You are on page 1of 2

Bài 21 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM

CUỐI THẾ KỈ XIX

I. Phong trào Cần vương bùng nổ

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần vương

 Sau hai hiệp ước Hácmăng và Patonốt phong trào yêu nước chống Pháp tiếp tục phát triển.
 Sự bất bình và phẫn uất trong nhân dân , đặc biệt trong tầng lớp sĩ phu, văn thân yêu nước dâng cao.
 Phong trào chống xâm lược của nhân dân các địa phương là cơ sở và nguồn cổ vũ cho phái chủ chiến Huế hành
động.
 Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, Tôn Thất Thuyết chỉ huy cuộc tấn công quân Pháp toà Khâm sứ và đồn Mang
Cá. Cuộc tấn công thất bại.
 Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi lên sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị , rồi lấy danh nghĩa Hàm Nghi ra chiếu Cần
Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp, cứu nước.
 Chiếu Cần vương làm bùng lên phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, trở thành phong trào rầm
rộ, sôi nổi trong suốt những năm cuối thế kỉ XIX.

Bài 22 XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN
PHÁP

1. Những chuyển biến về kinh tế:


 Về nông nghiệp, Pháp chiếm đất làm đồn điền, khiến cho phần lớn nông dân mất ruộng đất, không còn tư liệu
sản xuất.
 Về công nghiệp, Pháp đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên , nhất là khai khoáng mỏ. Một số ngành
công nghiệp dịch vụ, công nghiệp chế biến và sản xuất vật liệu ra đời.
 Về thương nghiệp, Pháp độc chiếm thị trường về nguyên liệu và thu thuế.
 Về giao thông vận tải , chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, chủ yếu để phục
vụ việc cuộc chuyên chở hàng hóa , nguyên liệu và phục vụ mục đích quân sự.
2. Những chuyển biến về xã hội
 Những biến động lớn của các giai cấp cũ:
 Một bộ phận nhỏ trong giai cấp dân chủ phong kiến trở nên giàu có, được Pháp nâng đỡ, chiếm đoạt ruộng đất
của nông dân. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị để quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần yêu nước.
 Các giai cấp, tầng lớp xã hội mới:
 Công nhân (xuất hiện từ cuối thế kỉ XIX ) ngày càng đông đảo. Họ phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc
trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, bị bóc lột thậm tệ, lương thấp nên đời sống khổ cực. Họ sớm có tnh thần
yêu nuớc , tích cực tham gia phong trào chống đế quốc, cải thiện đời sống.
 Tầng lớp tư sản xuất thân từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn, bị chính quyền
pk kiềm hãm , tư bản Pháp chèn ép.
 Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, gồm những chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp
và những người làm nghề tự do.
 Nguyên nhân của sự chuyển biến những chuyển biến trong nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác
thuộc địa lần I đã dẫn tới sự chuyển biến về xh.
 Sự xuất hiện các tầng lớp mới cùng với những mâu thuẫn và giai cấp ngày càng sâu sắc là cơ sở của phong trào dân
tộc dân chủ diễn ra sôi nổi, nhiều màu sắc trong những năm đầu thế kỉ XX.
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
BÀI 23: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐÈN CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914)

1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động:

 Lãnh đạo phong trào Đông Dulà Phan Bội Châu.


 Mục tiêu: xây dựng nước Việt Nam hùng mạnh, có kinh tế phát triển, chính trị tiến bộ, ...
 Chủ trương: giành độc lập bằng pp bạo động nhưng với cách thức tổ chức, nhưng với cách tổ chức, huy động lực
lượng khác trước.
 Hoạt động:
 Năm 1904 , Phan Bội Châu sáng lập hội Duy Tân , với mục tiêu chống Pháp, giành độc lập, xây dựng chính
thể quân chủ lập hiến. Lúc đầu, Hội chủ trương cầu viện, nhưng đã nhanh chóng chuyển sang "cầu học", tổ
chức phong trào Đông du.
 Từ tháng 8 - 1908, theo thoả thuận với thực dân Pháp, NB trục xuất những người Việt Nam yêu nước. Phong
trào Đông du tan rã.
 Dưới ảnh hưởng của CM Tân Hợi, tháng 6 - 1912 , tại Quảng Châu, Phan Bộ Châu thành lập Việt Nam Quang
phục hội, nhằm đánh Pháp, khôi phục nền độc lập của Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam.
 Ngày 24 - 12 - 1913, Phan Bội Châu bị bắt.

2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách:

 Chủ trường :
 Khác với Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh chủ trương thiết lập dân chủ, dân quyền , thông qua con đường cải
cách để tiến tới độc lập. Ông muốn dựa vào Pháp để đánh đổ pk và chế độ phong kiến hủ bại , vận động nhân
dân "tự lực khai hoá".
 Năm 1906, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, mở cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì.
 Hoạt động:
 Hình thức: mở trường , diễn thuyết về các vấn đề xã hội, cổ vũ theo cái mới: cắt tóc ngắn , mặc áo ngắn, cổ
động mở mang công thương nghiệp, ...
 Cuộc vận động chuyển thành phong trào chống thuế ở Trung Kì năm 1908. Phong trào bị thực dân Pháp đàn
áp, Phan Châu Trinh bị bắt.

BÀI 24: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)

3. Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành ( 1911 - 1918 )
 Nguyễn Tất Thành hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung , sinh ngày 19 - 5 - 1890, trong một gia đình nhà nho yêu
nước ở xã Kim Liên, Nam Đàn , Nghệ An.
 Ngày 5 - 6 - 1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
 Từ năm 1911 đến năm 1917, Người bôn ba qua nhiều nước, làm nhiều nghề để kiếm sống. Người thấy rõ ở đâu
bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu người lao động cũng bị bóc lột dã man.
 Năm 1917 , Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và truyên truyền cho CM
VN, tham gia vào phong trào công nhân Pháp tiếp nhận ảnh hưởng Cách mạng T10 Nga năm 1917.

You might also like