intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngôn ngữ XML-Bài 2

Chia sẻ: Son Cung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

341
lượt xem
173
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'ngôn ngữ xml-bài 2', công nghệ thông tin, kỹ thuật lập trình phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngôn ngữ XML-Bài 2

  1. Bài 2 Đi lại trong XML bằng XPATH (phần I) Chúng ta đã thấy cấu trúc và cú pháp của XML tương đối đơn giãn. XML cho ta một  cách chuẩn để trao đổi tin tức giữa các computers. Bước tiếp theo là tìm hiểu cách nào  một chương trình chế biến (process) một tài liệu XML Dĩ nhiên để chế biến một XML chương trình ứng dụng phải có cách đi lại bên trong tài  liệu để lấy ra values của các Elements hay Attributes. Do đó người ta thiết kế ra ngôn  ngữ XML Path language, mà ta gọi tắt là XPath. XPath đóng một vai trò quan trọng  trong công tác trao đổi dữ liệu giữa các computers hay giữa các chương trình ứng  dụng vì nó cho phép ta lựa chọn hay sàng lọc ra những tin tức nào mình muốn để trao  đổi hay hiển thị. Nếu khi làm việc với cơ sở dữ liệu ta dùng SQL statement Select .. from TableXYZ   WHERE ... để trích ra một số records từ một table, thì khi làm việc với XML, một table  dữ liệu nho nhỏ, XPath cho ta những expressions về criteria (điều kiện) giống giống  như clause WHERE trong SQL.  XPath là một chuẩn để process XML, cũng giống như SQL là một chuẩn để làm việc  với cơ sở dữ liệu. Tiên phuông trong việc triển khai các chương trình áp dụng XPath là  công tác của các công ty phần mềm lớn như Microsoft, Oracle, Sun, IBM, v.v. Sở dĩ ta  cần có một chuẩn XPath là vì nó được áp dụng trong nhiều hoàn cảnh, nên cần phải  có một lý thuyết rõ ràng, chính xác. Lý thuyết về XPath hơi khô khan nhưng nó được áp dụng trong mọi kỹ thuật của gia  đình XML. Cho nên bạn hãy kiên nhẫn nắm vững những điều căn bản về nó để khi  nào gặp chỗ người ta dùng XPath thì mình nhận diện và hiểu được. So với võ thuật, thì  XPath trong XML giống như Tấn pháp và cách thở. Tập luyện Tấn pháp thì mõi chân,  tập thở thì nhàm chán, nhưng không có hai thứ đó thì ra chiêu không có công lực,  chưa đánh đã thua rồi. Ta sẽ chỉ học những thứ thường dùng trong XPath thôi, nếu bạn muốn có đầy đủ chi  tiết về XPath thì có thể tham khão Specification của nó ở  http://www.w3c.org/TR/xpath.
  2. XML như một cây đối với XPath XPath cho ta cú pháp để diễn tả cách đi lại trong XML. Ta coi một tài liệu XML như  được đại diện bằng một tree (cây) có nhiều nodes. Mỗi Element hay Attribute là một  node. Để minh họa ý niệm nầy, bạn hãy quan sát tài liệu đặt hàng (order) XML sau:  2002-03-26 John Costello Chair 6 Desk 1 Ta có thể biểu diễn XML trên bằng một Tree như dưới đây, trong đó node Element  màu nâu, node Attribute màu xanh: 
  3. Chỉ định Location Path Bạn có thể dùng XPath expression để chỉ định Location Path (lối đi đến vị trí) đến  node nào hay trích ra (trả về) một hay nhiều nodes thỏa đúng điều kiện yêu cầu.  XPath expression có thể là tuyệt đối, tức là lấy node gốc làm chuẩn hay tương đối,  tức là khởi đầu từ node vừa mới được chọn. Node ấy được gọi là context node (node  vai chính trong tình huống). Có hai cách viết để diễn tả XPath Location, viết nguyên và viết tắt. Trong cả hai cách  ta đều dùng dấu slash (/) để nói đến Document Element, tức là node gốc. Ta có thể  đi lại trong các node của Tree giống giống như các node của Windows System  Directory mà ta thấy trong Panel bên trái của Window Explorer. Ta cũng sẽ dùng  những ký hiệu như slash /, một chấm . và hai chấm .. của Windows System File Folder  cho cách viết tắt trong XPath Location để đi xuống các nodes con, cháu, chỉ định  context node, hay đi ngược lên các nodes tổ tiên.
