Academia.eduAcademia.edu
A LA I N C OU LON PHƯƠNG PHÁP LUẬN DÂN DÃ Lê Minh Tiến dịch NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC Mục lục Dẫn nhập Chương I. NHỮNG NGƯỜI TIÊN PHONG 1. Parsons và lí thuyết về hành động 2. Schütz 3. Tương tác biểu tượng Chương II. LỊCH SỬ CỦA PHONG TRÀO PHƯƠNG PHÁP LUẬN DÂN DÃ 1. Năm 1949: Các loại tội phạm liên sắc tộc và việc định nghĩa tình huống 2. Năm 1952: Luận án của Garfinkel 3. Cicourel và việc tạo dựng “mạng lưới” 4. Phổ biến tri thức 5. 1967: Cuốn sách nền tảng 6. Sự phát triển của phong trào 7. Phổ biến ra nước ngoài 7 11 12 14 20 27 27 29 31 33 35 36 40 Chương III. NHỮNG KHÁI NIỆM THEN CHỐT CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN DÂN DÃ 1. Thực hành, hoàn thành 2. Tính trực chỉ 3. Tính phản tư 4. Tính có thể mô tả (accountability) 5. Khái niệm thành viên 6. Những kĩ thuật phân loại thành viên 43 44 48 56 63 70 73 Chương IV. XÃ HỘI HỌC BÌNH DÂN VÀ XÃ HỘI HỌC CHUYÊN NGHIỆP 1. Tri thức thực tiễn và tri thức khoa học 75 80 2. Tác nhân xã hội không phải là kẻ ngu xuẩn văn hóa 81 3. Khách quan luận và chủ thể luận 82 4. Phương pháp giải thích bằng tư liệu 85 5. Một cuộc thí nghiệm 89 6. Thực hành chuyên nghiệp 104 7. Lí luận xã hội học thực hành và việc phân tích hội thoại 108 Chương V. VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP 1. Tư thế về “sự thờ ơ của phương pháp luận dân dã” 2. Thách thức thực nghiệm 3. Đóng góp phương pháp luận của Cicourel 4. Phương pháp luận dân dã, dân tộc học mô tả kiến tạo và xã hội học định tính 117 118 123 125 Chương VI. LÀM VIỆC TRÊN THỰC ĐỊA 1. Giáo dục 2. Tội phạm vị thành niên 3. Đời sống ở phòng thí nghiệm 4. Bộ máy hành chính 141 147 158 166 172 Chương VII. PHÊ BÌNH VÀ TÁN ĐỒNG 1. Bản luận tội 2. Hiểu sai nghĩa 3. Một giáo phái? 4. Một khảo luận tổng hợp 5. Chủ nghĩa Marx và phương pháp luận dân dã 6. Viễn cảnh và giao thoa 175 176 182 186 191 193 196 KẾT LUẬN 199 THƯ MỤC THAM KHẢO 203 128 DẪN NHẬP Phương pháp luận dân dã (ethnométhodologie/ ethnomethodology) là một trường phái xã hội học Mĩ ra đời trong những năm 1960, đầu tiên được thiết lập tại trường Đại học California sau đó đã lan sang các trường đại học khác của Mĩ và châu Âu, nhất là các trường đại học của Anh và Đức. Tuy nhiên trên thực tế, phương pháp luận dân dã không được công chúng Pháp biết đến cho tới khi một số bài viết căn bản và các bình luận về nó dần xuất hiện nhiều hơn. Nhưng hơn hai mươi lăm năm sau khi ra đời, công trình Studies in Ethnomethodology (Những nghiên cứu trong phương pháp luận dân dã) của nhà tiên phong Harold Garfinkel vẫn chưa được dịch sang tiếng Pháp. Chỉ có một số bài dịch hiếm hoi các văn bản liên quan đến phương pháp luận dân dã được phổ biến rải rác trên một số tạp chí khoa học. Tầm quan trọng về mặt lí thuyết và nhận thức luận của phương pháp luận này nằm ở việc nó thực hiện một sự đoạn tuyệt triệt để với các lối tư duy xã hội học truyền thống. Hơn cả một lí thuyết, nó là một góc nhìn nghiên cứu, một vị thế tri thức mới. 8 Phương pháp luận dân dã Sự xuất hiện của phương pháp luận dân dã trong nền văn hóa của chúng ta báo hiệu một sự đảo ngược thật sự trong truyền thống xã hội học. Sự đảo ngược này có vị trí quan trọng trong việc mở rộng tư tưởng xã hội. Ngày nay, người ta đặt tầm quan trọng nhiều hơn cho phương pháp thông hiểu đối chọi với phương pháp giải thích, lối tiếp cận định tính về xã hội đối chọi với hội chứng định lượng (quantophrénie) của những nghiên cứu xã hội học trước đây. Nghiên cứu của phương pháp luận dân dã được thực hiện xoay quanh ý tưởng, mà theo đó chúng ta đều là “những nhà xã hội học ở trạng thái thực hành” theo như công thức tuyệt diệu của Alfred Schütz. Hiện thực được dân chúng mô tả. Ngôn ngữ đời thường nói lên hiện thực xã hội, đồng thời mô tả và tạo dựng cái hiện thực xã hội ấy. Đối chọi với định nghĩa của Durkheim vốn xem xã hội học được xây dựng trên sự đoạn tuyệt với lẽ thường tình (sens commun), phương pháp luận dân dã chứng minh rằng chúng ta có khả năng nhận biết một cách tinh tế về điều chúng ta làm nhằm tổ chức sự hiện hữu xã hội của chúng ta. Bằng cách phân tích những thực hành tại đây và vào lúc này vốn luôn được định vị bởi những mối tương tác, phương pháp luận dân dã gắn với những trường phái khác cũng nằm bên lề của nền xã hội học chính thống, đặc biệt là xã hội học can thiệp (sociologie d’intervention) vốn cũng đề cao việc mọi Dẫn nhập 9 nhóm xã hội có khả năng tự hiểu mình, tự bình luận và tự phân tích. Trường phái mà chúng tôi giới thiệu ở đây không phải là một trường phái ngoài lề [của xã hội học]. Thậm chí theo Richard Hilbert, nó có mối liên hệ rất mạnh giữa phương pháp luận dân dã với nền xã hội học của Durkheim và Weber1. Phương pháp luận dân dã không tách rời với toàn bộ nghiên cứu trong các khoa học xã hội. Trái lại, nó có mối liên hệ đa dạng với những trường phái khác vốn đang nuôi dưỡng cho tư duy hiện nay của chúng ta về xã hội như trường phái mác-xít, hiện tượng luận, chủ nghĩa hiện sinh và tương tác luận2. Richard A. Hilbert, The Classical Roots of Ethnomethodology. Durkheim, Weber, and Garfinkel (Những nguồn gốc kinh điển của Phương pháp luận dân dã. Durkheim, Weber và Garfinkel), Chapel Hill, University of North Carolina Press, 1992. 2 Những phần dịch thuật là của chính tôi, trừ những trích dẫn gốc. Tôi cảm ơn Harold Garfinkel cũng như Nhà xuất bản Basil Blackwell Ltd đã cho phép tôi dịch một số đoạn trong công trình Những nghiên cứu trong Phương pháp luận dân dã. 1 11 Chương I NHỮNG NGƯỜI TIÊN PHONG Nhìn chung, người ta đồng ý rằng có hai nguồn gốc chính trong công trình của Garfinkel, nhưng không phải là của mọi nhà phương pháp luận dân dã, đó là các công trình của Talcott Parsons1 và Talcott Parsons (1902-1979) là Chủ tịch thứ 39 của Hiệp hội Xã hội học Mĩ (năm 1949). Sau khi tốt nghiệp Cử nhân tại trường Amherst (Mĩ), ông sang học tại trường Kinh tế London và trường Đại học Heidelberg (Đức) và lấy bằng Tiến sĩ kinh tế tại trường đại học này. Sau đó ông gia nhập Đại học Harvard và dạy về Kinh tế tại đây. Đến năm 1931, ông chuyển sang dạy Xã hội học tại trường đại học này cho đến khi về hưu năm 1973. Ông chủ trương thống nhất Tâm lí học lâm sàng, Nhân học xã hội với Xã hội học, lĩnh vực mà ông đã dành nhiều công sức để xây dựng nên “Lí thuyết tổng quát về hành động” qua các công trình như Cấu trúc của hành động xã hội (The Structure of Social Action, 1937), Khảo luận về lí thuyết Xã hội học (Essays in Sociological Theory, 1949) và Hệ thống xã hội (The Social System, 1951)… Ông được xem là một trong những đại diện tiêu biểu của trường phái Cấu trúc chức năng (Structural functionalism) trong Xã hội học và là một trong những gương mặt ảnh hưởng nhất của Xã hội học trong thế kỉ XX (nguồn: https://www.britannica.com/biography/ Talcott-Parsons) - ND. 1 12 Phương pháp luận dân dã Alfred Schütz1. Hai tác giả này gần như là những nhà xã hội học đương đại nhưng hành trình của họ lại khác nhau. Parsons sinh ra tại Mĩ và ông phát triển một sự nghiệp đồ sộ vốn áp đặt rất nhanh lên tư tưởng xã hội ở Mĩ; ngược lại, Schütz di dân đến Mĩ vào năm 1939 khi ở tuổi bốn mươi và có một ảnh hưởng âm thầm hơn nhiều trong hai mươi năm cho đến khi ông qua đời vào năm 1959. Ông không phải là người trong giới đại học, trừ lúc cuối đời. Nhưng ông tham gia các hội thảo và công bố nhiều bài báo. Người ta ngày càng đánh giá cao vai trò của ông trong nền xã hội học đương đại, cùng với đó là ảnh hưởng của trường phái tương tác biểu tượng. 1. Parsons và lí thuyết về hành động Parsons là một gương mặt thống lĩnh của nền xã hội học Mĩ trong thế kỉ XX2. Đối lập với dòng tư tưởng Alfred Schütz (1899-1959) là nhà khoa học xã hội người Mĩ gốc Áo. Lĩnh vực nghiên cứu của ông nằm giữa Triết học và Xã hội học và ông được xem là một trong những người đặt nền móng cho Xã hội học hiện tượng luận với công trình nổi tiếng Hiện tượng luận về thế giới xã hội (The phenomenology of the Social World, 1932). Tư tưởng của ông được xem là chịu ảnh hưởng từ hiện tượng luận của Husserl và xã hội học thấu hiểu của Weber. (nguồn: https://fr.wikipedia.org/wiki/Alfred_Sch%C3%BCtz) - ND. 2 Để biết tư tưởng của ông, tham khảo T. Parson và tgk., 1951, Towards a General Theory of Action (Hướng đến một lí thuyết tổng quát về hành động), Cambridge, Mass., Harvard University Press; T. Parsons, 1963: The Structure of Social Action (Cấu trúc của hành động xã hội), New York, 1 Những người tiên phong 13 chung của nền xã hội học ở thời kì đó, ông đã khôi phục nền xã hội học lí thuyết của châu Âu bằng cách đưa các công trình của Durkheim, Weber, Pareto, v.v. vào trong lí thuyết về hành động của mình. Đồng thời ông là một gương mặt lớn trong môi trường đại học và khoa xã hội học ở Harvard đã chứng minh một cách đặc biệt lợi ích của việc kết hợp xã hội học thuần túy với tâm lí học xã hội và nhân học. Từ đó đã tạo ra một thế hệ các nhà xã hội học Mĩ, trong số đó có H. Garfinkel. Theo Parsons, những động cơ của các tác nhân được gắn trong những mô hình chuẩn tắc vốn điều tiết những ứng xử và những đánh giá qua lại [của các tác nhân]. Đây là điều giải thích cho sự ổn định của trật tự xã hội và việc tái tạo trật tự này trong mỗi cuộc gặp gỡ giữa các cá nhân. Chúng ta chia sẻ những giá trị vượt trên chúng ta và chi phối chúng ta. Để tránh khỏi sự lo lắng và những trừng phạt, chúng ta có xu hướng tự quy vào các quy tắc của đời sống chung. Nhưng làm thế nào mà, nói chung, chúng ta phải tôn trọng các quy tắc ấy của đời sống chung mà không suy nghĩ về chúng? Parsons dựa vào Freud để làm sáng tỏ quy luật này của đời sống xã hội. Freud đã chứng minh rằng, trong quá trình giáo dục, các quy tắc của đời sống xã hội được các cá nhân nội tâm hóa và tạo thành Free Press; bằng tiếng Pháp: Éléments pour une sociologie de l’action (Những cơ sở của xã hội học về hành động), Paris, Plon, 1955. 