« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÉP LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP


Tóm tắt Xem thử

- PHÉP LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP.
- Con người luôn sống trong các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp.
- Các quan hệ này tạo ra môi trường sông thường xuyên của mỗi cá nhân và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và xu hướng hành động của họ..
- Chính cuộc sống đòi hỏi mỗi người phải có xử thế đúng đắn, thể hiện qua phép lịch sự trong quá trình tiếp xúc với các đối tác khác nhau, ở những địa điểm khác nhau.
- Đồng thời chính con người lại chủ động xây dựng những mối quan hệ đó một cách tốt nhất cho bản thân, cho cuộc sống, góp phần tạo nên một xã hội ổn định, hài hoà, tiến bộ và văn minh hơn.Vậy cách xử thế và phép lịch sự là thế nào? Nội dung bao gồm những vấn đề gì?.
- Cách xử thế chính là những hiểu biết về các phong tục, tục lệ của đời sống xã hội..
- Cách xử thế, cũng như phép lịch sự thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể (về thời gian) xưa khác nay, theo môi trường nhất định (về không gian) ở gia đình khác ở nơi công cộng....
- Trước kia khi chúng ta chào người già, người trên, hơn mình về tuổi tác về địa vị xã hội, về thứ bậc trong gia đình, dòng họ.
- Đó là chuẩn mực mới được xã hội hiện đại chấp nhận.
- Nhưng khi giao tiếp với người lạ, lần đầu gặp ở nơi công cộng (ở bến.
- Như vậy, tuỳ theo môi trường khác nhau mà cách xử thế của chúng ta cũng thay đổi cho thích ứng với hoàn cảnh lịch sự cụ thể..
- Cách xử thế của mỗi cá nhân trong giao tiếp xã hội được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài hàng ngàn năm tiến hoá của nhân loại và ngày càng tiến bộ, văn minh hơn.
- Các biểu hiện của cách xử thế mang tính dân tộc, tính giai cấp, lái gắn với tính chất giới (nam nữ) với tuổi tác (già trẻ).
- Nó chịu ảnh hưởng của nghề nghiệp, địa vị xã hội và cũng mang đặc điểm cá tính, cá nhân..
- Phép lịch sự chính là một tổng hợp các nghi thức được biểu hiện ra trong cách giao tiếp với người xung quanh.
- Nó nói lên cách xử thế của mỗi cá nhân trong các trường hợp giao tiếp khác nhau..
- Lời chào hỏi liên quan đến những quy ước nhất định, chịu ảnh hưởng của những đặc điểm văn hoá dân tộc, đặc biệt có liên quan đến địa vị xã hội của hai người.
- Nó được thể hiện như sau: theo tuổi tác người trẻ chào người già trước, theo địa vị xã hội người có địa vị thấp chào trước người có địa vị cao hơn, kết hợp hình thức chào với mức độ thân mật và gắn với đặc điểm văn hoá dân tộc: nắm tay nhau, bá vai, vỗ vai nhau, ôm hôn.
- của lời chào hỏi chính là chúng ta tự đặt mình trong hệ thông của cách xử thế đã được quy định và được xã hội chấp thuận..
- Phép lịch sự dạy chúng ta tôn trọng người khác: con người họ, tuổi tác, địa vị xã hội, nghề nghiệp, giới tính, tài sản của họ, cuộc sống riêng tư của họ.
- Đó chính là một nghệ thuật sống tế nhị và không bao giờ buộc người khác phải chấp nhận mình một cách thô bạo (mình là người cấp trên, người tài giỏi.
- Kính trọng ai là thể hiện sự hiểu biết, sự kính trọng và nhìn nhận những điều họ được hưởng: kính trọng người có tuổi kính nể địa vị xã hội của họ… Kính trọng ai là giúp đỡ người ấy được giới thiệu theo một hình ảnh tốt và đầy đủ về bản thân họ..
- Những hình thức của sự tôn trọng này thể hiện sự tế nhị và sự dè dặt.
- Mỗi người chú ý đến trật tự xã hội và tự giới thiệu một hình ảnh đúng đắn về bản thân..
- Mỗi người thừa nhận mình là một thành viên của một tập thể, một cộng đồng nhất định, mà không phải là một cá nhân duy nhất vượt trội, sống tách biệt với người khác.
- Ở đây tính xã hội vượt lên tính cá nhân.
- Cá nhân hoà đồng vào xã hội..
- Biết thích ứng, đó là yêu cầu cơ bản đảm bảo cho cá nhân tham gia và hoà đồng vào xã hội.
- Để có thể sống với người khác và sống thoải mái với họ, cần thiết phải thích ứng với những luật tục thông thường đang diễn ra chung quanh mình.
- Sự hài hoà trong việc tự thể hiện bản thân về mặt hình thể nhu màu sắc, chất liệu quần áo, dáng vẻ đi đứng phải phù hợp với lứa tuổi, địa vị xã hội và hoàn cảnh cụ thể cũng có ý nghĩa quan trọng.
- Sự hài hoà cũng đòi hỏi chú ý việc quản lý thời gian (gặp nhau nói chuyện ngắn hay dài tuỳ tình hình), địa điểm và cách xử sụ phù hợp với mồi trường chung quanh (ví dụ không nên đứng giữa đường, giữa hai xe máy, nói chuyện với nhau rông dài, nói to, cười to…)..
- Kính trọng người khác và tôn trọng mình, gắn bó chặt chẽ với nhau..
- Kính trọng người khác, là thể hiện sự coi trọng và quý mến họ.
- Kính trọng người khác còn thể hiện ở chỗ không làm gì mất mặt họ.
- Ví dụ nói xấu họ một cách bóng gió.
- Ví dụ không hỏi ông bố ngay ở nơi công cộng về cậu con trai nghiện hút, bỏ học, khiến người khác chú ý nghe và ông ta lúng túng, xấu hổ.
- Sự tôn trọng người khác gắn với việc tôn trọng bản thân, thể hiện việc bảo vệ danh dự cá nhân và ý thức tự trọng.
- Tự trọng cũng là giúp người khác khi tiếp xúc với mình khỏi lúng túng (ví dụ họ phải tiếp xúc với người ăn mặc quá nhếch nhác, nói năng thô lỗ.
- Từ cách xử thế đúng đắn, lịch sự trong giao tiếp xã hội mà người ta có nhận thức đúng đắn về bản thân và về người khác.
- Cách xử thế thể.hiện vôn sống của mỗi cá nhân, sự hiểu biết của mỗi người về các quan hệ xã hội..
- Tóm lại, cách xử thế giúp con người đạt được những yêu cầu mong muốn trong quan hệ giao tiếp, giúp xây dựng những quan hệ tốt trong gia đình, ngoài xã hội, họ làm việc có kết quả và sống thoải mái.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt