Academia.eduAcademia.edu
Giám đốc điều hành - sơ lược về các cấp quản lý liên quan đến chức vụ giám đốc điều hành Giám đốc điều hành viết tắt là CEO, một trong những vị trí quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định đến sự sống còn của một doanh nghiệp, công ty. Để chọn được một giám đốc điều hành giỏi không phải là điều dễ dàng, phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố về: năng lực, khả năng chính trị, tính cách và cả kinh nghiệm làm việc. Mặc dù bên cạnh CEO còn có rất nhiều vị trí hỗ trợ, thế nhưng để doanh nghiệp hoạt động tốt, không ngừng phát triển phải có người cầm lái vững chắc. Giám đốc điều hành tiếng anh là gì? Giám đốc điều hành hay còn gọi là CEO, đây là cách viết tắt của cụm từ Chief Executive Officer. Đây là người nắm giữ quyền hành cao nhất của một công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh việc điều hành trực tiếp tất cả các hoạt động của công ty bằng hệ thống giám đốc chuyên môn và nhân viên, CEO còn có nhiệm vụ báo cáo lên hội đồng quản trị, các cổ đông của công ty theo định kỳ hoặc đột xuất về công tác kinh doanh. Ở Việt Nam, hầu hết khái niệm giám đốc điều hành sẽ được hiểu là: người quản lý, điều hành cao nhất của một công ty, đây cũng là người đại diện về mặt pháp luật của công ty, doanh nghiệp. Giám đốc điều hành làm việc dưới sự ủy thác của hội đồng quản trị (công ty cổ phần) hoặc hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên (công ty TNHH) sáng lập nên công ty. Cấp dưới của giám đốc điều hành là các giám đốc chức năng và toàn bộ bộ máy nhân sự của công ty, doanh nghiệp. Trang 1 Phó giám đốc điều hành là gì? Nhằm hỗ trợ giám đốc điều hành hoàn thành tốt công việc cũng như kiểm soát tốt hơn công tác kinh doanh và nhân sự, mỗi công ty, doanh nghiệp tùy theo quy mô sẽ có các chức vụ trợ lý dưới giám đốc. Trong đó phó giám đốc điều hành là người tiếp xúc nhiều nhất, mỗi phó giám đốc sẽ chịu trách nhiệm một mảng hoặc công việc nhất định. Trước khi tìm hiểu về chức năng và nhiệm vụ của phó giám đốc, cần biết chức vụ phó giám đốc điều hành là gì? Phó giám đốc điều hành là người phụ giúp giám đốc điều hành từng công tác do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những quyết định của mình đưa ra đối với nhân viên cấp dưới. Phó giám đốc điều hành sẽ là người được quyền tahy thế giám độc giải quyết những công việc theo ủy thác trong thời gian giám đốc vắng mặt hoặc ủy quyền tuyết định sau đó báo cáo lại công việc đã giải quyết với giám đốc. Chức năng và nhiệm vụ của phó giám đốc: - Giúp việc trực tiếp cho giám đốc điều hành trong công tác quản lý và điều hành các hoạt động của công ty được giám đốc ủy quyền hoặc phân công. - Là người trực tiếp triển khai các quyết định, kế hoạch của giám đốc đưa ra - Báo cáo và chịu trách nhiệm trước giám đốc đối với các quyết định cũng như công việc của vị trí đang nắm giữ và một số công việc được giám đốc ủy quyền. - Tiếp xúc, làm việc trực tiếp với cấp dưới, đôn đốc các bộ phận thực hiện đúng định hướng và hoàn thành đúng thời gian. Bên cạnh những nhiệm vụ phải hoàn thành, phó giám đốc điều hành cũng có những quyền hạn nhất định. Tùy thuộc vào mỗi công ty, doanh nghiệp mà việc phân quyền sẽ khác nhau. Trong quá trình làm việc, phó giám đốc điều hành phải tận dụng hết quyền của mình để giải quyết một cách tốt nhất, nhưng tuyệt đối quyền quyết định phải nằm trong giới hạn đã được quy định để tránh những điều khó kiểm soát xảy ra. Trợ lý giám đốc điều hành, vai trò và nhiệm vụ - Khái niệm trợ lý giám đốc điều hành: đây là người đóng vai trò như đại diện của giám đốc điều hành trong nhiều công việc khác nhau. Luôn là người kề cạnh hỗ trợ giám đốc trong công việc hàng ngày, giống như cánh tay phải đắc lực, đảm bảo cho công việc của giám đốc luôn kịp tiến độ, giúp công việc của sếp hoàn thành nhanh và tốt nhất. Trang 2 - Vai trò, nhiệm vụ của trợ lý giám đốc: Nhiều người nghĩ rằng, trợ lý giám đốc chỉ là người giúp các việc lặt vặt như bưng trà, rót nước, nhắc nhở lịch làm việc hoặc soạn thảo các văn bản khi cần thiết. Thế nhưng, trên thực tế, trợ lý giám đốc điều hành lại đóng vai trò quan trọng và phải là người có năng lực để đảm bảo hoàn thành tốt công việc: • Lên kế hoạch cho các cuộc họp, công tác • Là người liên lạc với đối tác hoặc các đơn vị làm việc có liên quan • Hỗ trợ giám đốc quản lý dự án • Đảm nhiệm vai trò phát ngôn, soạn thảo các văn bản • Một trong những điều quan trọng khác là người trợ lý đòi hỏi phải có năng lực, hiểu rõ nhu cầu, điểm mạnh, điểm yếu của giám đốc để có thể làm việc ăn ý, hỗ trợ tốt nhất cho công việc của họ. Với vai trò và vị trí khác nhau, nhưng giám đốc điều hành và các cấp trợ lý liên quan luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự liên kết này tạo nên sự thống nhất và sức mạnh của một doanh nghiệp. Muốn thành công, ngoài việc có một CEO giỏi còn cần có các cấp trợ lý giỏi và nhân viên, công nhân giỏi mới có thể cùng nhau tạo nên kỳ tích. Nguồn: https://fmit.vn/giam-doc-dieu-hanh --- VIỆN ĐÀO TẠO FMIT ® ---- Trang 3