14 Phương pháp luận dân dã cái mà ông gọi “cái siêu tôi” (sur-moi), tức là một dạng tòa án bên trong [cá nhân]. Theo Freud và Parsons, hệ thống này được nội tâm hóa chi phối các ứng xử, thậm chí là những suy nghĩ của chúng ta. Khi giao tiếp với nhau, chúng ta luôn luôn dựa vào những biểu tượng vốn có ý nghĩa trong những cái tổng thể (totalité)1 như ngôn ngữ chẳng hạn, vốn tồn tại trước các cuộc gặp gỡ của chúng ta, như một hệ thống quy chiếu và như một nguồn bất tử, không thể cạn kiệt và ổn định. Phương pháp luận dân dã đặt vấn đề theo cách khác: mối quan hệ giữa tác nhân và tình huống không phụ thuộc vào những nội dung văn hóa hay của các quy tắc, mối quan hệ này sẽ được hình thành bởi các quá trình kiến giải. Ở đây, có một sự thay đổi về hệ hình xã hội học: với phương pháp luận dân dã, người ta đi từ hệ hình chuẩn tắc (paradigme normatif) sang hệ hình kiến giải (paradigme interprétatif). 2. Schütz Alfred Schütz đã nghiên cứu khoa học xã hội tại trường Đại học Vienna vào đầu thế kỉ [XX]. Ông xuất phát từ tư tưởng của Max Weber để viết công trình đầu Theo nhà xã hội học Pháp Marcel Mauss (1872-1950) thì một sự kiện xã hội (fait social) luôn nằm trong một tổng thể (totalité), tức nó mang tính đa chiều kích - ND. 1 Những người tiên phong 15 tiên được công bố vào năm 19321. Ông gửi công trình này cho Husserl, người đề nghị ông trở thành trợ lí của mình. Schütz từ chối lời đề nghị này, nhưng vẫn giữ những mối quan hệ trong công việc với Husserl, cho đến khi ông dứt khoát ra đi vào năm 1938 để trốn khỏi chế độ phát xít. Sau một năm ở Paris, ông định cư hẳn ở Mĩ và qua đời tại đây vào năm 1959. Chỉ sau khi qua đời, ông mới trở thành một tác gia kinh điển của xã hội học. Nhưng ngay từ những năm 1940, ông đã tham gia những cuộc hội thảo tại New York, mà ở đó có những người như Peter Berger và Thomas Luckmann. Trở lại với công trình năm 1932 vốn là nền tảng của hiện tượng luận xã hội của Schütz. Max Weber mặc dù nhấn mạnh tầm quan trọng nhưng lại không làm sáng tỏ khái niệm sự thông hiểu (Verstehen) đối lập với sự giải thích (Erklären) vốn đôi lúc được quy chiếu vào tri thức thường tình (sens commun)2 hay một phương pháp đặc thù của các khoa học xã hội. Schütz đã phát triển ý nghĩa đầu tiên của sự thông hiểu và đề xuất việc nghiên cứu các phương thức kiến giải mà chúng ta áp dụng trong cuộc sống đời thường để mang A. Schütz, 1932: Der sinnhafte Aufbau der sozialen Welt. Vienna, Springer (xuất bản lần 2, 1960); được dịch sang tiếng Anh: The Phenomenology of the Social World (Hiện tượng luận về thế giới xã hội), Evanston, Illinois, Northwestern University Press, 1967, và London, Heinemann, 1972. 2 Sens commun tức là cái có ý nghĩa chung đối với mọi người hay khả năng hiểu thông thường của con người, ai cũng hiểu được - ND. 1 16 Phương pháp luận dân dã lại ý nghĩa cho những hành động của chính mình, cũng như những hành động của người khác. Đây có thể là ý tưởng chủ chốt, là đóng góp chủ yếu của Schütz. Patrick Pharo chỉ ra, đây là “ý niệm đơn giản mà ta tìm thấy nơi Schütz, và một cách nào đó là ở Wiigenstein”, mà theo đó, “sự thông hiểu luôn luôn được hoàn thành trong các hoạt động thông thường nhất ở cuộc sống bình thường” (tr. 160)1. Schütz đã nhận xét, “ngôn ngữ đời thường ẩn chứa một kho tàng các kiểu loại và những đặc trưng được xác lập từ trước và bản chất xã hội. Cái kho tàng ấy che giấu những nội dung chưa được khai phá”. Thế giới xã hội của Schütz là thế giới của đời sống thường nhật, được trải nghiệm bởi các cá nhân, mà những cá nhân ấy xét về mặt tiên nghiệm, không có lợi ích mang tính lí thuyết để tạo lập thế giới. Thế giới xã hội này là thế giới liên chủ quan, một thế giới của những thói quen, trong đó những hành động trong đời sống thường nhật, phần lớn, được hoàn thành một cách máy móc. Dường như thực là bình thường và không có vấn đề gì. Đối với Schütz, thực tại xã hội là: “Tổng thể những đối tượng (objet) và những sự kiện của thế giới văn hóa và xã hội, được trải nghiệm bởi suy nghĩ mang tính thường tình của những con người sống trong 1 P. Pharo, 1985: “La description des structures formelles de l’activité sociale” (Việc mô tả các cấu trúc chính thức của hoạt động xã hội), trong Décrire: un impératif? (Mô tả: một mệnh lệnh?), Paris. EHESS, tập 2, tr. 159-174. Những người tiên phong 17 một tổng thể các mối quan hệ tương tác. Đó là thế giới của những đối tượng văn hóa và của những định chế xã hội mà trong đó tất cả chúng ta được sinh ra, nơi mà chúng ta đều nhận biết… Kể từ lúc khởi đầu, chúng ta, những tác nhân trên sân khấu xã hội, đã trải nghiệm một thế giới vừa mang tính văn hóa, vừa mang tính tự nhiên, không phải như một thế giới riêng tư mà là một thế giới liên chủ thể. Tức là cái chúng ta là chung, cái được trao cho chúng ta hoặc cái mà mỗi người chúng ta có tiềm năng tiếp cận được; và điều đó hàm chứa trong sự truyền thông liên cá nhân và trong ngôn ngữ”1. Dù là gì đi nữa, con người không bao giờ có những kinh nghiệm giống nhau, nhưng họ cho rằng chúng giống nhau, làm như chúng là giống nhau vì những mục tiêu mang tính thực hành. Kinh nghiệm chủ quan của một cá nhân là không thể tiếp cận được bởi một cá nhân khác. Với bản thân các tác nhân bình thường, tuy họ không phải là những triết gia, nhưng họ không bao giờ nhìn những đối tượng giống nhau theo cùng một cách chung: họ không có cùng những vị trí quan sát, những động cơ, hay cùng những mục tiêu, cùng những 1 A. Schütz, 1962: “Concept and Theory Formation in the Social Sciences” (Khái niệm và và việc tạo lập lí thuyết trong khoa học xã hội), trong Collected Papers (Tuyển tập), tr. 48-66, La Haye, Martinus Nijhoff. Những bản văn trích từ công trình của Schütz được tập hợp và dịch sang tiếng Pháp: A. Schütz, 1987: Le chercheur et le quotidien (Nhà nghiên cứu và cái thường nhật), Paris, Méridiens Klincksieck. 18 Phương pháp luận dân dã ý hướng để nhìn các đối tượng ấy. Ví dụ khi theo dõi một trận đấu bóng đá, người ta không nhìn thấy cùng một sự vật, mà tùy theo vị trí họ ngồi trên khán đài (ở khán đài trung tâm hay ở hai bên cầu môn). Hay mọi người đều biết rõ rằng, để xem một trận đấu, giá vé là khác nhau bởi vì chất lượng của buổi trình diễn, hay chính xác hơn là chất lượng của góc nhìn, giá vé khác nhau tùy theo góc nhìn. Tuy nhiên, mọi người cũng sẽ đồng ý rằng tất cả các khán giả đều đã theo dõi cùng một trận đấu. Về nguyên tắc, việc các tác nhân không nhìn cùng một sự vật giống như nhau sẽ ngăn cản mọi khả năng cho sự hiểu biết liên chủ quan thực sự. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp đó, nhờ hai “quá trình lí tưởng hóa” (idéalisation) được các tác nhân sử dụng: một mặt đó là quá trình lí tưởng hóa về tính có thể trao đổi qua lại các góc nhìn (người ta có thể đổi vị trí và đổi góc nhìn), và mặt khác, quá trình lí tưởng hóa về tính tương hợp của hệ thống liên quan (mọi khán giả đều nghĩ rằng những người khác đến xem trận đấu này vì cùng những lí do như mình, rằng họ có cùng lợi ích khi ở đó hay ít ra là cùng một lợi ích thực nghiệm giống nhau, mặc cho những khác biệt về mặt tiểu sử cá nhân). Được nhìn nhận như một tổng thể, hai quá trình lí tưởng hóa này tạo nên “luận đề chung về tính hỗ tương của những góc