You are on page 1of 26

1 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

PHẦN MỞ ĐẦU

Biển Đông Là một vùng biển nửa kín, có diện tích 3,5 triệu km 2 trải rộng

từ 30 vĩ Bắc đến 260 vĩ Bắc và từ 1000 kinh Đông đến 1210 kinh Đông; là một

trong những biển lớn nhất trên thế giới với 90% chu vi được bao bọc bởi đất

liền. Có 9 nước tiếp giáp với Biển Đông là Việt Nam, Philipine, Indonexia,

Brunay, Malaixia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc và một vùng

lãnh thổ Đài Loan.

Biển Đông là một trong những khu vực có vị trí địa chiến lược, vị trí địa

chính trị và vị trí địa kinh tế khá quan trong đối với các nước, vùng lãnh thổ

trong khu vực ASEAN nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung.

Biển Đông nằm trên con đường giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình

Dương- Ấn Độ Dương, Châu Âu- Châu Á, Trung Đông- Châu Á. Nằm trên con

tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới, là tuyến đường vận tải

quốc tế nhộn nhịp thứ hai trên thế giới. Biển Đông chứa đựng người tài nguyên

thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước

xung quanh, tiền năng lớn về dầu khí, khí đốt.

Chính vị trí chiến lược quan trọng của Biển Đông và tiền năng về tài

nguyên thiên nhiên nên Biển Đông là vùng biển đang có sự tranh chấp về chủ

quyền, nhất là tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa của Việt Nam, trong đó Trung Quốc là nước đã và đang có những
2 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế để đòi hỏi chủ quyền vô

căn cứ đối với các quần đảo, với phần lớn diện tích Biển Đông. Hành động của

Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng gia tăng nhằm thực hiện tham vọng độc

chiếm Biển Đông của giới cầm quyền Trung Quốc. Vì vậy cuộc đấu tranh bảo

vệ chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa

và Trường Sa, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, các quyền và lợi ích

chính đáng của quốc gia trên các vùng biển, hải đảo là một việc thiêng liêng,

trọng đại và phức tạp.

NỘI DUNG
3 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

I. VAI TRÒ CỦA BIỀN ĐÔNG ĐỐI VỚI KHU VỰC VÀ VIỆT NAM

1. Vai trò của Biển Đông đối với khu vực Đông Nam Á

1.1 Vị trí địa chiến lược

Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Thái

Bình Dương- Ấn Độ Dương, Châu Âu- Châu Á, Trung Đông- Châu Á, Nằm

trong số những tuyến đường biển thông thương lớn nhất thế giới. [2, tr.19]

Biển Đông là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai trên thế giới.

Mỗi ngày có khoảng 150-200 tàu các loại qua lại Biển Đông. Biển Đông có vai

trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về vị trí địa chiến

lược, an ninh quốc phòng giao thông hàng hải và kinh tế.[2, tr.20]

1.2 Về vị trí địa chính trị

Nơi tập trung mâu thuẫn giữa hệ tư tưởng của chủ nghĩa tư bản vả chủ

nghĩa xã hội và nhiều thể chế chính trị khác nhau. [2, tr.20]

1.3 về vị trí địa kinh tế

Tiềm năng về nguồn tài nguyên sinh vật biển: Biển Đông chứa đựng

nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh

tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản,
4 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

du lịch, đồng thời đây là khu vực chịu nhiểu sức ép về bảo vệ môi trường sinh

thái biển.[2, tr.20)

Tiền năng về dầu khí: Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng

chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự

trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỷ thùng với khả năng sản xuất

2,5 triệu thùng/ngày. Ngoài ra, theo các chuyên gia, khu vực Biển Đông còn

chứa đựng lượng lớn tài nguyên khí đốt đóng băng (băng cháy). Trữ lượng loại

tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi

là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai.[2,tr.21]

2. Vai trò của Biển Đông đối với Việt Nam

Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía Đông, Nam và Tây Nam. Các

vùng biển là thềm lục địa của Việt Nam là một phần Biển Đông trải dọc theo bờ

biển khoảng 3.260km. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, Việt Nam

có quyền tự nhiên lớn nhất đối với Biển Đông. Biển Đông trở thành không gian

sinh tồn đối với Việt Nam. Biển Đông có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai về các

mặt kinh tế, chính trị…Ngoài ra, ven biển Việt Nam còn chứa đựng tiềm năng

to lớn về quặng sa khoáng như titan, Zircon, thiệc, vàng, đất hiếm…trong đó cát

nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước. Đặc biệt hai quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, rất thuận lợi cho việc đặt
5 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền…phục vụ cho tuyến

