Academia.eduAcademia.edu
SHARING KNOWLEDGE AND LIGHTING TALENTS VIETNAMESE TYPICAL SCIENTISTS HỌC GIẢ SAU TIẾN SĨ CAO ĐÌNH HÙNG TẤM GƯƠNG KHOA HỌC, ĐẠO ĐỨC VÀ TRI THỨC CỦA THẾ GIỚI Từ một nông dân nghèo khó và hiếu học ở miền Trung, Học giả Sau Tiến sĩ Cao Đình Hùng đã chinh phục được đỉnh cao của tri thức và sự nghiệp nghiên cứu khoa học nhờ cách dạy dỗ “đặc biệt” của cha mẹ và tình yêu “mãnh liệt” với quê hương, đất nước Việt Nam thân yêu!. Chính tình yêu ấy là động lực giúp chàng trai hiền lành và chất phát này vượt qua được tất cả những chông gai, trở ngại trên con HỌC GIẢ SAU TIẾN SĨ đường học tập và nghiên cứu khoa học CAO ĐÌNH HÙNG lâu dài (10 năm) ở nước ngoài. Để rồi, như một tấm gương tỏa sáng, ông đã mang được những tri thức tinh hoa từ nước ngoài về giúp cho Việt Nam, đã có công lao to lớn trong việc đưa về Việt Nam cả một trung tâm nghiên cứu khoa học cùng những mô hình tiến bộ của Hàn Quốc, tham gia làm từ thiện trong khoa học-giáo dục và cống hiến cho toàn thế giới bằng những công trình khoa học có giá trị, mang tầm quốc tế.... - 557 - NHỮNG NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM TIÊU BIỂU CHIA SẺ TRI THỨC, THẮP SÁNG TÀI NĂNG Thừa Thiên - Huế, Nơi sinh dưỡng một tài năng lương thiện Cao Đình Hùng, một học giả Sau Tiến sĩ tại Hàn Quốc, được sinh ra vào chiều tối ngày 05-11-1974 và lớn lên tại miền quê nghèo khó nhưng giàu lòng nhân ái của xứ Huế, đó là thôn Thanh Chữ, xã Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Cha mẹ ông là những người nông dân hiền lành, chất phát, cần cù lao động và luôn tận tụy hy sinh quên mình để nuôi dạy 5 người con trưởng thành, trong đó có 2 người học lên đến Tiến sĩ tại nước ngoài. Họ tên là Cao Đình Chạy và Cao Thị Yến đều sinh cùng năm 1943 tại huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên- Huế), quê hương của Nhà thơ Tố Hữu và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh– hai nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Họ cũng là những bậc tiền bối đã truyền lại phương pháp dạy dỗ của mình cho thế hệ con cái để rồi các cháu nội ngoại của họ được trở thành những con người gương mẫu và học tập giỏi tại các trường nổi tiếng như Quốc học Huế, đại học Y khoa Huế, đại học Kinh tế Huế,... Từ thuở nhỏ, TS. Cao Đình Hùng đã được cha mẹ luôn động viên học tập, đọc sách khoa học, dạy dỗ những điều hay lẽ phải, những chuẩn mực đạo đức, những đạo lí làm người tốt và lương thiện, phê phán những thói hư, tật xấu của xã hội. Ông vẫn còn nhớ như in về nhiều điều căn dặn bổ ích của cha mẹ như: “chơi không học sẽ đốt cháy tương lai”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “kiến thức quan trọng hơn tiền bạc”, “tiên học lễ, hậu học văn”, “đạo đức, tri thức, hạnh phúc, tình yêu thương và sự hi sinh mới là nền tảng vững chắc cho cuộc đời con”, “anh em như thể tay chân, nên phải biết đùm bọc và hi sinh cho nhau”, “cho đi sẽ được nhận lại”, “sống phải biết chia sẻ, nhường nhịn và thương yêu nhau”, “lá lành đùm lá - 558 - SHARING KNOWLEDGE AND LIGHTING TALENTS VIETNAMESE TYPICAL SCIENTISTS rách”, “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “sống phải có trách nhiệm với chính mình, với gia đình và xã hội”, “lao động là vinh quang, lang thang là chết đói”, “cực trước thì sướng sau”, “điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”, “ở