nhìn”, vốn làm nổi lên đặc tính xã hội nơi cấu trúc của thế giới - cuộc sống của mỗi người. Những người tiên phong 19 Mô tả trên đây của Schütz cho phép hiểu được cách thức mà thế giới kinh nghiệm “được riêng tư”, cá biệt, có thể được vượt lên thành thế giới chung: chính qua hai quá trình lí tưởng hóa mà chúng ta nhìn cùng một sự vật với những người bên cạnh khi xem một trận đấu, kể cả những người không di chuyển đến sân, xem trận đấu qua truyền hình. Chúng ta cùng xem chung một trận đấu mặc dù vị trí, giới tính, tuổi tác, điều kiện xã hội… của chúng ta khác khau. Cũng vậy “cả hai chúng ta đều nhìn thấy cùng một chú chim đang bay, mặc dù vị trí trong không gian, giới tính, tuổi tác của chúng ta là khác nhau và dù bạn có khuynh hướng nhận ra điều đó trong khi tôi chỉ muốn đề cao điều đó”. Qua quá trình điều chỉnh liên tục, được thể hiện trong hai quá trình lí tưởng hóa, các tác nhân làm tiêu tan những khác biệt về thế giới quan của họ. Cái “thái độ tự nhiên”1 chứa đựng một khả năng tuyệt vời để xem xét các đối tượng và, tổng quát hơn, những hành động và những sự kiện của đời sống xã hội nhằm duy trì một thế giới chung. Cái thái độ tự nhiên ấy cũng hàm chứa 1 Theo Husserl, thái độ tự nhiên (attitude naturelle) là thái độ bình thường của con người trong đời sống thường nhật, trước khi có bất cứ câu hỏi hoài nghi nào. Thái độ này coi thế giới như đã “có sẵn đó”, và hồn nhiên chấp nhận thế giới ấy như cái gì đương nhiên phải như vậy. Dẫn lại từ Trần Hữu Quang, 2015: “Xã hội học theo hướng hiện tượng học: từ Alfred Schütz đến Peter Berger và Thomas Luckmann”, Tạp chí Xã hội học, số 4, tr. 140-151. ND. 20 Phương pháp luận dân dã khả năng kiến giải thế giới như đã được các thành viên mô tả. 3. Tương tác biểu tượng Một nguồn khác của phương pháp luận dân dã là trường phái lí thuyết tương tác biểu tượng (interactionnisme symbolique). Ta có thể thấy nguồn gốc đầu tiên của lí thuyết này nơi “Trường phái Chicago”1 mà những đại diện chủ yếu là Robert Park, Ernest Burgess và William Thomas2. Dòng tư tưởng này đã đại chúng hóa việc sử dụng các phương pháp định tính trên thực địa, thích hợp để nghiên cứu thực tại xã hội, đặc biệt là những biến đổi xã hội nhanh chóng do sự phát triển đô thị ở Chicago gây ra. Lí thuyết tương tác biểu tượng chọn thế đối lập với quan niệm của Durkheim về tác nhân. Durkheim thừa nhận khả năng của tác nhân trong Xem Alain Coulon, L’École de Chicago (Trường phái Chicago), Paris, PUF, [1992], xuất bản lần 2. 1993 (“Que sais - je?”, no 2639). 2 R. E. Park và E. W. Burgess, 1921: Introduction to the Science of Sociology (Nhập môn Xã hội học), Chicago, University of Chicago Press; W. I. Thomas và F. Znaniecki, 1918-1920: The Polish Peasant in Europe and America (Người nông dân Ba Lan ở Châu Âu và Mĩ), Chicago, University of Chicago Press (New York, Knopf, 1927). W. Thomas là một trong những người đầu tiên sử dụng dữ liệu tiểu sử và tự thuật trong xã hội học, trong nghiên cứu đồ sộ của ông (hơn 2.200 trang), được thực hiện với sự hợp tác của F. Znaniecki, về những nông dân Ba Lan di cư sang châu Âu và Mĩ. 1 Những người tiên phong 21 việc mô tả các sự kiện xã hội xung quanh mình, nhưng cho rằng những mô tả ấy là quá rộng, quá mơ hồ để nhà nghiên cứu có thể sử dụng cho mục đích khoa học, mặt khác, những biểu lộ liên chủ thể ấy không thuộc lĩnh vực của xã hội học. Trái lại, lí thuyết tương tác biểu tượng ủng hộ quan niệm cho rằng các tác nhân tự tạo ra thế giới xã hội, mà suy cho cùng, là đối tượng chính yếu của nghiên cứu xã hội học. Nhưng phê bình về phương pháp luận của những nhà tương tác luận là triệt để. Họ bác bỏ mô hình điều tra định lượng và những hệ quả của mô hình này đối với quan niệm về tính chính xác và tính nhân quả trong các khoa học xã hội. Tri thức xã hội học thích đáng có lẽ không được hình thành bởi việc quan sát bằng các nguyên lí phương pháp luận tìm cách rút những dữ liệu ra khỏi bối cảnh của chúng để làm cho chúng mang tính khách quan. Việc sử dụng bản câu hỏi, những cuộc phỏng vấn, các thước đo thái độ, các phương pháp tính toán, các bảng thống kê, v.v. tất cả những thứ đó tạo ra một khoảng cách, tách nhà nghiên cứu - nhân danh tính khách quan ra khỏi thế giới xã hội mà ông ta muốn nghiên cứu. Quan niệm duy khoa học này rõ ràng tạo ra một mô hình lạ lùng về tác nhân, không có mối liên hệ gì với thực tại xã hội tự nhiên mà tác nhân đang sống trong đó. Tri thức xã hội học chân chính được cung cấp cho chúng ta từ kinh nghiệm trực tiếp, từ các mối quan hệ tương tác thường ngày. Trước hết, cần phải chọn góc 22 Phương pháp luận dân dã nhìn của các tác nhân, dù đối tượng nghiên cứu là gì, bởi vì chính qua cái ý nghĩa mà họ gán cho các đối tượng, các tình huống, các biểu tượng xung quanh họ, các tác nhân tạo ra thế giới xã hội của họ. Xét về tổng thể, xã hội học đã bỏ qua tầm quan trọng của những đóng góp về phương pháp luận và về lí thuyết của trường phái tương tác biểu tượng, thường được nhìn nhận - với một sự khinh thường nào đó xem như một dạng của báo chí1 không có địa vị khoa học thật sự. Người ta thừa nhận tính hữu ích của nó [lối nghiên cứu tương tác biểu tượng - ND] trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ. Tuy nhiên, tương tác luận lại ăn sâu trong truyền thống nghiên cứu anglô-sắcxông, và vẫn tiếp tục còn ảnh hưởng đặc biệt là trong các nghiên cứu về hiện tượng lệch lạc xã hội (déviance). Lợi ích của lối tiếp cận tương tác biểu tượng là đáng kể không chỉ vì nó nhấn mạnh đến vai trò sáng Robert Park, một trong những nhà sáng lập đầu tiên của Trường phái Chicago vốn là một cựu nhà báo. Ban đầu, ông là học trò của Simmel ở Berlin. Ông bắt đầu giảng dạy Xã hội học tại trường đại học vào năm 1913 ở tuổi bốn mươi chín. Ông không chối bỏ quá khứ nhà báo của mình. Theo ông, nhà xã hội học “là một dạng siêu phóng viên, cung cấp thông tin một cách sáng rõ hơn và với sự bình tĩnh hơn bình thường”. Với ông, những cuộc điều tra xã hội, xét về nội dung lẫn kĩ thuật, chỉ là những dạng thức cao cấp của nghề làm báo: “Khoa học đơn giản là có sự kiên trì nhiều hơn với sự tò mò của mình, một sự chính xác và đòi hỏi cao hơn lẽ thường đối với những quan sát của mình” (Park và Burgess, 1921: sđd, tr. 188). 1 Những người tiên phong 23 tạo của các tác nhân trong việc tạo lập đời sống thường nhật của họ, mà nó còn chú ý đến các chi tiết của quá trình tạo lập ấy. Đừng nghĩ rằng tương tác luận, cuối cùng, chỉ là một “nền xã hội học hoang dã” (sociologie sauvage), không có những giả thuyết lí thuyết. Nó dựa trên một truyền thống lí thuyết đầy sống động mà theo đó, các đối tượng được kiến tạo. Ý nghĩa xã hội của các đối tượng đến từ cái ý nghĩa mà chúng ta gán cho chúng trong các mối quan hệ tương tác của chúng ta. Và, nếu như có một số ý nghĩa đó là ổn định theo thời gian, các ý nghĩa đó cần được tái thương