Academia.eduAcademia.edu
NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TRÌNH CHIẾU POWERPOINT VỚI PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC KHÁC Nguyễn Xuân Trung* SUMMARY There have been the shortcomings for Powerpoint presentation in teaching. Therefore, first of all, we need to clearly define its role in lectures’ process and then its styles to use them effectively. The Powerpoint presentations which are pedagogically designed and controlled by teachers , play a role as a kind of teaching means. It is essentially the means of audio-visual. With the ability of expressing color, text, effect, image, attractive and lively films, it can be said that the Powerpoint presentation has made a big change for teaching process compared with traditional blackboard-chalk. However, we can only get this effect when the Powerpoint presentations are designed, concordantly displayed in the relation to other teaching facilities. Keywords: Means, Powerpoint, teaching, presentation. Ngày nhận bài: 19/12/2016 Ngày phản biện: 23/12/2016; Ngày duyệt đăng: 27/12/2016 1. Mở đầu Hiện nay, trình chiếu Powerpoint đã được sử dụng rộng rãi trong dạy học, tuy vậy hiệu quả của nó vẫn là vấn đề cần phải xem xét. Các sai lầm, bất cập khi sử dụng powerpoint slide trong dạy học trên lớp được nói đến chủ yếu là: - Nhiều khi chỉ thay cho viết bảng của giáo viên [1] hay chuyển từ “giảng viên đọc - sinh viên chép” sang “sinh viên tự nhìn vào màn hình và chép”; - Chỉ đơn thuần chuyển nội dung (chữ viết) của giáo án vào slide và tùy tiện chèn thêm vài hiệu ứng hoặc nhập liệu thông tin từ giáo án có thêm hình ảnh, đồ thị minh họa [1] hay dùng trình chiếu Powerpoint như là cách nhắc bài cho giáo viên; - Xem việc sử dụng trình chiếu Powerpoint như là phương tiện hỗ trợ giải trí làm cho người học bớt căng thẳng [3]; - Lạm dụng hiệu ứng, hình ảnh, âm thanh; - Sai lầm khi soạn slide về cả kỹ thuật, mỹ thuật, nội dung và cách trình bày [3]; - Coi bài giảng có trình chiếu Powerpoint là đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng trình chiếu Powerpoint cho toàn bộ bài giảng theo kiểu phong trào [3]; Những vấn đề nêu trên cho thấy vai trò của trình chiếu Powerpoint trong bài giảng chưa được hiểu đúng, cách thiết kế, khai thác slide chưa hiệu quả và chưa có sự phối hợp với phương tiện dạy học khác. Và đương nhiên có sự ảnh hưởng tiêu cực đến đổi * ThS. Trường Cao đẳng Giao thông Huế 64 • TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ 137 - 1/2017 mới phương pháp dạy học, đến hiệu quả dạy học. 2. Vai trò của trình chiếu Powerpoint trong dạy học Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, “bài trình chiếu là các tệp được soạn từ các phần mềm Microsoft Powerpoint, Open Office Impress để trình chiếu và thuyết minh trong các hội thảo, lớp học” và “tránh dùng thuật ngữ giáo án điện tử để chỉ các bài trình chiếu”[2]. Như vậy, bài trình chiếu Powerpoint không phải là “bài giảng điện tử” hay “giáo án điện tử” như cách hiểu hiện nay của nhiều trang trang mạng (baigiang.violet.vn, baigiang.co, elib. vn, hotrodayhoc.com, khohoclieu.hanoiedu.vn) hay của một số tác giả và nó giúp giáo viên thuyết minh ý tưởng của mình. Với khả năng thể hiện màu sắc, văn bản, hiệu ứng, hình ảnh và phim, lời giảng của giáo viên sẽ được minh họa hấp dẫn và sinh động hơn hẳn bảng - phấn truyền thống. Từ định nghĩa này cũng có thể thấy rằng bài trình chiếu Powerpoint chủ yếu đóng vai trò là một phương tiện nghe nhìn, khai thác và sử dụng có hiệu quả hay không là hoàn toàn do ý đồ sư phạm của giáo viên. Mặc dù, trình chiếu Powerpoint là ứng dụng công nghệ thông tin và đa phương tiện truyền thông, nhưng tự thân nó hoàn toàn không có ý nghĩa quyết định việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Thậm chí là ngược lại khi người học chỉ tập trung vào nghe nhìn mà thiếu thảo luận, trao đổi. Trong dạy học, mỗi loại phương tiện có những ứng dụng và ưu nhược điểm khác nhau, gồm phương tiện để hành động, phương tiện để nghe nhìn và NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG phương tiện đọc. Cho nên, trình chiếu Powerpoint cũng cần kết hợp với phương tiện dạy học khác để nâng cao hiệu quả dạy học, ví dụ như bảng - phấn. Bảng thể hiện và lưu lại đề cương, ý chính trong suốt giờ để người học tiện theo dõi tiến trình của bài. Bảng còn dùng để trình bày thêm những vấn đề thảo luận, trao đổi,.. Trình chiếu thể hiện màu sắc, văn bản, hiệu ứng, hình ảnh, phim một cách hấp dẫn và sinh động theo lời giảng của giáo viên mà bảng không thể hiện được và không cần phải lưu lại. Trong giờ học, giáo viên có thể thiết kế một hoặc nhiều bài trình chiếu tùy theo từng hoạt động. Đồng thời, các loại dụng cụ, thiết bị, mô hình, vật thật,... (gọi chung là thiết bị thao tác) là để người học trải nghiệm bằng chính hành động của mình mà bảng và trình chiếu không thể tạo ra được. Đặc biệt là với dạy học tích hợp, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, thì các loại phương tiện dạy học hành động là không thể thiếu để hình thành năng lực người học. Nón trải nghiệm của Edgar Dale (1954) cho thấy hoạt động học càng hiệu quả khi càng giàu tính trải nghiệm. Do vậy, trình chiếu Powerpoint nói riêng và phương tiện dạy học nói chung còn phải được thực hiện với các hoạt động tích cực như thảo luận, tranh luận, thực hành, nhập vai, mô phỏng, luyện tập, trò chơi,... 3. Sử dụng trình chiếu Powerpoint với các phương tiện dạy học khác Một số tác giả đã trình bày về “cách soạn powerpoint slide” cho hội nghị khoa học, hay “sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint trong thiết kế và thực hiện bài giảng”[3] hoặc “yêu cầu trong thiết kế kế hoạch bài dạy với Powerpoint”. Tuy nhiên, các tác giả này đều chỉ sử dụng trình chiếu Powerpoint là duy nhất và liên tục trong suốt thời gian trình bày, giảng dạy. Vì vậy, cần thiết kế bài trình chiếu Powerpoint trong sự phối hợp hiệu quả với các phương tiện dạy học khác, cụ thể là với bảng - phấn và thiết bị thao tác trong một lớp học tiêu chuẩn, có tối đa 45 người học. 3.1. Không trùng lặp nội dung Hiện tượng thường thấy là giáo viên viết tên bài, đề mục, ý chính lên bảng rồi sau đó trên slide cũng xuất hiện và ngược lại. Như thế người học phải nhận hai lần cùng một thông tin, là sự trùng lặp không cần thiết. Hay vừa trình chiếu xong lại treo cùng một bảng biểu, hình lên cũng vậy. Tương tự, khi giáo viên đọc slide cũng là trùng lặp, người học vừa nghe giáo viên đọc lại phải vừa tự đọc slide. Đọc slide còn gây phân tán sự chú ý của người học, đồng thời cho thấy giáo viên hoàn toàn thụ động và có thể không am hiểu vấn đề đang trình bày. Khi đó giáo viên còn quay lưng về phía người học và