
ty lập thủ tục xin phép khai thác nước dưới đất tại Công ty Cổ phần chăn nuôi Miền
Trung gởi Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam xem xét và tham mưu cho
UBND tỉnh Quảng Nam cấp giấy phép khai thác nước dưới đất để nhà máy được
tiếp tục khai thác nước tại các giếng này nhằm ổn định sản xuất.
Hiện trạng hiện tại ở công trình khai thác nước được trình bày như sau:
* Đối với giếng khai thác GK1,GK2, GK3
- Lưu lượng khai thác mỗi giếng đạt: 7m3/giờ.
- Chế độ khai thác thực tế mỗi giếng khoảng: 5 giờ/ng.đ.
Như vậy mỗi ngày khai thác nước tại mỗi giếng là 35 m3.
* Đối với giếng khai thác GK4, GK5, GK6, GK7, GK8, GK9, GK10, GK11,
GK12, GK13, GK14
- Lưu lượng khai thác đạt: 4m3/giờ.
- Chế độ khai thác thực tế khoảng: 5giờ/ng.đ.
Như vậy mỗi ngày khai thác nước tại mỗi giếng là 20m3.
* Đối với giếng khai thác GK15
- Lưu lượng khai thác đạt: 5m3/giờ.
- Chế độ khai thác thực tế khoảng: 5giờ/ng.đ.
Như vậy mỗi ngày giếng đào 15 (GK15) khai thác là 25 m3.
3.3. Đánh giá, nhận xét về hiện trạng công trình và tình hình khai thác
thác nước dưới đất trong thời gian qua
Trong thời gian vận hành hoạt động khai thác nước dưới đất tại cơ sở cho
thấy:
- Các công trình (giếng) khai thác nước dưới đất của cơ sở luôn hoạt động tốt,
đáp ứng được nhu cầu sử dụng, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 24


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
- Việc khai thác nước dưới đất tại cơ sở không gây suy giảm nguồn nước.
Điều này được minh chứng trong quá trình hút nước thí nghiệm thì mực nước đã
hồi phục bằng ngay với mực nước ban đầu với thời gian ngắn.
- Qua kết quả phân tích chất lượng nước tại các giếng khai thác cho thấy chất
lượng nước tại khu vực khai thác tương đối tốt, đảm bảo cho mục đích sử dụng của
công ty.

Chương IV: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TRÌNH KHAI
THÁC ĐẾN NGUỒN NƯỚC, MÔI TRƯỜNG, CÁC CÔNG TRÌNH KHAI
THÁC VÀ KẾ HOẠCH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TRONG THỜI GIAN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
4.1. Tổng quan về những ảnh hưởng của công trình khai thác đến nguồn
nước, môi trường và các công trình khác
Việc vận hành các công trình khai thác thác nước dưới đất có thể gây nên các
tác động đến nguồn nước, môi trường và các công trình khác như:
- Làm biến đổi mực nước.
- Gây sụt lún đất. Tải bản FULL (File word 54 trang): bit.ly/3dONgYI
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
- Làm thay đổi chất lượng nước.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 25


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
4.2. Đánh giá tác động cụ thể của việc khai thác nước dưới đất
4.2.1. Hiện tượng biến đổi mực nước
Khi xây dựng giếng khai thác nước ngầm, nước từ tầng trữ nước sẽ chảy qua
môi trường lỗ hổng của cát, sạn, cuội... vào giếng, mực nước trong giếng khi chưa
bơm bằng mực nước tĩnh của tầng trữ nước bão hoà. Khi bắt đầu bơm, mực nước
trong giếng sẽ hạ xuống tạo ra một sự chênh lệch về mực nước giữa mực nước
ngầm và mực nước trong giếng, nước từ tầng trữ nước xung quanh bắt đầu chảy
vào trong giếng.
Khi khai thác nước ngầm, khai thác quá tập trung, khai thác quá mức sẽ làm
cạn kiệt nguồn nước ngầm, mực nước ngầm hạ thấp, nếu các nguồn nước cung cấp
cho nước ngầm không đủ để bù vào lượng nước khai thác.
Do nhu cầu lượng nước công ty khai thác nhỏ hơn nhiều so với trữ lượng tiềm
năng khai thác nên việc công trình gây ra biến đổi mực nước chỉ xảy ra trong thời
gian bơm. Sau khi dừng bơm nước sẽ tự động bổ sung vào giếng và mực nước tĩnh
trong giếng trở lại bình thường. Vì vậy, từ khi công trình khai thác nước của công
ty đi vào hoạt động hầu như không gây ra hiện tượng biến đổi mực nước.
Để đánh giá quá trình khai thác có ảnh hưởng đến biến đổi mực nước hay
không, Chúng tôi tiến hành tính toán lưu lượng có thể khai thác cực đại Q max cho
thời gian khai thác liên tục 05 năm dựa trên chỉ số hạ thấp mực nước cho phép S max
= Scf. Ở đây chúng tôi tính cho một giếng khai thác với lưu lượng ổn định lớn nhất
(GK3) để lấy thông số chung.
Các điều kiện ban đầu của công trình khai thác:
- Lỗ khoan khai thác không hoàn chỉnh
- Bán kính lỗ khoan khai thác r = 0,05m
- Thời gian khai thác liên tục 05 năm.
- Chỉ số hạ thấp mực nước cho phép Scf = 7,5m
- Hệ số dẫn nước Km = 53,419 m2/ngày.đêm
- Hệ số truyền áp a = 0,6 m2/ng.đêm
- Lưu lượng ổn định Q = 228 m3/ngày.đêm
- Chỉ số hạ thấp Stt = 1,2 m
Như vậy, sau 5 năm khai thác liên tục chỉ số hạ thấp mực nước khai thác thực
tế do công trình gây ra Stt (1,2m) < Scf (7,5m). Điều đó chứng tỏ công trình khai
thác nước của công ty là phù hợp trong thời gian khai thác liên tục là 5 năm.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 26


Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
4.2.2. Hiện tượng sụt lún đất
Khai thác nước ngầm quá mức, lượng nước khai thác lớn hơn lượng nước
ngầm được bổ sung từ các nguồn cung cấp nước của khu vực, làm cho lượng nước
ngầm trong khu vực bị suy giảm, mực nước ngầm hạ thấp. Khi bơm nước, mực
nước trong giếng sẽ hạ xuống tạo ra sự chênh lệch về mực nước giữa mực nước
ngầm và mực nước trong giếng, hình thành dòng chảy nước ngầm vào giếng.
Trong quá trình chảy nước ngầm sẽ lôi cuốn các thành phần như bột sét, các
chất hữu cơ có kích thước mịn vào giếng và được hút lên cùng với nước gây ra hiện
tượng phì đun đất sét, bùn sét. Giếng bơm lên quá nhiều cát, gây ra hiện tượng cát
chảy.
Để đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất trong 5 năm liên tục
của công ty có gây ra hiện tượng sụt lún hay rạn nứt công trình xung quanh hay
không, chúng tôi tiến hành đánh giá bán kính ảnh hưởng đến độ hạ thấp mực nước
do công trình gây ra.
Bán kính ảnh hưởng của việc khai thác thực tế được xác định:
R = S tt K m = 1,2 53,4 = 84.19(m) ≈ 8,7(m)

Như vậy, việc khai thác nước ngầm của giếng khai thác có bán kính ảnh
hưởng đến độ hạ thấp mực nước khoảng 8,7m.
Độ hạ thấp mực nước thực tế do công trình khai thác nước của công ty nhỏ
hơn nhiều lần so với mực nước cho phép và bán kính ảnh hưởng đến độ hạ thấp
mực nước của giếng có lưu lượng khai thác ổn định lớn nhất gây ra chỉ khoảng
8,7m. Đồng thời, từ khi công trình khai thác nước của công ty đi vào hoạt động hầu
như chưa xảy ra hiện tượng sụt lút xung quanh miệng giếng hoặc gây ra rạn nứt các
công trình xung quanh.
4.2.3. Hiện tượng biến đổi chất lượng nước
Do nước dưới đất có nhiều nguồn gốc khác nhau nên ngay từ khi được bắt đầu
hình thành chúng đã có tính chất vật lý và thành phần hóa học rất phức tạp. Chẳng
hạn, nước có nguồn gốc thấm tuy có độ khoáng hóa bé nhưng cũng đã hòa tan
nhiều thành phần trong khí quyển, kể cả các chất khí trong khí quyển; nước có
nguồn gốc trầm tích có độ khoáng hóa cao, nhất là có chứa các muối clorua natri,
các chất khí môi trường khử ... ngoài ra, trong quá trình di chuyển trong đất đá, do
tác dụng qua lại với đất đá xung quanh, chúng còn hòa tan thêm các thành phần
khác của đất đá. Vì vậy tính chất vật lý, thành phần hóa học, thành phần chất khí,
thành phần đồng vị, thành phần vi sinh trong nước dưới đất đóng một vai trò rất
quan trọng.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường QNVINA 27

4118313

You might also like