hiền sẽ gặp lành, ở ác sẽ gặp dữ”, “một sự nhịn, chín sự lành”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “cái thiện chiến thắng cái ác, cái nết đánh chết cái đẹp”, “ăn xem nồi, ngồi xem hướng”, “đói cho sạch, rách cho thơm”, “giấy rách thì nhớ phải giữ lấy lề con nhé?”, “vật chất và ngoại hình chỉ là phù du; tình cảm, kiến thức và sức khỏe mới là quan trọng”, “chết không mang theo được gì, tiếng thơm mới tồn tại muôn đời”,...Chính những điều tốt đẹp về phương pháp nuôi dạy này của Đấng sinh thành đã ăn sâu vào tiềm thức của ông từ lúc nào không hay. Để rồi, kết hợp với truyền thống gia giáo qua bao đời nay của dòng tộc ông cùng với sự khắt khe của lễ giáo phong kiến ở xứ Huế đã tạo cho ông một phong cách sống chuẩn mực, đạo đức, lương thiện và đậm chất tình người. Vì vậy, ông luôn học giỏi, sống lương thiện, lao động chăm chỉ và vượt qua được cái đói nghèo (không đủ cơm ăn, thiếu áo mặc) của 12 năm thuở học trò khi cả gia đình suốt ngày chỉ ăn toàn cháo rau má (do có tất cả 7 miệng Căn nhà đơn sơ nơi Học giả Sau Tiến sĩ Cao ăn nhưng chỉ vay mượn được Đình Hùng (ở giữa, bên trái) được sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên-Huế trung bình 7 lon gạo/1 tháng). Nhờ sự đùm bọc và che chở cho nhau giữa các thành viên trong gia đình nên ông không những dễ dàng vượt qua được những gian khổ của “thời kỳ bao cấp” trong căn nhà tranh nhỏ bé mà còn đi làm nhiều việc từ thiện khác nữa, như thu thập giày dép và - 559 - NHỮNG NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM TIÊU BIỂU CHIA SẺ TRI THỨC, THẮP SÁNG TÀI NĂNG quần cũ để mang tặng các trẻ em mồ côi đang sinh sống trong các ngôi Chùa và nhà Thờ ở xứ Huế, chăm sóc những người già tuổi ở vùng thôn quê, dạy học miễn phí cho các học sinh nhỏ tuổi hơn..., bởi vì những công việc ấy vốn là sở thích của ông kể từ thuở nhỏ. Ngoài giờ đi học phổ thông, ông làm công việc đồng áng từ sáng sớm cho đến tận đêm khuya, như trồng lúa, ớt, cà, rau, đậu, chuối, khoai, sắn..., thu hoạch nông sản, cuốc đất làm vườn, tuốc lúa, xay gạo, kiếm củi làm nhiên liệu, bữa củi, gánh nước uống, gánh đất lấp vườn nhà, nuôi heo, nuôi vịt, nuôi gà, bắt cá, làm thuê,... để kiếm sống từng ngày. Công việc “một nắng hai sương” và cuộc sống lam lũ phải “chạy ăn từng bữa” này là những ký ức không thể nào quên của ông. Nhưng cái đói, cái nghèo vẫn còn dai dẳng theo đuổi ông mãi cho đến tận cuối những năm tháng học đại học. Vậy mà, bằng ý chí và nghị lực được cha mẹ tôi luyện, ông đã chiến thắng tất cả để rồi tốt nghiệp cùng lúc 2 bằng đại học thuộc 2 chuyên ngành hoàn toàn khác nhau (là khoa học tự nhiên và ngoại ngữ), trong đó có một bằng được xếp loại giỏi, kèm với nhiều chứng chỉ vi tính (Excel, Word, Access...) và ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Nhật, Hàn). Và rồi, tình yêu khoa học của ông cũng bắt nguồn và nảy nở từ đây. Học giả Sau Tiến sĩ Cao Đình Hùng đang tập huấn cho các Kỹ sư, Thạc sĩ và Tiến sĩ ngành Nông nghiệp về Công nghệ Sản xuất hạt giống nhân tạo tại Khu Nông nghiệp Công nghệ Cao TP. HCM - 560 - SHARING KNOWLEDGE AND LIGHTING TALENTS VIETNAMESE TYPICAL SCIENTISTS Hiện nay, ông đã nhận được bằng Sau Tiến sĩ tại Hàn Quốc về lĩnh vực Nông nghiệp Công nghệ cao và ngay lập tức trở về nước để cống hiến cho Tổ quốc, vượt