Academia.eduAcademia.edu
BỘ TƢ PHÁP CHÍNH PHỦ VƢƠNG QUỐC ANH DỰ ÁN THÖC ĐẨY MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CÔNG BẰNG Ở ASEAN CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LIÊN HỢP QUỐC BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GIA NHẬP CÔNG ƢỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ THỎA THUẬN QUỐC TẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THÔNG QUA HÕA GIẢI CỦA VIỆT NAM Chuyên gia độc lập: - Đoàn Thanh Huyền - Nguyễn Thị Chính - Đỗ Thị Thu Trang - Tiến sĩ Dalma R Demeter Hà Nội, 2021 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................................. 4 PHẦN I: GIỚI THIỆU ................................................................................................................................... 6 A. Bối cảnh ................................................................................................................................................ 6 C. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................................. 9 D. Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................................................................. 9 E. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................................................... 10 PHẦN II: NỘI DUNG CÔNG ƢỚC ............................................................................................................ 11 A. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ƣớc Singapore..................................................................... 11 B. Mục tiêu của Công ƣớc Singapore........................................................................................................ 13 C. Nội dung Công ƣớc Singapore ............................................................................................................. 13 1. Phạm vi áp dụng: .............................................................................................................................. 13 2. Các trƣờng hợp loại trừ ................................................................................................................... 16 3. Nguyên tắc cơ bản ............................................................................................................................ 17 4. Điều kiện để đƣợc trợ giúp .............................................................................................................. 18 5. Căn cứ từ chối trợ giúp ..................................................................................................................... 19 6. Đơn hoặc yêu cầu song song ............................................................................................................. 22 7. Các quy định về liên quan đến công pháp quốc tế.............................................................................. 22 PHẦN III: PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM NƢỚC NGOÀI ................................................................... 27 A. Singapore ............................................................................................................................................ 28 1. Pháp luật và thực tiễn hòa giải trong nƣớc ......................................................................................... 28 2. Công ƣớc Singapore tại Singapore.................................................................................................. 31 B. Hàn Quốc............................................................................................................................................ 32 1. Pháp luật và thực tiễn trong nƣớc về hòa giải ................................................................................. 32 2. Công ƣớc Singapore tại Hàn Quốc ................................................................................................. 34 C. Trung Quốc ........................................................................................................................................ 35 1. Pháp luật và thực tiễn trong nƣớc về hòa giải ................................................................................. 35 2. Công ƣớc Singapore tại Trung Quốc .............................................................................................. 37 D. Hoa Kỳ................................................................................................................................................ 39 1. Pháp luật và thực tiễn trong nƣớc về hòa giải ................................................................................. 39 2 2. Công ƣớc Singapore tại Hoa Kỳ ..................................................................................................... 42 E. Đức và Liên minh châu Âu................................................................................................................. 43 1. Pháp luật và thực tiễn hòa giải trong nƣớc...................................................................................... 47 2. Công ƣớc Singapore tại EU ............................................................................................................ 50 F. Bài học cho Việt Nam......................................................................................................................... 52 PHẦN IV: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI ........................................................................................................................................... 55 A. Đánh giá tính tƣơng thích giữa Công ƣớc Singapore với các quy định pháp luậtViệt Nam về hòa giải... 55 1. Về phạm vi áp dụng ........................................................................................................................ 55 2. Loại trừ áp dụng .............................................................................................................................. 59 3. Về thủ tục công nhận kết quả hòa giải thƣơng mại ......................................................................... 59 4. Về điều kiện để dựa vào thỏa thuận giải quyết tranh chấp ............................................................. 61 5. Đơn yêu cầu song song ................................................................................................................... 62 B. Thực tiễn hòa giải thƣơng mại và thoả thuận giải quyết tranh chấp hòa giải thƣơng mại tại Việt Nam ... 63 1. Thực tiễn hoà giải thƣơng mại .......................................................................................................... 63 2. Công nhận kết quả hoà giải thƣơng mại ............................................................................................ 64 PHẦN V: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.............................................................................................................. 66 A. Đánh giá khả năng Việt Nam gia nhập Công ƣớc Singapore................................................................. 66 1. Sự cần thiết tham gia Công ƣớc Singapore ........................................................................................ 66 2. Tác động của Công ƣớc Singapore.................................................................................................... 67 3. Thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam gia nhập Công ƣớc Singapore .................................................. 68 B. Kiến nghị, đề xuất ................................................................................................................................ 70 1. Về hoàn thiện thể chế: ...................................................................................................................... 70 2. Về xây dựng thiết chế ....................................................................................................................... 71 3. Tăng cƣờng nhận thức, nâng cao năng lực ........................................................................................ 72 3 LỜI NÓI ĐẦU Báo cáo đánh giá khả năng tham gia Công ƣớc Liên hợp quốc về thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải (Công ƣớc Singapore) của Việt Nam là kết quả của một trong những hoạt động đƣợc thực hiện trong khuôn khổ chƣơng trình hợp tác giữa Bộ Tƣ pháp và Dự án khu vực của Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc UNDP (sau đây gọi là Dự án) do Quỹ Thịnh vƣợng của Vƣơng quốc Anh tài trợ nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện môi trƣờng kinh doanh công bằng và xây dựng hệ thống tƣ pháp liêm chính. Báo cáo đƣợc xây dựng với mong muốn góp phần cung cấp thêm nguồn tài liệu để Bộ Tƣ pháp và các Bộ, ngành liên quan tham khảo trong quá trình đề xuất chính sách nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế. Báo cáo sẽ đƣợc công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tƣ pháp. Báo cáo thể hiện quan điểm của chuyên gia độc lập và không có sự liên hệ hoặc nhằm mục đích thể hiện quan điểm của UNDP hay bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam nào. Báo cáo dựa trên nghiên cứu hiện hành, giới hạn về phạm vi do Công ƣớc Singpore là một Công ƣớc mới đƣợc thông qua năm 2019 và có hiệu lực vào tháng 9 năm 2020, chỉ có 7 thành viên vào thời điểm xây dựng Báo cáo này. Các chuyên gia độc lập muốn bày tỏ sự cảm ơn đối với UNDP, Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tƣ pháp vì sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả để hoàn thành Báo cáo này. Về phạm vi và cơ cấu của Báo cáo, Báo cáo gồm có các phần chính nhƣ sau: Phần I. Giới thiệu Phần này xác định bối cảnh chung: tóm tắt sự ra đời của Công ƣớc Singapore và sự cần thiết nghiên cứu khả năng tham gia Công ƣớc của Việt Nam. Phần II. Nội dung Công ƣớc Phần này trình bày lịch sử và phân tích các nội dung cơ bản của Công ƣớc Singapore. Phần III. Tổng quan kinh nghiệm nƣớc ngoài Phần này giới thiệu kinh nghiệm của một số nƣớc về cơ chế hòa giải thƣơng mại, ghi nhận hiệu lực và thi hành thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, đặc biệt là quan điểm của các nƣớc đối với việc tham gia và thực thi Công ƣớc Singapore Phần IV. Pháp luật và thực tiễn Việt Nam 4 Phần này phân tích các quy định của pháp luật và thực tiễn Việt Nam liên quan đến hòa giải thƣơng mại, công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án. Phần V. Kiến nghị Phần này đánh giá về sự cần thiết, thuận lợi, khó khăn trong việc tham gia Công ƣớc và đƣa ra đề xuất, kiến nghị cho Việt Nam. 5 PHẦN I: GIỚI THIỆU A. Bối cảnh 1. Trong kinh doanh thƣơng mại, không thể tránh khỏi những bất đồng, tranh chấp giữa các bên. Nhiều phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại ra đời trên thế giới, từ phƣơng thức truyền thống là giải quyết tranh chấp tại tòa án, đến nhiều phƣơng thức giải quyết tranh chấp thay thế cho tòa án. Mỗi phƣơng thức có những ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng phù hợp với nhu cầu của các bên tranh chấp. Trong các phƣơng thức giải quyết tranh chấp thay thế hiện nay, hòa giải có nhiều ƣu điểm nhƣ tiết kiệm chi phí, thời gian cho các bên tranh chấp, có thể lựa chọn bất kỳ lúc nào trƣớc hoặc trong khi xảy ra tranh chấp, thủ tục thực hiện linh động theo thỏa thuận và nhu cầu của các bên. Lợi ich lớn nhất của hòa giải là khă năng tìm ra giải pháp thỏa mãn tất cả các bên, không bị giới hạn bởi các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Kết quả của việc giải quyết tranh chấp bằng phƣơng thức hòa giải dễ đƣợc thực thi do đó là thỏa thuận thiện chí, tự nguyện của các bên. Mặc dù vậy, nếu việc thi hành là cần thiết, thì việc thi hành có thể giúp các bên giữ đƣợc mối quan hệ thƣơng mại tốt sau khi những tranh chấp đã đƣợc giải quyết. 2. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, việc công nhận xuyên biên giới các thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải đòi hỏi sự hợp tác giữa các quốc gia có chủ quyền. Một mặt, các quốc gia của các bên liên quan cần hỗ trợ để thi hành xuyên biên giới các thỏa thuận hòa giải riêng lẻ. Mặt khác, việc công nhận ở cấp độ khu vực và toàn cầu các thỏa thuận giải quyết tranh chấp nói chung và các thỏa thuận giải quyết tranh chấp đạt đƣợc qua hòa giải là cần thiết để tạo ra nền tảng pháp lý thống nhất cho phƣơng thức giải quyết tranh chấp hỗ trợ cho quan hệ thƣơng mại. Vì vậy, cộng đồng quốc tế cần xây dựng một công cụ pháp lý chung điều chỉnh việc công nhận và thi hành kết quả giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải. Trọng tài thƣơng mại quốc tế đã nhận đƣợc hỗ trợ tƣơng tự và đƣợc công nhận toàn cầu là một hệ thống giải quyết tranh chấp nhờ Công ƣớc New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài (Công ƣớc New York). Công ƣớc New York là một công cụ pháp lý đảm bảo cho kết quả giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng trọng tài đƣợc ghi nhận thi hành tại các quốc gia thành viên. Có hiệu lực từ năm 1959 với 168 quốc gia thành viên vào thời điểm xây dựng Báo cáo này, Công ƣớc New York là công cụ chính trong củng cố thƣơng mại quốc tế qua giải quyết tranh chấp ngoài tòa án. Những thập niên vừa qua đã chứng kiến sự gia tăng về tính phức tạp của trọng tài và xu hƣớng lớn dần lên trong lựa chọn quy trình giải quyết tranh chấp ít đối kháng hơn. Tuy nhiên, phải đến năm 2018 việc công nhận và thi hành các thỏa thuận giải quyết tranh chấp là kết quả của hòa giải mới trở thành đối tƣợng của một điều ƣớc 6 quốc tế khiến cho hòa giải trở thành một phƣơng thức giải quyết tranh chấp hấp dẫn trong bối cảnh quan hệ kinh doanh xuyên biên giới. 3. Nhằm thúc đẩy sự phát triển của phƣơng thức hòa giải thƣơng mại trên thế giới tƣơng tự nhƣ trọng tài, Ủy ban liên hợp quốc về Luật thƣơng mại quốc tế (UNCITRAL) đã thông qua Công ƣớc của Liên hợp quốc về thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải (Công ƣớc Singapore). Công ƣớc Singapore tạo ra cơ sở pháp lý trƣớc đây còn thiếu cho việc công nhận và thi hành các thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thƣơng mại thông qua hòa giải và nhờ đó tạo nền tảng pháp lý cho một phƣơng thức giải quyết tranh chấp lựa chọn hiện đã phổ biến hỗ trợ đƣợc cho quan hệ kinh doanh lâu dài. B. Sự cần thiết thực hiện nghiên cứu 4. Ngay từ khi mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã ý thức đƣợc việc cần thiết phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế về pháp luật, tạo dựng một khung pháp lý đầy đủ và hiệu quả hơn cho việc thu hút, bảo hộ hoạt động đầu tƣ của nƣớc ngoài vào Việt Nam, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp trong nƣớc hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp nƣớc ngoài. Việc Việt Nam gia nhập Công ƣớc New York vào năm 19951, cho thấy Nhà nƣớc, Chính phủ Việt Nam hiểu rõ rằng một khuôn khổ pháp lý thống nhất cho giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các phƣơng thức lựa chọn là một phần không thể thiếu để hỗ trợ thƣơng mại xuyên quốc gia. 5. Trong các phƣơng thức giải quyết tranh chấp thay thế, hòa giải là một sự chọn lựa hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất phát chính từ những ƣu điểm vƣợt trội của phƣơng thức này: tiết kiệm thời gian, chi phí, linh hoạt và giữ đƣợc mối quan hệ kinh doanh giữa các bên. Nắm bắt đƣợc xu thế phát triển kinh tế toàn cầu, chủ trƣơng về việc phát triển các phƣơng thức giải quyết tranh chấp thay thế đƣợc ghi nhận tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam tới năm 2010, tầm nhìn tới năm 20202; về “Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020”3 và đặc biệt Điều 5 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thƣơng mại (Nghị định 22/2017/NĐ-CP)4.). Trong năm 2020, tổng kết 15 năm thi hành Nghị quyết 48-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW, Bộ Chính trị đặt Việt Nam gia nhập Công ƣớc New York theo Quyết định 458/QĐ-CTN ngày 28/7/1995 của Chủ tịch nƣớc Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam tới năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020 Mục II.6 yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế (trọng tài và hoà giải) phù hợp với thƣơng mại quốc tế 3 Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020”Mục II.2.1 quy định một trong những nhiệm vụ cải cách tƣ pháp là “khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thƣơng lƣợng, hòa giải, trọng tài” 4 Điều 5 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thƣơng mại quy định “Nhà nƣớc khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng hòa giải thƣơng mại để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thƣơng mại và các tranh chấp khác mà pháp luật quy định đƣợc giải quyết bằng hòa giải thƣơng mại” 1 2 7 ra nhiệm vụ tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp đã đƣợc nêu tại 02 nghị quyết này. 6. Chủ trƣơng về phát triển phƣơng thức giải quyết tranh chấp thay thế đã đƣợc thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc nhƣ Luật hoà giải ở cơ sở năm 2013, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) 5 , Nghị định 22/2017/NĐ-CP. Trên bình diện quốc tế, ngay từ những ngày đầu khi sáng kiến lập pháp xây dựng một văn kiện mang tính quốc tế về cơ chế công nhận và thi hành thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải đƣợc đƣa vào chƣơng trình làm việc của Nhóm công tác II của UNCITRAL6, đại diện Việt Nam cũng tham dự các phiên họp nhóm công tác của UNCITRAL về xây dựng và đàm phán Công ƣớc Singapore với tƣ cách quan sát viên7, tiếp đó cử đại diện tham gia Lễ ký Công ƣớc này vào ngày 7/8/2019 tại Singapore8, thể hiện sự ủng hộ với Công ƣớc. 7. Theo Công ƣớc Singapore, hiệu lực của thỏa thuận hòa giải thƣơng mại quốc tế không chỉ nhƣ một hợp đồng mà đƣợc ghi nhận và bảo đảm thực hiện bằng hệ thống cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tại tất cả các quốc gia thành viên Công ƣớc. Nếu Việt Nam gia nhập Công ƣớc, cả doanh nghiệp nƣớc ngoài và Việt Nam đều đƣợc hƣởng lợi từ văn kiện pháp lý này trong việc bảo đảm thi hành các thỏa thuận giải quyết tranh chấp quốc tế đạt đƣợc thông qua hòa giải, củng cố vị thế cho hòa giải so với các phƣơng thức giải quyết tranh chấp có tính đối kháng hơn. Áp lực cho các tòa án của Việt Nam cũng đƣợc giảm bớt và các doanh nghiệp có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh, duy trì danh tiếng và các mối quan hệ làm ăn ngay cả khi có tranh chấp. Bên cạnh đó, là thành viên của UNCITRAL trong nhiệm kỳ 6 năm kể từ năm 20199, việc Việt Nam gia nhập một công ƣớc do UNCITRAL xây dựng và đề xuất cũng thể hiện vai trò tích cực trong công cuộc “thúc đẩy sự hài hòa và thống nhất từng bƣớc pháp luật thƣơng mại quốc tế”10. 8. Việt Nam đã có các quy định pháp luật điều chỉnh về hòa giải thƣơng mại11 và việc công nhận và thi hành các thỏa thuận giải quyết tranh chấp là kết quả của hòa Chƣơng XXXIII – Công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án A/70/17 đoạn 142 7 UNCITRAL, Các báo cáo của Nhóm công tác II từ Phiên 63 đến 68 https://uncitral.un.org/working_groups/2/arbitration 8 Hơn 50 quốc gia tại Singapore vào ngày 7 tháng 8 để ủng hộ Công ƣớc mới về hòa giải ngày 29/7/2019 https://www.singaporeconvention.org/media/media-release/suport-mediation-treaty#Annex_A) (truy cập ngày 20/5/2021) – Theo Bộ Tƣ pháp Việt Nam, bà Phạm Hồ Hƣơng, Phó Vụ trƣởng Vụ Pháp luật quốc tế Bộ Tƣ pháp đã tham gia lễ ký. 9 Quyết định của Đại hội đồng Liên hợp quốc 73/412 10 Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc 2205(XXI) ngày 17/12/1966 xác định mục tiêu của UNCITRAL. 11 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/2/2017 về hòa giải thƣơng mại. 5 6 8 giải trong nƣớc12 hoặc trọng tài13. Tuy nhiên, không có cơ chế để công nhận hay thi hành thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp đạt đƣợc qua hòa giải, dẫn đến khoảng trống trong hệ thống pháp luật Việt Nam đặt phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế một cách thân thiện này vào tình thế bất lợi. Nhƣ các văn kiện quốc tế khác, việc gia nhập Công ƣớc Singapore đòi hỏi đánh giá toàn diện sự phù hợp của Công ƣớc với pháp luật Việt Nam. Chính vì vậy, tại Quyết định số 1268/QĐTTg ngày 02/10/2019 về phê duyệt đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp về hợp đồng bằng phƣơng thức trọng tài thƣơng mại, hòa giải thƣơng mại, Thủ tƣớng Chính phủ đã giao Bộ Tƣ pháp chủ trì nghiên cứu, đánh giá khả năng Việt Nam gia nhập Công ƣớc Liên hợp quốc về thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải và các giải pháp thực thi Công ƣớc. 9. Trong bối cảnh đó, việc dự án phối hợp với Bộ Tƣ pháp triển khai hoạt động nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật quốc tế, có kinh nghiệm trực tiếp giải quyết tranh chấp quốc tế để đƣa ra những đánh giá khách quan về khả năng gia nhập Công ƣớc Singapore của Việt Nam và đề xuất giải pháp thực hiện nhằm cung cấp tƣ liệu tham khảo, hỗ trợ cho Bộ Tƣ pháp thực hiện nhiệm vụ đƣợc Chính phủ giao là thiết thực và kịp thời. C. Mục tiêu nghiên cứu 10. Mục tiêu cụ thể của Báo cáo là cung cấp các thông tin về lý luận cũng nhƣ thực tiễn về hòa giải thƣơng mại quốc tế, Công ƣớc Singapore nhằm hỗ trợ cho Bộ Tƣ pháp tham khảo xây dựng báo cáo trình các cấp có thẩm quyền về việc gia nhập Công ƣớc của Việt Nam14. Ngoài ra, nghiên cứu giúp nâng cao năng lực và nhận thức của các tổ chức, cá nhân liên quan về hòa giải thƣơng mại nói chung và hòa giải thƣơng mại quốc tế nói riêng. Mục tiêu tổng thể là góp phần hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh tại Việt Nam, thúc đẩy giao lƣu thƣơng mại quốc tế. D. Phạm vi nghiên cứu: 11. Báo cáo làm rõ nội dung của Công ƣớc Singapore là điều chỉnh việc ghi nhận hiệu lực và thi hành thỏa thuận hòa giải thƣơng mại quốc tế. Báo cáo làm rõ quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam có liên quan hoặc có khả năng mâu thuẫn với Bộ luật tố tụng dân sự 92/2015/QH13, ngày 25/11/2015, Chƣơng XXXIII. Luật trọng tài thƣơng mại số 54/2010/QH12 ngày 17/6/2010 14 Nhiệm vụ nghiên cứu Công ƣớc Singapore đƣợc giao cho Bộ Tƣ pháp trong Công văn số 6067/VPCP-QHQT ngày 9/7/2019 của Văn phòng Chính phủ “Bộ Tƣ pháp chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu và đánh giá tác động và khả năng gia nhập Công ƣớc, và báo cáo Thủ tƣớng khi Việt Nam đủ điều kiện gia nhập Công ƣớc. Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 2/10/2019 phê duyệt Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài và hòa giải thƣơng mại, Thủ tƣớng đã giao Bộ Tƣ pháp chủ trì nghiên cứu và đánh gia khả năng gia nhập và thực thi Công ƣớc Singapore 12 13 9 nội dung Công ƣớc. Vì mục đích này, Báo cáo tập trung phân tích nội dung Công ƣớc và so sánh với các quy định tƣơng ứng của pháp luật Việt Nam. 12. Báo cáo giới thiệu tổng quan trên cơ sở so sánh kinh nghiệm của một số quốc gia về pháp luật và thực tiễn hoà giải thƣơng mại và quan hệ với Công ƣớc Singapore. Do Công ƣớc mới có hiệu lực gần đây, phần này chỉ dựa vào quan điểm của các quốc gia về việc gia nhập Công ƣớc đƣợc thể hiện trong các nguồn không chính thức, hơn là phân tích các số liệu cụ thể về việc thực thi Công ƣớc, vốn chƣa có sẵn vào thời điểm này. 13. Báo cáo đƣa ra các khuyến nghị về khả năng gia nhập Công ƣớc Singapore của Việt Nam. Báo cáo chỉ phân tích các thuận lợi và khó khăn chung trong việc gia nhập Công ƣớc. Việc xây dựng một báo cáo đánh giá tác động toàn diện về việc gia nhập Công ƣớc của Việt Nam vƣợt quá thời gian và nguồn lực của dự án này. Cuối cùng, báo cáo sẽ đƣa ra một số đề xuất góp phần hoàn thiện thể chế pháp luật Việt Nam nâng cao hiệu quả của hoạt động giải quyết tranh chấp thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài bằng hòa giải. E. Phƣơng pháp nghiên cứu 14. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đã đề ra, Báo cáo là một tài liệu nghiên cứu lý thuyết và phân tích pháp lý nhằm đề xuất cải cách pháp luật tại Việt Nam. Báo cáo chủ yếu dựa vào phƣơng pháp nghiên cứu mô tả các học thuyết pháp lý, xác định và phân tích các quy định pháp luật. Trong phạm vi giới hạn hơn, Báo cáo cũng dựa vào các số liệu định tính và định lƣợng thu thập đƣợc từ những ngƣời tham gia vào quá trình xây dựng Công ƣớc và thông qua Công ƣớc tại các nƣớc khác. 15. Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để đánh giá bình luận Công ƣớc, pháp luật Việt Nam và thực tiễn hòa giải. Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để chỉ ra các điểm phù hợp giữa Công ƣớc và hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam. Cả cách tiếp cận diễn giải và tổng hợp đều đƣợc sử dụng để giải thích về sự liên quan và lợi ích của việc Việt Nam gia nhập Công ƣớc. . 10 PHẦN II: NỘI DUNG CÔNG ƢỚC A. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ƣớc Singapore 16. Hòa giải là một trong các phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế thay thế hiệu quả nhất. Hòa giải đã đƣợc nhiều quốc gia áp dụng và chứng minh hiệu quả trên thực tế nhờ những điểm ƣu việt riêng có của phƣơng thức này nhƣ quy trình thủ tục đơn giản, tiết kiệm thời gian, chi phí, bảo mật, khả năng đƣa ra các giải pháp dựa trên lợi ích và duy trì quan hệ kinh doanh sau tranh chấp, giảm căng thẳng cho các bên. Mặc dù vậy, phƣơng thức hòa giải trƣớc đây chƣa thực sự hấp dẫn các bên đang tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp của mình bởi khả năng thi hành kết quả hòa giải, đặc biệt đối với quan hệ thƣơng mại xuyên biên giới. Trong các phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế, các điều ƣớc quốc tế về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nƣớc ngoài15 và trong một chừng mực hạn chế hơn các phán quyết của tòa án nƣớc ngoài16 đã khiến cho tố tụng tòa án và trọng tài phục vụ tốt hơn mục tiêu này trong quá khứ. 17. Việc công nhận thỏa thuận giải quyết tranh chấp đạt đƣợc thông qua hòa giải chỉ đƣợc điều chỉnh bởi một văn kiện hài hòa hóa quốc tế về pháp luật từ năm 2002. Theo Điều 14 Luật mẫu UNCITRAL về hòa giải thƣơng mại quốc tế (Luật mẫu về hòa giải)17 “Nếu các bên ký kết thỏa thuận giải quyết tranh chấp, thỏa thuận đó có tính ràng buộc và có thể thi hành”. Vào tháng 5 năm 2014, Hoa Kỳ đã nộp một đề xuất cho Ban thƣ ký UNCITRAL về công việc trong tƣơng lai liên quan đến thi hành thỏa thuận quốc tế về giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải18. Vào phiên họp thứ 47 của mình, UNCITRAL đã nhất trí giao cho Nhóm công tác II nghiên cứu vấn đề về thi hành thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thƣơng mại thông qua hòa giải vào Công ƣớc về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nƣớc ngoài (New York 1958), Công ƣớc New York với 168 thành viên. https://uncitral.un.org/en/texts/arbitration/conventions/foreign_arbitral_awards/status2 16 Công ƣớc La Hay năm 1971 và 2019 về công nhận và thi hành phán quyết nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự và thƣơng mại, chỉ có tƣơng ứng 5 và 3 thành viên. Công nhận phán quyết nƣớc ngoài thƣờng đƣợc điều chỉnh bởi các thỏa thuận song phƣơng có đi có lại giữa các quốc gia. Việt Nam đã ký 17 Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự có các quy định về công nhận và thi hành phán quyết nƣớc ngoài. Danh mục các Hiệp định có tại http://vbpl.vn/Pages/danh-sach-dieu-uoc.aspx?DULinhVuc=9 (truy cập ngày 30/6/2021) 17 Đƣợc thay thế bằng Luật Mẫu UNCITRAL 2018 về hòa giải thƣơng mại quốc tế và thỏa thuận quốc tế về giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ( Luật Mẫu về hòa giải). Luật mẫu mới vẫn giữ nguyên quy định này tại Điều 15 18 A/CN.9/822 15 11 phiên họp thứ 62 của nhóm công tác II và báo cáo tại phiên họp thứ 48 của Ủy ban năm 2015.19 18. Nhóm công tác II nhận thấy rằng giá trị và khả năng thi hành của thỏa thuận hòa giải thành là kết quả của quá trình hòa giải có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia, thậm chí còn chƣa đƣợc ghi nhận tại nhiều quốc gia làm hạn chế hiệu quả, ảnh hƣởng đến sự phát triển của phƣơng thức giải quyết tranh chấp nhiều ƣu điểm này. Hệ quả là trong nhiều trƣờng hợp, các bên tranh chấp có thể phải giải quyết lại vụ việc tại tòa án hoặc trọng tài để đƣợc sự hỗ trợ từ cơ chế công nhận và thi hành các phán quyết của tòa án, trọng tài đƣợc đảm bảo bởi pháp luật nƣớc ngoài, các thỏa thuận có đi có lại và các điều ƣớc quốc tế nhƣ Công ƣớc New York. Vì vậy, UNCITRAL vào phiên họp thứ 48 đã yêu cầu Nhóm công tác II “tiến hành công việc tại phiên thứ sáu ba về chủ đề thi hành các thỏa thuận giải quyết tranh chấp để xác định các vấn đề liên quan và phát triển các giải pháp có thể, bao gồm cả chuẩn bị một công ƣớc, quy định mẫu hoặc văn bản hƣớng dẫn”20. 19. Trải qua 6 phiên thảo luận, Nhóm công tác II đã xây dựng một dự thảo Công ƣớc về thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải21 và một dự thảo sửa đổi Luật Mẫu về hòa giải thƣơng mại quốc tếcho phù hợp với Công ƣớc mới22. Văn bản dự kiến hƣớng đến phát triển hòa giải thành phƣơng thức giải quyết tranh chấp quốc tế tƣơng tự cách thức mà Công ƣớc New York 1958 đã thúc đẩy sự phát triển của phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Vì mục đích này, quá trình thảo luận đã thu hút sự tham gia tích cực của toàn bộ thành viên UNCITRAL và nhiều tổ chức phi chính phủ23. Nhiều quốc gia là đối tác thƣơng mại lớn của Việt Nam đã tích cực thúc đẩy việc xây dựng và ký Công ƣớc nhƣ Hoa Kỳ, Vƣơng quốc Anh, Trung Quốc, Singapore. Sau 4 năm xây dựng, Công ƣớc đã đƣợc hoàn thiện trình Ủy ban vào phiên họp thứ 51. Công ƣớc và Luật Mẫu đã đƣợc sửa đổi đƣợc Đại hội đồng thông qua vào ngày 20/12/2018 thông qua các Nghị quyết 73/19824 và 73/19925. 19 A/CN.9/WG.II/WP.187 - Settlement of commercial disputes: enforceability of settlement agreements resulting from international commercial conciliation/mediation – Tóm tắt nội dung phiên họp số 62 của Nhóm công tác 2 từ 2-6/2/2015 về Giải quyết tranh chấp thƣơng mại: khả năng thi hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp đạt đƣợc thông qua hòa giải 20 A/70/17 đoạn 142 21 A/CN.9/942 22 A/CN.9/943 23 Nadja Alexander & Shouyu Chong, “An introduction to the Singapore Convention on Mediation - Perspectives from Singapore” [Giới thiệu về Công ƣớc Singapore về hòa giải- quan điểm của Singapore], Research Collection School Of Law, Nederlands-Vlaams tijdschrift voor mediation en conflictmanagement. 4, 2019 , pp.37-56. Available at https://ink.library.smu.edu.sg/sol_research/2775/ (Last visited on 20/5/2021) A/CN.9/934 - các đoạn 5 and 8 24 A/RES/73/198 25 A/RES/73/199 12 20. Ngày 7/8/2019, lễ ký Công ƣớc đƣợc tổ chức tại Singapore, do đó Công ƣớc có tên “Công ƣớc Singapore”. Có 46 quốc gia đã ký Công ƣớc vào bao gồm cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đại diện cho cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. 24 quốc gia khác tham gia lễ ký cũng bày tỏ sự ủng hộ Công ƣớc. Công ƣớc Singapore có hiệu lực vào ngày 12/9/2020. Vào ngày lập Báo cáo này, tổng số 55 quốc gia đã trở thành Bên ký kết Công ƣớc và 7 trong số đó đã phê chuẩn hoặc phê duyệt Công ƣớc.26 B. Mục tiêu của Công ƣớc Singapore 21. Mục tiêu chính của Công ƣớc đƣợc xác định trong lời mở đầu. Mục tiêu bao gồm thúc đẩy hòa giải nhƣ một phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho thƣơng mại quốc tế phát triển hài hòa, “qua đó góp phần thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, chủ yếu là Mục tiêu phát triển bền vững số 16”27 để “thúc đẩy các cộng đồng hòa bình và toàn diện cho phát triển bền vững, cung cấp tiếp cận công lý cho mọi ngƣời và xây dựng các thể chế toàn diện, hiệu quả và có trách nhiệm giải trình ở mọi cấp độ”28. C. Nội dung Công ƣớc Singapore 22. Công ƣớc Singapore bao gồm 16 Điều điều chỉnh phạm vi áp dụng, nguyên tắc chung và định nghĩa, các điều kiện để thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải đƣợc viện dẫn hoặc thi hành, các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền của nƣớc đƣợc yêu cầu từ chối trợ giúp… Công ƣớc cũng có quy định rõ cơ chế để gia nhập, bảo lƣu và bãi ƣớc. 1. Phạm vi áp dụng: 23. Theo Điều 1.1 Công ƣớc, Công ƣớc “áp dụng với thỏa thuận là kết quả của hòa giải và đƣợc lập thành văn bản giữa các bên để giải quyết một tranh chấp thƣơng mại (thỏa thuận giải quyết tranh chấp) mà vào thời điểm ký kết, là có tính quốc tế…”Để thuộc phạm vi của Công ƣớc, có 4 điều kiện cần phải đƣợc thỏa mãn: a. Thỏa thuận giải quyết tranh chấp phải là kết quả của hòa giải 24. Điều 2.3 của Công ƣớc quy định Tình hình ký kết Công ƣớc Singapore có tại địa chỉ https://treaties.un.org/pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XXII-4&chapter=22&clang=_en 27 Công ƣớc Singapore UNCITRAL, United Nations Convention on International Settlement Agreements Resulting from Mediation (New York, 2018) (the "Singapore Convention on Mediation") Purpose, Available at https://uncitral.un.org/en/texts/mediation/conventions/international_settlement_agreements (truy cập ngày 20/5/2021) 28 See https://sdgs.un.org/goals/goal16 26 13 “Hòa giải là một thủ tục, bất kể cách diễn đạt được sử dụng hay căn cứ mà thủ tục này được thực hiện, nhờ đó các bên nỗ lực giải quyết tranh chấp một cách thân thiện với sự hỗ trợ của bên thứ ba (hòa giải viên) không có thẩm quyền áp đặt giải pháp cho các bên tranh chấp”. 25. Hòa giải (mediation) là thuật ngữ đƣợc sử dụng thay cho “conciliation” trong các văn bản của UNCITRAL trƣớc đây. Theo giải thích tại Ghi chú của UNCITRAL do Ban thƣ ký lập vào Phiên thứ 68 của Nhóm công tác II29: hiện nay trong tiếng Anh các thuật ngữ này đƣợc sử dụng thay thế cho nhau nhƣngthuật ngữ “mediation” đƣợc sử dụng rộng rãi hơn trên thực tiễn đƣợc lựa chọn để nâng cao khả năng áp dụng Công ƣớc cũng nhƣ Luật mẫu. Hòa giải có thể đƣợc tiến hành trên cơ sở những căn cứ khác nhau: thỏa thuận đƣa tranh chấp ra hòa giải của các bên, quy định của pháp luật hoặc đƣợc khuyến nghị bởi tòa án, trọng tài30. Khác với các phƣơng thức giải quyết tranh chấp tại tòa án hay trọng tài và các phƣơng thức giải quyết tranh chấp có tính chất đƣa ra quyết định, hòa giải viên là bên thứ ba trung lập không đƣợc ra quyết định về tranh chấp hay áp đặt ý chí của mình đối với kết quả hòa giải. Kết quả của hòa giải chỉ phụ thuộc vào sự thỏa hiệp giữa các bên tranh chấp, vai trò của hòa giải viên chỉ là hỗ trợ các bên tìm ra giải pháp mà các bên có thể chấp nhận; điều này mang đến cho các bên sự kiểm soát đáng giá đối với cách thức giải quyết tranh chấp của mình.Nếu các bên đạt đƣợc một thỏa thuận, thỏa thuận này theo Công ƣớc khác so với thỏa thuận hợp đồng thông thƣờng do đạt đƣợc với sự hỗ trợ của một bên thứ ba và nhằm để giải quyết tranh chấp. b. Thỏa thuận giải quyết tranh chấp phải bằng văn bản 26. Khoản 2 Điều 2 Công ƣớc Singapore quy định “Thỏa thuận giải quyết tranh chấp là “bằng văn bản” nếu nội dung của thỏa thuận này được ghi lại dưới bất kỳ hình thức nào. Yêu cầu thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng văn bản được đáp ứng trong trường hợp trao đổi thông tin điện tử nếu thông tin chứa đựng trong đó có thể truy cập được để có thể sử dụng được cho việc tham khảo sau này”. 27. Công ƣớc đã có cách thức quy định bao quát các dạng thức “bằng văn bản” của thỏa thuận hòa giải, cho phép tùy chỉnh theo sự phát triển của công nghệ. Hiện nay, những biến động môi trƣờng do dịch bệnh dẫn đến sự gia tăng của các phƣơng thức giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online Dispute Resolution, ODR) A/CN.9/WG.II/WP.205 (các đoạn 4-6) UNCITRAL - A/CN.9/896 - đoạn 42 https://undocs.org/A/CN.9/896 29 30 14 trong đó có hòa giải trực tuyến (e – mediation) trên phạm vi toàn cầu. Khái niệm “bằng văn bản” rộng tạikhoản 2 Điều 2 Công ƣớc Singapore đã tạo điều kiện cho một lƣợng lớn các trao đổi thông tin điện tử tạo thành các phát triển mới nhất trong lĩnh vực này. Điều này mở ra cơ hội để hòa giải trở thành một lựa chọn phù hợp với các bên trong hoạt động thƣơng mại cho dù có cần phải dựa vào công nghệ hay không. c. Tranh chấp phải là tranh chấp thƣơng mại 28. Công ƣớc Singapore chỉ giới hạn trong phạm vi các thỏa thuận hòa giải đối với những tranh chấp thƣơng mại. Không có định nghĩa về “thƣơng mại” trong Công ƣớc, quy định thay vào đó sử dụng phƣơng pháp loại trừ để quy định về “tranh chấp thƣơng mại”. Điều 1.2 liệt kê các tranh chấp mà Công ƣớc không áp dụng là (a) … phát sinh từ các giao dịch mà một trong các bên tham gia (ngƣời tiêu dùng) có mục đích cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình; (b) Liên quan đến pháp luật gia đình, thừa kế hoặc lao động. 29. Tuy nhiên, khái niệm “thƣơng mại” đƣợc định nghĩa trong Luật Mẫu về hòa giải, đƣợc sửa đổi nhằm phù hợp với Công ƣớc Singapore. Theo đó, khái niệm thƣơng mại đƣợc giải thích theo nghĩa rộng để bao gồm các vấn đề phát sinh từ tất cả các quan hệ có bản chất thƣơng mại, cho dù có bản chất hợp đồng hay không.31 Định nghĩa tƣơng tự cũng xuất hiện trong Luật Mẫu UNCITRAL về trọng tài thƣơng mại quốc tế (Luật Mẫu về trọng tài)32, tạo ra sự thống nhất giữa các khái niệm trong các văn kiện của UNCITRAL hài hòa hóa các phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế. Khi xây dựng Công ƣớc, có ý kiến cho rằng các tranh chấp liên quan đến ngƣời tiêu dùng, pháp luật gia đình, thừa kế hoặc lao động về bản chất không phải là tranh chấp thƣơng mại. Điều 1.2 vẫn đƣợc thêm vào để đảm bảo sự rõ ràng và phù hợp với các văn kiện khác của UNCITRAL33 d. Thỏa thuận giải quyết tranh chấp phải có “tính quốc tế”. 30. Tính “quốc tế” đƣợc định nghĩa tại Điều 1.1 Công ƣớc thông qua địa điểm kinh doanh của các bên trong tranh chấp và đƣợc đánh giá vào thời điểm ký kết thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Điều này cho phép một việc hòa giải không đƣợc coi là có tính quốc tế ngay từ đầu nhƣng lại có tính quốc tế vào thời điểm các bên ký thỏa thuận hòa giải, do có sự thay đổi về địa điểm kinh doanh. Điều 1.1 Luật Mẫu về hòa giải chú thích 1. Luật mẫu về trọng tài chú thích 1. 33 A/CN.9/896 - các đoạn 55- 60 31 32 15 Công ƣớc kế thừa Điều 1.4 Luật Mẫu về Hòa giải năm 2002 của UNCITRAL và Luật Mẫu về trọng tài của UNCITRAL, hơn là Công ƣớc New York mà Công ƣớc này lấy làm hình mẫu. Do đó, thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải có tính “quốc tế” mà không phải tính “nƣớc ngoài” và không gắn với một địa điểm pháp định cụ thể nhƣ phán quyết trọng tài trong Công ƣớc New York 31. Yêu cầu về tính quốc tế có thể đƣợc thỏa mãn thông qua ba lựa chọn khác nhau liên quan đến địa điểm kinh doanh nhƣng Công ƣớc không quy định về việc xác định địa điểm kinh doanh. Mặc dù vậy, Công ƣớc có quy định đối với trƣờng hợp một bên có nhiều hơn một địa điểm kinh doanh hoặc không có địa điểm kinh doanh (Điều 2.1 Công ƣớc). Ba trƣờng hợp xác định một thỏa thuận giải quyết tranh chấp có tính quốc tế là: - “ít nhất hai bên tham gia thỏa thuận giải quyết tranh chấp có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác nhau”34; hoặc (ii) quốc gia mà các bên tham gia thỏa thuận giải quyết tranh chấp có địa điểm kinh doanh khác với quốc gia mà phần đáng kể các nghĩa vụ theo thỏa thuận giải quyết tranh chấp đƣợc thực hiện35 hoặc quốc gia mà nội dung của thỏa thuận giải quyết tranh chấp có mối quan hệ gắn bó nhất36. 2. Các trƣờng hợp loại trừ 32. Để làm rõ hơn phạm vi áp dụng của Công ƣớc, Điều 1.2 và 1.3 Công ƣớc quy định Công ƣớc không áp dụng đối với một số trƣờng hợp. Điều 1.2 nêu trên dẫn chiếu đến trƣờng hợp nội dung của vụ việc, ngầm định nghĩa yêu cầu về tính thƣơng mại của tranh chấp. Điều 1.3 còn loại trừ các thỏa thuận giải quyết tranh chấp và [và] (i) Đã đƣợc tòa án công nhận hoặc đạt đƣợc trong quá trình tố tụng tại tòa án (ii) Đang đƣợc thi hành nhƣ phán quyết của tòa án tại quốc gia có tòa án đó; (b) Đƣợc ghi nhận và có thể đƣợc thi hành nhƣ một phán quyết trọng tài. 33. Việc loại trừ rõ ràng các phán quyết của tòa án và trọng tài phục vụ mục tiêu tránh sự trùng lặp với các văn kiện khác điều chỉnh thẩm quyền và việc thi Công ƣớc Singapore Điều 1 .1 (a) Công ƣớc Singapore Điều 1 .1 (b) (i) 36 Công ƣớc Singapore Điều 1 .1 (b) (ii) 34 35 16 hành các phán quyết của tòa án hoặc trọng tài nhƣ Công ƣớc New York và các Công ƣớc La Hay quy định. 3. Nguyên tắc cơ bản 34. Công ƣớc Singapore quy định 02 nguyên tắc tạo thành nghĩa vụ của các quốc giathành viên Công ƣớc phải“trợ giúp” (grant relief)37 theo Công ƣớc, nghĩa là: Các thành viên Công ƣớc phải thi hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải và cho phép dựa vào thỏa thuận nàyđể phản đối các yêu cầu khởi kiện đã đƣợc giải quyết thông qua hòa giải. 35. Thứ nhất, Điều 3.1 Công ƣớc Singapore quy định “mỗi bên tham gia Công ƣớc phải thi hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp theo các quy tắc về thủ tục của mình và với các điều kiện đƣợc quy định trong Công ƣớc này”. Nguyên tắc cơ bản này của Công ƣớc Singapore tạo một “bệ đỡ” chắc chắn, củng cố sức mạnh của phƣơng thức giải quyết tranh chấp hòa giải cho phƣơng thức giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, phù hợp với mục đích của Công ƣớc là “thiết lập một khuôn khổ cho các thỏa thuận giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua hòa giải được các quốc gia có hệ thống pháp luật, xã hội và kinh tế khác nhau chấp nhận sẽ góp phần phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế hài hòa”38. Nguyên tắc ràng buộc nghĩa vụ của các quốc gia thành viên khi nhận đƣợc yêu cầu trợ giúp phù hợp với các điều kiện của Công ƣớc này thì phải cho thi hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải. Bằng việc gia nhập Công ƣớc này, hiệu lực thi hành của thỏa thuận giải quyết tranh chấp đƣợc bảo đảm bởi hệ thống cơ quan nhà nƣớc theo quy định của Công ƣớc chứ không đơn thuần là một hợp đồng. 36. Thứ hai, Điều 3.2 Công ƣớc Singapore quy định về việc sử dụng thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải là chứng cứ chứng minh tranh chấp đã đƣợc giải quyết trƣớc đó. Công ƣớc không sử dụng từ “công nhận” vì việc “công nhận” trao hiệu lực pháp lý cho một hành vi có tính chất công quyền của một quốc gia khác - nhƣ các quyết định của tòa án - hơn là thỏa thuận tƣ giữa các bên39. Tƣơng tự, “res judicata”40 không thể đƣợc áp dụng đối với thỏa thuận giải quyết tranh chấp vì nguyên tắc này áp dụng với một quyết định của cơ quan có thẩm quyền, mà không phải là một thỏa thuận dàn xếp giữa các bên. Mặc dù tránh 37 A/73/17 Báo cáo phiên họp thứ 51 của UNCITRAL ( đoạn 24) 38 Công ƣớc Singapore – đoạn 5 phần mở đầu 39 40 UNCITRAL - A/CN.9/896 Report of Working Group II (Dispute Settlement) - đoạn 78 “ Một vụ việc đã đƣợc quyết định- một vấn đề đã đƣợc giải quyết cuối cùng bằng một quyết định tƣ pháp” Bryan A. Garner (ed), Black’s Law dictionary, Thomson Reuters, tái bản lần10, 2014 – trang 1504 17 việc sử dụng từ “công nhận”, Điều 3.2 Công ƣớc vẫn quy định rằng một tranh chấp đã giải quyết thông qua hòa giải sẽ không bị xét xử lại nữa. Sự phản đối đƣa ra có thể gần với khái niệm “estoppel”41 trong hệ thống thông luật (Common Law) hơn nhƣng Công ƣớc cũng không đề cập đến khái niệm này. 37. Về thủ tục thực hiện việc cho thi hành và viện dẫn thỏa thuận giải quyết tranh chấp đạt đƣợc thông qua hòa giải, Công ƣớc quy định trao lại quyền cho quốc gia thành viên, tƣơng tự nhƣ Công ƣớc New York. Pháp luật Việt Nam hiện nay chƣa có quy định về cho thi hành hay giá trị pháp lý viện dẫn của thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải (phân tích cụ thể tại phần III của Báo cáo này). Do vậy, Việt Nam cần phải hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ để thực thi Công ƣớc. Về vấn đề này, khuôn khổ thể chế và các bài học từ việc Việt Nam là thành viên của Công ƣớc New York có thể mang lại những hƣớng dẫn quý báu. 4. Điều kiện để đƣợc trợ giúp 38. Điều 4 Công ƣớc quy định các yêu cầu để một bên có thể dựa vào thỏa thuận giải quyết tranh chấp để tìm kiếm sự trợ giúp. Trong quá trình soạn thảo, có một đề xuấtxây dựng một khoản riêng tại Điều 2 Công ƣớc định nghĩa về “biện pháp trợ giúp” (relief), theo đó “relief” nghĩa là bất kỳ hành động nào đƣợc quy định tại Điều 342. Tuy nhiên, từ hành động (actions) bị cho là không rõ ràng. Có ý kiến đề xuất rằng nên xóa khoản riêng này và thay vào đó là dẫn chiếu đến Điều 3 tại Điều 4 để làm rõ biện pháp trợ giúp là nói đến cả việc thi hành các thỏa thuận giải quyết tranh chấp (theo Điều 3.1) và quyền của một bên viện dẫn thỏa thuận giải quyết tranh chấp để tự bảo vệ mình khỏi một yêu cầu khởi kiện (Điều 3.2). 39. Theo Điều 4.1, bên yêu cầu phải cung cấp đủ các giấy tờ sau trong hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên Công ƣớc: (a) Thỏa thuận giải quyết tranh chấp được các bên ký; và hòa giải. (b) Chứng cứ là thỏa thuận giải quyết tranh chấp đạt được thông qua 40. Cả hai yêu cầu có thể đƣợc thỏa mãn bằng các cách thức khác nhau. Điều 4 (1) (b) liệt kê các ví dụ minh họa cho nguồn gốc hòa giải của thỏa thuận giải quyết tranh chấp: “ Một lệnh cấm- ngăn cản một ngƣời khởi kiện hoặc đòi quyền trái với những gì mà ngƣời đó đã nói hoặc làm trƣớc đó hoặc với điều đã đƣợc chứng minh hợp pháp là đúng sự thật” Bryan A. Garner (ed), Black’s Law dictionary, Thomson Reuters, 10thedition, 2014- trang. 667 41 42 A/73/17, đoạn 24 18 (i) Chữ ký của hòa giải viên trên thỏa thuận giải quyết tranh chấp; (ii) Văn bản do hòa giải viên ký thể hiện rằng hòa giải đã được thực hiện; (iii) Xác nhận của tổ chức đã tiến hành hòa giải; hoặc (iv) Trường hợp không có các điểm (i), (ii) hay (iii), các chứng cứ khác được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận 41. Danh sách các chứng cứ đƣợc chấp nhận phản ánh mức độ quan trọng của hòa giải viên và tổ chức hòa giải trong xác nhận rằng thỏa thuận đạt đƣợc từ quá trình hòa giải. Tuy nhiên, hòa giải có thể diễn ra theo các cách thức khác nhau tại các vùng lãnh thổ khác nhau, và để bảo đảm chứng cứ có thể đƣợc chấp nhận trong các bối cảnh khác không đƣợc nêu trong danh sách ví dụ, Công ƣớc cho phép cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia chấp nhận bất kỳ chứng cứ nào đƣợc coi là hợp lệ trong trƣờng hợp cụ thể. Hình thức văn bản của chứng cứ, cũng nhƣ chữ ký của các bên, tuân theo định nghĩa có phạm vi rộng nhƣ phân tích trên. Theo Điều 4.2, trƣờng hợp trao đổi thông tin điện tử thì các điều kiện nêu trên đƣợc thỏa mãn nếu có biện pháp đáng tin cậy đƣợc sử dụng để nhận dạng các bên hoặc hòa giải viên và để khẳng định ý định của ngƣời này với thông tin đƣợc chứa đựng trong trao đổi thông tin điện tử đó. Tính tin cậy đƣợc xác định trong từng trƣờng hợp khi xem xét toàn bộ các tình huống và chứng cứ trên thực tế. Trong khi kết quả giải quyết tranh chấp trực tuyến đƣợc công nhận và thƣờng đƣợc sử dụng tại nhiều vùng lãnh thổ, vẫn còn những lo ngại về tính hiệu quả của quá trình này khi thiếu đi tiếp xúc trực tiếp giữa các bên, việc xác nhận tính xác thực của giấy tờ đƣợc nộp và tính bảo mật thông tin. Điều 4.2 Công ƣớc Singapore quy định các cách thức hợp lý để ghi nhận các thông tin điện tử trong quá trình ký kết thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, và nhờ đó công nhận hòa giải có thể đƣợc thực hiện và dàn xếp bằng phƣơng thức điện tử. 42. Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên đƣợc yêu cầu trợ giúp có thể yêu cầu bổ sung tài liệu cần thiết để chứng minh đáp ứng các điều kiện của Công ƣớc Singapore43. Tƣơng tự, cơ quan này cũng có thể yêu cầu một bản dịch thỏa thuận giải quyết tranh chấp sang ngôn ngữ chính thức của quốc gia mình44. 