đường hàng hải trên Biển Đông.[2, tr.22]

II. THAM VỌNG CỦA TRUNG QUỐC ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG.

1 Yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

1.1 Yêu sách về “ đường lưỡi bò”

Tháng 02-1947, Bộ Nội vụ Trung Hoa Dân quốc đã tiếp tục cho xuất bản tài

liệu tra cứu tên cũ của các đảo ở Biển Đông trong đó liệt kê 159 đảo, đá. Sau

đó, tháng 01-1948, Bộ nội vụ nước Cộng hòa Trung Hoa chính thức công bố

một bản đồ có tên Nam hải chư đảo vị trí đồ. Tháng 02-1948, bản đồ này được

xuất bản chính thức, trên bản đồ này xuất hiện một đường mà Trung Hoa gọi là

đường hình chữ U, một số học giả gọi là “ Đường lưỡi bò” bởi nó nhìn giống

cái lưỡi bò liếm xuống Biển Đông. Đường chữ U được thể hiện là một đường

đứt khúc gồm 11 đoạn bao trùm cả bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển

Đông, đó là các quần đảo Paracels (Hoàng Sa), Spratlys (Trường Sa) và Pratas

(Trung quốc gọi là Đông Sa) và bãi cạn Macclesfield (Trung quốc gọi là Trung

Sa), chiếm khoảng 80% diện tích Biển Đông.[ 1, tra.358]

Trung Quốc đưa ra yêu sách về “Đường lưỡi bò” dựa theo quan điểm của

bản đồ xuất hiện đường lưỡi bò đầu tiên của Trung Hoa Dân quốc năm 1948 mà

các học giả Trung Quốc cho là kế thừa lịch sử. Năm 1949, nước CHND Trung
6 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Hoar a đời, quốc gia này sau đó thay thế Cộng hòa Trung Hoa trở thành thành

viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Năm 1949, Trung Quốc

cũng cho ấn hành một bản đồ, trong đó “ đường lưỡi bò” được thể hiện giống

như trên bản đồ trước đó gồm 11 đoạn. Đến năm 1953, bản đồ vẽ “ đường lưỡi

bò” của Trung Quốc xuất bản chỉ còn 9 đoạn. Cả chính phủ Trung Hoa Dân

quốc trước đây và CHND Trung Hoa sau này chưa bao giờ đưa ra lời tuyên bố

hoặc giải thích chính thức gì về “ đường lưỡi bò” đó cả, Trung Quốc cũng chưa

chính thức đăng ký về ranh giới thềm lục địa. [1, tr.358]

1.2 Những lập luận áp đặt, thiếu căn cứ của Trung Quốc.

Với tham vọng độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã bất chấp luật pháp

quốc tế và công luận. Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, không chứng minh

được chủ quyền của mình đối với hia quần đào Hoàng Sa và Trường Sa. Để

biện minh cho yêu sách vô căn cứ của mình Trung Quốc đã đưa ra những lập

luật áp đặt, xuyên tạc, thiếu căn cứ để đòi hỏi yêu sách của mình cụ thể như sau:

- Trung Quốc xuyên tạc nội dung Công ước Pháp- Thanh ngày 26-6-1887

để khẳng định chủ quyền của họ tại Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Công ước Pháp- Thanh năm 1887 chỉ quy định biên giới ở Vịnh Bắc Kỳ mà

Hoàng Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên không thuộc vịnh Bắc Kỳ, vì thế viện dẫn

Công ước Pháp- Thanh năm 1887 đối với vấn đề Hoàng Sa là không đúng. [1,

tr.336]
7 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

- Trung Quốc đã cố tình xuyên tạc lịch sử và diễn giải sai lịch sử khi viện

dẫn Công thư của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1959 để củng cố yêu sách

của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Thủ tướng Phạm Văn Đồng tuyên

bố sẽ tôn trọng lãnh hải của Trung Quốc, chứ không hề nói đến chủ quyền tại

Hoàng Sa và Trường Sa, vị vậy việc diễn giải sai lịch sử và viện dẫn Công thư

này là không đúng.[1, tr.321]

- Ngày 30-01-1980, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

đã công bố tài liệu có tên Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối

với các đảo Tây Sa và Nam Sa đã khẳng định: “ Một số lớn sách lịch sử và các

tài liệu cũng như rất nhiều các di vật khảo cổ khai quật được đều chứng minh rõ

rằng các đảo Tây Sa và Nam Sa từ lâu đời là lãnh thổ của Trung Quốc”. Những

chứng cứ và sự viện dẫn mà Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho chủ quyền

của Trung Quốc với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa)

là sự áp đặt vì không có căn cứ lịch sử rõ ràng nên không có sức thuyết phục.[1,

tr.312]

- Công hàm ngày 07-5-2009 của Trung Quốc có kèm bản đồ đường chữ

U, Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “ tính chất lịch sử của

“ đường lưỡi bò”, coi Biển Đông như một vịnh lịch sử”. Như vậy toàn bộ Biển

Đông sẽ trở thành ao hồ của Trung Quốc, điều đó là hoàn toàn phi lý, vô căn cứ,

không có cơ sở. [1, tr.363]


8 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

- Ngày 14-4-2011, nhằm đáp trả công hàm phản đối đường lưỡi bò của

Philippines, Trung Quốc gửi Công hàm cáo buộc Philippines “ xâm lược”,

chiếm đóng trái phép một số đảo của Trung Quốc ở quần đảo Nam Sa (Trường

Sa). Tại Công hàm này Trung Quốc khẳng định: “ quần đảo Nam Sa của Trung

Quốc hoàn toàn có quyền hưởng vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm

lục địa”.

2. Hành động, hình thức để thực hiện tham vọng độc chiếm Biển

Đông của Trung Quốc.

2.1 Hành động xâm phạm chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa,

Trường Sa của Trung Quốc (1884-1945)

Năm 1909, chính quyền Quảng Đông (Trung Quốc) đã đặt tên Đông Sa

cho quần đảo Paratas, sau đó là Tây Sa cho quần đảo Paracels (Hoàng Sa) thuộc

chủ quyền của Việt Nam. Tiếp đó, phó vương Tổng đốc Lưỡng Quảng đòi sở

hữu tất cả các nhóm đảo nằm dọc theo bờ biển của triều Thanh và coi các đảo

đó như một bộ phận của Trung Quốc. Trong số nhóm đảo đó có Hoàng Sa.

Tháng 4-1909, một phái đoàn của Trung Quốc đã ra quần đảo Hoàng Sa để

thám sát. Họ phát hiện được nguồn Phosphate phong phú có thể khai thác được.

[1, tr.220]
9 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Ngày 06-6-1909, Phó vương tổng đốc Lưỡng Quảng đã phái hai tàu chiến

nhỏ do thủy sư Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy tới Hoàng Sa, rồi long trọng kéo cờ

Trung Quốc trên hai hòn đảo quan trọng nhất, đồng thời bắn 21 phát đại bác

chào mừng để khẳng định chủ quyền sở hữu đối với toàn bộ các đảo Hoàng Sa,

cuộc đổ bộ của phái đoàn Trung Quốc diễn ra chóng vánh (trong 24 giờ). Pháp

im lặng trước hành động Trung Quốc vi phạm chủ quyền trên quần đảo Hoàng

Sa của Việt Nam. [1, tr.220]

Ngày 30-01-1921, Ban đốc chính chính quyền quân sự miển Nam Trung

Quốc đã quyết định xác nhập về mặt hành chính quần đảo Hoàng Sa vào huyện

Nhai (đảo Hải Nam). Pháp vẫn im lặng trước sự vi phạm chủ quyền của Trung

Quốc.

Ngày 08-3-1925, Toàn quyền Đông Dương Varenne tuyên bố khẳng định

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ nước Pháp, sự kiện này chấm dứt

sự im lặng của Pháp đối với vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa Để bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo này, một mặt người Pháp

tiến hành một số hoạt động khảo sát, nghiên cứu ở quần đảo Hoàng Sa. Tháng

7-1927, tàu De Lanessan đưa một số nhà nghiên cứu ra khảo sát quần đảo

Trường Sa. Mặt khác người Pháp tập trung nghiên cứu các tài liệu về các triều

đại phong kiến Việt Nam xưa, nhất là triều Nguyễn đã xác lập chủ quyền của

Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


10 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Năm 1931, Trung Quốc cho đấu thầu việc khai thác phân chim trên quần

đảo Hoàng Sa. Ngày 04-12-1931, chính phủ Pháp đã gửi một thông điệp cho

Công sứ quán Trung Quốc tại Paris về yêu sách các đảo. Ngày 29-4-1932,

Kháng nghị của Chính phủ Pháp đã nêu rõ bằng chứng về sự chiếm hữu của

Việt Nam, sau đó là của Pháp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Chính phủ Pháp lần đầu tiên đề nghị đưa vụ tranh chấp giữa Trung Quốc và

Pháp ra các tòa án quốc tế. Trung Quốc đã phản đối đề nghị này của Pháp.[1,

tr.225]

Ngày 29-9-1932, Công sứ quán Trung Quốc tại Paris đã gửi Công hàm

tới Bộ Ngoại giao Pháp và cho rằng những bằng chứng lịch sử mà Chính phủ

Pháp đưa ra không có sức thuyết phục, đồng thời khẳng định các hiệp ước, tài

liệu và hồ sơ đều chứng tỏ quần đảo Hoàng Sa là một bộ phận lãnh thổ Trung

Quốc.