như chỉ giao tiếp với slide, không quan tâm đến người học. Hoặc giáo viên trình chiếu đoạn phim thao tác với thiết bị rồi lại làm mẫu lại thao tác đó trên chính thiết bị vừa trình chiếu để người học quan sát cũng là sự trùng lặp nội dung. Chỉ nên chọn một trong hai và rõ ràng là quan sát thực luôn hiệu quả hơn quan sát hình ảnh. Như vậy, mỗi kênh thông tin, mỗi phương tiện dạy học cần được sử dụng không trùng lặp và bổ sung lẫn nhau. Dĩ nhiên, sự trùng lặp gây tốn thời gian và nhàm chán cho người học. 3.2. Không gây phân tán sự chú ý Do ánh sáng và màu sắc, các slide luôn tạo ra sự thu hút một cách tự nhiên khi người học nhìn về phía trước. Nếu đã chuyển sang sử dụng bảng, thiết bị thao tác hay trao đổi, thảo luận mà vẫn để chiếu slide của nội dung trước đó thì người học rất dễ bị phân tán sự chú ý. Phải tắt hoặc chuyển thành slide trống. Người học cần được tập trung chú ý vào đối tượng, phương tiện đang chuyển tải thông tin. Với các phương tiện dạy học khác cũng tương tự. Khi chưa, không hoặc tạm thời không dùng đến thiết bị thao tác thì cần cất đi hay che lại và chuyển sang một góc. Với phòng học tại xưởng, không di chuyển thiết bị được, thì bố trí bảng và màn chiếu nhìn theo hướng khác. Nội dung trình bày, viết trên bảng để trao đổi, thảo luận, diễn giải đã xong thì cần dọn, xóa đi. 3.3. Mỗi slide chỉ trình bày một ý tưởng và phải có điểm nhấn Trong khi đề mục, ý chính được thể hiện trên bảng thì nội dung slide là những ý tưởng để minh họa, diễn giải. Không nên có tiêu đề trên mỗi slide như trường hợp chỉ trình bày bằng Powerpoint. Mỗi slide chỉ nên trình bày một ý tưởng, một đối tượng hay một ý chính để người học dễ dàng tập trung theo dõi. Nếu đưa vào nhiều ý tưởng, đặc biệt là bằng hình ảnh thì sẽ sao nhãng vấn đề. Slide (a) ở Hình 1 nên chuyển thành nhiều slide cho từng ý tưởng (b) và kết thúc đề mục hay ý chính thì có một slide tóm tắt, hệ thống hóa vấn đề. Đồng thời, cũng là để người học dễ tập trung, mỗi slide cần có một điểm nhấn của ý tưởng. Điểm nhấn phải nằm ở trung tâm slide và được làm nổi bật lên bằng màu sắc, kích thước phù hợp như dòng chữ “Ô tô và máy kéo” ở Hình 1. Khi nhìn vào slide, người học sẽ bị điểm nhấn thu hút và dễ dàng ghi nhớ hơn là không có điểm nhấn. Nếu chỉ có hình thì nền TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ 137 - 1/2017 • 65 NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG biệt. Trước hết, các đối tượng thể hiện trên slide phải có tỷ lệ phù hợp với diện tích và những khoảng trống còn lại. Ở Hình 2a khoảng trống chiếm tỷ lệ lớn so với các hình và chữ trên slide, bố cục như vậy là không hợp lý, bị “loãng”, nhìn không đẹp mắt, mặt khác hình ảnh phức tạp mà nhỏ thì rất a) b) khó quan sát. Ngược lại, Hình 2b lại Hình 1. Slide nhiều ý tưởng (a) chuyển thành một ý tưởng với điểm có bố cục như bị “đặc” lại, hình và nhấn (b) chữ san sát nhau gây khó phân biệt, khó tập trung khi nhìn. Trong khi đó, hoàn toàn có thể thu nhỏ hình một chút mà vẫn rõ ràng. Hay lượng chữ như Hình 3a cũng là “đặc”, cần giảm bớt. Bố cục không hợp lý còn là sự lộn xộn như Hình 1a, còn gọi là bố cục “loạn”, các đối tượng sắp xếp không theo trật tự hài hòa, rất khó quan sát a) b) và theo dõi. Ngoài ra, không nên chọn nền Hình 2. Bố cục “loãng” (a) và “đặc” (b) đều không phù hợp có họa tiết trang trí với slide có hình, slide