You are on page 1of 40

THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA

ÁN QUỐC TẾ THUỘC LIÊN HỢP


QUỐC, TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC
TẾ, TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT
BIỂN
GVHD: Th.s Nguyễn Tống Ngọc Như
Nhóm 10
Nguyễn Văn Trường Duy B1903081
Phạm Thị Kim Cương B1902742
Lê Khánh Băng B1902849
Châu Quốc Huy B1902762
Nguyễn Huệ Hằng B1900082
Lý Nguyễn Ngân Tâm B1903034
• Chương I: Khái quát về cơ quan tài phán quốc tế
• 1 Khái niệm cơ quan tài phán Quốc tế 
• là những cơ quan hình thành trên cơ sở sự thoả thuận hoặc thừa
nhận của các chủ thể luật quốc tế.
• nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự, thủ tục tư
pháp các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể thực
thi, tuân thủ luật quốc tế.
• Khác với các cơ quan tài phán quốc gia, các cơ quan tài phán
quốc tế có đặc thù của cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh
giữa các chủ thể là quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế.
• vai trò của các cơ quan tài phán quốc tế trong các hoạt động
thực tế thường bị tác động bởi ý chí chủ quan của chủ thể
tranh chấp trong việc viện dẫn đến thẩm quyền của thiết chế
cụ thể nào đó
• Một cơ quan tài phán không có thẩm quyền đương nhiên theo
quy chế hoạt động mà trước hết phụ thuộc vào sự thoả thuận
của chủ thể có liên quan đến tranh chấp xảy ra
• Sự thoả thuận này có thể xuất hiện trước khi có tranh chấp và
cũng có
• Giá trị pháp lý của phán quyết tại toà án hoặc tại các thiết chế
tài phán khác được chủ thể tranh chấp thừa nhận và bảo đảm
thi hành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà
không thông qua trình tự cưỡng chế do cơ quan tài phán quốc
tế đã giải quyết tranh chấp thực hiệnthể đặt ra khi tranh chấp
phát sinh
1.2. Phân loại cơ quan tài phán quốc tế
Tổn tại chủ yếu dưới hai dạng là:
• toà án
• trọng tài quốc tế.
• Tính chất của mỗi loại hình tài phán phụ thuộc vào quy chế,
điều lệ và chức năng đặc thù của từng loại
• . Hiện nay, ngoài Toà án quốc tế của Liên hợp quốc, còn có một
số cơ quan toà án quốc tế được hình thành và hoạt động trong
khuôn khổ một điều ước cụ thể hoặc tổ chức quốc tế. Tuy nhiên,
không phải mọi toà án quốc tế đều có thẩm quyền xét sử những
vụ việc giữa các chủ thể luật quốc tế. Các loại toà án quốc tế
như Toà án Niu-rem-be, Toà án Tô- ki-ô xét sử tội phạm chiến
tranh trong Đại chiến thế giới thứ n, hay gần đây Toà án hình sự
quốc tế (ICC) được thành lập, có trụ sở tại Lahaye là loại hình
toà án xét sử những cá nhân có hành vi là tôi phạm quốc tế
(không thuộc phạm vi nghiên cứu của chương này).
•  
Chương II: Tòa án Công lý Quốc tế của liên hợp quốc
1 Sơ lược hình thành
Tòa được thành lập và hoạt động trên cơ sở Hiến chương Liên
hợp quốc và Quy chế Tòa án Công lý quốc tế
Hiến chương Liên hợp quốc dành toàn bộ Chương XIV từ Điều
92 đến Điều 96 để quy định những vấn đề cơ bản về tổ chức, thẩm
quyền và hoạt động của Tòa.
nội quy của Tòa được thông qua ngày 6/5/1946
• 2.Thành phần, cơ cấu tổ chức của Tòa án Công lý quốc tế
• Hội đồng xét xử
• gồm 15 thẩm phán có các quốc tịch khác nhau.Được bầu cử
bởi đại hội đồng và hội đồng bảo an
• Nhiệm kì 9 năm
• Bên cạnh các thẩm phán, khi phiên tòa mở ra, các bên tranh
chấp có thể lựa chọn các thẩm phán ad hoc. Thẩm phán ad hoc
là thẩm phán do một hoặc các bên tranh chấp không có thẩm
phán mang quốc tịch nước mình trong thành phần của tòa đề
cử tham gia Hội đồng xét xử.