Ngày 13-4-1933, Trung tá Hải quân De Lattre chỉ huy một hạm đội nhỏ

thuộc các lực lượng Hải quân Pháp ở Viễn Đông rời Sài Gòn đến đảo Trường

Sa. Sự chiếm hữu được tiến hành theo nghi thức cổ xưa. Đó là một văn bản

được thảo ra và các thuyền trưởng ký thành 11 bản. Mỗi đảo nhận được một văn

bản, được đóng kín vào trong một cái chai rồi được gắn trong một trụ xi măng

xây trên mỗi đảo tại một điểm ấn định và cố định trên mặt đất. Các thành viên

trong hạm đội kéo cờ Pháp lên và thổi kèn trên từng hòn đảo. Ngày 19-7-1933,
11 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Pháp ra thông báo về việc Hải quân Pháp chiếm hữu một số đảo

thuộc quần đảo Trường Sa và phụ cận.[1, tr.226]

Năm 1938 Pháp bắt đầu phái các đơn vị bảo an tới các đảo và xây dựng

một hải đăng, một trạm khí tượng đặt ở đảo Hoàng Sa và số 48859 ở đảo Phú

Lâm, một trạm vô tuyến điện TSF trên đảo Hoàng Sa.[5, tr.24]

Ngày 15-6-1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brévíe ký Nghị định số

156-S-V thành lập đơn vị hành chính ở đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.

Tháng 6-1938, một dơn vị bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú tại quần đảo

Hoàng Sa. Một bia chủ quyền được dựng trên đảo Hoàng Sa, với dòng chữ “

République Francaise – Royaume d` Annam – Archipels des Paracels 1816 – Ile

de Pattle 1938”.[5, tr.25]

Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã ráp tâm biến các đảo trong

Biển Đông trở thành bàn đạp để mở rộng sự chiếm đóng của mình xuống khu

vực Đông Nam châu Á, ngày 31-3-1939, Nhật tuyên bố sáp nhập các quần đảo

trong Biển Đông và các vùng lãnh thổ mà Nhật đã chiếm đóng. Ngày 04-4-

1939, Chính phủ Pháp gửi công hàm phản đối các quyết định nói trên của Nhật

và bảo lưu các quyền của Pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 26-

8-1945, ngay sau khi Nhật đầu hàng, quân Nhật đã rút khỏi quần đảo Hoàng Sa

và trường Sa.[5, tr.25]


12 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

2.2. Hành động chiếm đóng các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa của Trung Quốc (1946-1956)

Năm 1946, lợi dụng việc giải giáp quân Nhật và nhân lúc quân đội viễn

chinh Pháp và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đang bận đối phó với

cuộc chiến tranh toàn diện sắp sảy ra, thì ngày 26-10-1946, hạm đội đặc biệt

của Trung Hoa Dân quốc gồm 4 chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của

các Bộ và 59 binh sĩ cảnh vệ của Hải quân ra chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng

Sa và Trường Sa. Ngày 29-11-1946, các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiên tới đảo

Hoàng Sa và đổ bộ lên đây. Tàu Thái Bình và Trung Nghiệp đến Trường Sa.

Trung Hoa Dân quốc chiếm đóng trái phép và yêu sách chủ quyền đối với nhóm

đảo phía Đông quần đảo Hoàng sa. [2, tr.29]

Ngày 13-1-1947, Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất

hợp pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa; trong đó, Pháp đã nêu

lên những bảo lưu về hậu quả pháp lý từ việc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa

của quân đội Trung Hoa Dân quốc, đồng thời nhắc lại đề nghị tìm giải pháp giải

quyết tranh chấp bằng trọng tài và ngày 17-10-1947 thông báo hạm Tonkinois

của Pháp được phái đến Hoàng Sa yêu cầu quân Trung Hoa Dân quốc rút khỏi

đảo Phú Lâm. Pháp gửi một phân đội lính, gồm 10 lính Pháp và 17 lính Việt

Nam đổ bộ đóng một đồn ở đảo Hoàng Sa và quyết định lập đài khí tượng trên

đảo này. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc phản kháng và các cuộc thương lượng
13 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

được tiến hành tại Paris. Tại đây, Chính phủ Trung Hoa Dân quốc đã từ chối

không chấp nhận việc nhờ trọng tài quốc tế giải quyết do Pháp đề nghị. [5,

tr.26]

Tại hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ), từ ngày 04 đến nhầ 08-9-1951, với

sự tham dự của 51 quốc gia để bàn về việc ký Hòa ước hòa bình giữa các nước

Đồng minh với Nhật Bản. Trong dự thảo hòa ước, tại điểm f, Điều 2 (Chương

II) có ghi: Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần

đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Đặc biệt cũng tại hội nghị này, ông Trần Văn Hữu,

Thủ tướng chính quyền Bảo Đại, đã tuyên bố: “…để dập tắt những mầm mống

các tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi đối với

các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, những quần đảo luôn thuộc về Việt

Nam”, mà không gặp bất cứ sự phản đối hoặc bảo lưu quốc tế nào. Điều đó cho

thấy luận điểm: Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý quốc tế và lịch sử về chủ

quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn có

cơ sở xác đáng.[1, tr.235]

4-1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội

quốc gia Việt Nam, sau đó là quân đội Việt Nam Cộng hòa đã ra tiếp quản

nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Còn nhóm đảo phía đông quần đảo

Hoàng Sa (Phú Lâm, Linh Côn) đã bị quân đội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

bí mật chiếm đóng trước khi quân đội Việt Nam Cộng hòa ra tiếp quản. Trước
14 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

hành động xâm chiếm một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Trung

Hoa tiến hành vào thời điểm giao thời này, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã

lên tiếng phản đối. Trong các ngày 24-5 và 08-6-1956, Chính phủ Việt Nam

Cộng hòa ra thông cáo nhấn mạnh, quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo

Trường Sa “luôn luôn là một phần lãnh thổ của Việt Nam” và tuyên bố khẳng

định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam [1, tr.236]

2.3. Hành động chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc

(1956-1975)

Năm 1956, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiến hành chiếm đóng nhóm

đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa, thực hiện kế hoạch xâm chiếm trên Biển

Đông. Ngay lập tức, ngày 01-6-1956, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Vũ

Văn Mẫu lên tiếng phản đối,, xác nhận lại chủ quyền của Việt Nam trên cả hai

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa . Tiếp đến, năm 1971, hai nước Philippines và

Trung Hoa (gồm cả Đài Loan) ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên quần đảo

Trường Sa thì phía Việt Nam Cộng hòa cũng đã lên tiếng phản đối kịch liệt.[1,

tr.238]

Ngày 19-01-1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm phần phía tây

quần đảo Hoàng Sa vả để hoàn tất âm mưu chiếm đóng hoàn toàn quần đảo này

trong suốt 18 năm họ quyết tâm theo đổi. Sau trận hải chiến này toàn bộ các đảo

phía tây quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng. Ngay sau khi chiếm
15 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

đóng, Trung Quốc cho đập phá các bia chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo

Hoàng Sa, đào các mộ của người Việt đã chon ở đó, xóa các di tích lịch sử của

người Việt để áp đặt “chủ quyền” của họ trên quần đảo này. Hành động đánh

chiếm các đảo trong quần đảo trên Biển Đông bằng vũ lực của Trung Quốc là

một sự vi phạm nghiêm trọng điều 2 khoản 4 của hiến chương Liên Hợp quốc,

trong đó cấm các quốc gia dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là cấm

sử dụng vũ lực để xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia

khác. Hành động Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm phần phía Đông của

quần đảo Hoàng Sa năm 1956 và chiếm phần phía Tây của quần đảo năm 1974

thực chất là một hành động xâm lược lãnh thổ Việt Nam. Theo luật pháp quốc

tế việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa

không tạo ra được chứng cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc

đối với các đảo, đá mà họ đã dùng vũ lực để chiếm đoạt. Hành động xâm lược

nói trên của Trung Quốc càng thể hiện rõ tham vọng bành trướng lãnh thổ của

Trung Quốc ở Biển Đông.[2, tra.38,39]

Ngay trong ngày 19-01-1974, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã ra

tuyên cáo về hành động xâm chiếm của Trung Hoa rằng: “ Các hành động

quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt

Nam Cộng hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà

Trung Quốc liên tục theo đuổi”[1, tra.242]