  4. Location Path tuyệt đối Chúng ta hãy tìm vài location paths trong cái Tree của tài liệu XML về đặt hàng nói  trên. Muốn chọn cái node của Element Order (nó cũng là Root Element) bằng cú pháp  nguyên, ta sẽ dùng XPath expression sau đây:  /child::Order Dịch ra cú pháp tắt, expression nầy trở nên:  /Order Đi ra nhánh của Tree, ta sẽ tìm được node Customer bằng cách dùng XPath  expression sau:  /child::Order/child::Customer Sau đây là XPath expression viết tắt tương đương:  /Order/Customer Nếu bạn muốn lấy ra một node Attribute, bạn phải nói rõ điều nầy bằng cách dùng từ  chìa khóa (keyword) attribute trong cách viết nguyên hay dùng character @ trong cú  pháp tắt. Do đó để lấy Attribute OrderNo của Element Order, ta sẽ dùng XPath  expression sau:  /child::Order/attribute::OrderNo Cú pháp tắt cho Attribute OrderNo là:  /Order/@OrderNo Để trích ra các nodes con cháu, tức là các nodes nhánh xa hơn, ta dùng keyword  descendant trong cú pháp nguyên hay một double slash (//) trong cú pháp tắt. Thí dụ,  để lấy ra các nodes Product trong tài liệu, bạn có thể dùng expression location path  sau:  /child::Order/descendant::Product Cú pháp tắt tương đương là:  /Order//Product Bạn cũng có thể dùng wildcards (lá bài Joker) để nói đến những nodes mà tên của 
  5. chúng không thành vấn đề. Thí dụ, dấu asterisk (*) wildcard chỉ định bất cứ node tên  nào. Location path sau đây chọn tất cả các nodes con của Element Order:  /child::Order/child::* Cú pháp tắt tương đương là:  /Order/* Location Path tương đối Nhiều khi XPath location paths là tương đối với context node, trong trường hợp ấy  location path diễn tả cách lấy ra một node hay một số (set of) nodes tương đối với  context node. Thí dụ như, nếu Element Item thứ nhất trong order là context node, thì  location path tương đối để trích ra Element con Quantity là:  child::Quantity Trong cú pháp tắt, location path tương đối là:  Quantity Tương tự như vậy, để lấy ra Attribute ProductID của Element con Product, cái location  path tương đối là:  child::Product/attribute::ProductID Expression ấy dịch ra cú pháp tắt là:  Product/@ProductID Để đi ngược lên phía trên của Tree, ta dùng keyword parent (cha). Dạng tắt tương  đương của keyword nầy là hai dấu chấm (..). Thí dụ nếu context node là Element  OrderDate, thì Attribute OrderNo có thể được lấy ra từ Element Order bằng cách dùng  location path tương đối sau:  parent::Order/attribute::OrderNo Để ý là cú pháp nầy chỉ trả về một trị số khi node cha tên Order. Nếu muốn lấy ra  Attribute OrderNo từ node cha không cần biết nó tên gì bạn phải dùng expression sau:  parent::*/attribute::OrderNo
  6. Viết theo kiểu tắt đơn giản hơn vì bạn không cần phải cung cấp tên của node cha. Bạn  có thể nói đến node cha bằng cách dùng hai dấu chấm (..) như sau:  ../@OrderNo Ngoài ra, bạn có thể nói đến chính context node bằng cách dùng hoặc keyword self  hoặc một dấu chấm (.). Điều nầy rất tiện trong vài trường hợp, nhất là khi bạn muốn  biết current context node là node nào.  Dùng điều kiện trong Location Path Bạn có thể giới hạn số nodes lấy về bằng cách gắn thêm điều kiện sàng lọc vào  location path. Cái điều kiện giới hạn một hay nhiều nodes được tháp vào expression  bên trong một cặp ngoặc vuông ([]). Thí dụ, để lấy ra mọi Element Product có  Attribute UnitPrice lớn hơn 70, bạn có thể dùng XPath expression sau đây:  /child::Order/child::Item/child::Product[attribute::UnitPrice>70] Trong cú pháp tắt, nó là:  /Order/Item/Product[@UnitPrice>70] Trong expression của điều kiện bạn cũng có thể dùng Xpath tương đối , do đó trong  expression điều kiện bạn có thể dùng bất cứ node nào trong thứ bậc. Thí dụ sau đây  lấy về những nodes Item có Element con Product với Attibute ProductID trị số bằng 1:  /child::Order/child::Item[child::Product/attribute::ProductID=1] Dịch ra cú pháp tắt, ta có:  /Order/Item[Product/@ProductID=1] (còn tiếp) 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2