5. Căn cứ từ chối trợ giúp 43 44 Công ƣớc Singapore Điều 4.4 Công ƣớc Singapore Điều 4.3 19 43. Căn cứ từ chối trợ giúp quy định tại Điều 5 Công ƣớc Singapore bắt nguồn từ các căn cứ từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nƣớc ngoài theo Điều 5 Công ƣớc New York. Mặc dù lời văn của Công ƣớc Singapore tƣơng tự nhƣ quy định trong lĩnh vực trọng tài và sự phù hợp của chúng với bản chất của thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải cần phải đƣợc kiểm chứng thêm tại tòa án, đây là kết quả của những nhƣợng bộcần thiết trong quá trình đàm phán Công ƣớc khi các nƣớc có quan điểm khác nhau về cách hành văn.. 44. Tƣơng tự nhƣ Công ƣớc New York, các căn cứ từ chối đƣợc phân thành 2 nhóm: theo đề nghị của bên phải thi hành (Điều 5.1) hoặc tự cơ quan có thẩm quyền đƣợc yêu cầu xem xét (Điều 5.2). Nhóm căn cứ thứ nhất bao gồm: một bên không có năng lực ký kết thỏa thuận (Điều 5.1.(a)), thỏa thuận giải quyết tranh chấp bị vô hiệu, không khả thi hoặc không thể thực hiện đƣợc theo pháp luật ràng buộc các bên hoặc theo pháp luật mà Cơ quan có thẩm quyền xem xét yêu cầu áp dụng (Điều 5 (1) (b) (i)) hoặc thỏa thuận không ràng buộc trách nhiệm các bên, không phải là thỏa thuận cuối cùng theo các điều khoản của thỏa thuận đó (Điều 5.1.(b) (ii)) hoặc sau đó đã đƣợc sửa đổi (Điều 5.1.(b)(iii)). Các biện pháp trợ giúp cũng có thể bị từ chối nếu việc chấp thuận các biện pháp đó là trái với điều khoản của thỏa thuận giải quyết tranh chấp (Điều 5.1(d)) hoặc nếu các nghĩa vụ trong thỏa thuận giải quyết tranh chấp đã đƣợc thực hiện, hoặc các nghĩa vụ này không rõ hoặc không thể hiểu đƣợc (Điều 5.1.(c) (i)). Tƣơng tự với thủ tục hợp lệ (due process) và căn cứ về sự độc lập, vô tƣquy định trong Công ƣớc New York, các biện pháp trợ giúp theo Công ƣớc Singapore có thể bị từ chối nếu có sự vi phạm tiêu chuẩn của hòa giải viên hoặc hòa giải (Điều 5.1.(e)) hoặc nếuhoà giải viên không cung cấp đầy đủ các thông tin, tình huống dẫn đến nghi ngờ có căn cứ về sự vô tƣ hoặc độc lập của hoà giải viên (Điều 5.1.(f)). Trong hai trƣờng hợp cuối, sự vi phạm hoặc sự không đầy đủ của thông tin phải ở mức độ nghiêm trọng đến mức ảnh hƣởng đến việc một bên có ký kết thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải hay không. 45. Sự khác biệt cơ bản giữa Công ƣớc này và Công ƣớc New York là về thủ tục và giá trị của kết quả cuối cùng. Hòa giải là một quá trình hỗ trợ và tƣ vấn, cho phép một thủ tục mềm dẻo hơn có thể thay đổi theo nhu cầu của các bên vào bất kỳ thời điểm nào, khi các thủ tục trọng tài thƣờng đƣợc chốt sớm ở những giai đoạn đầu. Thủ tục trọng tài phải đƣợc tôn trọng để bảo đảm quy trình quyết định về quyền dựa trên cơ sở chứng cứ, trong khi hòa giải cởi mở hơn, cho phép một bên có thể rời khỏi quá trình này bất kỳ lúc nào. Vì lý do này, các vấn đề liên quan đến thông báo, và các thủ tục khác không phải là các căn cứ để từ chối hỗ trợ theo Công ƣớc Singapore. Thay vào đó, tiêu chuẩn nghề nghiệp của hòa giải viên, hành 20 động độc lập và có đạo đức nghề trong quá trình hòa giải là quan trọng, vì chúng ảnh hƣởng trực tiếp đến niềm tin của các bên và khả năng sẵn sàng tự nguyện ký vào thỏa thuận hòa giải là kết quả của quá trình này. Do đó, những căn cứ này đặc trƣng cho hòa giải, liên quan trực tiếp đến Công ƣớc Singapore, bảo đảm thỏa thuận giải quyết tranh chấp không chịu tác động của sự thao túng hay áp buộc. Tuy nhiên, không có hƣớng dẫn hoặc tiêu chuẩn quốc tế chung nào áp dụng đối với hòa giải viên, Công ƣớc để lại vấn đề này cho pháp luật quốc gia45. Có thể các văn kiện “luật mềm” sẽ đƣợc phát triển để cung cấp hƣớng dẫn phù hợp với các truyền thống khác nhau nhƣ cách thức đang áp dụng với trọng tài46 nhƣng cho đến khi đó vấn đề này phụ thuộc vào thẩm quyền quy định pháp luật trong nƣớc của mỗi quốc gia hoặc vào các tổ chức nghề nghiệp chịu trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn. 46. Sự khác biệt thứ hai đáng chú ý với Công ƣớc New York liên quan đến bản chất hợp đồng của kết quả giải quyết tranh chấp, vì thỏa thuận giải quyết tranh chấp và nội dung của thỏa thuận đó, xuất phát từ các bên. Một thỏa thuận giải quyết tranh chấp đƣợc cho là có tính chất đặc biệt nhờ vào việc nó là kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp thành công. Mặc dù vậy, nó vẫn chỉ là thỏa thuận giữa các bên, vì hòa giảicũng không phải là một quá trình quyết định bán tƣ pháp nhƣ trọng tài. Trong hòa giải có tính chất hỗ trợ, hòa giải viên không tham gia vào quá trình thỏa thuận, dù họ có thể giúp các bên soạn thảo giấy tờ. Trong hòa giải có tính chất tƣ vấn hoặc đánh giá, hòa giải viên có thể gợi ý các giải pháp giải quyết tranh chấp nhƣng nội dung thỏa thuận vẫn do các bên đồng ý với nhau. Vì là một hợp đồng tự nguyện do các bên tranh chấp tự soạn thảo, thỏa thuận giải quyết tranh chấp có thể đƣợc soạn thảo không tốt hoặc sau đó đƣợc sửa đổi bởi các bên, tất cả các tình huống đó đều có thể là căn cứ dẫn đến việc từ chối trợ giúp. Những căn cứ này không thể đƣợc chấp nhận trong trọng tài khi phán quyết, đã đƣợc trọng tài viên soạn thảo hoặc trong trƣờng hợp phán quyết theo thỏa thuận, ít nhất đã đƣợc trọng tài viên xác nhận. 47. Công ƣớc Singapore cũng ít nhắc tới vấn đề pháp luật áp dụng, trong khi vấn đề này đặc biệt quan trọng trong Công ƣớc New York và trong trọng tài. Căn cứ duy nhất nhắc đến pháp luật áp dụng trong Công ƣớc Singapore là pháp luật áp dụng theo thỏa thuận giải quyết tranh chấp có thể bị vô hiệu, không khả thi hoặc không thực hiện đƣợc. Việc xác định pháp luật áp dụng cũng tƣơng tự nhƣ Công ƣớc New York, dựa trên sự lựa chọn của các bên, và tiếp đó là “pháp luật đƣợc cho là có thể áp dụng của cơ quan có thẩm quyền” của quốc gia thành viên Công ƣớc A/CN.9/901- các đoạn 79-80 Xem thêm, ví dụ, các hƣớng dẫn và quy tắc về chứng cứ đƣợc phát triển bởi Liên đoàn luật sƣ quốc tế và các tổ chức tƣơng tự. 45 46 21 nơi cần có biện pháp trợ giúp47. Tính cuối cùng của thỏa thuận giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào chính điều khoản của thỏa thuận, do bản chất hợp đồng của thỏa thuận cho phép nó có thể bị sửa đổi vào bất kỳ thời điểm nào sau đó và vì vậy không bao giờ có thể trở thành “cuối cùng”. 48. Hai căn cứ còn lại có thể đƣợc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên Công ƣớc nơi có biện pháp trợ giúp xem xét giống với các căn cứ tại Điều V.2 của Công ƣớc New York, “việc trợ giúp trái với trật tự công” của quốc gia thành viên nơi cần có biện pháp trợ giúp (Điều 5.2.(a)) hoặc vấn đề tranh chấp không thể đƣợc giải quyết bằng hòa giải theo pháp luật của quốc gia đó (Điều 5.2(b)). Tƣơng tự nhƣ Công ƣớc New York, hai căn cứ này đƣợc cơ quan thi hành tự mình xác định để đảm bảo không công nhận hiệu lực pháp lý của thỏa thuận không đƣợc hệ thống pháp luật nơi cơ quan đó vận hành công nhận. 6. Đơn hoặc yêu cầu song song 49. Điều 6 Công ƣớc quy định Khi có đơn hoặc yêu cầu gửi đến tòa án, hội đồng trọng tài và cơ quan có thẩm quyền khác mà đơn hoặc yêu cầu này liên quan đến thỏa thuận giải quyết tranh chấp, có thể ảnh hưởng đến việc xem xét các biện pháp trợ giúp […]thì cơ quan có thẩm quyền của Bên tham gia Công ước nơi cần có biện pháp trợ giúp, nếu xét thấy cần thiết, có thể tạm dừng việc ra quyết định (về biện pháp trợ giúp đó) hoặc yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm theo đề nghị của một bên. 50. Quy định này tƣơng tự về phạm vi với Điều VI Công ƣớc New York, cho phép các cơ quan có thẩm quyền tạm dừng việc ra quyết định đối với một yêu cầu về biện pháp trợ giúp cho đến khi một yêu cầu song song hoặc đã tồn tại trƣớc đó đƣợc một cơ quan có thẩm quyền khác quyết định. Quy định cho phép dung hòa giữa yêu cầu cung cấp biện pháp trợ giúp dựa trên một thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải và việc cho phép cơ quan có thẩm quyền quyết định liệu biện pháp trợ giúp đó có đƣợc cho phép khi thủ tục song song xảy ra hay không. Để giải quyết vấn đề này, cơ quan có thẩm quyền có thể cân nhắc các yếu tố khác nhau liên quan đến từng trƣờng hợp cụ thể. 7. Các quy định liên quan đến công pháp quốc tế a. Quyền đƣợc hƣởng lợi hơn 51. Điều 7 Công ƣớc Singapore, tƣơng tự nhƣ Điều VII Công ƣớc New York, giải quyết mối quan hệ của Công ƣớc với các pháp luật quốc tế và quốc gia có liên 47 Công ƣớc Singapore Điều 5.1(b)(i) 22 quan, thiết lập nguyên tắc quyền đƣợc hƣởng lợi hơn. Theo đó, Công ƣớc không thể đƣợc sử dụng để hạn chế một bên liên quan “sử dụng thỏa thuận giải quyết tranh chấp theo cách thức và trong phạm vi đƣợc phép theo quy định của pháp luật hoặc điều ƣớc quốc tế của một quốc gia thành viên Công ƣớc nơi thỏa thuận giải quyết tranh chấp đó đƣợc dựa vào48.Quy định này cho phép Công ƣớc đƣợc thông qua mà không tƣớc bỏ khả năng của các bên đƣợc hƣởng quyền đƣợc ƣu tiên hơn theo pháp luật trong nƣớc của mỗi quốc gia. Nguyên tắc này rõ ràng liên quan đến các quốc gia có pháp luật hòa giải phát triển cho phép cách thức thi hành thoải mái hơn hoặc quyền rộng hơn trong Công ƣớc. Điều này cũng là căn cứ cho Công ƣớc giữ lại một cơ chế pháp lý hợp pháp cho phép những phát triển sau này tạo ra các quy định có lợi hơn trong pháp luật của các quốc gia thành viên. b. Bảo lƣu 52. Điều 8.1 cho phép các quốc gia thành viên Công ƣớc bảo lƣu một số quyền có thể bị ảnh hƣởng bởi Công ƣớc. Cụ thể, một bên của Công ƣớc có thể tuyên bố rằng Công ƣớc không áp dụng cho các thỏa thuận giải quyết tranh chấp mà quốc gia đó là một bên, hoặc bất kỳ cơ quan Chính phủ hoặc bất kỳ ngƣời nào thay mặt cho một cơ quan chính phủ của quốc gia đó là một bên 49. Bảo lƣu này có thể bảo đảm rằng không có thỏa thuận giải quyết tranh chấp nào đạt đƣợc thông qua hòa giải có thể thi hành chống lại một chủ thể có chủ quyền nhà nƣớc của quốc gia đã đƣa ra bảo lƣu, ngay cả khi chủ thể đó tham gia vào quan hệ thƣơng mại và trong hòa giải các tranh chấp thƣơng mại. Kết hợp với bất kỳ bảo lƣu hoặc tuyên bố nào mà một bên có thể có với các văn kiện khác điều chỉnh việc công nhận và thi hành các phán quyết của tòa án hoặc trọng tài, cơ chế bảo đảm này có khả năng bảo vệ các chủ thể là nhà nƣớc khỏi quyền thi hành chống lại mình. Để bảo đảm bảo lƣu không làm suy yếu niềm tin và việc công nhận đã đƣợc trao cho hòa giải, tuyên bố bảo lƣu có thể nêu rõ phạm vi mà bảo lƣu áp dụng - ví dụ việc trao quyền hoặc quá trình chấp thuận nội bộ của cơ quan nhà nƣớc nhƣ một điều kiện tiên quyết để áp dụng Công ƣớc. 53. Một bảo lƣu khác các bên tham gia Công ƣớc có thể đƣa ra là việc áp dụng Công ƣớc chỉ trong phạm vi các bên tham gia thỏa thuận giải quyết tranh chấp đã đồng ý rõ ràng50 .Bảo lƣu chọn cho này trao quyền quyết định rằng kết quả của hòa giải có bị ràng buộc bởi Công ƣớc hay không vào tay các bên trong tranh chấp. Công ƣớc vẫn là một lựa chọn mở nhƣng chỉ có thể sử dụng khi các bên trong thỏa thuận giải quyết tranh chấp đều đồng ý với việc áp dụng Công ƣớc cho Công ƣớc Singapore Điều 7 Công ƣớc Singapore Điều 8.1.(a) 50 Công ƣớc Singapore Điều 8.1.(b) 48 49 23 thỏa thuận giải quyết tranh chấp của họ. Cùng với cơ chế chọn bỏ đƣợc công nhận tại Điều 5 (1) (b) (ii) cho phép các bên tạo ra một thỏa thuận giải quyết tranh chấp không cuối cùng và không ràng buộc, bảo lƣu này trao cho các bên mức độ mềm dẻo tối đa. Nó cũng có thể dẫn đến việc áp dụng Công ƣớc bị giảm đi nếu các bên tranh chấp không thể hiện rõ lựa chọn áp dụng Công ƣớc của mình. 54. Không có bảo lƣu nào khác mà các quốc gia thành viên Công ƣớc có thể đƣa ra ngoài hai bảo lƣu nêu trên51. Đáng chú ý là Công ƣớc Singapore không quy định bảo lƣu có đi có lại nhƣ Công ƣớc New York. Bảo lƣu có thể đƣa ra vào bất kỳ thời điểm nào, với cùng thủ tục và thời gian có hiệu lực nhƣ quy định đối với việc gia nhập Công ƣớc (xem dƣới đây). Bảo lƣu cũng có thể đƣợc rút mà không ảnh hƣởng đến việc gia nhập Công ƣớc nói chung.52 c. Chủ thể là tổ chức hội nhập khu vực và chủ thể có chủ quyền 55. Quan hệ giữa Công ƣớc và chủ thể có chủ quyền đƣợc phản ánh trong các Điều 12, 13. Với mong muốn mở rộng đối tƣợng tham gia, Công ƣớc Singapore mở rộng phạm vi thành viên bao gồm cả các tổ chức hội nhập kinh tế khu vực (Điều 12 Công ƣớc Singapore). Nguyên tắc quyền ƣu tiên hơn cũng áp dụng với pháp luật của các quốc gia là thành viên của tổ chức hội nhập kinh tế khu vực là một bên của Công ƣớc.53Điều này cho phép các tổ chức nhƣ Liên minh châu Âu tham gia Công ƣớc- mặc dù Liên minh châu Âu chƣa quyết định đƣợc liệu Công ƣớc có nên đƣợc chính Liên minh hay từng thành viên thông qua. Liên quan trực tiếp hơn đến Việt Nam, ASEAN cũng có thể trở thành một thành viên của Công ƣớc Singapore, ràng buộc tất cả mƣời quốc gia thành viên54, bao gồm cả Việt Nam. Vào ngày lập báo cáo này, không có dấu hiệu nào rằng bản thân ASEAN sẽ trở thành một thành viên, nhƣng năm trong số các quốc gia thành viên của ASEAN đã ký Công ƣớc này. 56. Công ƣớc cũng công nhận rằng nó có thể đƣợc áp dụng khác nhau ở các khu vực lãnh thổ thuộc về các hệ thống pháp luật không thống nhất (Điều 13). Quy định này áp dụng với các quốc gia có chủ quyền nhƣ Trung Quốc (Trung Quốc đại Công ƣớc Singapore Điều 8.2 Công ƣớc Singapore Điều 8.5 53 Công ƣớc Singapore Điều 12.4 54 Tuy nhiên, thực tiễn xây dựng điều ƣớc quốc tế của ASEAN phức tạp trong khi các quy định pháp lý có vẻ không rõ ràng ở nhiều khía cạnh. 51 52 Xem Zhida Chen - ASEAN and Its Problematic Treaty-Making Practice: Can International Organizations Conclude Treaties “on Behalf of” Their Member States? [ASEAN và thực tiễn vƣớng mắc về xây dựng điều ƣớc: Liệu một tổ chức quốc tế có thể ký kết điều ƣớc thay mặt cho các quốc gia thành viên]- Asian Journal of International Law - Vol. 4 (02)- 2014, pp 391 - 419 Yogi Bratajaya - ASEAN Reform :Towards a More Cohesive Regional Intergovernmental Organization [Cải cách ASEAN: Hƣớng đến một tổ chức liên chính phủ khu vực thống nhất hơn]- Padjadjaran Journal of International Law, Vol 3 (1), 2019 pp71-83 24 lục, đặc khu hành chính Hồng Kông, Macao có hệ thống pháp luật hơi khác biệt), để Công ƣớc có thể đƣợc nội luật hóa theo những cách khác nhau với các vùng lãnh thổ đó. d. Tham gia Công ƣớc 57.Công ƣớc Singapore đƣợc mở cho tất cả các Quốc gia ký vào ngày 7 tháng 8 năm 2019 (Điều 11.1), lễ ký tổ chức tại Singapore. Với các quốc gia không ký, công ƣớc đƣợc mở để gia nhập cùng ngày. Điều 11 ghi nhận các phƣơng thức khác nhau để tham gia Công ƣớc, tùy theo pháp luật của mỗi bên ký kết. Điều khoản này cũng quy định rằng việc ký Công ƣớc không đủ để một quốc gia bị ràng buộc bởi Công ƣớc đó, Điều 11.2 quy định rằng “Công ƣớc phải đƣợc phê chuẩn, phê duyệt, chấp thuận hoặc chấp nhận bởi các bên ký kết”. Việc ký Công ƣớc chỉ tạo ra nghĩa vụ tránh việc thực hiện các biện pháp trái với mục đích của Công ƣớc.55 58. Trong khi việc ký Công ƣớc cho phép các bên ký kết phê chuẩn, phê duyệt, chấp thuận, chấp nhận Công ƣớc, Điều 11.3 quy định rằng Công ƣớc đƣợc mở để tất cả các quốc gia không phải là một bên ký kết gia nhập kể từ ngày Công ƣớc đƣợc mở để ký”. Theo đó, một quốc gia hoặc tổ chức hội nhập kinh tế khu vực có thể trở thành một bên của Công ƣớc bằng 02 phƣơng thức: - Ký Công ƣớc Singapore tại Trụ sở Liên hợp quốc tại New York56 sau đó tiến hành các thủ tục phê chuẩn/ phê duyệt/ chấp thuận57 và nộp văn kiện phê chuẩn/ phê duyệt/ chấp thuận cho Tổng thƣ ký Liên hợp quốc - là cơ quan lƣu chiểu Công ƣớc58; hoặc -Nộp văn kiện gia nhập Công ƣớc Singapore cho Tổng thƣ ký Liên hợp quốc . 59 e. Hiệu lực 59. Công ƣớc có hiệu lực ngày 12/9/2020 theo Điều 14.1, sau khi Singapore, Fiji và Qatar phê chuẩn. Vào thời điểm Công ƣớc có hiệu lực, Ả Rập Xê út và Ecuador cũng đã phê chuẩn, và Belarus đã chấp thuận Công ƣớc. Một thời gian ngắn trƣớc khi hoàn thành báo cáo này, Honduras cũng phê chuẩn Công ƣớc trở thành quốc gia thành viên thứ bảy. Với các thành viên mới, Công ƣớc sẽ có hiệu lực với thành viên đó 6 tháng sau khi nộp văn kiện gia nhập. Công ƣớc Viên về Luật điều ƣớc quốc tế (1969) các Điều 10, 18. Công ƣớc Singapore Điều 11.1 57 Công ƣớc Singapore Điều 11.2 58 Công ƣớc Singapore Điều 11.4 và Điều 10 59 Công ƣớc Singapore Điều 11.3-4 55 56 25 60. Tuân theo bất kỳ thỏa thuận nào theo Điều 8.1 (b), Công ƣớc chỉ áp dụng với các thỏa thuận giải quyết tranh chấp đƣợc ký kết sau ngày Công ƣớc có hiệu lực với Bên ký kết Công ƣớc có liên quan60. 61. Công ƣớc tiếp tục có hiệu lực tại một quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc tổ chức khu vực là thành viên của mình, cho đến khi bên đó bãi ƣớc. Bãi ƣớc có thể đƣợc thực hiện thông qua “thông báo chính thức bằng văn bản gửi đến cơ quan lƣu chiểu”61 có hiệu lực 12 tháng sau khi cơ quan lƣu chiểu nhận đƣợc thông báo- trừ khi thông báo xác định một thời hạn dài hơn62. f. Sửa đổi Công ƣớc 62. Theo Điều 15.1, bất kỳ thành viên nào của Công ƣớc cũng có thể đề xuất sửa đổi Công ƣớc này bằng cách đệ trình lên Tổng thƣ ký Liên hợp quốc. Nếu đƣợc sự ủng hộ của ít nhất một phần ba các thành viên Công ƣớc, đề xuất sửa đổi sẽ đƣợc xem xét tại một hội nghị, nơi sửa đổi có thể đƣợc thông qua với đa số 2/3 những đại diện tham gia có quyền bỏ phiếu63. Bất kỳ sửa đổi nào đƣợc thông qua phải đƣợc nộp lƣu chiểu vào có hiệu lực theo cùng cách thức và thời điểm nhƣ đối với Công ƣớc. Công ƣớc Singapore Điều 9 Công ƣớc Singapore Điều 16.1 62 Công ƣớc Singapore Điều 16.2 63 Công ƣớc Singapore Điều 15.2 60 61 26 PHẦN III: PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM NƢỚC NGOÀI 63. Công ƣớc Singapore đƣợc kỳ vọng sẽ thành công nhƣ Công ƣớc New York trong việc làm tăng số lƣợng và sự công nhận ở cấp độ toàn cầu với trọng tài nhƣ là một phƣơng thức hiệu quả để giải quyết tranh chấp. Sự so sánh hợp lý ngay sau khi Công ƣớc Singapore ra đời là không thể, xem xét đến bối cảnh Công ƣớc New York đã ra đời 63 năm về trƣớc. Tuy nhiên, so sánh về những thành công ban đầu của hai Công ƣớc cho thấy Công ƣớc Singapore có một khởi đầu tốt hơn so với Công ƣớc New York. 64. Công ƣớc New York có 24 quốc gia ký kết vào năm đầu tiên ra đời, chỉ 10 quốc gia thực hiện việc này vào ngày Công ƣớc đƣợc mở để ký. Công ƣớc Singapore có 46 quốc gia ký ngay trong lễ ký, và tổng cộng 51 quốc gia ký trong năm đầu tiên, thể hiện một khởi đầu tốt hơn nhiều. Sự ủng hộ lớn hơn có thể là kết quả của việc các phƣơng thức giải quyết tranh chấp lựa chọn đã đƣợc công nhận nhiều hơn ở cấp độ quốc tế (một phần nhờ Công ƣớc New York) những cũng vì nhiều quốc gia đã có thực tiễn hòa giải phát triển lâu dài trong văn hóa hoặc hệ thống pháp luật. Số lƣợng gia nhập Công ƣớc Singapore thấp cho đến thời điểm hiện nay cũng tƣơng ứng với mức độ gia nhậpCông ƣớc New York vào năm đầu tiên. Vào ngày lập Báo cáo này, Công ƣớc Singapore có 7 quốc giathành viên, Công ƣớc New York đã có 8 quốc gia thành viên cũng trong một khoảng thời gian tƣơng tự.. 65. Công ƣớc Singapore đƣợc xây dựng cùng với việc sửa đổi Luật Mẫu UNCITRAL về hòa giải, để tạo ra sự thống nhất trong hệ thống pháp luật. Bằng việc thông qua Luật Mẫu nhƣ nội luật quốc gia điều chỉnh hòa giải, các bên ký kết Công ƣớc Singapore tránh đƣợc các mẫu thuẫn giữa pháp luật quốc gia và các nghĩa vụ quốc tế theo Công ƣớc. Luật Mẫu đã có đƣợc thành công đáng kể, mặc dù 45 hệ thống pháp luật tại 33 quốc gia áp dụng trƣớc thời điểm sửa đổi năm 2018 của Luật Mẫu (trong đó có nội dung Công ƣớc)64. Mới đây nhất, hệ thống pháp luật thứ 46, bang Georgia của Hoa Kỳ là hệ thống duy nhất áp dụng Luật Mẫu sửa đổi năm 2018. 66. Để hỗ trợ Việt Nam xem xét quyết định việc tham gia Công ƣớc Singapore Báo cáo này sẽ nghiên cứu kinh nghiệm của 05 quốc gia là đối tác kinh doanh chính của Việt Nam gồm: Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Tình hình áp dụng Luật Mẫu có tại địa chỉ https://uncitral.un.org/en/texts/arbitration/modellaw/commercial_conciliation/status 20/5/2021) 64 27 (truy cập lần cuối ngày Đức- dẫn chiếu đến vị trí của quốc gia này là một thành viên của Liên minh châu Âu. So sánh cũng bao gồm Australia là bên ký Công ƣớc mới nhất, do sự tham gia tích cực của nƣớc này vào quá trình xây dựng dự thảo tại Nhóm công tác II của UNCITRAL và vị trí của Australia trong khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng. Nghiên cứu tập trung vào hai vấn đề chính: hệ thống pháp luật hòa giải trong nƣớc của quốc gia đó, và việc tham gia Công ƣớc Singapore. Trong số 6 hệ thống pháp luật đƣợc sử dụng cho phân tích so sánh, 5 quốc gia đã ký Công ƣớc Singapore, một trong 5 quốc gia đó (Singapore) đã phê chuẩn Công ƣớc và một quốc gia ký kết (Hoa Kỳ đã thực thi Luật Mẫu cũ tại 12 bang và Luật mẫu mới tại một bang). A. Singapore 1. Pháp luật và thực tiễn hòa giải trong nƣớc 67. Hòa giải và các phƣơng thức giải quyết tranh chấp thay thế cho tòa án kiểu phƣơng Tây đã du nhập vào Singapore từ những năm 1990 tạo nên hệ thống phong phú gồm 3 nhánh chính: (1) Hòa giải dựa trên tòa án (court-based mediation) do tòa án tiến hành khi vụ việc đã đƣợc đƣa ra trƣớc tòa; (2) Hòa giải tƣ nhân chủ yếu do Trung tâm hòa giải Singapore và Trung tâm hòa giải quốc tế Singapore thực hiện; (3) Hòa giải khác do các cơ quan của Chính phủ và tổ chức đại diện ngành công nghiệp tiến hành nhƣ: Trung tâm hòa giải cộng đồng, Hội đồng cấp dƣỡng của cha mẹ, Hiệp hội ngƣời tiêu dùng Singapore và Cơ quan đồng minh ba bên về giải quyết tranh chấp thực hiện.65Do kinh doanh thƣơng mại của châu Á phát triển, nhu cầu dịch vụ pháp lý, cụ thể là trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp cũng gia tăng. Nhìn thấy tiềm năng trong lĩnh vực này, Singapore cung cấp một gói dịch vụ giải quyết tranh chấp đầy đủ từ tố tụng tại tòa án, trọng tài, hòa giải để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của ngƣời sử dụng66. Singapore đã đạt những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực trọng tài và đƣợc xếp là một trong số những địa điểm hàng đầu thế giới cho trọng tài quốc tế. Trong lĩnh vực hòa giải thƣơng mại, Singapore đã có tiến bộ vƣợt bậc để phát triển hoạt động này. 68. Singapore đã ban hành Luật hòa giải năm 2017 theo khuyến nghị67 của Nhóm công tác về hòa giải thƣơng mại quốc tế (gồm các chuyên gia trong nƣớc và Dorcas Quek Anderson - Mediation- Overview about Singapore Law [Hòa giải- Tổng quan về pháp luật Singapore] -cập nhật ngày 30/12/2018 https://www.singaporelawwatch.sg/About-Singapore-Law/Overview/ch-03-mediation Xem thêm: https://www.supremecourt.gov.sg/Data/Editor/Documents/Use%20of%20Mediation-Within%20the%20Courts.pdf 66 Gloria Lim - “International Commercial Mediation- the Singapore Model” [Hòa giải thƣơng mại quốc tế- Mô hình của Singapore] - Singapore Academy Law Journal- 2019 https://journalsonline.academypublishing.org.sg/Journals/Singapore-Academy-of-Law-Journal-Special-Issue/eArchive/ctl/eFirstSALPDFJournalView/mid/513/ArticleId/1465/Citation/JournalsOnlinePDF 67 Bộ Pháp luật Singapore, Final ICM WG Press Release - Annex A- 2013 65 28 quốc tế) đƣợc Chánh án tối cao và Bộ Pháp luật thành lập năm 2013 nhằm phát triển không gian hòa giải thƣơng mại quốc tế tại Singapore.68 Ngày 10/1/2017, Luật hòa giải (Mediation Act) đã đƣợc Nghị viện Singapore chính thức thông qua. Luật hòa giải và các văn bản dƣới luật nhƣ Quy tắc hòa giải do Bộ Pháp luật Singapore thông qua (Mediation Rules69 - quy tắc chỉ xác định các nội dung của thỏa thungiải quyết tranh chấp thông qua hòa giải) có hiệu lực từ ngày 1/11/2017. Đạo luật pháp điển hóa các vấn đề trƣớc đây đƣợc thông luật quy định và sửa đổi mới nhất từ năm 2021 khiến cho đạo luật phù hợp với Công ƣớc Singapore, đây có thể là một trong những đạo luật hiện đại nhất thế giới. 69. Theo Điều 3 Luật hòa giải của Singapore, “hòa giải là quá trình gồm một hay nhiều phiên họp trong đó một hoặc nhiều hòa giải viên hỗ trợ các bên trong tranh chấp thực hiện toàn bộ hoặc bất kỳ hoạt động nào sau đây để hỗ trợ giải quyết toàn bộ hoặc một phần tranh chấp: a) xác định các vấn đề trong tranh chấp; b) tìm kiếm và tổng hợp các lựa chọn; c) trao đổi với bên còn lại; d) tự nguyện đi đến thỏa thuận.” 70. Theo Điều 6 Luật hòa giải, Luật này áp dụng với hòa giải đƣợc thực hiện theo thỏa thuận hòa giải (thỏa thuận đƣa tranh chấp ra hòa giải) mà việc hòa giải đƣợc thực hiện một phần hoặc toàn bộ tại Singapore hoặc thỏa thuận hòa giải quy định rằng Luật này hoặc pháp luật Singapore áp dụng đối với hòa giải. Luật này không áp dụng với hòa giải đƣợc quy định trong các luật thành văn khác, hòa giải đƣợc thực hiện bởi hoặc dƣới sự chỉ đạo của tòa án (trừ khi đƣợc mở rộng theo quyết định của Bộ trƣởng Pháp luật), và các hình thức hòa giải khác tuy không thuộc các loại trên nhƣng bị loại trừ theo quyết định của Bộ trƣởng Pháp luật70. https://app.mlaw.gov.sg/files/news/press-releases/2013/12/FINAL%20ICMWG%20Press%20Release%20%20Annex%20A.pdf 68 Ministry of Law of Singapore “Mediation Act to commence from 1 November 2017” https://www.mlaw.gov.sg/news/press-releases/mediation-act-to-commence-from-1-november-2017 69 Singapore, Quy định về hòa giải https://sso.agc.gov.sg/SL/MA2017-S624-2017?DocDate=20171031 70 Đạo luật không áp dụng với hòa giải do tòa án thực hiện hoặc dƣới sự chỉ đạo của tòa án (do thẩm phán, cán bộ tòa án hoặc những ngƣời tình nguyện của tòa án gia đình Family Justice Courts và tòa án quốc gia State Courts thực hiện), và các thủ tục hòa giải thực hiện theo các đạo luật thành văn khác nhƣ Trung tâm hòa giải cộng đồng (theo Luật về trung tâm hòa giải Cộng đồng Community Mediation Centres Act Cap 49A, 1998 Rev Ed), Cơ quan đồng minh ba bên về giải quyết tranh chấp dƣới sự quản lý của Bộ nhân lực (theo Luật về khởi kiện lao động năm 2016 Employment Claims Act và Luật về quan hệ lao động Industrial Relations Act Cap 136, 2004 Rev Ed) và Hội đồng các vụ kiện giá trị nhỏ (Luật về Hội đồng các vụ kiện giá trị nhỏ Small Claims Tribunals Act) (CAP 308, 1998 Rev Ed) 29 Luật không loại trừ một thỏa thuận quốc tế đƣợc coi là thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải theo luật này nếu đáp ứng các điều kiện hoặc thỏa thuận quốc tế này đồng thời là thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải theo luật này đƣợc ghi nhận hiệu lực nhƣ lệnh của tòa án nếu thỏa thuận quốc tế đó chƣa đƣợc ghi nhận hiệu lực nhƣ lệnh của tòa án theo Điều 5 của Luật về Công ƣớc Singapore về hòa giải năm 202071. 71. Điều 8 của Luật hòa giải72 tƣơng tự nhƣ Điều 6 Luật trọng tài73 và Luật trọng tài quốc tế74 của Singapore, trao cho tòa án quyền tạm dừng thủ tục tố tụng khi đang tiến hành thủ tục hòa giải. Trong Khuyến nghị của Nhóm công tác về hòa giải thƣơng mại quốc tế, đây là một nội dung cần có trong Luật hòa giải75. Khi các bên tập trung hòa giải mà không lo ngại về các thủ tục tố tụng tòa án đang diễn ra, họ có thể đầu tƣ thời gian và công sức để đạt đƣợc thỏa thuận hoặc ít nhất họ phải cố gắng hòa giải trƣớc khi tiếp tục các thủ tục tố tụng tiếp theo. 72. Một trong những nội dung nổi bật của đạo luật là Điều 12 quy định một cơ chế thi hành nhanh chóng, cho phép các bên nộp đơn đến tòa án để ghi nhận kết quảhòa giải của mình nhƣ một lệnh của tòa án. Nhƣ vậy, thỏa thuận có thể đƣợc thi hành ngay và trực tiếp nhƣ một lệnh của tòa án nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện: đơn đƣợc nộp cho tòa án có thẩm quyền trong vòng 8 tuần sau khi thỏa thuận hòa giải đƣợc thực hiện bởi ngƣời cung cấp dịch vụ hòa giải đƣợc chỉ định hoặc hòa giải viên đƣợc chứng nhận, thỏa thuận hòa giải bằng văn bản và đƣợc tất cả các bên hoặc đại diện của họ ký; thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải có các thông tin cần thiết và không thuộc trƣờng hợp quy định tại Điều 12 (4) của đạo luật.76 Dorcas Quek Anderson - “Comment A coming of age for mediation in Singapore? Mediation Act 2016”[Bình luậnMột thời đại mới cho hòa giải tại Singapore? Luật hòa giải 2016” - Singapore Academy of Law Journal. 29, 2017, pp 275-293 https://ink.library.smu.edu.sg/cgi/viewcontent.cgi?article=4297&context=sol_research 71 Luật hòa giải Singapore 2017 Điều.6(2A) 72 Luật hòa giải Singapore, số 1 năm 2017, https://sso.agc.gov.sg/Act/MA2017#pr873 Luật trọng tài Singapore số 37 năm 2001, https://sso.agc.gov.sg/Act/AA2001#pr674 Luật trọng tài quốc tế Singapore, sô 23 năm 1994, https://sso.agc.gov.sg/Act/IAA1994#pr675 Bộ Pháp luật Singapore, Final ICM WG Press Release [ Thông cáo báo chí cuối cùng của nhóm công tác về hòa giải thƣơng mại quốc tế]- Phụ lục A- 2013 https://app.mlaw.gov.sg/files/news/press-releases/2013/12/FINAL%20ICMWG%20Press%20Release%20%20Annex%20A.pdf 76 Luật Hòa giải Singapore(2017) Điều 12(4): Tòa án có thể từ chối ghi nhận một thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải là một lệnh của tòa án nếu: a) thỏa thuận vô hiệu hoặc có thể vô hiệu vì ngƣời ký kết không có thẩm quyền, lừa dối, thông tin sai lệch, đe dọa, cƣỡng ép, nhầm lẫn, hoặc bất kỳ căn cứ nào khác làm vô hiệu một hợp đồng (b) vấn đề thỏa thuận không thể giải quyết bằng hòa giải (c) bất kỳ điều khoản nào của thỏa thuận không thể thi hành nhƣ một lệnh của tòa án; 30 73. Mặt khác, Điều 12 (4) nhấn mạnh rằng tòa án không ghi nhận các thỏa thuận hòa giải thành trong những trƣờng hợp: (1) Vô hiệu do phạm phải các trƣờng hợp nhƣ bên ký kết không có thẩm quyền, ép buộc, lừa dối và đƣa ra thông tin sai lệch, sai lầm …; (2) Nội dung của thỏa thuận không thể dàn xếp đƣợc bằng hòa giải; (3) Các điều khoản không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em (nếu tranh chấp liên quan đến phúc lợi của trẻ em hoặc quyền nuôi dƣỡng trẻ); (4) Việc ghi nhận thỏa thuận là trái với trật tự công. Các căn cứ này đƣợc cho là tƣơng đối đầy đủ nhƣng không có nhiều khác biệt so với cách tiếp cận của thông luật. Tuy nhiên, Điều 12 mang đến một thủ tục nhanh chóng để biến thỏa thuận của các bên trở nên có hiệu lực thi hành nhƣ lệnh của tòa án mà không phải qua quá trình tố tụng kéo dài. 74. Các ngoại lệ trong Luật về hành nghề luật hiện áp dụng với trọng tài sẽ mở rộng với hòa giải (Điều 17). Theo đó, một số ngƣời hành nghề trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp có thể thực hiện hòa giải tại Sinagpore mà không phải tuân thủ yêu cầu về chứng chỉ hành nghề, bao gồm: các hòa giải viên đƣợc chứng nhận, hay các hòa giải viên của những ngƣời cung cấp dịch vụ hòa giải đƣợc chỉ định, hoặc luật sƣ nƣớc ngoài đại diện cho các bên trong thủ tục hòa giải đƣợc thực hiện bởi các hòa giải viên hoặc ngƣời cung cấp dịch vụ hòa giải nêu trên hoặc thủ tục hòa giải liên quan đến tranh chấp về thỏa thuận quốc tế mà Singapore là địa điểm hòa giải77) hoặc thủ tục hòa giải liên quan đến tranh chấp trƣớc tòa án thƣơng mại quốc tế Singapore78 (.) 2. Công ƣớc Singapore tại Singapore 75. Sau khi ký kết Công ƣớc Singapore về hòa giải, Singapore đã thông qua Luật về Công ƣớc Singapore về hòa giải năm 202079 (Luật Singapore) để nội luật hóa Công ƣớc và sửa đổi Luật hòa giải dẫn chiếu đến Công ƣớc80. Đạo luật gồm 13 điều và văn bản đầy đủ của Công ƣớc kèm theo trong Phụ lục. Mặc dù đã có phụ lục thể hiện toàn bộ Công ƣớc, Luật vẫn nhắc lại khái niệm hòa giải và một số điều khoản quan trọng, đặc biệt là căn cứ từ chối đơn yêu cầu. Đạo luật không quy định (d) khi nội dung tranh chấp mà thỏa thuận liên quan đến bao gồm các vấn đề về phúc lợi hoặc quyền nuôi dƣỡng trẻ mà một hoặc một số điều khoản trong thỏa thuận không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; hoặc (e) việc ghi nhận thỏa thuận là một lệnh của tòa án trái với trật tự công Singapore - Luật về hành nghề luật Điều 35B.c.ii - nhƣ sửa đổi tại Điều 17 Luật hòa giải Singapore Luật về hành nghề luật Điều 35B.d 79 Luật về Công ƣớc Singapore về hòa giải, số 4 năm 2020 https://sso.agc.gov.sg/Act/SCMA2020 80 Luật hòa giải Singapore Điều. 6(2A) 77 78 31 về khái niệm hòa giải nƣớc ngoài mà sử dụng khái niệm thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải. 76. Theo Luật Singapore, một thỏa thuận hòa giải quốc tế sẽ đƣợc ghi nhận theo hai cách thức: (i) bên yêu cầu nộp đơn đến tòa án cấp cao để thỏa thuận đƣợc ghi nhận nhƣ một lệnh của tòa án này phục vụ mục đích thi hành hoặc để khẳng định vụ việc đã đƣợc giải quyết hoặc (ii) bên yêu cầu có thể đề nghị tòa án (cấp cao hoặc tòa phúc thẩm) xem xét trong khi xử lý vụ việc để khẳng định vụ việc đã đƣợc giải quyết. 77. Luật này không quy định cụ thể về thời hạn cũng nhƣ các thủ tục trình tự tại tòa án để thi hành thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải. Luật trao quyền cho Ủy ban về Quy tắc theo Luật về hoạt động tƣ pháp của Tòa án tối cao ban hành các quy tắc của tòa án liên quan đến đơn và các thủ tục tố tụng, các phí và chi phí tố tụng liên quan và giao Bộ Pháp luật quy định những vấn đề cần thiết khác để thực thi đạo luật ngoài các vấn đề tố tụng nêu trên. 78. Theo thông tin Bộ Pháp luật Singapore cung cấp cho Bộ Tƣ pháp Việt Nam thì tính đến tháng 5/2021 không có yêu cầu công nhận thoả thuận hoà giải theo Công ƣớc tại Singapore. Số liệu thống kê cho thấy kể từ khi đƣợc thành lập năm 1997, Trung tâm hoà giải Singapore đã giải quyết 48.000 vụ việc, 70% trong số này hoà giải thành công với 90% số vụ việc đƣợc hoà giải ngay trong ngày81. Số lƣợng các thoả thuận hoà giải ngày càng gia tăng nhƣng chƣa có số liệu thống kê chính thức về thoả thuận đƣợc toà án công nhận và cho thi hành. B. Hàn Quốc 1. Pháp luật và thực tiễn trong nƣớc về hòa giải 79. Khác với Singapore, Hàn Quốc không có luật riêng điều chỉnh hoạt động hòa giải tƣ. Hòa giải chủ yếu là hòa giải theo luật do cơ quan nhà nƣớc thực hiện hoặc hòa giải gắn với hoạt động của Tòa án. Hòa giải không đƣợc hiểu là quy trình đƣợc định nghĩa theo Công ƣớc Singapore hay Luật Mẫu về hòa giải của UNCITRAL mà là một quy trình pháp định. Các bên tranh chấp buộc phải hòa giải ngay cả khi không có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng phƣơng thức này giữa họ82. Phƣơng thức hòa giải này đƣợc cung cấp nhƣ một thủ tục hành chính miễn phí để khuyến khích các bên dàn xếp tranh chấp của họ. Trung tâm hoà giải Singapore - https://www.mediation.com.sg/ Kyung-Han Sohn - “Alternative Dispute Resolution System in Korea” [Các hệ thống giải quyết tranh chấp lựa chọn tại Hàn Quốc] 81 82 32 80. Hòa giải theo luật do các cơ quan nhà nƣớc tiến hành, khi đó kết quả hòa giải có hiệu lực nhƣ bản án của tòa án. Các Ủy ban hòa giải theo Luật gồm: Ủy ban giải quyết tranh chấp ngƣời tiêu dùng: CDSC (Consumer Dispute Settlement Committee) đƣợc thành lập thuộc Ban bảo vệ ngƣời tiêu dùng Hàn Quốc theo thẩm quyền quy định tại Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng83 để hòa giải các tranh chấp trong lĩnh vực này. Ủy ban xem xét và hòa giải các vấn đề về quyền tác giả (Copyright Deliberation and Conciliation Committee) đƣợc thành lập theo Luật quyền tác giả để xem xét và hòa giải các tranh chấp liên quan đến các quyền đƣợc bảo vệ theo Luật quyền tác giả84. Ủy ban hòa giải tranh chấp tài chính hoạt động dƣới sự giám sát của Ủy ban giám sát tài chính theo Luật về thành lập tổ chức giám sát tài chính phát sinh theo Luật ngân hàng, Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật giao dịch chứng khoán.85 81. Hòa giải tại Ủy ban hòa giải thƣơng mại điện tử (ECMC) đƣợc thành lập theo Luật khung về giao dịch điện tử86 nhằm hòa giải các tranh chấp trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử. Một đặc điểm nổi bật là quy trình hòa giải có thể đƣợc thực hiện tại một địa điểm cụ thể hoặc hoàn toàn trực tuyến thông qua máy tính hay còn gọi là phiên họp ảo. Việc nộp đơn và quyết định sử dụng hòa giải có thể thực hiện hoàn toàn bằng phƣơng thức điện tử, chỉ có các chứng cứ vẫn cần phải nộp thực tế. Hiện có 49 hòa giải viên của trung tâm này gồm cả luật sƣ, các luật sƣ về patent, chuyên gia, giáo sƣ và những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ ngƣời tiêu dùng. 82. Hòa giải gắn với tòa án là một loại hòa giải khác thịnh hành tại Hàn Quốc. Hòa giải gắn với tòa án là một thủ tục đƣợc tiến hành khi có đơn yêu cầu của một bên hoặc do thẩm phán đang giải quyết vụ việc chuyển sang. Về mặt lịch https://www.softic.or.jp/symposium/open_materials/11th/en/Sohn.pdf (truy cập ngày 20/5/2021) 83 Luật khung về ngƣời tiêu dùng Hàn Quốc( 2006, sửa đổi gần nhất năm 2018) -Điều 60 https://elaw.klri.re.kr/eng_mobile/viewer.do?hseq=25571&type=part&key=19 https://elaw.klri.re.kr/eng_service/lawView.do?hseq=49238&lang=ENG (truy cập ngày 4/7/2021) 84 Luật quyền tác giả Hàn Quốc (năm 2006 - sửa đổi bổ sung năm 2018) Các Điều 114- 117 https://elaw.klri.re.kr/eng_mobile/viewer.do?hseq=49128&type=lawname&key=copyright 85 Luật về thành lập và các vấn đề khác của ủy ban dịch vụ tài chính Hàn Quốc (2008- sửa đổi gần nhất 2018) Điều.51 https://elaw.klri.re.kr/eng_mobile/viewer.do?hseq=47931&type=part&key=23 (truy cập ngày 4/7/2021) Xem thêm Kyung-Han Sohn - “Alternative Dispute Resolution System in Korea” https://www.softic.or.jp/symposium/open_materials/11th/en/Sohn.pdf 86 Luật khung về văn bản và giao dịch điện tử Hàn Quốc (2002- sửa đổi gần nhất 2016), Chƣơng VI Ủy ban về tranh chấp các văn bản và giao dịch điện tử Mediation Committee of disputes on electronic documents and electronic transactions, Các Điều 32 to 37-2 https://www.law.go.kr/LSW/lsInfoP.do?lsiSeq=179518&viewCls=engLsInfoR&urlMode=engLsInfoR&lsId=00200 0&chrClsCd=010202#0000 33 sử, việc hòa giải gắn với tòa án đã đƣợc áp dụng đối với các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực gia đình và cho thuê nhà. Cùng với việc ban hành Luật hòa giải dân sự Civil Conciliation Act CCA năm 199087, tất cả các vụ việc dân sự hiện nay đều qua hòa giải gắn với tòa án. Theo Luật hòa giải dân sự, kết quả hòa giải có hiệu lực nhƣ phán quyết củaTòa án88. Do đó, có rất ít không gian cho hòa giải tƣ. 2. Công ƣớc Singapore tại Hàn Quốc 83. Không có cơ chế công nhận và thi hành các thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải có tính quốc tế tai Hàn Quốc. Hàn quốc đã ký Công ƣớc Singapore tại lễ ký nhƣng vẫn chƣa phê chuẩn Công ƣớc này. Trong Hội nghị khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng tổ chức tại Hàn Quốc, quan điểm của các chuyên gia Hàn quốc tham dự cuộc họp là Công ƣớc Singapore có thể trở thành căn cứ của một luật cơ bản về hòa giải thƣơng mại tại Hàn Quốc . Luật này có thểbảo đảm cách nhìn và mục tiêu của các bên đƣợc thấu hiểu và tôn trọng trong quá trình hòa giải, trao đổi chủ động giữa các bên, khiến hòa giải phát triển từ mô hình cứu chữa sang mô hình chăm sóc.89 84. Tại Hàn Quốc hòa giải ít đƣợc sử dụng hơn so với quốc gia khác vì một số lý do: ngƣời dân Hàn Quốc thiếu hiểu biết về ADR và hòa giải, họ muốn đánh bại đối thủ hơn là tìm kiếm giải pháp nhƣợng bộ. Các luật sƣ cũng không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật này, cho dù hòa giải có đƣợc sử dụng đối với nhiều loại tranh chấp. Theo nhận định của một thẩm phán Hàn Quốc, hòa giải viên không thể sống bằng nghề này vì không có thị trƣờng hòa giải tƣ nhân tại Hàn Quốc. Tòa án phải giám sát hoạt động hòa giải và xác định khi nào một vụ việc nên đƣợc hòa giải, các bên sẽ giảm bớt đƣợc chi phí sử dụng hòa giải tƣ nhân90. Vì hòa giải thƣờng chỉ đƣợc tòa án áp dụng ở nửa cuối của quá trình tố tụng nên các bên không nỗ lực thực sự đầu tƣ công sức để đạt đƣợc giải pháp phù hợp. Luật hòa giải tƣ pháp các tranh chấp dân sự Hàn Quốc (1990- sửa đổi gần nhất 2020) https://elaw.klri.re.kr/eng_mobile/viewer.do?hseq=52915&type=lawname&key=conciliation (truy cập 4/7/2020) 88 Luật hòa giải tƣ pháp các tranh chấp dân sự Hàn Quốc (1990- sửa đổi gần nhất 2020) (Điều 29) 87 89 Olivia Sommerville - “Singapore Convention Series – Strategies of China, Japan, Korea and Russia” [Tuyển tập về Công ƣớc Singapore- Chiến lƣợc của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga], 16/9/2019 http://mediationblog.kluwerarbitration.com/2019/09/16/singapore-convention-series-strategies-of-china-japankorea-and-russia/?print=print 34 85. Để giải quyết vấn đề này, hệ thống tòa án Hàn quốc đã đƣa ra khẩu hiệu giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải thay vì tố tụng, và áp dụng hệ thống cho phép tiến hành hòa giải sớm hơn để hạn chế căng thẳng giữa các bên91. Tuy nhiên, việc áp dụng hòa giải vào giải quyết các tranh chấp quốc tế hiện còn rất hạn chế và tƣơng lai chƣa rõ ràng92. C. Trung Quốc 1. Pháp luật và thực tiễn trong nƣớc về hòa giải 86. Tƣơng tự nhƣ Hàn Quốc, Trung Quốc không có một cơ chế hoặc quy định riêng điều chỉnh hòa giải thƣơng mại. Việc hòa giải có thể đƣợc thực hiện trong những bối cảnh khác nhau bao gồm cả quá trình diễn ra tố tụng trọng tài thƣơng mại, vụ việc dân sự trƣớc tòa hoặc hòa giải độc lập bởi hòa giải viên tƣ nhân hay của tổ chức hòa giải. Luật trọng tài93 và Luật tố tụng dân sự94 của Trung Quốc đều cho phép trọng tài và tòa án tiến hành hòa giải và kết quả của quá trình này sẽ đƣợc trọng tài hoặc thẩm phán ghi nhận và có giá trị nhƣ phán quyết của trọng tài hoặc tòa án. 87. Hòa giải tại Trung Quốc phát triển qua nhiều thời kỳ nhƣng phải từ sau 2010, hòa giải ngoài tòa án mới đƣợc chú trọng để giải quyết tình trạng bùng nổ các vụ việc tại tòa án Trung Quốc và phục vụ Sáng kiến vành đai và con đƣờng, Trung Quốc đã đƣa ra một kế hoạch giải quyết tranh chấp đa dạng bao gồm cả hòa giải, trọng tài và tố tụng tòa án liên kết và phối hợp với nhau95. Hòa giải ngoài tòa “The Emergence of Mediation in Korean Communities”- Pepperdine Dispute Resolution Law Journal - Vol 15Issue 3 https://core.ac.uk/download/pdf/71935567.pdf 91 Supreme Court of Korea – Civil Conciliation Proceedings https://eng.scourt.go.kr/eng/judiciary/proceedings/civil.jsp (truy cập 20/5/2021) 92 Clifford Chance, International Mediation Guide [Hƣớng dẫn hòa giải quốc tế], 2nd edition, 2016 https://www.cliffordchance.com/content/dam/cliffordchance/briefings/2016/06/international-mediation-guidesecond-edition.pdf 93 Luật trọng tài năm 1994 http://english.mofcom.gov.cn/article/policyrelease/Businessregulations/201312/20131200432698.shtml Điều 49 Khi các bên đề nghị tiến hành thủ tục trọng tài, họ có thể tự hòa giải với nhau. Khi đạt đƣợc thỏa thuận hòa giải, có thể yêu cầu trọng tài ra phán quyết trên cơ sở thỏa thuận hòa giải hoặc rút đơn đề nghị tiến hành thủ tục trọng tài. 94 Luật tố tụng dân sự của Trung Quốc https://www.chinajusticeobserver.com/law/x/civil-procedure-law-of-china-20170627 Điều 93-99 Điều 97 Khi đạt đƣợc thỏa thuận hòa giải, tòa án nhân dân phải chuẩn bị văn bản nêu rõ yêu cầu khởi kiện, tình tiết của vụ việc và kết quả hòa giải. Văn bản do cán bộ tòa án và thƣ ký tòa ký, đóng dấu của tòa án nhân dân và tống đạt cho các bên. Văn bản này có hiệu lực ngay khi tất cả các bên ký. 95 Alyssa V. M. Wall - “Designing a new normal: dispute resolution developments along the Belt and Road” [Thiết kế quy phạm mới: phat triển việc giải quyết tranh chấp cùng với sáng kiến Vành đai và con đƣờng] https://nyujilp.org/wp-content/uploads/2020/01/NYI105.pdf 35 án đƣợc đánh giá là một hệ thống kết hợp giữa hòa giải nhân dân (giữa những ngƣời dân cƣ trú cùng một khu vực), hòa giải hành chính (do Cơ quan hành chính nhà nƣớc thực hiện ví dụ cảnh sát thực hiện hòa giải trong các vụ việc an ninh công cộng và tai nạn giao thông), hòa giải ngành (do một thành viên của hiệp hội ngành nghề thực hiện), hòa giải thƣơng mại và hòa giải gắn với tòa án (do thẩm phán thực hiện).96 88. Mặc dù tại Trung Quốc chƣa có văn bản quy phạm pháp luật chính thức điều chỉnh hòa giải thƣơng mại nhƣng nhiều ngƣời cho rằng hòa giải thƣơng mại hiện đại đã đƣợc đặt nền móng từ sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự năm 201297. Sửa đổi năm 2012 bản thân nó không quy định về hòa giải thƣơng mại nhƣng đã đƣa hòa giải gắn vớitòa án vào trong Luật. Khi giải quyết tranh chấp tòa án sẽ chuyển các vụ việc mà mình cho là phù hợp cho các hòa giải viên và việc giải quyết vụ việc thông qua hòa giải phải đƣợc tiến hành nhanh chóng, kịp thời98. Sau khi thông qua sửa đổi năm 2012 để giảm tải cho tòa án, một loạt các chƣơng trình thử nghiệm thành lập các nhà cung cấp dịch vụ hòa giải độc lập đã đƣợc thực hiện, đặc biệt là trong các hiệp hội ngành nHòa giải thƣơng mại do tổ chức hòa giải thƣơng mại chuyên trách thực hiện, trên cơ sở thu phí theo thị trƣờng. Đây là loại hình hòa giải chuyên nghiệp nhất nhƣng hiện chỉ có một số lƣợng hạn chế các trung tâm hòa giải tại Trung Quốc: Hội đồng Trung Quốc về thúc đẩy thƣơng mại quốc tế/ Trung tâm hòa giải của Phòng thƣơng mại quốc tế Trung Quốc China Council for the Promotion of International Trade/China Chamber of International Commerce Mediation Center (thành lập năm1987) và các trung tâm, Trung tâm hòa giải của Ủy ban trọng tài Bắc Kinh Beijing Arbitration Commission Mediation Center (thành lập năm 2011), Trung tâm hòa giải thƣơng mại Thƣợng Hải Shanghai Commercial Mediation Center (thành lập năm 2011), Liên minh hòa giải thƣơng mại Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao Guangdong, Hong Kong & Macau Commercial Mediation Alliance (thành lập năm 2013). Tòa án tối cao cũng thành lập Hội đồng chuyên gia thƣơng mại quốc tế cho các tranh chấp liên quan đến Guodong Du, Meng Yu - “Mediation in China: Past and Present” [Hòa giải tại Trung Quốc: quá khứ và hiện tại] 11/8/2019 https://www.chinajusticeobserver.com/a/mediation-in-china-past-and-present Jiang Heping, Andrew Wei-Min Lee - “From the Traditional to the Modern: Mediation in China” [Từ truyền thống đến hiện đại: Hòa giải tại Trung Quốc] https://weinsteininternational.org/mediation-inchina/#:~:text=Today%2C%20China%20uses%20five%20broad,Mediation%20is%20conducted%20by%20judges. 97 Đến nay, sửa đổi Luật tố tụng dân sự năm 2017 của Trung Quốc vẫn giữ nguyên các sửa đổi này 98 Luật tố tụng dân sự Trung Quốc (1991, sửa đổi gần nhất năm 2017) khoản 2 Điều 133 https://www.chinajusticeobserver.com/law/x/civil-procedure-law-of-china-20170627 https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=33677440-0dff-4172-9a43-4212048afcf6 96 36 Sáng kiến vành đai và con đƣờng giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và nƣớc ngoài thông qua hòa giải. 89. Một trong số những bất lợi chính của hòa giải ngoài tòa án là thỏa thuận hòa giải thành không thể do tòa án thi hành vì bản chất chỉ là một hợp đồng thông thƣờng. Để giải quyết vấn đề này, Luật tố tụng dân sự của Trung Quốc sửa đổi vào năm 2012 quy định rằng tòa án có thể ra quyết định về hiệu lực của thỏa thuận hòa giải thành theo yêu cầu của các bên để sau đó thỏa thuận này đƣợc thi hành bởi tòa án99. Cụ thể là, phù hợp với Luật hòa giải nhân dân và các luật áp dụng khác, các bên trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thỏa thuận hòa giải thành có hiệu lực phải cùng nộp đơn yêu cầu đến tòa án nhân dân cấp sơ thẩm để công nhận thỏa thuận này100. Nếu xét thấy đơn không phù hợp với quy định pháp luật, tòa án phải từ chối đơn và các bên có thể thay đổi thỏa thuận hòa giải ban đầu bằng cách hòa giải với nhau hoặc soạn thảo thỏa thuận hòa giải mới hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Nếu đơn yêu cầu phù hợp với các quy định pháp luật, tòa án nhân dân sẽ quyết định rằng thỏa thuận có hiệu lực pháp luật; nếu bên nào từ chối việc thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ thỏa thuận, bên kia có thể yêu cầu tòa án thi hành. 90. Nếu hòa giải là một phần của trọng tài nƣớc ngoài, thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải có thể đƣợc công nhận nhƣ một phán quyết trọng tài. Phán quyết trọng tài nƣớc ngoài ghi nhận thỏa thuận giải quyết tranh chấp có thể đƣợc thi hành theo Công ƣớc New York và thỏa thuận có đi có lại, nếu ngƣời yêu cầu gửi đơn đề nghị đến Tòa án nhân dân trung cấp nơi ngƣời phải thi hành có nơi cƣ trú pháp định hoặc tài sản. 2. Công ƣớc Singapore tại Trung Quốc 91. Trung Quốc có chính sách ủng hộ việc sử dụng hòa giải và các phƣơng pháp giải quyết tranh chấp lựa chọnkhác để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Ngày 29/8/2019, Trung Quốc là một trong số 46 quốc gia đầu tiên ký Công ƣớc Luật tố tụng dân sự Trung Quốc Điều 194, 195- Mục 6 Chƣơng XV Thủ tục đặc biệt Luật hòa giải nhân dân Trung Quốc năm 2010 Điều 33 Sau khi thỏa thuận hòa giải thành đƣợc ký kết do hòa giải tại Ủy ban hòa giải nhân dân, khi cả hai bên cho là cần thiết, họ có thể đề nghị Tòa án nhân dân xác nhận về tƣ pháp trong vòng 30 ngày kể từ ngày thỏa thuận có hiệu lực. Tòa án nhân dân phải thực hiện xem xét lại thỏa thuận hòa giải ngay và phải xác nhận hiệu lực của thỏa thuận theo pháp luật. Khi tòa án nhân dân xác nhận thỏa thuận hòa giải có hiệu lực, một bên từ chối thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì bên kia có thể yêu cầu Tòa án nhân dân cƣỡng chế thi hành. Khi Tòa án nhân dân xác nhận rằng thỏa thuận hòa giải thành vô hiệu, các bên có thể thay đổi thỏa thuận hòa giải ban đầu hoặc ký kết thỏa thuận khác thông qua cách tiếp cận hòa giải nhân dân. Họ cũng có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân. http://www.cspil.org/Uploadfiles/attachment/Laws%20and%20Regulations/%5Ben%5Dguojifalvwenjian/PeoplesM ediationLawofthePeoplesRepublicofChina.pdf 99 100 37 Singapore. Việc ký Công ƣớc đƣợc cho là “đặc biệt kịp thời”101 đối với Trung Quốc. Một số cải cách đã dẫn đến một hệ thống hòa giải hiện đại hơn đã đƣợc chính phủ Trung Quốc đƣa ra trong những năm gần đây. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở pháp quyền, Trung Quốc còn có chiến lƣợc củng cố vị thế nhƣ là một trong những trung tâm giải quyết tranh chấp hàng đầu châu Á. Do đó, ảnh hƣởng của Công ƣớc Singapore đến nội luật sẽ gián tiếp và ít rõ rệt hơn nhƣng sẽ có hiệu quả lâu dài hơn. 92. Mặc dù các thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giảikhông tự bản thân có hiệu lực thi hành tại Trung Quốc, thỏa thuận từ việc tiến hành hòa giải độc lập của các tổ chức nhƣ trung tâm hòa giải có thể phải tuân theo các quy tắc của tổ chức đó, cho phép các bên cùng nhau yêu cầu tòa án xác nhận và thi hành các thỏa thuận. Thủ tục này có thể là con đƣờng để thực hiện nghĩa vụ thi hành theo Công ƣớc vì thủ tục có thể đƣợcđƣợc mở rộng ra, áp dụng với các thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thƣơng mại thông qua hòa giải. Tuy nhiên, do Công ƣớc Singapore đƣa ra một số điều kiện đối với việc thi hành nên cần có những sửa đổi đối với quy định của Luật tố tụng dân sựđể xác định các thuật ngữ, biểu mẫu và căn cứ từ chốitrợ giúp. 93. Trung Quốc cũng cần xem xét đếnít nhất hai vấn đềđể thực hiện Công ƣớc Singapore102: thứ nhất hệ thống tƣ pháp của Trung Quốc cần phải thiết kế các tiêu chuẩn cụ thể để thi hành một thỏa thuận quốc tế theo Công ƣớc, tức là xác định: cấp tòa án nào có thẩm quyền và có nên trao thẩm quyền cho một nhóm thẩm phán có kiến thức chuyên môn hay không103. Thứ hai, vấn đềxuất phát từ chính bản thân Công ƣớc. Việc sử dụng cách tiếp cận địa điểm kinh doanh để xác định thỏa thuận hòa giải là có yếu tố quốc tế nhƣngkhông đƣa ra khái niệm địa điểm kinh doanh, trong khi khái niệm này có thể đƣợc giải thích rất khác nhau tại các quốc gia thành viên. Pháp luật Trung Quốc chỉ có một thuật ngữ gần giống là “địa điểm kinh doanh chính” để thể hiện thƣơng nhân có thể có nhiều địa điểm kinh doanh. Do đó, sự không thống nhất trong áp dụng Công ƣớc có thể xảy ra tại các quốc gia thành viên. Những ngƣời ủng hộ tin rằng hai vấn đề nêu trên có thể khắc phục đƣợc nhƣng chúng vẫn có thể kéo dài thời gian Trung Quốc quyết định phê chuẩn Ashley M. Howlett, Sonny Payne- “Adding more strings to the bow: the 2012 amendments to China’s Civil Procedure Law”[Thêm nhiều dây vào chiếc nơ: những sửa đổi năm 2012 của Luật tố tụng dân sự Trung Quốc]10/1/2013 https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=33677440-0dff-4172-9a43-4212048afcf6 102 Carrie Shu Shang và Ziyi Huang - “The Singapore convention in light of China’s changing mediation scene” [Công ƣớc Singapore trong bối cảnh hòa giải của Trung Quốc thay đổi] - Asian Pacific Mediation Journal Vol. 2, No. 1 (2020) https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=3539739 ( truy cập ngày 20/5/2021) 103 Nhƣ trên 101 38 Công ƣớc. Hơn nữa, trong Tuần lễ Công ƣớc Singapore 2021, ông Liu Xiaochun, Chủ tịch Tòa trọng tài quốc tế Shenzhen đã thể hiện quan điểm rằng Công ƣớc Singapore đồi hỏi một hệ thống hoàn thiện để tòa án Trung Quốc có thể trợ giúp. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành và Công ƣớc khiến cho các tòa án tại Trung Quốc quan ngại về các vấn đề: làm thế nào để bảo đảm rằng giao dịch và tranh chấp là có thật, làm thế nào để tránh các thỏa thuận giải quyết tranh chấp sai trái và liệu thỏa thuận giải quyết tranh chấp đó có gây hại đến lợi ích của ngƣời thứ ba hay lợi ích công cộng hay không104 D. Hoa Kỳ 1. Pháp luật và thực tiễn trong nƣớc về hòa giải 94. Hoa kỳ là quốc gia liên bang. Pháp luật liên bang chƣa có quy định điều chỉnh lĩnh vực hòa giải nhƣng Luật về giải quyết tranh chấp thay thế năm 1998105 yêu cầu các bang và tòa án các bang tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp dân sự nói chung bằng các biện pháp thay thế bao gồm cả hòa giải. Pháp luật của các bang trong những năm gần đây đã phát triển mạnh, mở rộng phạm vi và ngày càng đa dạng. Hòa giải là một phần của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 30 năm trở lại đây (xuất phát từ hòa giải gắn với tòa án). Pháp luật các bang yêu cầu các bên tƣ nhân hòa giải một số loại tranh chấp nhất định. Hòa giải theo luật thuộc hai nhóm: nhóm 1 buộc các bên hòa giải khi vụ việc có liên quan đến một số quyền nhất định, ví dụ bệnh nhân cho rằng mình là nạn nhân của sai lầm trong điều trị y tế106 phải hòa giải trƣớc khi đƣa ra yêu cầu khởi kiện. Nhóm 2 là các đạo luật không chỉ yêu cầu hòa giải mà còn kiểm soát cả quá trình hòa giải ví dụ tranh chấp tín dụng giữa ngƣời cấp tín dụng và ngƣời sở hữu nhà hoặc tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm107. Các đạo luật này của các bang đã tạo ra một giai đoạn phát triển mới của các tổ chức hòa giải, các nhà lập pháp liên bang và bang trao cho tòa án và các cơ quan hành chính thẩm quyền thiết kế các chƣơng trình hòa giải và đƣa ra hƣớng dẫn cho các bên và hòa giải viên108. Pháp luật các bang có quy định khác nhau để hỗ trợ cho hòa giải (bao gồm quy định không cho phép bên Thông tin thêm về Tuần lễ Công ƣớc Singapore https://www.singaporeconventionweek.sg/index.html https://www.congress.gov/congressional-report/105th-congress/house-report/487/1 106 Xem South Carolina Code of Laws Điều 15-79-125. Xem thêmLydia Nussbaum, "Mediation as Regulation: Expanding State Governance over Private Disputes," Utah Law Review Vol. 2016 No. 2, https://dc.law.utah.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1017&context=ulr (truy cập 4/7/2021) 107 Xem California Insurance Code Sections 10089.70 - 10089.83 108 Lydia Nussbaum, "Mediation as Regulation: Expanding State Governance over Private Disputes,"[Hòa giải nhƣ một quy định: mở rộng điều chỉnh của các bang đối với các tranh chấp tƣ ] Utah Law Review Vol. 2016 No. 2, available at https://dc.law.utah.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1017&context=ulr (truy cập 4/7/2021) 104 105 39 thắng kiện đòi phí luật sƣ nếu khoản tiền ngƣời này nhận đƣợc ít hơn khoản tiền bên kia đã đề xuất trong quá trình hòa giải). Có bang thậm chí cho phép hòa giải viên quyết định nhƣ trọng tài viên nếu các bên không thể đạt đƣợc thỏa thuận.109 95. Trong nỗ lực thống nhất pháp luật của các bang về hòa giải, Luật thống nhất về hòa giải (Uniform Mediation Act) - văn bản khuyến nghị do Hội nghị Quốc gia của các ủy viên về các luật thống nhất của các bang NCCUSL tại Hoa Kỳ thông qua trên cơ sở Luật Mẫu UNCITRAL về hòa giải năm 2002. Hiện UMA đã đƣợc 12 bang áp dụng, mới nhất tại Georgia110. UMA ghi nhận chính sách mạnh mẽ của Hoa Kỳ hỗ trợ việc sử dụng hòa giải và giá trị mà hòa giải đƣa đến cho các bên, nhấn mạnh rằng hòa giải viên hỗ trợ các bên trong việc thƣơng lƣợng giải pháp phù hợp với nhu cầu và lợi ích của họ. UMA quy định quyền giữ bí mật trong trao đổi hòa giải và sự công bằng và liêm khiết trong quy trình giải quyết. Thỏa thuận đạt đƣợc qua hòa giải phải lập thành văn bản, tuy nhiên thỏa thuận nàychỉ có thể đƣợc thi hành nhƣ các thỏa thuận hợp đồng khác.111 96. Các quy định về thi hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giảikhác nhau giữa các bang nhƣng nhìn chung đều đƣợc thi hành theo các quy tắc nhƣ hợp đồng nói chung (nghĩa là phải khởi kiện ra tòa để thi hành các thỏa thuận này)112. Một số bang cho phép thủ tục thi hành rút gọn bằng cách coi các thỏa thuận này có giá trị nhƣ phán quyết trọng tài trong các thủ tục rút gọn113. Một số 109 Xem California Health and Safety Code Section 8016 https://www.uniformlaws.org/committees/communityXem tình hình áp dụng UMA tại home?CommunityKey=45565a5f-0c57-4bba-bbab-fc7de9a59110 Tuy nhiên, Georgia ghi chú rằng hệ thống pháp luật của mình dựa trên Luật Mẫu năm 2018. Xem chú thích số 60 tình hình áp dụng Luật mẫu UNCITRAL 111 Linklaters - “Commercial mediation in the U.S.”[ Hòa giải thƣơng mại tại Hoa Kỳ]- 1/4/2020 https://www.linklaters.com/en/insights/publications/commercial-mediation-a-global-review/commercial-mediationa-global-review/us 112 Edna Sussman - A brief survey of US case law on enforcing mediation settlement agreements over objections to the existence or validity of such agreements and implications for mediation confidentiality and mediator testimony[Khảo sát ngắn về án lệ thi hành các thỏa thuận giải quyết tranh chấp thoogn qua hòa giải với việc phản đối sự tồn tại hoặc hiệu lực của các thỏa thuận đó và các vƣớng mắc với vấn đề bảo mật trong hòa giải và việc làm chứng của hòa giải viên] - IBA Legal Practice Division - Mediation committee newsletter - April 2006 https://sussmanadr.com/docs/IBA_mediation_enforcement_0406.pdf (truy cập ngày 20/5/2021) 110 113 Polsineli PC, “Mediation in USA”, 9/9/2019 Available at https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=1afc5951-1db6-4f91-8e3b-500022484dbd (truy cập ngày 20/5/2021) Xem thêm Edna Sussman, Final Step: Issues in Enforcing the Mediation Settlement Agreement, in Arthur W. Rovine (ed), Contemporary Issues in International Arbitration and Mediation [Bƣớc cuối cùng: Vấn đề thi hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải], Fordham Law school, 2009, trang 343-359 Available at 40 bang khác, nhƣ Minesota, lại hạn chế việc thi hành bằng các quy định về thủ tục, một thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giảibằng văn bản phải nêu rõ rằng thỏa thuận này là ràng buộc và các bên phải đƣợc tƣ vấn bằng văn bản rằng hòa giải viên không có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của các bên hoặc phải thông báo cho họ về các quyền lợi pháp lý của họ và việc ký thỏa thuận hòa giải thành có thể ảnh hƣởng tiêu cực đến quyền của họ và họ cần tƣ vấn của luật sƣ nếu không chắc chắn về quyền của mình114.Tƣơng tự, Luật của bang Colorado quy định rằng thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải không thể đƣợc thi hành trừ khi đƣợc ghi lại bằng văn bản và đƣợc các bên và luật sƣ của họ chấp thuận, gửi đến tòa án và đƣợc tòa chấp thuận.115 97. Sự thay đổi trong pháp luật các bang dẫn đến một giai đoạn phát triển mới của các tổ chức hòa giải, các nhà lập pháp liên bang và bang cũng trao cho tòa án và các cơ quan hành chính thẩm quyền thiết kế các chƣơng trình hòa giải và hƣớng dẫn cho cho các bên và hòa giải viên. Việc thể chế hóa hòa giải thể hiện việc các tổ chức công và tƣ chấp nhận hòa giải là một tiêu chuẩn và quá trình lập pháp để giải quyết tranh chấp có nguồn gốc từ việc cải cách hoạt động của tòa án. Hòa giải trở thành một phần không thể thiếu và ngày càng phát triển trong các thủ tục về giải quyết tranh chấp tại tòa án, cơ quan công quyền, giải quyết tranh chấp cộng đồng và cả các tranh chấp kinh doanh thƣơng mại cũng nhƣ tranh chấp khác giữa các cá nhân. Mặc dù vậy, các số liệu tại Hoa Kỳ cho thấy trái ngƣợc với cách hiểu thông thƣờng rằng khi các bên đã đạt đƣợc thỏa thuận thì ít có tranh chấp về việc thực thi các thỏa thuận hòa giải thành, số lƣợng các tranh chấp về việc thực thi tại Hoa Kỳ vẫn còn tƣơng đối cao, có thể do văn hóa kiện tụng đối đầu ở quốc gia này. Trong giai đoạn 2013- 2017 có37% trên tổng số các tranh chấp liên quan đến hòa giải là tranh chấp về thực thi thỏa thuận hòa giải thành, tranh chấp về giải thích và vi phạm thỏa thuận hòa giải thành, các vụ việc tập thể và các thỏa thuận khác cần sự chấp thuận của tòa án116. Trong những năm gần đây, hòa giải trở nên rất thịnh hành và nhìn chung khá hiệu quả nhƣng vẫn có một số quan ngại về việc https://epdf.pub/contemporary-issues-in-international-arbitration-and-mediation-the-fordhampaper7885489d4d7163ad548b755d0e0cfea215894.html 114 Xem Minnesota Civil Mediation Act (Minnesota Statutes 2020) Section 572.35 115 Xem Colorado Revised Statutes 2016, Điều 13-22-308. https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=1afc5951-1db6-4f91-8e3b-500022484dbd 116 James R. Coben - “Evaluating the Singapore convention through a U.S.-centric litigation lens: lessons learned from nearly two decades of mediation disputes in American federal and state courts”[Đánh giá Công ƣớc Singapore thông qua lăng kinh tập trung vào tố tụng của Hoa kỳ: bài học từ gần hai thập kỷ hòa giải tại tòa án liên bang và bang của Hoa Kỳ] -Singapore Mediation Convention Reference Book -Cardozo Journal of Conflict Resolution volume 20–No.4–2019 - tr 1078 https://cardozojcr.com/wp-content/uploads/2020/01/Singapore-Mediation-Convention-Reference-Book.pdf 41 thi hành các thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải xuất phát từ hòa giải quốc tế117. 2. Công ƣớc Singapore tại Hoa Kỳ 98. Hoa Kỳ là quốc gia khởi xƣớng việc đàm phán Công ƣớc Singapore118 và tham gia tích cực vào quá trình thảo luận tại Nhóm công tác II. Hoa Kỳ cũng là một trong 46 quốc gia đầu tiên ký vào Công ƣớc nhƣng đến nay vẫn chƣa phê chuẩn mặc dù có sự ủng hộ rõ ràng trong nội bộ. Một số hiệp hội thƣơng mại nhƣ Liên minh các nhà cung cấp dịch vụ, Hiệp hội quốc gia các nhà sản xuất, Hội đồng ngoại thƣơng quốc gia, Phòng thƣơng mại Hoa Kỳ và Hội đồng Hoa Kỳ về kinh doanh quốc tế, đã gửi thƣ đến Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Michael Pompeo ngay từ tháng 11 năm 2018 thể hiện “sự ủng hộ mạnh mẽ việc Hoa Kỳ ký và phê chuẩn Công ƣớc Singapore về hòa giải”119 . Nhóm nàycho rằng” bằng việc khuyến khích sử dụng hòa giải nhƣ con đƣờng khác để giải quyết tranh chấp thƣơng mại, Công ƣớc “giảm các chi phí và hạn chế sự cần thiết phải tiến hành các vụ việc kiện tụng trùng lặp”120 Liên đoàn Luật sƣ Hoa Kỳ đã có Báo cáo năm 2020 khuyến nghị Hoa Kỳ và các quốc gia sớm tham gia và thực thi Công ƣớc này121. Báo cáo đề nghị các cơ quan hành pháp và Thƣợng viện Hoa Kỳ coi Công ƣớc có hiệu lực trực tiếp (self- executing) tại Hoa Kỳ hoặc nếu đạo luật để thực thi là cần thiết thì đạo luật đó nên ở cấp liên bang tƣơng tự nhƣ Luật trọng tài liên bang để thực thi Công ƣớc New York122. 99. Tuy nhiên, đến nay, Hoa Kỳ vẫn chƣa có quan điểm chính thức về việc phê chuẩn Công ƣớc Singapore. Hội đồng tƣ vấn quốc gia về tƣ pháp quốc tế của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã lên kế hoạch thảo luận về vấn đề này vào chƣơng trình thƣờng niên của mình năm 2020123 đƣợc tổ chức trực tuyến vì lý do dịch bệnh nhƣng biên bản của phiên họp chƣa đƣợc công khai vào thời điểm xây dựng Báo 117 Xem S.I. Strong, Realizing Rationality: An Empirical Assessment of International Commercial Mediation [Nhận ra lý do đằng sau: đánh giá thực tiễn về hòa giải thƣơng mại quốc tế] , 73 Wash. & Lee L. Rev. 1973, 2019, 2054 (2016) 118 A/CN.9/822 119 Thƣ gửi Ngài Michael R. Pompeo (6/11/ 2018) https://www.uscib.org/uscib-content/uploads/2018/11/Coalition_SignaporeConventiononMediation_11.6.18.pdf (truy cập 20/5/2021) 120 Nhƣ trên 121 Liên đoàn luật sƣ Hoa Kỳ, Nghị quyết 104A, 17/2/2020 https://www.americanbar.org/content/dam/aba/directories/policy/midyear-2020/2020-midyear-104a.pdf 122 Nhƣ trên ( trang 3) 123 Ủy ban tƣ vấn về tƣ pháp quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ U.S. Department of State Advisory Committee on Private International Law: Thông báo về họp thƣờng niên 06.19.2020 https://www.federalregister.gov/documents/2020/06/19/2020-13193/us-department-of-state-advisory-committee-onprivate-international-law-notice-of-annual-meeting (truy cập 20/5/2021) 42 cáo này. Với sự ủng hộ mạnh mẽ Công ƣớc và sự tăng dần số lƣợng các bang áp dụng UMA đƣợc xây dựng trên cơ sở Luật mẫu của UNCITRAL, có thể rằng việc phê chuẩn Công ƣớc của Hoa Kỳ chỉ là vấn đề thời gian. Chủ đề này tạm thời bị đặt ra ngoài lề do vấn đề dịch bệnh, và sự thay đổi hiện nay đối với chức vụ Tổng thống đòi hỏi những ƣu tiên cho lĩnh vực lập pháp và thay đổi trong chính sách quốc tế. 100. Trƣớc khi Tổng thống có thể trình Công ƣớc ra Thƣợng viện, phải tiến hành một quá trình nội bộ phức tạp để đánh giá xem Hoa Kỳ sẽ tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế do Công ƣớc tạo ra nhƣ thế nào124. Quá trình phê chuẩn sẽ bao gồm việc xác định các thay đổi cần thiết đối với hệ thống pháp luật quốc gia hiện hành và quyết định xem Công ƣớc có thể đƣợc áp dụng trực tiếp tại tòa án - tự thi hành hay cần có văn bản quy phạm pháp luật để thi hành - một đề xuất đƣợc các phân tích học thuật ủng hộ125 hay văn bản pháp luật để thi hành phải ở cấp độ liên bang hay cấp bang. Trong trƣờng hợp sau, một cách tiếp cận hợp tác liên bang đƣợc đề xuất, với một văn kiện liên bang sẽ đƣợc áp dụng tại các bang không áp dụng Luật mẫu thống nhất điều chỉnh cùng một vấn đề. Nếu Hoa Kỳ thực hiện theo truyền thống lâu dài của mình trong việc cho rằng các điều ƣớc quốc tế trong lĩnh vực tƣ pháp quốc tế là tự thi hành, Công ƣớc sẽ trở thành có hiệu lực thi hành về tƣ pháp ngay lập tức khi đƣợc phê chuẩn. Các sửa đổi với pháp luật quốc gia sau đó có thể là cần thiết để tránh các mâu thuẫn, nhƣng “các điều ƣớc tự thi hành có giá trị ngang với các đạo luật của Liên bang, ƣu tiên hơn so với pháp luật các bang của Hoa Kỳ”126 E. Australia 1. Pháp luật và thực tiễn hòa giải trong nƣớc 101. Tại Australia (cũng là một quốc gia liên bang, nhƣ Hoa Kỳ), có hai loại hòa giải: hòa giải tƣ và hòa giải gắn với tòa án. Australia đã chứng kiến một bƣớc ngoặt văn hóa quan trọng ủng hộ cho hòa giải trong những năm qua, chủ yếu do kết quả của các chính sách của chính phủ, dù không có pháp luật về hòa giải. Ủy ban tƣ vấn quốc gia về các biện pháp giải quyết tranh chấp lựa chọn NADRAC, một cơ quan tƣ vấn cho Bộ tổng chƣởng lý của Khối thịnh vƣợng Australia giữa Thủ tục theo Thông tƣ 175 https://2009-2017.state.gov/s/l/treaty/c175/index.htm Timothy Schnabel -Implementation of the Singapore Convention: Federalism, Self-Execution, and Private Law Treaties[ Thực thi Công ƣớc Singapore: Liên bang, tự thi hành và các điều ƣớc về luật tƣ ]- 30 Am. Rev. Int'l Arb., 265 (2020) https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=3320823 126 Stephen P. Mulligan, International law and Agreements: Their Effect upon U.S. Law, Congressional Research service 7-5700 [Pháp luật và thỏa thuận quốc tế: hiệu lực của chúng đối với pháp luật Hoa Kỳ] (19/9/2018) https://fas.org/sgp/crs/misc/RL32528.pdf (truy cập 20/5/2021) 124 125 43 các năm 1995- 2011, đã xây dựng tổng cộng 155 báo cáo, văn bản về các chủ đề và tham vấn, và các hƣớng dẫn để hỗ trợ chính phủ và công chúng nói chung hiểu và sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp lựa chọn, bao gồm cả hòa giải. Công việc của NADRAC từ đó đƣợc tiếp tục bởi một tổ chức tƣ kế thừa nhiệm vụ là Hội đông tƣ vấn các biện pháp giải quyết tranh chấp của Australia (ADRAC), tập hợp những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực hòa giải, các nhà nghiên cứu và giới học thuật. Hòa giải tƣ nhân chỉ đƣợc điều chỉnh bởi các tổ chức nghề nghiệp, chủ yếu thông qua việc công nhận chất lƣợng của các hòa giải viên. Tất cả các hòa giải viên đều đƣợc trông đợi đảm bảo về chất lƣợng để hành nghề thông qua hệ thống công nhận hòa giải viên quốc gia NMAS, một hệ thống tự nguyện của ngành nghề này127. Mặc dù không có khuôn khổ pháp lý, hòa giải tƣ nhân đặc biệt là hòa giải thƣơng mại là một dịch vụ thƣờng đƣợc sử dụng của các tổ chức chuyên về giải quyết tranh chấp128. 102. Hòa giải do tòa án chuyển vụ việc đƣợc điều chỉnh trong pháp luật về tố tụng dân sự và quy tắc của tòa án. Các tòa án Australia tại tất cả các vùng đều có thể yêu cầu các bên sử dụng hòa giải cho dù các bên có đồng ý hay không hoặc ít nhất yêu cầu các bên sử dụng các cách thức dàn xếp tranh chấp khác trƣớc khi đƣa vụ việc ra tòa để giải quyết tranh chấp đó hoặc xác định các vấn đề mà tòa án cần ra quyết định. Luật giải quyết tranh chấp dân sự năm 2011 ở cấp độ của khối thịnh vƣợng đòi hỏi các bên phải tiến hành “các bƣớc thực sự” để giải quyết tranh chấp trƣớc khi sử dụng đến tố tụng tòa án129 - các bƣớc này thƣờng đƣợc giải thích chính là hòa giải. Các quy định tƣơng tự tồn tại tại trong tất cả các đạo luật về tố tụng dân sự của các bang và vùng lãnh thổ. Các tòa án thƣờng cũng tiến hành các cuộc họp trƣớc và sau hòa giải, các phiên hòa giải chung và có thể tiến hành các thủ tục tƣơng tự nhƣ hòa giải trong quá trình giải quyết vụ việc đƣợc thiết kế để tăng hiệu quả của thủ tục tố tụng dân sự. Sự trì hoãn hoặc thất bại trong hòa giải hoặc hòa giải ngay tình có thể dẫn đến kết quả là một lệnh về các chi phí đối nghịch. Theo một số học giả, “căn cứ cho các quy định này thƣờng hầu nhƣ hoàn toàn là do khả năng hòa giải đƣợc nhận thấy để tiết kiệm thời gian và chi phí và để giảm bớt áp lực tập trung vào hệ thống tòa án hơn là vì lý do chất lƣợng tự thân của hòa giải và Mediator Standards Board, National Mediator Accreditation System (NMAS) – Available at https://msb.org.au/themes/msb/assets/documents/national-mediator-accreditation-system.pdf 128 Trung tâm trọng tài thƣơng mại quốc tế Australia ACICA, Trung tâm về các tranh chấp Australia AMA, Hiệp hội hòa giải Australia ADC, chỉ là các nhà cung cấp dịch vụ hòa giải lớn nhất, ngoài ra còn một số tổ chức hòa giải và những ngƣời hòa giải tƣ nhấn cũng hoạt động rất thành công trong lĩnh vực này 127 129 Khối thịnh vƣợng Australia, Luật giải quyết tranh chấp dân sự 2011, Điều 6 44 các biện pháp giải quyết tranh chấp khác có thể khiến chúng đƣợc ƣa thích hơn là tố tụng tại tòa án”130 Các số liệu phân tích đƣợc thu thập từ các tổ chức khác nhau chỉ ra rằng hòa giải có mức độ thành công và mức độ hài lòng cao của ngƣời sử dụng131, mặc dù Australia đƣợc gắn mác là hệ thống có văn hóa kiện tụng cùng với một hệ thống pháp luật tranh tụng đối đầu. Tòa án Liên bang Australia cũng báo cáo một số lƣợng lớn các vụ việc hòa giải do tòa án chuyển sang nhƣ một cách giải quyết tranh chấp trƣớc khi tiến hành tố tụng tại tòa. 103. Cũng có hòa giải theo luật trong một số lĩnh vực, nhƣ các tranh chấp về các khoản nợ liên quan đến nông nghiệp (farm debt disputes) hoặc các vụ kiện về quyền bản địa (native title claims). Pháp luật các bang và vùng lãnh thổ thống nhất ở mức độ nhất định, các ngân hàng và chủ nợ khác phải cố gắng giải quyết các yêu cầu đòi các khoản vay nông nghiệp của nông dân thông qua hòa giải trƣớc khi cố gắng thu hồi nợ bằng các khoản thế chấp ruộng vƣờn. Hòa giải cũng đƣợc quy định trong thủ tục tại Luật về quyền bản địa 1993 ở cấp liên bang. Theo luật này, Tòa quyền bản địa quốc gia sẽ tiến hành hòa giải (trong số các thủ tục khác) để giải quyết các yêu cầu đề nghị công nhận quyền và lợi ích của những ngƣời bản địa tại các vùng đất trƣớc khi có sự xuất hiện của thực dân Anh. Một phƣơng thức tƣơng tự hòa giải khác, chủ yếu có trong các cơ chế giải quyết tranh chấp phổ biến tại Australia là hòa giải theo luật (conciliation). Tƣơng tự hòa giải theo luật tại Hàn Quốc và hòa giải theo ngành tại Trung Quốc, tuy nhiên conciliation tại Australia không đồng nghĩa với mediation, mặc dù định nghĩa chúng là thách thức đáng kể với các nghiên cứu chuyên sâu132. Quy trình của nó dựa trên hòa giải và phần lớn các tổ chức đều đòi hỏi ngƣời tiến hành conciliation phải đƣợc đào tạo về hòa giải, nhƣng conciliation hoặc là dựa trên quy định của luật và đƣợc mô tả là một phƣơng thức bắt buộc đối với nhiều loại tranh chấp, hoặc là đƣợc thực hiện theo các quy tắc riêng của các tổ chức tƣ nhân. Cho dù theo cách nào concilation có vẻ gần với cách tiếp cận giải quyết tranh chấp dựa trên cơ sở quyền quy định theo luật hơn là trên cơ sở lợi ích và ngƣời thực hiện conciliation thƣờng phải bảo đảm rằng các Andrew Hemming và Tania Penovic, Civil Procedure in Australia [Tố tụng dân sự tại Australia] (Lexis Nexis Butterworths, 2015) 131 Xem NADRAC, ADR statistics tại https://apo.org.au/sites/default/files/resource-files/2003-08/apo-nid67080.pdf; Justice Connect, Using mediation to resolve conflicts and disputes at https://www.nfplaw.org.au/sites/default/files/media/Using_mediation_to_resolve_conflicts_and_disputes_Cth_0.pdf; Australian Bureau of Statistics, Industrial Disputes Australia tại https://www.abs.gov.au/statistics/labour/earnings-and-workhours/industrial-disputes-australia/latest-release 132 Pauline Collins, Dalma Demeter, Susan Douglas, Dispute Management [Dàn xếp tranh chấp](Cambridge University Press, 2021) trang 255-258. 130 45 quy định của pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tranh chấp đều đƣợc tôn trọng. Hiện có 96 luật dẫn chiếu đến việc sử dụng conciliation tại Australia, nhiều luật trao chức năng này cho một cơ quan đƣợc xác định133 nhƣng không có luật nào định nghĩa hay mô tả về conciliation134, đây có thể là nguồn gây ra sự không chắc chắn đặc biệt là trong bối cảnh quốc tế thì concilation và mediation là các thuật ngữ thƣờng đƣợc sử dụng thay thế cho nhau. 104. Với một số ngoại lệ nhỏ, hòa giải tại Australia thƣờng đƣợc thực hiện trên cơ sở “không phƣơng hại”, nghĩa là các thông tin đƣợc tiết lộ trong quá trình hòa giải không thể đƣợc sử dụng làm chứng cứ trong các thủ tục tại tòa án. Hòa giải thƣờng là bí mật theo quy tắc của tất cả các trung tâm hòa giải. 105. Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải có thể thi hành theo pháp luật hợp đồng. Một số hệ thống pháp luật áp dụng quy định về hình thức với một số loại thỏa thuận giải quyết tranh chấp135. Thỏa thuận giải quyết tranh chấp có thể đƣợc kết hợp vào một quyết định theo thỏa thuận của tòa án hoặc phán quyết theo thỏa thuận của trọng tài- những trƣờng hợp này chúng sẽ có hiệu lực thi hành nhƣ quyết định của tòa án hoặc phán quyết trọng tài tƣơng ứng. 2. Công ƣớc Singapore tại Australia 106. Australia đã ký Công ƣớc Singapore ngày 10/9/2021, trở thành quốc gia mới nhất ký Công ƣớc vào thời điểm xây dựng báo cáo này. Australia đã chủ động tham gia vào quá trình dự thảo Công ƣớc, chuyên gia của Chính phủ đại diện Australia có mặt tại tất cả các phiên họp của nhóm công tác II đóng góp ý kiến cho từng từ ngữ và thƣơng lƣợng với các đại biểu khác khi những khác biệt về ý kiến cần có sự nhƣợng bộ lẫn nhau. Ủy ban phối hợp quốc gia UNCITRAL của Australia UNCCA, là một tổ chức tƣ nhân đƣợc thành lập để tăng cƣờng và hỗ trợ sự phát triển và thực thi các văn kiện của UNCITRAL tại Australia, cũng đã cử các đại biểu của mình với tƣ cách quan sát viên đại diện cho Law Asia, tích cực xây dựng Công ƣớc. Tuy nhiên, tiếp theo sự tham gia tích cực này của Australia vào quá trình xây dựng Công ƣớc lại là một quá trình thông qua Công ƣớc một cách khá chậm chạp. Nhƣ trên trang 15 và Phụ lục 7 Nhƣ trên trang 24 135 Ví dụ, thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải trong các vụ việc dân sự phải đƣợc đảm bảo về hình thức theo Luật về hành nghệ Luật 2003 Điều 4.3.12 (1) tại bang Victoria 133 134 46 107. Australia có một chính sách nội bộ là chỉ ký các điều ƣớc khi đã cam kết và tự tin rằng mình có thể phê chuẩn và thực hiện điều ƣớc đó. Do đó, Bộ Tổng chƣởng lý khối Thịnh vƣợng đã tiến hành tham vấn quy mô lớn trƣớc khi quyết định ký Công ƣớc. Có 17 đệ trình đƣợc đƣa ra ủng hộ việc thông qua Công ƣớc, gồm có của Hội đồng pháp luật Australia, Trung tâm về các tranh chấp Australia, Hội đồng giải quyết tranh chấp Australia, Phòng thƣơng mại và công nghiệp Australia, Ban Tiêu chuẩn hòa giải viên và Học viện giải quyết tranh chấp136. Phản hồi từ cuộc tham vấn cho thấy cả ngành hòa giải lẫn những ngƣời hành nghề luật và cộng đồng doanh nghiệp đều ủng hộ ngang nhau đối với phát triển về mặt lập pháp này. Kết quả của tham vấn công chúng này là việc Australia hiện vừa ký Công ƣớc. 108. Vì Australia là một quốc gia theo hệ thống nhị nguyên, Công ƣớc sẽ phải đƣợc nội luật hóa vào pháp luật quốc gia trƣớc khi có hiệu lực thi hành. Công ƣớc sẽ đƣợc trình tại các viện của Nghị viện và đƣợc Hội đồng thƣờng trực liên ngành về điều ƣớc thẩm tra. Bất kỳ thay đổi nội luật nào cần để thực thi Công ƣớc phải đƣợc cả hai viện thông qua trƣớc khi Công ƣớc có hiệu lực. Do có một hệ thống quốc gia về công nhận hòa giải viên khá phát triển, Australia, khác biệt với nhiều nƣớc, không quan ngại về các tiêu chuẩn nghề nghiệp đƣợc nêu trong Công ƣớc. Vì Công ƣớc điều chỉnh các thỏa thuận quốc tế về giải quyết tranh chấp, đạo luật thực thi đƣợc kỳ vọng sẽ đƣợc xây dựng ở cấp liên bang mà không phải cấp bang, tƣơng tự nhƣ cơ chế pháp luật điều chỉnh trọng tài quốc tế và công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nƣớc ngoài ở cấp độ liên bang137, và trọng tài trong nƣớc và phán quyết tại cấp độ bang và vùng lãnh thổ138 F. Đức và Liên minh châu Âu 1. Pháp luật và thực tiễn hòa giải trong nƣớc 109. Đức là thành viên của Liên minh châu Âu (EU)- một liên minh khu vực về chính trị và kinh tế- từ khi thành lập; hiện là một trong 27 quốc gia thành viên. Do sự tƣơng tác giữa hệ thống pháp luật ở cấp độ châu Âu và quốc gia, hòa giải đƣợc điều chỉnh bởi cả pháp luật của Liên minh và pháp luật Đức; do đó bàn về kinh nghiệm của Đức không thể không xem xét đến các quy định của Liên minh 136 137 Các đệ trình có tại địa chỉ https://www.ag.gov.au/international-relations/publications/submissions-receivedKhối thịnh vƣợng Australia, Luật về trọng tài quốc tế 1974 International Arbitration Act 1947 (Cth), dựa trên Luật Mẫu UNCITRAL về trọng tài và nội luật hóa Công ƣớc New York. 138 Các Luật về trọng tài thƣơng mại tại mỗi bang và vùng lãnh thổ, hài hòa hóa trên cơ sở Luật Mẫu về trọng tài. 47 châu Âu. Ở cấp độ châu Âu, hòa giải đƣợc quy định trong Chỉ thị 2008/52/EC của Nghị viện châu Âu và Hội đồng ngày 21/5/2007 về các khía cạnh về hòa giải trong lĩnh vực dân sự và thƣơng mại, đòi hỏi các quốc gia thành viên phải đạt đƣợc kết quả nêu trong Chỉ thị mà không xác định rõ cách thức thực hiện trong nội bộ các quốc gia thành viên. Chỉ thị áp dụng đối với các tranh chấp dân sự và thƣơng mại và phản ánh sự ủng hộ và khuyến khích nói chung của EU đối với các phƣơng thức giải quyết tranh chấp lựa chọn. Mục đích chính của chỉ thị là “khuyến khích việc sử dụng hòa giải tại các quốc gia thành viên” 139 và định nghĩa hòa giải là quá trình đƣợc thiết kế để hai hoặc nhiều bên tranh chấp tự nguyện nỗ lực đạt đƣợc thỏa thuận giải quyết tranh chấp của mình với sự hỗ trợ của hòa giải viên140. Quá trình này có thể tiến hành theo yêu cầu của các bên, khuyến nghị hoặc quyết định của tòa án hoặc theo quy định pháp luật của quốc gia thành viên, bao gồm cả hòa giải do thẩm phán không chịu trách nhiệm giải quyết vụ tranh chấp tiến hành (hòa giải gắn với tòa án). Điều 6 Chỉ thị quy định về khả năng thi hành các thỏa thuận là kết quả của quá trình hòa giải, trao cho các bên lựa chọn ghi nhận thỏa thuận đó nhƣ một quyền có khả năng thi hành141. Tuy nhiên, do cách quy định rộng của Chỉ thị mà pháp luật của các nƣớc châu Âu về hiệu lực của thỏa thuận hòa giải thành còn nhiều khác biệt142 từ hiệu lực nhƣ hợp đồng đến nhƣ phán quyết trọng tài hoặc tòa án. Nếu đƣợc ghi nhận nhƣ một phán quyết của tòa án hoặc một văn bản đƣợc xác thực (authentic instrument), việc thực thi có thể dựa trên Quy định Brussels I143 . 110. Để thi hành Chỉ thị của Liên minh châu Âu, Luật hòa giải (Mediation Act) của Đức đƣợc ban hành năm 2012. Trong khi Chỉ thị chỉ áp dụng đối với các tranh chấp xuyên biên giới, Luật hòa giải của Đức điều chỉnh các phƣơng thức giải quyết tranh chấp lựa chọn rộng hơn và không phân biệt giữa hòa giải trong nƣớc và xuyên quốc gia. Luật hòa giải định nghĩa hòa giải là một quá trình bí mật và có trật tự giữa các bên, tự nguyện và tự quyết, tìm kiếm một giải pháp thân thiệncho tranh Liên minh châu Âu- Tổng quan về hòa giải Available at https://e-justice.europa.eu/content_eu_overview_on_mediation-63-en.do (truy cập ngày 4/7/2021) 140 Chỉ thị của châu Âu về hòa giải 2008/52/EC, Điều 3 (a) Available at https://eur-lex.europa.eu/legal-content/en/TXT/?uri=CELEX:32008L0052 (truy cập ngày 4/7/2021) 141 Chỉ thị về Hòa giải Điều.6.1 142 Nadja Alexander - “Harmonisation and Diversity in the Private International Law of Mediation: The Rhythms of Regulatory Reform”[Hài hòa hóa và sự khác biệt trong tƣ pháp quốc tế về hòa giải: Nhịp điệu cải cách các quy định]- Klaus J. Hopt; Felix Steffek (eds), Mediation: Principles and regulation in comparative perspective - OUP, 2012 http://mediation-moves.eu/wp-content/uploads/2018/06/Alexander_Harmonisation-and-Diversity-in-the-PrivateInternational-Law-of-Mediation-The-Rhythms-of-Regulatory-Reform.pdf 143 Quy định của Nghị viện và Hội đồng châu Âu số 1215/2012 ngày 12/12/2012 về thẩm quyền và công nhận và thi hành phán quyết trong lĩnh vực dân sự và thƣơng mại https://eurlex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=OJ:L:2012:351:0001:0032:en:PDF 139 48 chấp của mình với sự hỗ trợ của một hoặc nhiều hòa giải viên.144 Luậtchỉ quy định một số hƣớng dẫn chung, để cho các bên và hòa giải viên mềm dẻo trong tiến hành hòa giải.Tiếp theo những thảo luận về việc có bao gồm cả hòa giải trong tố tụng vào đạo luật hành không, thay vào đó, hiện tại, phƣơng thức nàyđƣợc công nhận và một hình thức hòa giải tƣ pháp. Chỉ với 9 điều (Định nghĩa, Thủ tục và nhiệm vụ của hòa giải viên, Nghĩa vụ thông tin, các giới hạn trong hành nghề, Nghĩa vụ bảo mật, Đào tạo ban đầu và đào tạo thêm với hòa giải viên, Hòa giải viên đƣợc chứng nhận, Thẩm quyền ban hành các văn bản pháp quy, Các dự án nghiên cứu học thuật và hỗ trợ tài chính cho hòa giải, Đánh giá, Điều khoản chuyển tiếp), Luật này không quy định về việc thi hành các thỏa thuận là kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải145. Phụ thuộc vào nội dung của thỏa thuận mà pháp luật đòi hỏi thỏa thuận phải bằng văn bản hoặc cần đƣợc công chứng (ví dụ thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu đất đai hoặc cổ phần phải đƣợc công chứng để có hiệu lực). 111. Để thi hành Chỉ thị, các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự của Đức (ZPO) và các đạo luật khác cũng đƣợc sửa đổi: ví dụ Điều 253 khoản 3 ZPO: trƣờng hợp khởi kiện, nguyên đơn cần tuyên bố trong yêu cầu khởi kiện có sử dụng hòa giải trƣớc hay không và nếu không thì lý do phải đƣợc nêu rõ. Ngoài ra, tòa án có thể yêu cầu các bên nỗ lực hòa giải trong quá trình giải quyết vụ việc tại tòa và trong thời gian đó tòa án sẽ tạm đình chỉ thủ tục tố tụng146. Các thỏa thuận giải quyết tranh chấp vào cuối quá trình hòa giải có tính chất là hợp đồng ràng buộc giữa các bên theo pháp luật Đức.147 Theo đó, việc thi hành các thỏa thuận nàyđƣợc điều chỉnh theo Bộ luật tố tụng dân sự148 và có thể đạt đƣợc bằng nhiều cách khác nhau: với sự hỗ trợ của cơ quan công chứng149, luật sƣ 150 và ghi nhận tại tòa án cấp quận có thẩm quyền hoặc chấp thuận của tòa án nếu hòa giải đƣợc thực hiện song song với thủ tục tố tụng tại tòa151, hoặc chuyển thỏa thuận hòa giải thành thành phán quyết trọng tài theo thỏa thuận152. Luật hòa giải của Đức 2012, Điều 1.1 https://www.gesetze-iminternet.de/englisch_mediationsg/englisch_mediationsg.html#:~:text=Mediation%20Act%20(MediationsG)&text=(1 )%20Mediation%20is%20a%20confidential,of%20one%20or%20more%20mediators.&text=(3)%20The%20mediat or's%20obligations%20shall,%2D%C3%A0%2Dvis%20all%20parties. 145 Nhƣ trên 146 Bộ luật tố tụng dân sự Đức năm 2005 (sửa đổi bổ sung gần nhất năm 2013) ZPO Điều 278a 147 Bộ luật dân sự Đức BGB Điều.779 148 Bộ luật tố tụng dân sự Đức ZPO Điều. 796a - 796c và Điều. 794(1)5 149 Bộ luật tố tụng dân sự Đức ZPO Điều 794 khoản 1 điểm 5 150 ZPO Điều 796a. 1 151 ZPO Điều 794.1.1 152 ZPO Điều 794.1.4a 144 49 112. Mặc dù các quốc gia thuộc Liên Minh đã tự cam kết với Bộ quy tắc châu Âu về hành xử của hòa giải viên (European Code of Conduct for Mediators)153, Luật hòa giải của Đức không quy định một quy tắc hành xử tƣơng tự mà để vấn đề này cho lĩnh vực tƣ điều chỉnh. Kết hợp với Bộ quy tắc hành xử của ngƣời cung cấp dịch vụ hòa giải hiện hành của châu Âu154, các bộ quy tắc này cung cấp một khuôn khổ thống nhất tại châu Âu bảo đảm việc công nhận hòa giải là một phƣơng thức có hiệu lực trong giải quyết tranh chấp. Cả hai Bộ quy tắc của châu Âu đều đƣợc sử dụng tại Đức nhƣ một nguồn quy phạm lựa chọn. Theo Báo cáo về việc thi hành Chỉ thị về hòa giải năm 2016 của Nghị viện châu Âu155, năm 2014 Đức là một trong số ít các quốc gia châu Âu có hơn 10.000 vụ việc hòa giải mỗi năm. Với sự phát triển nhanh chóng của hòa giải và tác động thúc đẩy mạnh mẽ do ảnh hƣởng của dịch bệnh đối với việc điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp trực tuyến và tranh chấp tiêu dùng, Luật hòa giải đang dự kiến đƣợc sửa đổi để tạo điều kiện thực thi Quy định số 524/2013 của Nghị viện châu Âu và Hội đồng ngày 21/5/2013 về giải quyết tranh chấp trực tuyến với ngƣời tiêu dùng156. 2. Công ƣớc Singapore tại EU 113. Đến nay các quốc gia Liên minh châu Âu kể cả Đức chƣa ký vào Công ƣớc Singapore. Mặc dù có sự ủng hộ mạnh mẽ đối với hòa giải nói chung, Liên minh châu Âu thể hiện quan ngại của mình về Công ƣớc ngay trong quá trình thảo luận của Nhóm công tác II -khi Liên minh đại diện cho các quốc gia thành viên của mình. Chỉ thị về hòa giải là căn cứ để Đức hoàn thiện pháp luật của mình chỉ thị này lại không đƣợc sử dụng hiệu quả giữa các quốc gia thành viên và làm dấy lên nghi ngờ về tác động tích cực của Công ƣớc Singapore trong nội bộ châu Âu.157 Các quan ngại của châu Âu trƣớc tiên là về khả năng chồng lấn giữa Công ƣớc Singapore và các văn kiện của châu Âu điều chỉnh hòa giải nhƣ Chỉ thị về hòa giải, Bộ quy tắc châu Âu về hành xử của hòa giải viên European Code of conduct for mediators https://www.euromed-justice.eu/en/system/files/20090128130552_adr_ec_code_conduct_en.pdf (truy cập ngày 4/7/2021) 154 Bộ Quy tắc châu Âu về hành xử của ngƣời cung cấp dịch vụ hòa giải European Code of conduct for mediation providers https://rm.coe.int/cepej-2018-24-en-mediation-development-toolkit-european-code-of-conduc/1680901dc6 (truy cập ngày 4/7/2021) 155 Nghị viện châu Âu- The implementation of the implementation of the Mediation Directive - Compilation of Indepth Analyses [Thi hành Chỉ thị về hòa giải- Tổng hợp phân tích chuyên sâu]- 29 /11/2016 https://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/IDAN/2016/571395/IPOL_IDA%282016%29571395_EN.pdf 156 Regulation (EU) No 524/2013 of 21 May 2013 on online dispute resolution for consumer disputes and amending Regulation (EC) No 2006/2004 and Directive 2009/22/EC (Regulation on consumer ODR) https://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=OJ:L:2013:165:0001:0012:EN:PDF (ngày 4/7/2021) 157 Xem thêm https://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/etudes/join/2014/493042/IPOL-JURI_ET(2014)493042_EN.pdf 153 50 hoặc các văn kiện khác điều chỉnh thỏa thuận lựa chọn tòa án158, hoặc thi hành kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp khác159. Trên cơ sở văn bản cuối cùng của công ƣớc, không còn những quan ngại về mâu thuẫn với các điều ƣớc quốc tế khác. Tuy nhiên, vẫn có một phần chồng lấn, với Điều 6 của Chỉ thị về hòa giải. Vì chỉ thị không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý và không áp dụng trực tiếp tại các quốc gia thành viên, sự chồng lấn một phần này không phải là một vấn đề cần quan ngại về mặt pháp lý. Trong mọi trƣờng hợp, Công ƣớc Singapore không áp dụng với các thỏa thuận giải quyết tranh chấp đƣợc ghi nhận nhƣ một bản án/ văn bản tƣ pháp, do đó ngay cả khi một quốc gia thành viên áp dụng Chỉ thị chính xác từng từ (ad verbatim), từ ngữ sử dụng trong Công ƣớc Singapore đảm bảo rằng không có mâu thuẫn phát sinh giữa các quy định này. 114. Việc trì hoãn ký Công ƣớc có thể xuất phát từ cả yếu tố liên quan đến quy định pháp luật và các yếu tố khác. Một mặt, hoạt động của các quốc gia châu Âu đang bị ảnh hƣởng bởi khủng hoảng do Brexit và dịch bệnh Covid 19 đến mức đẩy toàn bộ các vấn đề khác khỏi danh sách ƣu tiên. Bởi vậy những nội dung nhƣ Công ƣớc Singapore cũng không nhận đƣợc nhiều sự quan tâm cần thiết của các nhà hoạch định chính sách. Mặt khác, dƣờng nhƣ cũng chƣa có quyết định cuối cùng về việc Công ƣớc sẽ đƣợc Liên minh hay từng quốc gia thành viên ký. Cấp ký Công ƣớc cuối cùng sẽ quyết định vị trí của nó trong thứ tực hiệu lực và ảnh hƣởng đến các mâu thuẫn có thể phát sinh giữa Công ƣớc, pháp luật của Liên minh châu Âu và pháp luật của mỗi quốc gia thành viên. Cho đến này Nghị viện và Hội đồng châu Âu đều chƣa thể hiện quan điểm về vấn đề này. Các nhà nghiên cứu pháp luật còn đang tranh cãi nhau về các vấn đề pháp lý có thể phát sinh160 và có những quan điểm từ những ngƣời hoạt động thực tiễn161 rằng Liên minh châu Âu muốn ƣu tiên cho những phát triển hơn nữa đối với Chỉ thị về hòa giải hơn là giới thiệu một văn kiện pháp lý mới bằng việc thông qua Công ƣớc. Cuối cùng, theo đại diện của EU tại thảo luận của Nhóm công tác II, việc có gia nhập Công ƣớc hay không cuối cùng là một quyết định chính trị162. Một số quốc gia thành viên thể hiện 158 159 160 Công ƣớc La Hay về thỏa thuận lựa chọn tòa án năm 2005 Công ƣớc La Hay về thi hành phán quyết nƣớc ngoài, Công ƣớc New York Xem Conflicttoflaws, Roundtable on the position of the European Union on the Singapore Convention on Mediation [Thảo luận bàn tròn về quan điểm của Liên minh châu Âu về Công ước Singapore về hòa giải], https://conflictoflaws.net/2021/webinar-roundtable-on-the-position-of-the-european-union-on-the-singapore-convention-onmediation/ 161 Henneke Brink, The Singapore Convention on Mediation - Where’s Europe?, referring to statement made by Deborah Masucci, then Co-Chair of the International Mediation Institute - https://www.mediate.com/articles/brink-singaporeeurope.cfm Consumer Protection BC, Henneke Brink - “The Singapore Convention on Mediation - Where’s Europe?”[ Công ƣớc Singapore về hòa giải- châu Âu đang ở đâu], 3/2021 https://www.mediate.com/articles/brink-singapore-europe.cfm 162 51 sự quan tâm đối với việc ký Công ƣớc, đặc biệt là các quốc gia có quan hệ thƣơng mại đáng kể với khu vực châu Á.163 115. Sự tham gia của các quốc gia châu Âu và khối Liên minh châu Âu sẽ có tác động đáng kể ủng hộ cho việc công nhận toàn cầu hòa giải với tƣ cách là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp có hiệu lực bổ sung cho trọng tài và tố tụng tòa án. Năm 2016, Nghị viện châu Âu khuyến nghị rằng “không chỉ cần có một nhóm tối thiểu các quy tắc tƣ pháp quốc tế chung về các khía cạnh quan trọng nhất của hòa giải xuyên quốc gia mà cần có các cách thức nhanh chóng, đơn giản và có thể chi trả đƣợc nhằm đạt đƣợc việc thi hành các thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải xuyên quốc gia trên toàn Liên Minh”164 Thông qua Công ƣớc Singapore sẽ phù hợp với khuyến nghị trên, và đây hoàn toàn có thể là kết quả cuối cùng khi các điều kiện về kỹ thuật pháp lý trong nội bộ Liên minh đƣợc làm rõ. G. Bài học cho Việt Nam 116. Công ƣớc Singapore đƣợc thông qua ngày 20/12/2018 và mới có hiệu lực từ ngày 12/9/2020165. Trừ Singapore, các quốc gia có ảnh hƣởng lớn tới thƣơng mại toàn cầu nhƣ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc… mặc dù đã ký nhƣng đều chƣa phê chuẩn Công ƣớc này, các quốc gia châu Âu và Nhật Bản thậm chí còn chƣa ký Công ƣớc. Có một khuynh hƣớng chung khi so sánh Công ƣớc Singapore với Công ƣớc New York, do về phạm vi có sự tƣơng đồng trong khuyến khích sự công nhận toàn cầu với các phƣơng thức lựa chọn để giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế và tăng cƣờng sự phát triển của thƣơng mại. Sự thành công của Công ƣớc New York với 168 thành viên cần tới hơn 60 năm để đạt đƣợc. Việc thực thi ban đầu với Công ƣớc New York tƣơng ứng với trạng thái hiện tại của Công ƣớc Singapore. Mức độ thông qua Công ƣớc New York trong quá ký xấp xỉ 2,7 lƣợt phê chuẩn hoặc gia nhập mỗi năm. Các điều ƣớc về thƣơng mại quốc tế thƣờng không nổi bật trong các chƣơng trình nghị sự chính trị và không đƣợc các nhà lập pháp ƣu tiên, trừ khi có lợi ích và sự ủng hộ mạnh mẽ từ doanh nghiệp hoặc có các thiết chế có thể quảng bá hiệu quả.166 Dựa trên mức độ hiện tại Sage Mediation - “What’s Next for International Mediation in Europe?” [Điều gì xảy ra tiếp theo với hòa giải quốc tế tại châu Âu]- 29/1/2021 https://sagemediation.sg/blog/whats-next-for-international-mediation-in-europe/ ( truy cập ngày 20/5/2021) 164 Nghị viện châu Âu- The implementation of the implementation of the Mediation Directive - Compilation of Indepth Analyses [Thi hành Chỉ thị về hòa giải- Tổng hợp phân tích chuyên sâu]- 29 /11/2016 - trang. 70 https://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/IDAN/2016/571395/IPOL_IDA%282016%29571395_EN.pdf 165 Công ƣớc Singapore https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XXII-4&chapter=22&clang=_en ( truy cập ngày 4/7/2021) 166 Luca Castellani, Uniform law and the production and circulation of legal models (to be published) [Luật thống nhất và việc xây dựng và thông qua các mô hình 163 52 của thƣơng mại quốc tế, của sự chấp nhận và thực tế áp dụng các phƣơng thức giải quyết tranh chấp lựa chọn nói chung và tình hình hài hòa hóa pháp luật thƣơng mại quốc tế hiện nay, khả năng Công ƣớc Singapore cần nhiều thời gian nhƣ Công ƣớc New York để đạt đƣợc sự phổ biến tƣơng tự khó có thể xảy ra. Khả năng có thể xảy ra hơn là bài học từ việc thực thi Công ƣớc New York sẽđóng góp cho thành công của Công ƣớc Singapore và ngành công nghiệp giải quyết tranh chấp nói chung- khi ngành này đƣợc phát triển- sẽ quyết định việc các nhà lập pháp thông qua và áp dụng Công ƣớc. Đồng thời, việc thi hành rất khiêm tốn các văn kiện nhƣ Công ƣớc La Hay về phán quyết chỉ ra rằng sự hài hòa hóa về mặt pháp luật không hề chắc chắn. 117. Kinh nghiệm của các quốc gia đƣợc chọn cho thấy chƣa có một xu hƣớng chiếm ƣu thế nào trong việc xây dựng các quy định pháp luật về hòa giải nói chung, công nhận và thi hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải nói riêng. Việc áp dụng Luật mẫu về hòa giải tại 33 quốc gia với 46 hệ thống pháp luật trong khoảng thời gian 15 năm là một chỉ báo cho mức độ hài hòa hóa tăng dần, tƣơng ứng với sự gia tăng mức độ phổ biến của hòa giải ngay cả khi hòa giải chƣa phải là một phần không thể tách rời của văn hóa và truyền thống pháp lý. Sáng kiến phát triển một văn kiện nhƣ Công ƣớc Singapore đã nhận đƣợc sự nhất trí ủng hộ của 60 quốc gia thành viên UNCITRAL, điều này cũng thể hiện nhu cầu và tính liên quan của hòa giải thƣơng mại quốc tế ngày càng tăng theo hƣớng có lợi cho việc hài hòa hóa các quy định pháp luật. 118. Tốc độ Công ƣớc Singapore đƣợc chấp nhận rộng rãi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau từ pháp lý, thực tiễn đến chính trị. Tính nhất nguyên hay nhị nguyên của một hệ thống pháp luật quyết định Công ƣớc có đƣợc áp dụng trực tiếp hay không một khi đƣợc phê chuẩn và nhu cầu cần đƣợc áp dụng thông qua pháp luật trong nƣớc. Trong cả hai tình huống, những mâu thuẫn có thể phát sinh giữa pháp luật trong nƣớc và các quy định của Công ƣớc nên đƣợc hạn chế trƣớc khi tham gia Công ƣớc, hơn là để lại chúng cho tòa án giải quyết thông qua hệ thống thứ bậc nguyên tắc quy phạm pháp luật. Nhiều quốc gia có chính sách mạnh mẽ là chỉ ký một điều ƣớc khi nó có thể thi hành đƣợc nhƣng vạch ra các mẫu thuẫn tiềm tàng: loại bỏ chúng là một quá trình nội bộ tiêu tốn thời gian mà thƣờng không rõ ràng nhìn thấy đƣợc với thế giới bên ngoài. Thiếu quyết tâm chính trị hay các ƣu tiên chính sách so với các vấn đề nghiêm trọng hơn, cũng nhƣ các chiến lƣợc chính trị trong chờ đợi các đồng minh tham gia Công ƣớc trƣớc là những yếu tố khác ảnh hƣởng đến bản đồ bao phủ toàn cầu của một Công ƣớc. 119. Singapore đã đi đầu trong việc nhanh chóng sửa đổi pháp luật của mình và thi hành Luật thực hiện Công ƣớc. Các thỏa thuận thuộc phạm vi của Công ƣớc 53 có thể đƣợc thi hành theo đạo luật này hoặc theo pháp luật trong nƣớc của Singapore nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định. Đạo luật này dự kiến sẽ đƣợc cụ thể hóa bởi các văn bản hƣớng dẫn, đặc biệt là các thủ tục tại tòa án. Mô hình này cho thấy việc tham gia Công ƣớc là có thể nhờ vào việc hoàn thiện ngay pháp luật quốc gia phục vụ phát triển thƣơng mại. Tuy nhiên việc này không dễ với các quốc gia mà hệ thống pháp luật khó có thể sửa đổi do thể chế liên bang nhƣ Hoa Kỳ hay do sự phức tạp đặc trƣng của Liên minh châu Âu. Mặc dù vậy, cả Hoa Kỳ và Đức cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ với Hòa giải thƣơng mại. Hoa Kỳ chỉ đƣa ra quy định hài hòa về hòa giải thƣơng mại tại 13 bang và đã khởi xƣớng các cuộc đàm phán dẫn đến sự ra đời của Công ƣớc Singapore. Liên minh châu Âu có một chỉ thị khuyến khích các thành viên xây dựng các quy định trong nƣớc thống nhất điều chỉnh hòa giải thƣơng mại và Đức đi đầu trong Liên minh với thực tiễn hòa giải của mình. Trong bối cảnh đó, có lý do để mong đợi cả Hoa Kỳ và châu Âu sẽ tham gia Công ƣớc ngay khi các thủ tục nội bộ đƣợc làm rõ. 120. Các quốc gia sẽ tham gia Công ƣớc có thuận lợi cả về mặt thƣơng mại và chiến lƣợc trong khu vực. Mặc dù các thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải phản ánh các thỏa thuận tự nguyện của các bên trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại và vì thế đƣợc kỳ vọng sẽ đƣợc thi hành tự nguyên, mức độ chắc chắn của một cơ chế pháp lý bảo đảm cho các biện pháp trợ giúp trên cơ sở thỏa thuận đó cũng khiến cho thƣơng mại với các đối tác ở các quốc gia này trở nên hấp dẫn hơn. Một lợi ích khác là các quốc gia đã thông qua Công ƣớc có đƣợc là danh tiếng trong việc ủng hộ các phƣơng thức giải quyết tranh chấp lựa chọn. Bằng việc thông qua các quy định trong nƣớc ủng hộ các phƣơng thức lựa chọn trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế, một số quốc gia đã thu hút các bên tranh chấp đến giải quyết tranh chấp tại các quốc gia này. Singapore là một ví dụ thành công trong việc áp dụng chính sách này và trở thành trung tâm giải quyết tranh chấp dẫn đầu khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng. Chủ trì lễ ký và trở thành quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ƣớc Singapore167 cũng là một phần của chiến lƣợc này. 167 Công ƣớc Singapore đƣợc Singapore và Fiji phê chuẩn cùng ngày 25/2/2020 54 PHẦN IV: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN VỀ HÕA GIẢI TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI 121. Để hỗ trợ việc ra quyết định gia nhập Công ƣớc của Việt Nam, Báo cáo này sẽ đánh giá tính tƣơng thích giữa các quy định về hòa giải hiện hành và thực tiễn. Báo cáo sẽ xem xét các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hòa giải để xem có quy định nào bị chồng chéo, mâu thuẫn hay phù hợp với Công ƣớc về phạm vi, nội dung và việc thực hiện hay không. Báo cáo cũng xem xét thực tiễn hòa giải tại Việt Nam để đánh giá liệu Công ƣớc có hỗ trợ cho hoạt động thực tiễn hay không. A. Đánh giá tính tƣơng thích giữa Công ƣớc Singapore với các quy định pháp luậtViệt Nam về hòa giải 122. Trong phạm vi Báo cáo này, việc đánh giá các tính tƣơng thích giữa Công ƣớc và pháp luật Việt Nam đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tích, đối chiếu các quy định về nội dung (từ Điều 1 đến Điều 6) (không bao gồm các quy định liên quan đến công pháp quốc tế từ Điều 7-16 về gia nhập, bảo lƣu, hiệu lực) với các quy định pháp luật về hoà giải thƣơng mại có liên quan của Việt Nam, bao gồm các quy định tƣơng ứng tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về hòa giải thƣơng mại (Nghị định 22), Luật Thƣơng mại năm 2005, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Trên cơ sở đánh giá tính tƣơng thích, Báo cáo sẽ đƣa ra các khuyến nghị về những sửa đổi cần thiết với pháp luật trong nƣớc để phù hợp với Công ƣớc, nếu Việt Nam quyết định gia nhập. 1. Về phạm vi áp dụng 123. Điều 1.1 Công ƣớc đã khẳng định Công ƣớc đƣợc áp dụng với thỏa thuận đạt đƣợc thông qua hòa giải để giải quyết tranh chấp thƣơng mại mà vào thời điểm ký kết là có tính quốc tế”. Vì vậy phạm vi của Công ƣớc gồm 5 yếu tố: đầu tiên, (a)Công ƣớc chỉ điều chỉnh trực tiếp việc thi hành và việc dựa vào thỏa thuận là kết quả của quá trình hòa giải, không phải là bản thân quá trình hòa giải dẫn đến thỏa thuận đó. Thứ hai, với các thỏa thuận giải quyết tranh chấp thuộc phạm vi áp dụng của Công ƣớc cũng cần thỏa mãn ba điều kiện: (b) hòa giải là quá trình đƣợc sử dụng để giải quyết một tranh chấp (c) có bản chất thƣơng mại và (d) tính chất quốc tế của thỏa thuận giải quyết tranh chấp Cuối cùng, (e) thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng văn bản . a. Thỏa thuận giải quyết tranh chấp 55 124. Hòa giải tại Việt Nam đƣợc điều chỉnh bởi Nghị định 22/2017/NĐ-CP, phạm vi “quy định về phạm vi, nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thƣơng mại, hòa giải viên thƣơng mại, tổ chức hòa giải thƣơng mại, tổ chức hòa giải thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt Nam và quản lý nhà nƣớc về hoạt động hòa giải thƣơng mại”168 Phạm vi của pháp luật Việt Nam điều chỉnh quá trình hòa giải và những ngƣời cung cấp dịch vụ, và phần đầu tƣơng tự với phạm vi của Luật Mẫu UNCITRAL về hòa giải. Hiệu lực của Công ƣớc đối với thủ tục hòa giải chỉ là gián tiếp, thông qua các căn cứ từ chối việc trợ giúp dựa trên thỏa thuận giải quyết tranh chấp (sẽ đƣợc phân tích dƣới đây). Với kết quả giải quyết tranh chấp, Nghị định 22 quy định “Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự”169 và “đƣợc xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.”170 b. Hòa giải 125. Điều 2.3 Công ƣớc quy định “Hòa giải” là một thủ tục mà các bên nỗ lực giải quyết tranh chấp một cách thân thiện với sự hỗ trợ của bên thứ ba (hòa giải viên), không có thẩm quyền áp đặt giải pháp cho các bên tranh chấp 126. Nghị định 22 không định nghĩa về hòa giải mà định nghĩa về hòa giải thƣơng mại “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.”171 Các quy định sau đó của Nghị định bao gồm nghĩa vụ của hòa giải viên “Không đƣợc đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tƣ vấn cho một trong các bên, không đƣợc đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hòa giải, trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận khác”172. Trong khi không có quy định nào của pháp luật Việt Nam khẳng định rõ ràng rằng hòa giải viên không có thẩm quyền áp đặt giải pháp cho các bên nhƣ Công ƣớc, Điều 14.3 Nghị định 22 quy định “Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thƣơng mại đều có quyền đƣa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp”. Bản chất của việc đề xuất đối với giải pháp, vị trí trung gian của hòa giải viên và sự hỗ trợ mà hòa giải viên cung cấp Nghị định 22 Điều 1.1 Nghị định 22 Điều 15.1 170 Nghị định 22 Điều 16 171 Nghị định 22 Điều 3.2 172 Nghị định 22 Điều 9.2.đ 168 169 56 phản ánh quan điểm chung về hòa giải tƣơng tự nhƣ định nghĩa trong Công ƣớc Singapore. c. Tính thƣơng mại 127. Công ƣớc liên kết tính chất thƣơng mại với tranh chấp trong Điều 1 và dẫn chiếu đến “ tranh chấp thƣơng mại”, “quan hệ thƣơng mại” và “các bên thƣơng mại” trong Lời mở đầu. Ngƣợc lại, Nghị định 22 quy định về hòa giải thƣơng mại, phạm vi gần hơn với Luật mẫu về hòa giải. Luật Mẫu định nghĩa thƣơng mại nhằm mục đích “giải thích rộng để bao gồm các lĩnh vực phát sinh từ tất cả các quan hệ có bản chất thƣơng mại cho dù có phải hợp đồng hay không”173 Nghị định 22 liệt kê ba loại tranh chấp đƣợc giải quyết thông qua hòa giải thƣơng mại nhƣ sau: 1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. mại. 2. Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương 3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.174 128. Điều 3.1 Luật Thƣơng mại năm 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.” Theo đó, không có mẫu thuẫn về phạm vi thƣơng mại giữa các văn kiện của UNCITRAL và pháp luật Việt Nam, nhƣng Điều 2.2 và 2.3 thể hiện phạm vi của pháp luật trong nƣớc hiện hành rộng hơn. Hệ quả là các thỏa thuận giải quyết tranh chấp đƣợc Việt Nam công nhận là hòa giải thƣơng mại theo quy định tại khoản 2,3 Điều 2 Nghị định 22 có thể gặp khó khăn trong việc công nhận theo Công ƣớc Singapore , nếu bản thân tranh chấp đó không đƣợc coi là có tính thƣơng mại. d. Tính quốc tế 129. Pháp luật Việt Nam xác định quan hệ dân sự (bao gồm cả các quan hệ kinh doanh, thƣơng mại) có yếu tố nƣớc ngoài trong 03 trƣờng hợp175 nhƣng yếu tố nƣớc ngoài này khác với tính quốc tế (yếu tố nƣớc ngoài) của thoả thuận hoà giải đƣợc quy định tại Công ƣớc. Công ƣớc quyết định tính quốc tế của thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải căn cứ vào địa điểm kinh doanh của các bên. Tại Việt Nam, phạm vi lãnh thổ của tòa án với các tranh chấp thƣơng mại thƣờng đƣợc quyết định bởi trụ sở của bị đơn (nếu bị đơn là tổ chức hoặc pháp nhân) hoặc 173 Luật Mẫu về Hòa giải của UNCITRAL- Chú thích 1 Nghị định 22 Điều 2 175 Bộ luật Dân sự năm 2015 Điều 663.2 174 57 nơi cƣ trú hoặc làm việc của bị đơn176. Điều 2 (1) Công ƣớc quy định căn cứ xác định địa điểm kinh doanh khi một bên có nhiều hoặc không có địa điểm kinh doanh, và trƣờng hợp không có địa điểm kinh doanh thì nơi thƣờng trú đƣợc coi là địa điểm kinh doanh177. Pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về nội dung này. Quy định gần giống nhất là điểm d khoản 2 Điều 35 Luật thƣơng mại năm 2005 quy định về việc chuyển giao hàng hóa tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cƣ trú của bên bán đƣợc xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán. 130. Việc thiếu các quy định về tính quốc tế trong pháp luật hòa giải của Việt Nam nghĩa là sẽ có sự chồng lấn về phạm vi giữa Nghị định 22 và Công ƣớc Singapore. Nghị định 22 công nhận các thỏa thuận hòa giải thành đƣợc tiến hành theo pháp luật trong nƣớc, trong khi Công ƣớc trao hiệu lực cho các thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải. Pháp luật trong nƣớc có thể cần đƣợc bổ sung để làm rõ mối liên quan giữa địa điểm kinh doanh để các bên của Việt Nam có thể sử dụng Công ƣớc Singapore công nhận các thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải của mình. e. Hình thức văn bản 131. Công ƣớc định nghĩa thỏa thuận hòa giải là “kết quả của hòa giải và đƣợc các bên lập thành văn bản để giải quyết tranh chấp thƣơng mại” 178, làm rõ thêm về yêu cầu về hình thức văn bản đƣợc đáp ứng Công ƣớc quy định “nếu nội dung hòa giải đƣợc ghi lại dƣới bất kỳ hình thức nào”, Công ƣớc công nhận văn bản dƣới dạng điện tử, với điều kiện là “thông tin trong đó có thể truy cập đƣợc để sử dụng cho việc tham khảo sau này.”179Điều 3.4 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định: Kết quả hòa giải thành là thỏa thuận giữa các bên tranh chấp về việc giải quyết một phần hoặc toàn bộ tranh chấp phát sinh và Điều 15.1 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định: Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. 132. Nhƣ vậy, đối với yêu cầu hình thức của thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng văn bản, pháp luật Việt Nam phù hợp với Công ƣớc. Mặc dù hình thức điện tử của thỏa thuận giải quyết tranh chấp không đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật về hòa giải, thoả thuận giải quyết tranh chấp dƣới hình thức điện tử vẫn có hiệu lực Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Điều 39.1.a Công ƣớc Singapore Điều 2.1 (b) 178 Công ƣớc Singapore Điều 1.1 179 Công ƣớc Singapore Điều 2.2 176 177 58 theo Điều 12 Luật giao dịch điện tử năm 2005180. Để đảm bảo thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tiễn tránh việc phải viện dẫn đến Luật giao dịch điện tử, pháp luật hoà giải thƣơng mại của Việt Nam có thể đƣợc sửa đổi để quy định cụ thể về thoả thuận giải quyết tranh chấp dƣới hình thức điện tử kể cả trong trƣờng hợp Việt Nam có quyết định gia nhập Công ƣớc hay không. Tuy nhiên, các sửa đổi này không cần thiết để thi hành Công ƣớc tại Việt Nam hay để các thỏa thuận hòa giải thành của Việt Nam đƣợc công nhận theo Công ƣớc. 2. Loại trừ áp dụng 133. Để làm rõ hơn phạm vi áp dụng, Điều 1.2 và 1.3 quy định loại trừ áp dụng Công ƣớc đối với việc hòa giải các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch với ngƣời tiêu dùng, liên quan đến pháp luật gia đình, thừa kế hoặc lao động, các thủ tục tố tụng tại tòa án hoặc trọng tài. Pháp luật Việt Nam cũng phân chia hòa giải thƣơng mại và hòa giải tranh chấp tiêu dùng. Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ hƣớng dẫn Luật Bảo vệ ngƣời tiêu dùng năm 2010 có quy định về cơ chế hòa giải giữa thƣơng nhân và khách hàng, theo đó tiêu chuẩn về hòa giải viên và cơ quan tổ chức có thẩm quyền thành lập tổ hòa giải cũng có nhiều điểm khác biệt so với Nghị định hòa giải thƣơng mại. Pháp luật Việt Nam cũng quy định các vấn đề liên quan đến hộ gia đình, thừa kế thuộc lĩnh vực dân sự không phải thƣơng mại. Các tranh chấp lao động đƣợc giải quyết bởi hòa giải viên lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định 145/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động năm 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động. 134. Điều 416 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015) quy định về công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án, theo đó Tòa án xem xét ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành giữa cơ quan, tổ chức, các nhân do cơ quan, tổ chức, ngƣời có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định pháp luật về hòa giải. Nhƣ vậy, ngƣợc với loại này, các kết quả hòa giải thành trong quá trình tòa án giải quyết vụ việc đƣợc thể hiện dƣới dạng quyết định của tòa án công nhận sự thoả thuận của các đƣơng sự (Điều 212 BLTTDS 2015), nhƣ vậy pháp luật Việt Nam là phù hợp với các trƣờng hợp loại trừ của Công ƣớc Singapore. 3. Về thủ tục công nhận kết quả hòa giải thƣơng mại Luật giao dịch điện tử: Điều 12. Thông điệp dữ liệu có giá trị nhƣ văn bảnTrƣờng hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải đƣợc thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu đƣợc xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng đƣợc để tham chiếu khi cần thiết. 180 59 135. Theo Điều 3 Công ƣớc thủ tục công nhận kết quả hoà giải tranh chấp thƣơng mại đƣợc thực hiện theo pháp luật trong nƣớc của các quốc gia thành viên. Do vậy, nếu gia nhập Công ƣớc thì pháp luật về công nhận kết quả hoà giải thƣơng mại của Việt Nam sẽ đƣợc áp dụng, bao gồm Chƣơng XXXIII BLTTDS 2015 – Thủ tục công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án. Điều 416 BLTTDS quy định: “Kết quả hòa giải vụ việc ngoài Tòa án được Tòa án xem xét ra quyết định công nhận là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải.”. 136. Tuy nhiên, với quy định của Nghị định 22 thì trình tự, thủ tục tại Chƣơng XXXIII BLTTDS chỉ áp dụng đối với kết quả hòa giải thƣơng mại do các hòa giải viên thƣơng mại, tổ chức hòa giải thƣơng mại, tổ chức hòa giải thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt Nam. Chúng không bao gồm kết quả hòa giải thƣơng mại do hòa giải viên nƣớc ngoài, tổ chức hòa giải thƣơng mại đƣợc thành lập và hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam tiến hành. 137. Do tính chất quốc tế (yếu tố nƣớc ngoài) của thoả thuận giải quyết tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ƣớc lại căn cứ vào địa điểm kinh doanh của các bên mà không căn cứ vào quốc tịch của hoà giải viên, tổ chức hoà giải thƣơng mại nên một thoả thuận giải quyết tranh chấp có thể xảy ra hai trƣờng hợp:Trƣờng hợp thứ nhất: thoả thuận giải quyết tranh chấp do hoà giải viên thƣơng mại, tổ chức hòa giải thƣơng mại, tổ chức hòa giải thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt Nam thực hiện (hoà giải viên thƣơng mại, tổ chức hoà giải thƣơng mại thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 22), khi đó quy định tại Chƣơng XXXIII BLTTDS đƣợc áp dụng để công nhận kết quả hoà giải. Trong trƣờng hợp này quy định của pháp luật Việt Nam phù hợp với yêu cầu của Công ƣớc. Trƣờng hợp thứ hai: thoả thuận giải quyết tranh chấp đƣợc hoà giải viên thƣơng mại, tổ chức hoà giải thƣơng mại nƣớc ngoài thực hiện thì để thoả thuận đƣợc thi hành tại Việt Nam cần phải thông qua một thủ tục nhất định mà không áp dụng quy định tại Chƣơng XXXIII BLTTDS 2015. Tuy nhiên, thoả thuận giải quyết tranh chấp không thuộc loại quyết định đƣợc xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 423 BLTTDS181 bởi lẽ quyết định của cơ quan có thẩm quyền nƣớc ngoài (ngoài toà án) chỉ đƣợc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu quyết định đó là về nhân thân hoặc hôn nhân và gia đình. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp này pháp BLTTDS 2015 Điều 423.2 quy định; Quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nƣớc ngoài cũng đƣợc xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nhƣ bản án, quyết định dân sự của toà án nƣớc ngoài quy định tại khoản 1 điều này 181 60 luật Việt Nam chƣa có quy định về việc công nhận và cho thi hành thoả thuận giải quyết tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ƣớc. 138. Do vậy, trong trƣờng hợp Việt Nam quyết định tham gia Công ƣớc, cần thiết phải bổ sung Điều 416 BLTTDS 2015 cho phép công nhận kết quả hoà giải do cơ quan, tổ chức, ngƣời có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 4. Về điều kiện để công nhận thỏa thuận giải quyết tranh chấp a. Điều kiện về hồ sơ yêu cầu 139. Điều 4.1 Công ƣớc quy định Bên yêu cầu phải cung cấp đủ các giấy tờ sau trong hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên Công ƣớc: thỏa thuận giải quyết tranh chấp đƣợc các bên ký và chứng cứ thỏa thuận giải quyết tranh chấp đạt đƣợc qua hòa giải. Công ƣớc đƣa ra một danh sách các ví dụ đƣợc chấp nhận là chứng cứ chứng minh thỏa thuận đạt đƣợc qua hòa giải. Theo Điều 4.3 Cơ quan có thẩm quyền có thể (nhƣng không có nghĩa vụ phải) yêu cầu bản dịch của các giấy tờ này nếu bản gốc không đƣợc lập bằng ngôn ngữ của quốc gia nơi cần có biện pháp trợ giúp. 140. Điều 418 BLTTDS 2015 quy định một bên yêu cầu công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án phải có đơn yêu cầu và văn bản về kết quả hoà giải thành theo quy định pháp luật có liên quan. Nhƣ vậy đối với yêu cầu công nhận kết quả hoà giải thƣơng mại thì văn bản về kết quả hoà giải thành có chữ ký của các bên và hoà giải viên theo quy định tại Điều 15.3 Nghị định 22. Công ƣớc lại không quy định bắt buộc hoà giải viên phải ký vào thoả thuận giải quyết tranh chấp mà quy định một cách linh hoạt, với nhiều lựa chọn hơn để chứng minh, mà không cần chữ ký của hòa giải viên182. Do đó, trong trƣờng hợp Việt Nam gia nhập Công ƣớc Điều 416 BLTTDS phải đƣợc bổ sung để cho phép thỏa thuận hòa giải thành không có chữ ký của hòa giải viên đƣợc công nhận theo Công ƣớc tại Việt Nam. b. Các điều kiện khác 141. Tƣơng tự nhƣ Công ƣớc New York, Công ƣớc Singapore quy định một danh sách giới hạn các căn cứ từ chối trợ giúp mà cơ quan có thẩm quyền có thể từ chối trợ giúp, mà không phải là điều kiện để cho phép việc trợ giúp đó. Điều này khiến cho nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên phản đối biện pháp trợ giúp, không thuộc về bên tìm kiếm biện pháp đó dựa trên thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải. 182 Công ƣớc Singapore Điều 4.1 (b) (iii)- (iv) 61 142. Ngƣợc lại, Điều 417 BLTTDS 2015 lại quy định các điều kiện để đƣợc toà án công nhận kết quả hoà giải thành.. Cụ thể, các bên tham gia thoả thuận phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; phải có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vấn đề đƣợc hoà giải; có đơn yêu cầu toà án công nhận; nội dung hoà giải đảm bảo tính tự nguyện, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc hoặc ngƣời khác. BLTTDS 2015 không quy định về nghĩa vụ chứng minh, vì vậy, các quy định chung về nghĩa vụ chứng minh đƣợc áp dụng. Ngƣời yêu cầu có nghĩa vụ chứng minh rằng thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải đáp ứng các điều kiện nêu trên, trong khi ngƣời phải thi hành để phản đối thì có nghĩa vụ chứng minh thỏa thuận giải quyết tranh chấp đạt đƣợc thông qua hòa giải không đáp ứng các điều kiện đó. 143. Đối chiếu với quy định tƣơng ứng tại Điều 5 Công ƣớc, có thể nhận thấy các điều kiện quy định tại Điều 417 BLTTDS 2015 tƣơng ứng với các điều kiện không công nhận của Công ƣớc; chỉ là nghĩa vụ chứng minh đã đảo ngƣợc. Tuy nhiên, Công ƣớc cũng liệt kê các căn cứ bổ sung để từ chối trợ giúp, không có quy định tƣơng tự trong CPC. Các căn cứ này liên quan đến nội dung, hiệu lực của thoả thuận (Điều 5.1.b); thực hiện thoả thuận (Điều 5.1.c), hoà giải viên (Điều 5.1.e-f) và pháp luật áp dụng (Điều 5.1.b). Nhƣ vậy, về điều kiện, cơ chế công nhận kết quả hòa giải thƣơng mại, trong khi Công ƣớc chỉ quy định chung về điều kiện dựa vào các thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải hoặc các trƣờng hợp từ chối trợ giúp/công nhận thì pháp luật Việt Nam quy định cụ thể về điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành. Hai cách tiếp cận khác nhau dẫn đến còn một số điểm khác biệt nhƣ về hình thức của thỏa thuận giải quyết tranh chấp; nghĩa vụ chứng minh của ngƣời phải thi hành thỏa thuận hòa giải thành; nội dung về việc viện dẫn thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải; vấn đề xác định pháp luật áp dụng đối với thỏa thuận giải quyết tranh chấp và pháp luật áp dụng đối với hòa giải viên hoặc hòa giải nói chung, đặc biệt trong trƣờng hợp việc hòa giải có tính quốc tế hay yếu tố nƣớc ngoài. Nhòa giải; vấn đề xác định pháp luật áp dụng đối với thỏa thuận giải quyết trađhòa giải; vấn đề xác định pháp luật áp dụng đối với thỏa thuận giải quyết tranh chấp và pháp luật áp dụ 5. Đơn yêu cầu song song 144. Điều 6 Công ƣớc quy định khi có đơn hoặc yêu cầu liên quan đến thỏa thuận giải quyết tranh chấp gửi đến tòa án, hội đồng trọng tài và cơ quan có thẩm quyền khác, khi đơn hoặc yêu cầu này có thể ảnh hƣởng đến việc xem xét yêu cầu trợ giúp theo Điều 4, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên nơi cần có biện pháp trợ giúp sẽ tạm dừng việc ra quyết định công nhận nếu xét thấy phù hợp. 62 Theo yêu cầu của một bên, cơ quan này có thể yêu cầu bên đề nghị phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Pháp luật Việt Nam chƣa có quy định về nội dung này. 145. Tóm lại, giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải ngoài tòa án bắt đầu đƣợc ghi nhận tại Điều 317 Luật Thƣơng mại năm 2005 khi thừa nhận hòa giải nhƣ là một hình thức để các bên lựa chọn khi xảy ra tranh chấp. Tiếp theo đó Luật Đầu tƣ năm 2014 ghi nhận hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tƣ kinh doanh (Điều 14). Năm 2017, lần đầu tiên hòa giải thƣơng mại đƣợc quy định cụ thể phạm vi, nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết, về hòa giải viên thƣơng mại, tổ chức hòa giải thƣơng mại, mở rộng quy định cho tổ chức hòa giải thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt Nam tại Nghị định số 22. Nghị định đã tạo ra hành lang pháp lý cho hòa giải thƣơng mại ở Việt Nam, thể hiện chính sách của Chính phủ Việt Nam khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng hòa giải thƣơng mại để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thƣơng mại và các tranh chấp khác mà pháp luật quy định đƣợc giải quyết bằng hòa giải thƣơng mại. 146. Đối với việc công nhận và thi hành thỏa thuận hòa giải thƣơng mại trong nƣớc, hệ thống pháp luật tƣơng đối đầy đủ. Các quy định tại Chƣơng XXXIII BLTTDS 2015 quy định tòa án có thẩm quyền của Việt Nam sẽ công nhận thỏa thuận hòa giải trong nƣớc bằng một bản án có hiệu lực pháp luật ngay, không kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Đồng thời quyết định này đƣợc đảm bảo thi hành bởi cơ quan thi hành án dân sự. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định việc không công nhận thỏa thuận giải quyết tranh chấp thƣơng mại thông qua hòa giải cũng không làm ảnh hƣởng đến nội dung và giá trị pháp lý của kết quả hòa giải. Tuy nhiên, đối với việc công nhận và thi hành các thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thƣơng mại thông qua hòa giải, pháp luật Việt Nam chƣa quy định. B. Thực tiễn hòa giải thƣơng mại và thoả thuận giải quyết tranh chấp hòa giải thƣơng mại tại Việt Nam 1. Thực tiễn hoà giải thƣơng mại 147. Kể từ sau khi Nghị định 22 có hiệu lực ngày 15/4/2017, tính đến thời điểm hiện nay đã có 15 trung tâm hoà giải đƣợc thành lập và 07 trung tâm trọng tài đƣợc thực hiện hoạt động hòa giải và hơn 100 hoà giải viên vụ việc. Tổng hợp số liệu các vụ việc tranh chấp thƣơng mại đƣợc các trung tâm tiếp nhận tính đến hết tháng 12/2020 nhƣ sau183: Cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về hoà giải thƣơng mại là Bộ Tƣ pháp chƣa tổng kết việc thực hiện Nghị định 22/2017/NĐ-CP nên hiện nay chƣa có số liệu đầy đủ. Các số liệu thể hiện tại báo cáo đƣợc tổng hợp từ các trung tâm hoà giải hiện đang hoạt động. 183 63 Tổng số 27 Hoà giải thành 11 Không thực hiện Giá trị tranh chấpđã hoà đƣợc184 giải thành 16 Xấp xỉ 964 tỷ đồng 149. Tuy số liệu trên chƣa đầy đủ (chƣa tổng hợp đƣợc số lƣợng do các hoà giải viên vụ việc thực hiện) nhƣng có thể nói hoà giải thƣơng mại đã đƣợc ghi nhận là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp thay thế tại Việt Nam. Mặc dù vậy, số lƣợng rất khiêm tốn các vụ việc đƣợc yêu cầu hoà giải cũng nhƣ số vụ việc đƣợc hoà giải thành kể từ khi thực thi Nghị định 22 cũng thể hiện đƣợc thực tế là các doanh nghiệp chƣa thực sự mặn mà với phƣơng thức giải quyết tranh chấp này. Thực tế này xuất phát từ một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, các doanh nghiệp chƣa hiểu rõ về hoà giải cũng nhƣ các lợi ích của hoà giải mang lại nhƣ tiết kiệm chi phí, thời gian giải quyết nhanh, linh hoạt, giữ đƣợc mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các bên … Thứ hai, giá trị ràng buộc về pháp lý của thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải đối với các bên không nhiều hơn một hợp đồng. Để bắt buộc một bên phải thực hiện thoả thuận khi họ không có ý định tự nguyện thi hành thì vẫn cần toà án ra quyết định công nhận. Hơn nữa, các quy định hiện hành về thời hiệu ( Điều 156, 157 Bộ luật dân sự 2015) thì thời gian hòa giải không thuộc các trƣờng hợp tạm dừng hoặc tính lại thời hiệu khởi kiện. Đây cũng là vấn đề có thể dẫn đến các bên e ngại lựa chọn phƣơng thức hoà giải khi thời hiệu khởi kiện không còn nhiều. 149. Do không có nhiều tranh chấp thƣơng mại đƣợc giải quyết bằng hòa giải, các hòa giải viên Việt Nam không có cơ hội để thực hành kỹ năng hòa giải thƣờng xuyên và tích lũy kinh nghiệm. Các nguyên tắc hòa giải thƣơng mại chƣa phát triển và thiếu các quy định rõ ràng về đăng ký hòa giải viên có thể dẫn đến dịch vụ hòa giải thiếu chất lƣợng. Cuối cùng, để tạo ra sự thoải mái, cởi mở cho các bên tham gia hoà giải từ đó nâng cao khả năng đạt đƣợc thoả thuận cần nghiên cứu quy định về các tài liệu, thông tin hay quan điểm trình bày của các bên không đƣợc sử dụng làm chứng cứ để chống lại họ trong các thủ tục tố tụng tại toà án hoặc trọng tài. 2. Thực tiễn công nhận kết quả hoà giải thƣơng mại 150. Tính đến thời điểm hiện tại trong số 11 vụ việc đã hoà giải thành tại các Trung tâm hoà giải chƣa có vụ việc nào yêu cầu toà án công nhận kết quả hoà giải theo quy định tại Chƣơng XXXIII BLTTDS. Điều này cho thấy kết quả hoà giải thƣơng mại tại Việt Nam đƣợc các bên tôn trọng, tự nguyện thực hiện mà chƣa cần đến sự can thiệp của các cơ quan nhà nƣớc. Do vậy, thực tiễn công nhận kết quả hoà 184 Một trong các bên rút yêu cầu hoà giải hoặc một bên không chấp nhận hoà giải 64 giải thƣơng mại tại Việt Nam chƣa đặt ra vấn đề cần lƣu ý từ quy định pháp luật đến hoạt động thực thi. 151. Mặc dù vậy, tổng hợp số liệu về công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án chƣa đƣợc quy định là một trong những tiêu chí thống kê của ngành toà án. Để thu thập đƣợc số liệu công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án có thể đƣợc thực hiện bằng phƣơng thức: (i) tổng hợp từ cung cấp của các trung tâm hoà giải và hoà giải viên vụ việc; (ii) cung cấp từ toà án nhân dân cấp huyện nơi nơi có trụ sở của bên tham gia hoà giải. Đối với phƣơng thức (i) sẽ xảy ra trƣờng hợp chính bản thân trung tâm hoà giải hoặc hoà giải viên cũng không thể biết kết quả hoà giải thành do mình thực hiện có đƣợc các bên yêu cầu toà án công nhận hay không; đối với phƣơng thức (ii) cần nắm đƣợc thông tin về nơi có trụ sở của các bên để có thể yêu cầu toà án cung cấp. Do đó, để thuận lợi cho công tác theo dõi, tổng hợp, đánh giá tình hình công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án, Toà án nhân dân tối cao cần có quy định tiêu chí thống kê ngành về lĩnh vực này, cũng là tạo tiền đề cho công tác quản lý kịp thời can thiệp khi việc áp dụng pháp luật không có sự thống nhất giữa các toà án địa phƣơng ảnh hƣởng đến việc thực hiện Công ƣớc trong trƣờng hợp Việt Nam quyết định gia nhập. 65 PHẦN V: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ A. Đánh giá khả năng Việt Nam gia nhập Công ƣớc Singapore 1. Sự cần thiết tham gia Công ƣớc Singapore 152. Chính sách của Đảng và nhà nƣớc về cải cách pháp luật, cải cách tƣ pháp, hội nhập quốc tế đều mở rộng cho phƣơng thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, trong đó có hòa giải. Mục đích là nhằm giảm bớt áp lực cho hệ thống tƣ pháp, tăng hiệu quả giải quyết tranh chấp, đảm bảo quyền tiếp cận công lý, bảo vệ lợi ích chính đáng cho ngƣời dân và doanh nghiệp, phát triển môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, mở rộng quan hệ thƣơng mại với nƣớc ngoài. 153. Nhu cầu cần đến Công ƣớc cũng phát sinh trên thực tiễn. Mặc dù các số liệu thực tiễn còn khiêm tốn nhƣng tiềm năng phát triển của hòa giải tại Việt Nam là đáng kể. Truyền thống Á Đông giải quyết tranh chấp tạo nền tảng cho hòa giải thƣơng mại phát triển. Từ năm 2013, Singapore đã nhắm đến Việt Nam nhƣ một thị trƣờng tiềm năng để quảng bá các sản phẩm dịch vụ giải quyết tranh chấp của mình nói chung và hòa giải nói riêng185. Cùng với việc các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quen thuộc với quan hệ thƣơng mại quốc tế, các phƣơng thức giải quyết tranh chấp quốc tế, hòa giải cũng trở thành một lựa chọn đáng lƣu tâm trong bối cảnh hiện nay. Nhƣ vậy, nhu cầu thi hành các thỏa thuận giải quyết tranh chấp là kết quả của quá trình hòa giải cũng dần dần phát sinh. Việc sớm tham gia Công ƣớc sẽ là một bƣớc đón đầu hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Việt lựa chọn phƣơng thức hòa giải cũng nhƣ của các trung tâm hòa giải Việt Nam muốn vƣơn mình ra thị trƣờng thế giới. 154. Việc tham gia Công ƣớc không làm giảm sút thế cạnh tranh của các trung tâm hòa giải tại Việt Nam mà ngƣợc lại mang đến vị thế cân bằng với các trung tâm hòa giải trên thế giới mà kết quả hòa giải thành của họ đƣợc thi hành tại các quốc gia khác nhờ vào cơ chế của Công ƣớc Singapore. Khi hỗ trợ Bộ Tƣ pháp tham gia các hoạt động của Nhóm công tác II UNCITRAL, các trung tâm hòa giải nhƣ VMC, OPIC, VIMC… đều có văn bản kiến nghị Việt Nam sớm tham gia Công ƣớc Singapore. Nhiều hội nghị, hội thảo nhƣ Hội thảo về Công ƣớc Singapore và tƣơng lai của Giải quyết tranh chấp ngoài tòa án (ADR) và Giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) tại Châu Á do Câu lạc bộ Luật sƣ Thƣơng mại Quốc tế Việt Nam (VBLC) tổ Bộ Pháp luật Singapore, Thông cáo Báo chí cuối cùng của Nhóm công tác về hòa giải thƣơng mại quốc tế - Phụ lục A- 2013 https://app.mlaw.gov.sg/files/news/press-releases/2013/12/FINAL%20ICMWG%20Press%20Release%20%20Annex%20A.pdf ( truy cập ngày 20/5/2021) 185 66 chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23 tháng 7 năm 2018186 và việc đại diện Việt Nam tham dự lễ ký Công ƣớc tại Singapore đều thể hiện sự quan tâm không nhỏ của cả cơ quan quản lý nhà nƣớc và những ngƣời hoạt động thực tiễn đối với Công ƣớc này. 155. Những khoảng trống của hệ thống pháp luật về hòa giải thƣơng mại đòi hỏi bù đắp bởi một cơ chế hữu hiệu. Công ƣớc Singapore không phải là “phƣơng thuốc bách bệnh” nhƣng là một bài thuốc hay chữa trị yếu điểm lớn nhất của hòa giải, góp phần bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật trong nƣớc của Việt Nam vốn chỉ cho phép công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án do các hòa giải viên, trung tâm hòa giải thành lập hoặc đăng ký tại Việt Nam thực hiện. 2. Tác động của Công ƣớc Singapore 156. Tác động và lợi ích của việc Việt Nam gia nhập Công ƣớc Singapore cũng đƣợc đánh giá từ nhu cầu thực tiễn và các đòi hỏi cải cách thể chế. Khi nghiên cứu nội dung của Công ƣớc Singapore, đánh giá thực trạng hoạt động hòa giải thƣơng mại và chính sách chung về hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh tại Việt Nam, nhóm chuyên gia muốn phân tích hai tác động đến việc gia nhập. a. Tác động đến hòa giải thƣơng mại tại Việt Nam 157. Bản thân Công ƣớc Singapore giúp bảo đảm việc thực thi các thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, điều này khẳng định lợi ích nổi bật của hòa giải nhƣ tiết kiệm chi phí và thời gian, thủ tục mềm dẻo và thân thiện so với các phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác. Khi gia nhập Công ƣớc Singapore, thỏa thuận giải quyết tranh chấp thƣơng mại thông qua hòa giải của các hòa giải viên và các trung tâm hòa giải của Việt Nam sẽ đƣợc công nhận và thi hành tại các quốc gia thành viên. Do đó các doanh nghiệp của Việt Nam và nƣớc ngoài đƣợc bảo đảm quyền lợi khi lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp này. Hơn nữa, việc gia nhập Công ƣớc Singapore mang đến lợi thế cạnh tranh công bằng giữa các trung tâm hòa giải của Việt Nam với các trung tâm hòa giải quốc tế, và thúc đẩy hòa giải thƣơng mại tại Việt Nam. b. Tác động đến môi trƣờng kinh doanh tại Việt Nam ADR Viet Nam Chambers LLC - “Công ƣớc Singapore về hòa giải và tác động của công ƣớc lên hoạt động hòa giải từ góc nhìn của Trung tâm Hòa giải Việt Nam” tại hội thảo về Công ƣớc Singapore và tƣơng lai của ADR và ODR tại Châu Á” -2018 https://www.adr.com.vn/vi/tin-tuc/cong-uoc-singapore-ve-hoa-giai-va-tac-dong-cua-cong-uoc-len-hoat-dong-hoagiai-tu-goc-nhin-cua-trung-tam-hoa-giai-viet-nam-tai-hoi-thao-ve-cong-uoc-singapore-va-tuong-lai-cua-adr-va-odrtai-chau-a 186 67 158. Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh đã từ lâu trở thành Chiến lƣợc phát triển kinh tế của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Một trong những giải pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh là thực hiện các cải cách thể chế tạo ra điều kiện thuận lợi cho kinh doanh. Tham gia Công ƣớc tạo ra cơ sở pháp lý quốc tế cho việc công nhận và thi hành các thỏa thuận giải quyết tranh chấp đạt đƣợc thông qua hòa giải. Vì thế, việc Việt Nam gia nhập Công ƣớc sẽ thêm một lý do nữa cho các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cân nhắc hoạt động làm ăn với doanh nghiệp Việt Nam cũng nhƣ đầu tƣ tại Việt Nam: họ có nhiều phƣơng thức giải quyết tranh chấp hơn, đặc biệt khi kết quả hòa giải đƣợc bảo đảm thi hành tại Việt Nam. 3. Thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam gia nhập Công ƣớc Singapore a. Thuận lợi: 159. Chủ trƣơng chính sách của Đảng và nhà nƣớc thể hiện đƣờng lối lớn và cho thấy định hƣớng, quyết tâm chính trị của Việt Nam. Đây là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của bất kỳ hoạt động nào. Nhiều quốc gia đã ký Công ƣớc ngay cả khi hệ thống pháp luật của họ chƣa có quy định thống nhất về hòa giải thƣơng mại. Mặt khác, Việt Nam đã có khuôn khổ pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này và có cơ chế để thi hành các thỏa thuận hòa giải thành. Đây là cơ sở vững chắc cho việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ƣớc khi Việt Nam trở thành thành viên và tạo thuận lợi cho việc hoàn thiện thêm cơ sở pháp lý trong nƣớc (thay vì phải xây dựng mới hoàn toàn). 160. Sự lớn mạnh dần của các trung tâm hòa giải thƣơng mại tại Việt Nam cũng là điều kiện thuận lợi để tham gia và thực thi Công ƣớc. Dù số lƣợng vụ việc giải quyết chƣa nhiều, nhƣng giá trị tranh chấp ấn tƣợng (11 vụ việc xấp xỉ 964 tỉ đồng). Hoạt động của các trung tâm hòa giải cũng dần đi vào quỹ đạo, nhiều trung tâm có website riêng cung cấp thông tin bằng tiếng nƣớc ngoài, có đội ngũ hòa giải viên đa dạng, hứa hẹn các dịch vụ có thể làm hài lòng khách hàng trong nƣớc và quốc tế. 161. Sự hoàn thiện của hệ thống tƣ pháp cũng là một thuận lợi. Sau khi Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và BLTTDS năm 2015 đƣợc ban hành, cơ cấu tổ chức và hoạt động của tòa án các cấp tại Việt Nam đã cải thiện rất nhiều. Ngành tòa án cũng có các chƣơng trình phát triển đội ngũ thẩm phán, cán bộ nguồn có kiến thức, kỹ năng và ngoại ngữ để đáp ứng các yêu cầu hội nhập. Các thẩm phán cũng có kinh nghiệm trong thực thi các quy định của Công ƣớc New York. Trong những năm gần 68 đây tỉ lệ công nhận phán quyết trọng tài nƣớc ngoài đã đƣợc nâng cao hơn so với trƣớc đây187. b. Khó khăn 162. Công ƣớc còn quá mới, nhiều nội dung là sự nhƣợng bộ của các bên trong đàm phán điều ƣớc quốc tế mà chƣa đƣợc làm rõ qua việc giải thích Công ƣớc. Hơn nữa, các quốc gia thƣờng mong muốn một cơ chế đa phƣơng hiệu quả mà tính hiệu quả thƣờng đƣợc đo đếm bằng số lƣợng thành viên của điều ƣớc quốc tế. Cũng do Công ƣớc còn mới nên số lƣợng các quốc gia thực thi Công ƣớc chƣa nhiều, kinh nghiệm quốc tế chƣa phong phú. Việc tham gia sớm sẽ buộc Việt Nam phải nghiên cứu và đánh giá các tác động kinh tế xã hội một cách thận trọng để xây dựng lộ trình chi tiết nhằm đảm bảo tính khả thi. 163. Mặc dù tƣơng thích nhƣng pháp luật Việt Nam vẫn còn những điểm khác biệt so với Công ƣớc. Việc sửa đổi hệ thống pháp luật cũng đòi hỏi thời gian và tính toán kỹ lƣỡng để đảm bảo thống nhất, đồng bộ. Hoạt động hòa giải thƣơng mại ở Việt Nam vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng. Việc tổng kết Nghị định 22 chƣa đƣợc thực hiện, việc thống kê các vụ việc công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án chƣa nằm trong số liệu thống kê ngành tòa án nên tình hình thực tiễn về hòa giải thƣơng mại và công nhận thi hành các kết quả hòa giải thành tại Việt Nam vẫn chỉ là sự “chắp vá” gom nhặt từ các nguồn thông tin rời rạc. Cần có một bức tranh toàn cảnh và một chiến lƣợc hoàn thiện hơn nhƣ cách mà Singapore đã thực hiện để phát triển ngành công nghiệp giải quyết tranh chấp của họ. 164. Hệ thống tòa án đã đƣợc cải thiện nhƣng tính chuyên trách lại chƣa cao, khó có thể tập trung phát triển đội ngũ thẩm phán giàu kinh nghiệm chuyên giải quyết các vụ việc có yếu tố nƣớc ngoài nói chung, thi hành các thỏa thuận quốc tế đạt đƣợc thông qua hòa giải nói riêng. Đề xuất về việc giao cho các tòa chuyên trách hoặc tòa án tại 3 thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để giải quyết các yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nƣớc ngoài đã bị bác bỏ trong quá trình sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 cũng là một cảnh báo sớm cho những nỗ lực tƣơng tự đối với lĩnh vực hòa giải. 165. Số lƣợng Trung tâm hoà giải thƣơng mại và hoà giải viên nhiều nhƣng số hoà giải viên có kinh nghiệm lại ít. Số lƣợng vụ việc yêu cầu hoà giải còn khiêm tốn trong những năm qua dẫn đến thực trạng là nhiều hoà giải viên không có điều kiện cọ sát thực tế. Ngƣời dân, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức có liên quan về hoà giải thƣơng mại nhận thức về những lợi ích của hoà giải còn hạn chế. Mặc dù đây không Đánh giá tại Báo cáo về khả năng áp dụng Luật Mẫu về trọng tài thƣơng mại quốc tế tại Việt Nam do nhóm chuyên gia UNDP thực hiện. 187 69 phải là cản trở trực tiếp, Việt Nam cũng nên cân nhắc khi quyết định gia nhập một điều ƣớc quốc tế. Những thách thức này có thể khắc phục một cách tƣơng đối dễ dàng bằng giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục, đào tạo. B. Kiến nghị, đề xuất 166. Từ những đánh giá nêu trên, Nhóm chuyên gia nghiên cứu cho rằng Việt Nam nên gia nhập Công ƣớc Singapore. Ký và phê chuẩn/ phê duyệt Công ƣớc có thể kéo dài quá trình này188 mà không mang lại lợi ích nào hơn. Việt Nam đã lỡ cơ hội quảng bá mình là một quốc gia thân thiện với hòa giải bằng cách ký Công ƣớc tại Singapore. Hiện tại, việc ký và chờ phê chuẩn/ phê duyệt không còn là một chiến lƣợc hiệu quả nữa. Tuy nhiên, với những khó khăn thách thức nhƣ phân tích ở trên thì thời điểm gia nhập cần đƣợc cân nhắc kỹ. Trƣớc mắt, Việt Nam cần có kế hoạch tổng thể với lộ trình cho từng bƣớc chuẩn bị để đảm bảo khi gia nhập Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, điều kiện cơ sở vật chất và con ngƣời để có thể thực hiện đầy đủ và hiệu quả Công ƣớc Singapore. 1. Về hoàn thiện thể chế: 167. Nhƣ đã phân tích trong phần IV của báo cáo, nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam tƣơng ứng với các quy định của Công ƣớc Singapore đã đƣợc Nhóm nghiên cứu chỉ rõ những điểm tƣơng thích và những nội dung còn chƣa đƣợc đề cập. Vì vậy, khi gia nhập Công ƣớc Singapore, hệ thống quy phạm pháp luật Việt Nam về hoà giải thƣơng mại cần hoàn thiện để tránh có những lỗ hổng pháp lý ảnh hƣởng tiêu cực đến việc thực thi Công ƣớc. Để giải quyết đƣợc những vƣớng mắc về thể chế có 02 phƣơng án xử lý nhƣ sau: a. Phƣơng án 1 168. Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật hiện hành: Trong Nghị định 22 bổ sung quy định về hoà giải thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài, bao gồm cả các quy định về xác định yếu tố nƣớc ngoài theo nơi tiến hành hoạt động kinh doanh. TrongBLTTDS 2015, bổ sung quy định về công nhận và cho thi hành kết quả hoà giải thành có yếu tố nƣớc ngoài phù hợp với những sửa đổi của Nghị định 22 và quy định thẩm quyền giải quyết của toà án đối với công nhận kết quả hoà giải thành có yếu tố nƣớc ngoài. b.Phƣơng án 2 188 Thủ tục quy định tại Luật điều ƣớc quốc tế số 108/2016/QH13 ngày 9/4/2016 70 169. Ban hành Luật hoà giải thƣơng mại, nâng các quy định của Nghị định 22 thành luật và bổ sung quy định về hoà giải thƣơng mại có nƣớc ngoài, công nhận kết quả hoà giải thƣơng mại. 2. Về xây dựng thiết chế 170. Công ƣớc Singapore không quy định một cơ chế hợp tác giữa quốc gia thành viên mà quy định trách nhiệm của các quốc gia phải xem xét trợ giúp. Chính vì vậy, Công ƣớc không yêu cầu việc chỉ định một cơ quan trung ƣơng thực thi Công ƣớc. Tuy vậy, để đảm bảo cho việc áp dụng Công ƣớc một cách thống nhất, đồng thời quản lý, theo dõi hoạt động công nhận thoả thuận quốc tế hoà giải thƣơng mại, đảm bảo trong lĩnh vực công nhận thoả thuận quốc tế hoà giải thƣơng mại, nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế tuân thủ cần thiết phải giao cho một cơ quan đầu mối. Việc giao cho cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ này phải phân tích, đánh giá sự phù hợp, sự thuận lợi trong quản lý đảm bảo tính hiệu quả. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan hiện nay nhiệm vụ cơ quan đầu mối có thể giao cho Toà án nhân dân tối cao hoặc Bộ Tƣ pháp. 171. Thứ hai, việc xem xét công nhận thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải phải đƣợc giao cho một số tòa. Các toà án sẽ là cơ quan giải quyết các yêu cầu công nhận kết quả hoà giải thƣơng mại thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ƣớc. Theo đánh giá của Nhóm chuyên gia, tƣơng lai số lƣợng yêu cầu công nhận thoả thuận quốc tếhoà giải thành tại Việt Nam sẽ vấn không nhiều. Mặc dù vậy, việc công nhận thoả thuận hoà giải có tính quốc tế nên cần chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá hoạt động này thông qua việc chỉ giao cho một số toà án chuyên trách đảm nhiệm. Việc giao cho một số toà án chuyên trách cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý, đánh giá việc thực thi Công ƣớc. 172. Thứ ba, cần hình thành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan kể cả Bộ Tƣ pháp (đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoà giải thƣơng mại), Toà án nhân dân tối cao, toà án đƣợc giao thực hiện giải quyết yêu cầu công nhận thoả thuận hoà giải tại Việt Nam để kịp thời xử lý, giải quyết những vấn đề phát sinh trong việc thực thi Công ƣớc. 173. Thứ tư, khuyến khích thành lập Hiệp hội hoà giải viên Việt Nam nhằm tập hợp đội ngũ hoà giải viên thƣơng mại có năng lực, uy tín, chuyên môn cao. Một tổ chức nghề nghiệp tập hợp các hòa giải viên có kinh nghiệm có thể đóng góp đáng kể cho phát triển hoà giải thƣơng mại và đào tạo hoà giải viên. Hiệp hội hoà giải viên cũng là cầu nối giữa những trung tâm hoà giải, hoà giải viên và cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc tổng hợp thực tiễn, đề xuất chính sách. 71 3. Tăng cƣờng nhận thức, nâng cao năng lực 174. Nâng cao năng lực thông qua giáo dục là cần thiết để xây dựng văn hóa về hóa giải, một nền tảng nghề nghiệp vứng chắc cho hoạt động hòa giải trên thực tiễn và một hệ thống tƣ pháp đƣợc trang bị đầy đủ để áp dụng Công ƣớc Singapore. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của việc hoà giải, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp này, thúc đẩy hoà giải thƣơng mại tại Việt Nam phát triển. Nâng cao năng lực cho hòa giải viên sẽ tạo ra sự tin tƣởng đối với các bên tranh chấp khi lựa chọn hòa giải, đặc biệt là khi một trong các căn cứ từ chối trợ giúp liên quan đến tiêu chuẩn của hòa giải viên ( Điều 5.1.(e) Công ƣớc Singapore). Trong dài hạn, các phƣơng thức giải quyết tranh chấp lựa chọn bao gồm cả hào giải cần đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy của các trƣờng đại học đào tạo về luật và kinh doanh cũng nhƣ các chƣơng trình đào tạo nghề để đảm bảo các thê hệ ngƣời hoạt động thực tiễn trong tƣơng lai tốt nghiệp với kiến thức và kỹ năng cần thiết để áp dụng thƣờng xuyên các phƣơng thức này. 175. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Công ƣớc Singapore cũng cần thiết. Công ƣớc là một văn kiện pháp lý quốc tế mới đối với Việt Nam, nên cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về Công ƣớc, đây cũng là một bƣớc tiền khởi động cho việc gia nhập Công ƣớc, khi các cấp, các ngành, các doanh nghiệp hiểu rõ đƣợc lợi ích Công ƣớc mang lại. 176. Việc gia nhập Công ƣớc Singapore yêu cầu toà án Việt Nam chuẩn bị sẵn nguồn lực cho việc tiếp nhận giải quyết các yêu cầu công nhận thoả thuận giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải. Do đó, để tránh việc lặp lại tình trạng một số toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết các yêu cầu công nhận và cho thi hành không đúng quy định của Công ƣớc New York thì việc nâng cao nhận thức của các thẩm phán, cán bộ toà án cũng nhƣ trang bị kiến thức về hoà giải thƣơng mại quốc tế, công nhận thoả thuận hoà giải thƣơng mại quốc tế có vai trò hết sức quan trọng. 72