16 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

2.4. Hành động và tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

(Từ 1975 đến nay)

Ngày 5-4-1975, Bộ tư lệnh Hải quân đã triển khai kế hoạch chiến đấu

giải phóng quần đảo Trường Sa. Đoàn tàu vận tải quân sự 125, đoàn 126 đặc

công, tiểu đoàn 471, đặc công quân khu 5 và tiểu đoàn 407 cùng lực lượng đặc

công tỉnh Khánh Hòa nhận lệnh ra đảo Song Tử Tây, sau đó tiếp tục tiến xuống

Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, An Bang, Trường Sa. Từ ngày 13 đến ngày 28

tháng 4, Hải quân nhân dân Việt Nam đã giải phóng và tiếp quản các đảo, đồng

thời triển khai lực lượng tại các đảo và một số vị trí khác để bảo vệ quần đảo

Trường Sa.[5, tr.31]

Sau khi chiếm giữ trái phép các đảo Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga

Ven và Subi, quân Trung Quốc tiếp tục chuẩn bị thực hiện ý đồ thôn tính 3 đảo

Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao. Ngày 14-3-1988 Trung Quốc nổ súng chiếm Gạc

Ma, trong cuộc chiến đấu không cân sức để bảo vệ Trường Sa, chúng ta đã chặn

đứng được bước chân bành trướng nguy hiểm của Trung Quốc về phía tây quần

đảo Trường Sa hòng cắt đứt tuyến đường liên lạc giữa đất liền với quần đảo,

tiến tới cô lập và thôn tính toàn bộ quần đảo Trường Sa và hiện thực hóa đường

lưỡi bò của Trung Quốc.[2, tr.43]

Để tiếp tục khẳng định chủ quyền và yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý

của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông, Trung Quốc tăng cường các hành
17 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

động gây hấn, xâm chiếm ở Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa. Hành động gây hấn, ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, nhằm hiện

thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, hoạt động khiêu

khích của Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng trở lên hung hăng, trắng trợn.

Trung Quốc tăng cường sự hiện diện một cách toàn diện: Quân sự, bán quân sự

và dân sự.

- Năm 1993, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng tuyên bố: Vấn đề tại quần

đảo Trường Sa, nơi mà chủ quyền thuộc về Trung Quốc, chúng tôi đề nghị gác

tranh chap để cùng khai tác chung.

- Năm 2007, Trung Quốc cho lưu hành bản đồ phân lô dầu khí trong khu

vực đường lưỡi bò và cho phép các công ty quốc doanh Trung Quốc đứng ra

mời thầu khai thác các lô đó. Tháng 6-2012 tập đoàn dầu khí hải dương Trung

Quốc công bố gói thầu dầu khí quốc tế nằm trong đường lưỡi bò, toàn bộ 9 lô

được mời thầu đều nằm hoàn toàn trong vùng 200 hải lý và thềm lục địa của

Việt Nam, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà tập đoàn dầu

khí Việt Nam đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí từ lâu nay. Động thái

này cho thấy Trung Quốc sẵn sảng đơn phương khai thác năng lượng trong

đường lưỡi bò bất chấp sự phản đối của các nước.[2, tr.62]

- Ngày 26-5-2011, 3 tàu hải giám Trung Quốc số 84,72 và 17 cắt cáp

thăm dò tàu Bình Minh 02 của tập đoàn dầu khí Việt Nam. Ngày 9-6-2011,
18 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

được sự yểm trợ của các tàu Ngư chính ( số hiệu 311 và 303), tàu đánh cá Trung

Quốc mang số hiệu 6226 đã phá cáp của tàu Viking II trong phạm vi 200 hải lý

trên thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 30-11-2012, một cặp tàu kéo giã cào

mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau, gây đứt

cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đuôi khoảng 25m. Vị trí cáp bị

cắt đứt cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía Đông Nam. Đây là những hành động

phá hoại, ngăn cản hoạt động thăm dò và khai thác biển của Trung Quốc đối với

Việt Nam.[2, tr.65]

- Từ năm 1999, Trung Quốc hằng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh

bắt cá trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của mình.

Đến năm 2009, vùng cấm đánh bắt cá này được mở rộng sang phạm vi lãnh hải

Việt Nam, bất chấp sự phản đối của Việt Nam. [2, tr.63]

- Ngày 21-6-2012, quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập

thành phố Tam Sa (cấp địa khu , trực thuộc tỉnh Hải Nam), để quản lý 3 quần

đảo Hoàng Sa, Bãi Macclesfied, Trường Sa và các vùng nước xung quanh các

đảo này. Ngày 19-7-2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn thành

lập và triển khai Bộ chỉ huy quân đồn trú ở “thành phố Tam Sa”. Ngày 21-7-

2012, Trung Quốc tổ chức bầu cử đại biểu của “ Hội đồng Nhân dân Tam Sa”.