phải có màu sao cho nổi bật hình lên, nếu chỉ vì như vậy vừa làm giảm bớt khoảng có chữ thì tô màu nổi những từ quan trọng, từ khóa. trống và làm giảm sự chú ý tới hình nội dung. Chỉ 3.4. Không biến giờ học thành giờ xem nên có trang trí ở slide toàn chữ. Khi chèn video clip, Một hiện tượng cũng thường được nói tới là đoạn phim thì cần chú ý khung hình như đối với chèn giáo viên lạm dụng việc trình chiếu, chuyển tải toàn hình. bộ nội dung bài học vào các slide. Giờ học bị biến 3.5.2. Màu sắc và chữ thành giờ xem, giáo viên chỉ đóng vai trò như người Màu sắc giúp phân biệt, nhận biết các đối tượng thuyết minh chứ không phải giảng dạy. Máy chiếu khác nhau. Với màu nền và màu chữ như Hình 3b tạo sự hấp dẫn bằng màu sắc, hiệu ứng, hình ảnh thì thật không dễ dàng. Do vậy, màu sắc phải tương động, phim, nhưng hứng thú của người học lại đến phản để làm nổi bật lẫn nhau, giữa nền và đối tượng chủ yếu từ phong cách, thái độ và ngôn ngữ của giáo hay giữa các đối tượng với nhau, đặc biệt là điểm viên. Xem loại bài giảng về công lý của GS Michael nhấn của slide (Hình 1b). Màu sắc còn gây cảm xúc Sandel (ĐH Harvard, Mỹ) trên Youtube ta sẽ chỉ như thích thú hay khó chịu, thu hút hay lơ đãng. Màu thấy có vài slide trong một giờ học, dù với một giảng nóng như đỏ, cam thường gây cảm xúc “kích động”, đường hàng trăm sinh viên. Trình chiếu Powerpoint chói lóa và ngược lại là màu lạnh như đen, tím. Vì chỉ là phương tiện dạy học, chỉ đóng vai trò hỗ trợ, vậy, nền slide nên là màu trung tính như trắng, vàng minh họa cho hoạt động dạy chứ không phải là chủ đất nhạt hoặc hơi lạnh như xanh đậm, lục đậm. Còn màu chữ phải tương phản rõ nét với màu nền, chữ đạo hay thay thế được giáo viên trong lớp học. Mặt khác, khi chuyển tải toàn bộ nội dung bài nhấn thì dùng màu nóng (Hình 3a). Trên một slide học vào các slide thì bảng hoàn toàn bị bỏ không, lợi không nên dùng quá 4 màu, trừ khi là hình ảnh. Đồng thời, màu nền cần đơn giản, không có họa thế của nó không được khai thác. Vì vậy, trong một tiết, không đậm nhạt, không phải là hình ảnh. Không giờ học 45 phút chỉ nên thiết kế không quá 20 slide, nên dùng một màu nền duy nhất trong suốt giờ học, tức là trung bình 2 phút dùng 1 slide. khi chuyển sang đề mục, nội dung khác cần thay đổi 3.5. Thiết kế đảm bảo tính thẩm mỹ màu nền như là một tín hiệu. 3.5.1. Bố cục Về chữ cần chú ý đến kiểu, cỡ, số chữ và khoảng Một slide cần phải có bố cục rõ ràng và hợp lý, cách dòng. Các kiểu chữ không chân, đơn giản như sao cho khi nhìn vào thì dễ dàng nhận thấy và phân 66 • TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ 137 - 1/2017 NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG Hình trang trí dùng khi slide chỉ có chữ để tránh đơn điệu và tạo sự liên tưởng, do vậy hình phải liên quan đến nội dung của chữ, trừ khi để tạo bố cục. Trong trường hợp này thì không tạo hiệu ứng cho hình, khi slide hiện chỉ có chữ chạy, chữ là đối tượng a) b) cần được chú ý nhiều hơn. Hình 3. Quá nhiều chữ (a) và màu nền không phù hợp (b). Không nên dùng hình động vì Arial, Calibri, Tahoma,... thường được chọn do dễ sẽ hướng sự chú ý vào đó và gây nhức mắt, khó chịu. đọc hơn so với kiểu chữ có chân. Báo in và báo mạng 4. Kết luận cũng đều chọn chữ như vậy. Chữ in hoa nên hạn chế Phương tiện, thiết bị dạy học là một thành tố vì cũng khó đọc hơn chữ thường và tạo cảm giác không thể thiếu của tiến trình dạy học. Ngày nay, nặng nề. Với phòng 45 người, cỡ chữ phù hợp là từ với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền 18 trở lên, khoảng cách dòng nên ít nhất là 1,2. Một số tác giả đề nghị số chữ trong dòng và số dòng tối thông đa phương tiện, thành tố này đã có sự thay đổi đa trong một slide theo công thức n x n, trong đó n mạnh mẽ. Tuy nhiên, không có nghĩa là các phương nhỏ hơn 7 hoặc 9 [3]. Rõ ràng, càng ít chữ thì đọc tiện dạy học truyền thống bị loại bỏ hay vai trò giáo được càng dễ, càng nhanh. Nếu có quá nhiều chữ thì viên bị giảm đi. Mà ngược lại, hiệu quả của phương người học sẽ chú tâm đọc chữ chứ không nghe hoặc tiện dạy học truyền thống càng được hỗ trợ phát huy nghe chứ hoàn toàn không đọc. Do đó, phần chữ trên và giáo viên càng đóng vai trò quan trọng trong thiết slide luôn viết dạng vắn tắt như một tựa đề, ví dụ kế và thực hiện dạy học. Với trình chiếu Powerpoint, “10. Bỏ trốn sau tai nạn” thay cho “10. Bỏ trốn sau không nên và không thể chỉ sử dụng dạy nhất mà cần khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm” (Hình 3a). phối hợp với bảng và thiết bị thao tác. Để sử dụng bài Với nội dung chữ nhiều thì cần chia ý, mỗi ý một trình chiếu hiệu quả, cần có sự đầu tư công sức không dòng. Đầu dòng phải có điểm đạn (bullet) hoặc biểu ít từ phía giáo viên. tượng (icon), không dùng gạch ngang như khi viết vì rất khó phân biệt. Tài liệu tham khảo 3.5.3. Hình ảnh, đồ thị và bảng biểu Nón trải nghiệm của Edgar Dale (1954) cho biết 1. Nghiêm Thị Ngọc Bích (2011). Quy trình nhập ta nhớ được khoảng 10 % những gì mình đọc, 20 % liệu thông tin từ giáo án vào phần mềm powerpoint để nghe, 30 % thấy và 50 % khi vừa nghe vừa thấy. Vì xây dựng bài giảng điện tử trong dạy học sinh học. vậy, hình ảnh, đồ thị và bảng biểu luôn là ưu tiên trên Tạp chí Giáo dục 253 (57-58, 60). slide. Tuy nhiên, một bảng biểu có 10 cột 20 dòng 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011). Về việc nếu đưa toàn bộ lên slide thì rất khó quan sát và nhận ban hành Thể lệ cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện biết. Cho nên cần đơn giản hóa, lược bỏ bớt cột, dòng tử e-Learning” năm học 2011-2012. Quyết định số và tạo hiệu ứng gây chú ý ở điểm nhấn. Hình ảnh và 6552/QĐ-BGDĐT (26/12/2011). đồ thị cũng vậy. 3. Lê Thị Vân Hạnh (2012). Sử dụng phần mềm 3.5.4. Hiệu ứng và hình trang trí Microsoft powerpoint trong thiết kế và thực hiện bài Không có hiệu ứng thì nhàm chán nhưng có thì hiệu ứng phải phù hợp với đối tượng, không dùng giảng. Tạp chí Quản lý nhà nước 194 (76-79). 4. Đặng Anh Minh (2011). Thực trạng sử dụng các hiệu ứng “múa” gây rối mắt. Chẳng hạn, với đồ phần mềm Microsoft Office powerpoint trong đổi thị thì tạo hiệu ứng như đường biểu diễn chạy theo giá trị biến thiên trên hai trục, với chữ thì tạo hiệu mới phương pháp dạy học ở bậc đại học. Tạp chí ứng hiện theo dòng từ trái qua phải như khi đọc, với Thiết bị Giáo dục 68 (41-43). 5. Huỳnh Văn Sơn, Mai Mỹ Hạnh (2011). hình hiện từ trong ra hay ngoài vào,... Để đỡ mất thời Một số yêu cầu trong thiết kế kế hoạch bài dạy gian nên chọn chế độ hiệu ứng nhanh hoặc rất nhanh, với Powerpoint. Tạp chí Thiết bị giáo dục 74 (31-33). trừ trường hợp cần thiết. TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ 137 - 1/2017 • 67