• .Thẩm phán ad-hoc
Để đảm bảo công bằng quy chế ICJ có quy định:nếu một bên
tham gia tranh tụng có thẩm phán của quốc gia mình là thành
viên của bench thì bên kia có quyền chọn thêm một thẩm phán
ad-hoc. Trường hợp cả hai bên tranh tụng không có thẩm phán
của quốc gia mình thì mỗi bên sẽ được chọn thêm một thẩm phán
ad-hoc cho mình.
• Phụ phẩm
• phụ thẩm có thể được tòa án tự lựa chọn hoặc theo yêu cầu các
bên đưa ra trước khi kết thúc thủ tục viết. Họ có quyền tham
dự phiên hợp của Tòa hay Tòa rút gọn nhưng không có quyền
bỏ phiếu (Khoản 2, Điều 30 Quy chế và điều 9 Nội quy của
Tòa).
• Ban thư ký
• gồm chánh thư ký, phó chánh thư ký và các nhân viên.
• Ban thư ký là cơ quan hành chính thường trực của Tòa và chỉ
phụ thuộc vào tòa, đảm trách các dịch vụ tư pháp và là bên
liên lạc giữa Tòa và các quốc gia.
• 3.Thẩm quyền tài phán
• Tòa ICJ có hai thẩm quyền chính: giải quyết tranh chấp và cho
ý kiến tư vấn. Ngoài ra Tòa còn có các thẩm quyền phái sinh
mang tính thủ tục như thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời.
• 3.1. Tư vấn
• Ngoài thẩm quyền xét xử, ICJ còn có thẩm quyền tư vấn theo
yêu cầu của các cơ quan chính của Liên hợp quốc và các tổ
chức chuyên môn được Đại hội đồng cho phép. Thẩm quyền
này được quy định tại điều 96 Hiến chương LHQ
• 3.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
• Tòa có thẩm quyền áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tất
cả các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia nếu các quốc g
• Sự đồng ý của tất cả các bên tranh chấp có thể được thể hiện
bằng nhiều cách như được trù định ở khoản 1 – 5 của Điều 36
Quy chế Tòa.ia đồng ý với thẩm quyền của Tòa.
• 3.3Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
• Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy
định ở Điều 41 Quy chế Tòa. Điều 41 quy định Tòa sẽ có
quyền đưa ra, nếu hoàn cảnh yêu cầu, bất kỳ biện pháp khẩn
cấp tạm thời nào nhằm bảo đảm quyền của bất kỳ bên nào
trong tranh chấp. Tất cả các bên tranh chấp đều có quyền yêu
cầu Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
• Để có thể ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa
cần thỏa mãn:
•  
• Tòa có thẩm quyền prima facie đối với vụ việc,
• Quyền mà bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
để bảo đảm phải ít nhất có cơ sở (at least plausible),
• Có mối liên hệ (link) giữa quyền đó và biện pháp khẩn cấp
tạm thời cụ thể được yêu cầu áp dụng,
• Thực sự có nguy cơ gây tổn hại không thể khắc phục đối với
quyền của bên yêu cầu (risk of irreparable prejudice), và
• Tình huống có tính khẩn cấp (urgency).
Chương III: Tòa án Quốc tế về Luật Biển
1 Sơ lược hình thành
Hiện nay, ngoài các thiết chế tài phán nêu trên, từ thỏa thuận
trong điều ước chuyên môn, có thể hình thành thiết chế tòa án
quốc tế, chẳng hạn như sự ra đời của Tòa án Luật biển, thành lập
ngày 1/8/1996, trụ sở chính thức đặt tại thành phố Hămbuốc-
CHLB Đức, theo quy định của phụ lục VI về Quy chế của Tòa án
Quốc tế về luật biển, Kèm theo Công ước Luật biển năm 1982
của Liên hợp quốc
2 Thành phần, cơ cấu tổ chức của Tòa án Quốc tế về Luật
biển
Thành phần của Toà án quốc tế về luật biển do các thành viên
Công ước Luật biển quyết định. Gồm 21 thành viên có nhiệm kì
9 năm (có quyền tái cử
Trong cơ cấu của tòa có Viện giải quyết các tranh chấp liên quan
đến đáy biển (Điều 14, Phụ lục VI), gồm 11 trong tổng số các
thẩm phán của Tòa, được bầu ra theo đa số.
• 3 Thẩm quyền của Tòa
Tòa ITLOS có hai thẩm quyền chính: giải quyết tranh chấp và
cho ý kiến tư vấn.
Ngoài ra Tòa còn có các thẩm quyền phái sinh như thẩm quyền
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thẩm quyền liên quan đến
thả tàu nhanh.
• 3.1 Thẩm quyền cho ý kiến tư vấn
• chỉ có ở các toà án thường trực như Toà ICJ và ITLOS mà
không có ở các toà trọng tài vụ việc (ad hoc).
• Thẩm quyền cho ý kiến tư vấn của Tòa ITLOS được chia làm
hai loại: thẩm quyền của Viện giải quyết tranh chấp đáy biển
(Seabed Dispute Chamber – SDC) và thẩm quyền của toàn thể
Tòa ITLOS.
• 3.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
• Tòa ITLOS có thẩm quyền dựa trên các quy định của Phần XV
Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Khi là thành viên
của UNCLOS, các quốc gia đã chấp nhận đồng thời thẩm
quyền của Tòa ITLOS – một trong bốn cơ quan tài phán bắt
buộc được trù định ở Điều 287 UNCLOS – đối với tất cả các
tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng Công ước
• Một điểm khác giữa Tòa ITLOS và Tòa ICJ là trong khi chỉ có
quốc gia mới có tư cách là một tranh chấp trước Tòa ICJ,[9]
Tòa ITLOS mở cho mọi thành viên của UNCLOS, bao gồm cả
quốc gia và tổ chức quốc tế (như EU).
o 3.3 Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
o Tòa ITLOS và cả SCD đều có quyền ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Điều 290.

• biện pháp khẩn cấp tạm thời được đưa ra nếu thỏa mãn:
•  
• Tòa có thẩm quyền prima facie;
• Có nguy cơ thực sự và nhãn tiền có thể gây tổn hại không thể
khắc phục được đến quyền của các bên hoặc đến môi trường
biển, theo đó, cần chứng minh thêm yếu tố tính khẩn cấp;
• Quyền mà các bên yêu sách và yêu cầu bảo đảm ít nhất có cơ sở
(at least plausible);
• Có liên hệ (link) giữa quyền mà các bên yêu sách và biện pháp
khẩn cấp tạm thời được yêu cầu.
• Có những vụ việc mà tòa trọng tài mất gần 06 tháng để thành
lập, như Vụ kiện Biển Đông. Trong giai đoạn đó, nếu các bên
không thỏa thuận được với nhau, thì có thể đệ trình yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời lên Tòa ITLOS theo khoản
5, Điều 290. Sau khi thành lập các tòa trọng tài có thể thay
đổi, hủy bỏ hay xác nhận lại các biện pháp này.
o 3.4 Thẩm quyền liên quan đến thả tàu nhanh

• Thẩm quyền thả tàu nhanh là một thẩm quyền đặc thù được trù
định tại Điều 292 của UNCLOS.
• Nghĩa vụ thả nhanh tàu thuyền và thuỷ thủ được quy định
trong các điều khoản về hoạt động chấp pháp của quốc gia ven
biển trong lĩnh vực tài nguyên sinh vật (như đánh bắt cá) ở
Điều 73(2), lĩnh vực bảo vệ môi trường biển ở Điều 220(7) và
Điều 226(1)(b).
• Các yếu tố chính cần xem xét đến bao gồm (1) mức độ nghiêm
trọng của cáo buộc vi phạm, (2) hình phạt có thể bị áp dụng
theo luật của quốc gia bắt giữ, (3) giá trị của tàu bị bắt giữ và
hàng hoá trên tàu, (4) mức bảo lãnh và hình thức bảo lãnh mà
quốc gia bắt giữ yêu cầu
• Chương IV: Tòa án Hình Sự Quốc tế
• 1 Sơ lược hình thành
• Tòa án Hình sự quốc tế ra đời năm 2002 để buộc các cá nhân
phải chịu trách nhiệm trước tội ác tàn bạo của mình với nhân
loại, từ đó giúp ngăn chặn tội phạm loại này được thực hiện
trong tương lai
• 2 Thành phần, cơ cấu tổ chức của Tòa án Hình sự Quốc tế
• 2.1 Ban chánh án
• Cơ quan này bao gồm chánh án, phó chánh án thứ nhất và phó
chánh án thứ hai
• Ban chánh án có trách nhiệm đối với hoạt động chức năng có
hiệu quả của Tòa án ngoại trừ Phòng công tố và thực hiện các
chức năng khác do Quy chế quy định
• 2.2 Các tòa của Tòa án hình sự quốc tế
• Bao gồm tòa phúc thẩm, tòa xét xử và tòa tiền xét xử
• Các chức năng xét xử của Tòa án sẽ do các hội đồng tại các tòa
nói trên thực hiện, cụ thể:
• + Hội đồng xét xừ phúc thẩm bao gồm tất cả các thẩm phán
của Tòa phúc thẩm;
• + Hội đồng xét xử của Tòa xét xử bao gồm 3 thẩm phán của
tòa này;
• + Hội đổng xét xử của Tòa tiền xét xử bao gồm 3 thẩm phán
hoặc một thẩm phán của Tòa này theo từng trường hợp cụ thể
được quy định.
• 2.3 Phòng công tố
• Phòng công tố hoạt động độc lập với tư cách là một cơ quan
tách biệt của tòa án.
• Thành phần phòng công tố bao gồm công tố viên, một hoặc
một số phó công tố viên giúp việc cho công tố viên và được
quyền thực hiện các công việc giành cho công tố viên.
• 2.4 Phòng lục sự
• Phòng lục sự là cơ quan hành chính của Tòa án, chịu trách
nhiêm về các vấn đề không mang tính chất tư pháp trong quản
lý và điều hành hoạt động của Tòa án, không gây ảnh hưởng
và tác động đến chức năng và quyền hạn của phòng công tố.
• Thành phần của phòng lục sự gồm: lục sự, phó lục sự và đơn
vị nạn nhân - nhân chứng
• 3 Thẩm quyền của Tòa
• 3.1 Thẩm quyền tài phán của Tòa án hình sự quốc tế
• Thẩm quyền tài phán của Tòa án hình sự quốc tế (ICC) được
xác định đối với các cá nhân có hành tội phạm nghiêm trọng
nhất đối với cộng đồng quốc tế, như tội diệt chủng (Điều 5
khoản 1 mục a), tội ác chống nhân loại (Điều 5 khoản 1 mục
b), tội ác chiến tranh (Điều 5 khoản 1 mục c), và tội xâm lược
(Điều 5 khoản 1 mục c).
•  
• Các loại hình tội phạm này lần lượt được định nghĩa riêng biệt
tại các Điều 6, 7 và 8.
• 3.2 Tòa án hình sự quốc tế (ICC) thực hiện quyền xét xử
khi nào?
• Tòa án hình sự quốc tế chỉ thực hiện quyền xét xử của mình
trong trường hợp tòa án quốc gia không có khả năng hoặc vì
lý do nào đó tòa án này không muốn, không có ý định thụ lý
để giải quyết vụ việc.
•  
• ICC không phải là cơ quan tư pháp đảm nhiệm chức năng xét
xử thay thế cho tòa án quốc gia
• Theo Quy chế, tòa án hình sự quốc tế chỉ có thể thực hiện thẩm quyền
xét xử của mình đối với các loại hình tội phạm thuộc phạm vi điều
chỉnh của Quy chế, nếu:
•  
• - Một hoặc các quốc gia có liên quan là thành viên của Quy chế về Tòa
án hình sự quốc tế; .
•  
• - Bị cáo là công dân của quốc gia thành viên Quy chế;
•  
• - Tội phạm thuộc phạm điều chỉnh của Quy chế được thực hiện trên
lãnh thổ của quốc gia thành viên;
•  
• - Quốc gia không phải là thành viên của Quy chế có thể quyết định chấp
nhận thẩm quyền tài phán của tòa án hình sự quốc tế đối vái các tội
phạm hình sự do công dân nước mình thực hiện trong phạm vi lãnh thổ
của mình
• 3.3 Các điều kiện nêu trên không được áp dụng khi?

You might also like