Sự kiện xây dựng và hợp thức hóa cái gọi là “ thành phố Tam Sa” là một trong
19 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

những bược đi của Trung Quốc nhằm tiến tới thực hiện ý đồ kiểm soát, khống

chế và độc chiếm Biển Đông.[2, tr.51,52]

- Từ năm 2013 đến năm 2015, Trung Quốc đã bồi đắp trái phép 7 bãi đá

trong quần đảo Trường Sa gồm: bãi đá Vành Khăn, Subi, Chữ Thập, Châu Viên,

Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa , hành động tạo lập trái phép các đảo nhân tạo của

Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã vi phạm Công ước Luật

Biển năm 1982. Tuyên bố và ứng xử của các bên ở Biển Đông và các điều ước

quốc tế về môi trường, an ninh, an toàn và tự do hàng hải mà Trung Quốc là

thành viên. Việc bồi đáp các bãi đá thành đảo nhân tạo và quân sự hóa trên các

đảo nhân tạo đã thể hiện rõ âm mưu bành trướng và độc chiếm Biển Đông của

Trung Quốc, đồng thời đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của khu vực, huy hoại

môi trường sinh thái biển. [2, tr.57]

- Đặc biệt nghiêm trọng, ngày 2-5-2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan

Hải Dương 981 ở vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt

Nam 17 hải lý về phía Nam, cách đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lý về phía Đông,

nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo công

ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Để bảo vệ giàn khoan này, Trung Quốc huy

động tàu thuyền các loại, trong đó có 7 tàu quân sự như tàu hộ vệ tên lửa 534,

tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh 753, 33 tàu hải cảnh cùng nhiều tàu vận tải,

tàu cá, máy bay hoạt động trong khu vực, số tàu hộ tống của Trung Quốc lên tới
20 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

hơn 100 chiếc. Tàu Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn, khiêu khích

như sử dụng vòi rồng tấn công tàu của Việt Nam, sẵn sang đâm huc gây hư

hỏng cho tàu Việt Nam và làm bị thương một số kiểm ngư viên làm nhiệm vụ

vảo vệ chủ quyền. Ngày 26-5-2014, tàu Trung Quốc đã bao vây và đâm chìm

tàu cá của ngư dân Đà Nẵng ở khu vực Nam Tây Nam cách giàn khoan 17 hải

lý, là ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

của Việt Nam. Ngày 15-7-2014, sau 75 ngày hạ đặt trái phép giàn khoan Hải

Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, dưới

sức ép của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã phải rút giàn khoan Hải Dương

981 ra khỏi vùng biển Việt Nam. Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 chứng

minh chiến lược, tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc ngày càng

quyết liệt, mạnh mẽ, thô bạo hơn. [2, tr.81,82]

- Trung Quốc còn gây hấn, gây căng thẳng với Philippines tại Biển Đông

chủ yếu và tập trung trong cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough mà Philippines

tuyên bố chủ quyền. Tháng 4-2012, Trung Quốc đã chiếm bãi ngầm

Scarborough. Ngày 26-3-2013, Hải quân Trung Quốc phô trương thanh thế

ngay tại một rạn san hộ ở vùng cực Nam Biển Đông, bãi san hô James shoal mà

Ma-lai-xia tuyên bố chủ quyền, nhưng bị Trung Quốc tranh chấp. Hành động

mới đây nhất của Trung Quốc là đưa vùng đảo Natuna của In-dô-nê-xia vào

đường lưỡi bò kéo dài.[ 2, tr.67]


21 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

KẾT LUẬN

Từ năm 1909, Đô đốc Lý Chuẩn theo lệnh của Tổng đốc Lưỡng Quảng

đưa ba tàu ra vùng quần đảo Hoàng Sa, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt

Nam, đến tháng 5-2014, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương

981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam và cho rằng đây là

điểm “bước ngoặt và là cấp độ quyết đoán mới” của Trung Quốc.Đây là mốc

đánh dấu quá trình 105 năm, Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam. Đến

nay trong hơn 105 đó, để biện minh cho hành động vi phạm chủ quyền của Việt

Nam trên Biển Đông nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói

riêng, Trung Quốc tập trung lực lượng tìm kiếm, kể cả việc ngụy tạo chứng cớ,

chuẩn bị dư luận và lựa chọn cơ hội để đi từ vi phạm của quyền đến xâm chiếm

lãnh thổ trên biển Đông nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói

riêng.[1, tr.309]

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền không thể bàn cãi

của Việt Nam, chúng ta có đầy đủ chứng cứ lịch sử, tư lieu để chứng minh quá
22 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

trình lịch sử xác lập và thực thi chủ quyền lâu dài đối với hai quần đảo Hoàng

Sa và Trường Sa, bắt đầu thời thời nhà Nguyễn đã xác lập chủ quyền đối với hai

quần đảo. trong cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đông đã viết: “ Phủ Quảng

Ngãi huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh gần biển.Ngoài biển về phía đông bắc, có

nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, rải rác trên biển, từ hòn này sang

hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước

ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước khoảng hơn 30 đặm, bằng phẳng rộng

lớn, nước trong suốt đáy. Bên đảo có vô số yến sào… Các thuyền nước ngoài

phần nhiều bị giáo bão hủy hoại ở đảo này. Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa

70 suốt, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận

giấy sai đi, mang lương đủ 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3

ngày 3 đêm thì đến nơi đảo ấy” [4, tr.100,101]

Với tham vọng bành trướng, Trung Quốc đưa ra thuyết vô căn cứ về “

đường chữ U” còn gọi là “ đường 9 đoạn”, “đường lưỡi bò” hòng xâm chiếm

hầu hết Biển Đông, coi Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc quyần của họ. Sau khi

chiếm Hoàng Sa (1974), chiếm đảo Gạc Ma (1988), quân Trung Quốc thường

xuyên gây hấn trên biển trực tiếp xâm phạm chủ quyền của Việt Nam,

Philippines và nhiều nước Đông Nam Á khác. Từ đầu thế kỉ XXI, hoạt động

khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng trở lên hung hăng, trắng
23 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

trợn, thể hiện rõ yêu sách và tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

[3, tr.205]

Cuộc đấu tranh chống lại sự xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Trung

Quốc đối với Việt Nam đã để lại cho chúng ta những bài học:

Một: Huy động và phát huy được sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc,

khu vực và quốc tế, bằng cách phải thể hiện lập trường rã ràng.

Hai: Chủ động và kịp thời lên tiếng phẩn đối những hành vi vi phạm của

Trung Quốc đúng với tính chất, mức độ vi phạm ngay từ đầu, không để xảy ra

tình huống bị động đối phó…

Ba:Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, thông tin kịp thời, chính

xác, khoa học và khách quan.

Bốn: Các phương án đấu tranh, ứng xử trên thực tế phải đúng pháp lý,

thật sự mềm mỏng, bình tĩnh, khôn khéo, không để mắc mưu khiêu khích của

Trung Quốc.

Năm: Tăng cường lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam trên biển,

tăng cường sức mạnh của lực lượng vũ trang để bảo vệ vững chắc chủ quyền

biển, đảo của đất nước.

Sáu: Tăng cường tinh thần đoàn kết trong khối ASEAN trong vấn đề

tranh chấp ở Biển Đông.


24 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế, Chủ quyền Biển Đảo Việt Nam trong

lịch sử. Nxb Văn hóa- Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2017

2. Sự kiện giàn khaon Hải Dương 981 và tham vọng của Trung Quốc độc chiếm

Biển Đông. Nxb thông tin và truyền thông, 2015.

3. GS. Vũ Dương Ninh, giáo trình quan hệ đối ngoại của Việt Nam từ năm

1940 đến nay. Nxb đại học quốc gia Hà Nội, 2015

4. Lê Quý Đôn, Phủ biên tập lục. Nxb Đà Nẵng, 2017

5. Quý Lâm (tuyển chọn và hệ thống), Biển, Đảo Việt Nam nguồn cội từ bao

đời. Nxb Hồng Đức, 2015


25 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

MỤC LỤC

Trang

Phần mở đầu……………………………………………………………..1

Nội dung

I. vai trò của Biển Đông đối với khu vực và Việt Nam…………………3

1. Vai trò của Biển Đông đối với khu vực Đông Nam Á……………..3

2. Vai trò của Biển Đông đối với Việt Nam…………………………..4

II. Tham vọng của Trung Quốc độc chiếm Biển Đông…………………..5

1. Yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông……………………………….5

2. Hành động, hình thức để thực hiện tham vọng độc

chiếm Biển Đông của Trung Quốc……………………………………..8

Kết luận…………………………………………………………………21
26 Tiểu luận: Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

You might also like