lượng ở mỗi tương tác mới. Sự tương tác được xác định như là một trật tự được thương lượng, tạm thời, mỏng manh vốn cần được thương lượng trường kì nhằm giải thích thế giới. Quan điểm kiến tạo luận này, gần với tư tưởng của Marx, cũng sẽ được tìm thấy nơi hiện tượng luận xã hội cũng như dưới một hình thức khác trong phương pháp luận dân dã. Lí thuyết gán nhãn (labeling theory), vốn thuộc về trường phái tương tác biểu tượng, thể hiện sự cực đoan của khuynh hướng này mà theo đó, thế giới xã hội không phải là cái đạt ngay (donné) mà là cái được kiến tạo nên (construit) “tại đây và vào lúc này”. Chẳng hạn các cá nhân “bị gán nhãn” là những kẻ lệch lạc. Sự lệch lạc không còn được nhìn nhận như là một “tính chất”, một đặc trưng riêng của con người, hay như một cái gì đó do kẻ lệch lạc tạo ra. Trái lại, người ta 24 Phương pháp luận dân dã cho rằng sự lệch lạc được tạo ra bởi toàn bộ những quan niệm được định chế hóa, bởi sự phản ứng của xã hội đối với những hành vi ít nhiều mang tính ngoài lề, tóm lại, nó là kết quả của sự phán xét của xã hội, như được Howard Becker nhận định: “Sự lệch lạc không phải là tính chất của hành vi do một ai đó thực hiện, mà là kết quả của việc áp dụng các quy tắc và những trừng phạt của người khác đối với “người vi phạm”. Kẻ lệch lạc là người mà cái nhãn [lệch lạc - ND] ấy được gán cho một cách thành công. Hành vi lệch lạc là hành vi bị cho là như thế”1. Nói cách khác, cá nhân không trở thành kẻ lệch lạc chỉ bằng việc thực hiện hành vi. Sự lệch lạc không gắn liền với hành vi. Kẻ lệch lạc là người bị chiếm đoạt, bị cách li, bị gán vết nhơ. Đây là một trong những ý tưởng mạnh nhất của lí thuyết gán nhãn khi cho rằng các lực lượng của sự kiểm soát xã hội, bằng cách gán cho một số người là những kẻ lệch lạc, khẳng định họ là những kẻ lệch lạc vì quá trình gán vết nhơ gắn với sự gán nhãn ấy. Đến mức có thể nói rằng, sự kiểm soát xã hội tạo ra và củng Howard Becker, 1963: Outsiders: Studies in the Sociology of Deviance (Những kẻ ngoài lề: Những nghiên cứu trong Xã hội học về Lệch lạc), New York, The Free Press, tr. 9; bản dịch tiếng Pháp, Outsiders. Études de sociologie de la déviance, lời giới thiệu của J-M. Chapoulie, Paris, A-M. Métaillié, 1985. 1 Những người tiên phong 25 cố những hành vi lệch lạc, trong khi nó được tạo ra là nhằm chống lại, cô lập và loại trừ những hành vi ấy: người ta trở thành điều mà chúng ta mô tả1. Đối với các nhà phương pháp luận dân dã, đôi khi như điều mà lí thuyết gán nhãn kì vọng, sự lệch lạc sẽ không được định nghĩa một cách đơn phương như là sự bất tuân các chuẩn mực. Ta nhìn thấy ở đó hiệu ứng của sự kiến tạo xã hội, một sự sản sinh vừa từ những người lệch lạc vừa từ những người gán nhãn họ, những người lệch lạc tự gán nhãn mình là những kẻ lệch lạc, đồng thời khẳng định [cái nhãn ấy - ND] bằng những hành vi tiếp sau sự gán nhãn xã hội trước đó. Hiện tượng này cũng gần giống với hiện tượng gia đình tiên đoán thành tích học tập và trình độ học vấn mà trẻ em có thể đạt được. Đó thường là một sự định trước thật sự, những đứa trẻ chỉ hiện thực hóa sự dự báo-ban lệnh của cha mẹ: “Nó không thể học hơn chứng chỉ tiểu học…”. Dĩ nhiên, điều này cũng giống như việc ta nói, chẳng hạn, với một đứa trẻ rằng “nó không giỏi toán”. Đứa trẻ tin vào điều đó nhanh chóng, và những thành tích của nó nhanh chóng đạt đến mức đã được định trước, hiện thực hóa lời tiên đoán của gia đình. 1