qua được tất cả những cám dỗ về một cuộc sống sung sướng và giàu sang nơi xứ người. Ngay khi trở về nước, ông được mời hợp tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy tại các trường đại học Quốc gia TP. HCM, đại học Dankook và Chonbuk (Hàn Quốc), được mời làm Giám đốc R&D cho công ty Industrial One, làm chuyên gia cho Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. HCM, tham gia thẩm định các công trình khoa học quốc tế do các tạp chí uy tín ở nước ngoài gửi,… Ngoài ra, nhờ uy tín và thành tích khoa học của mình, ông đã góp phần lôi kéo phía Hàn Quốc thành lập một “Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp” (Research Center for Hi-Tech Applications in Agriculture) tại đại học Quốc gia TP. HCM, và đến nay ông hoàn toàn đã bàn giao xong Trung tâm này cho Nhà trường (kể cả các trang thiết bị và máy móc hiện đại cho đến các vật tư hóa chất, cây giống, qui trình sản xuất và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc) để giúp cho các thế hệ sinh viên Việt Nam có cơ hội được tiếp cận với công nghệ và trang thiết bị hiện đại từ Hàn Quốc. Đây là một việc làm “từ thiện về giáo dục và khoa học” mà ngày xưa ông hằng mơ ước. Quê hương là nguồn động lực để vượt qua mọi gian nan, thử thách suốt 10 năm du học ở nước ngoài Trong suốt gần 10 năm sinh sống và học tập ở nước ngoài để hoàn thành hết tất cả các bậc học, bao gồm Thạc sĩ (gần 3 năm ở Sydney, Úc), Tiến sĩ (4 năm ở Queensland, Úc) và Sau Tiến sĩ (3 năm ở Iksan, Hàn Quốc), Hùng đã trải qua rất nhiều gian truân và thử thách. Tuy nhiên, ông đã vượt qua tất cả chúng chỉ vì hai tiếng “quê hương”. Đầu tiên là khó khăn về ngoại ngữ khi vừa mới bước chân - 561 - NHỮNG NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM TIÊU BIỂU CHIA SẺ TRI THỨC, THẮP SÁNG TÀI NĂNG sang thành phố Sydney thuộc tiểu bang NSW của nước Úc để học Thạc sĩ ngành Nông-Lâm vào năm 2004. TS. Cao Đình Hùng cho rằng mặc dù các du học sinh nhận được học bổng ADS (loại học bổng danh giá của chính phủ Úc cấp cho người Việt Nam) đều đã được trang bị tiếng Anh trước khi sang Úc học tập, nhưng việc sử dụng nhiều từ lóng của người bản xứ, cùng với cách phát âm và ngữ điệu sai do nhà trường ở Việt Nam đào tạo trước đây, đã khiến cho các du học sinh Việt Nam trong giai đoạn đầu thường không theo kịp lớp học do người Úc giảng dạy (các lớp học luôn gồm sinh viên quốc tế học chung với sinh viên người Úc). Lúc đó, ông đã nghĩ về tinh thần hiếu học của người Huế nên đã chăm chỉ học từ lóng, tập lại cách phát âm chuẩn để theo kịp lớp học chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng. Tiếp đến là khó khăn về văn hóa: từ cách suy nghĩ, hành động cho đến cách giao tiếp hàng ngày,... đều rất khác biệt giữa Úc và Việt Nam nên ông cũng như nhiều du học sinh Việt Nam bị “culture shock” và cảm thấy khó hòa nhập với xã hội Úc. Chẳng hạn, lái xe phải nhớ đi bên tay trái; bạn bè người Úc mở qùa (do mình tặng) ngay trước mặt mình thì phải biết đó là điều vui; phải luôn tôn trọng và bảo vệ động vật, nhất là chó. Hay trong một hồ nước có rất nhiều gà Gô, vịt Xiêm, chim, trứng gà, trứng vịt... của thiên nhiên, nhưng nếu mình mang về sử dụng là vi phạm pháp luật. Theo Hùng, con đường nhanh nhất để bắt nhịp với văn hóa của người Úc là phải làm sao để hòa nhập vào cuộc sống của họ càng nhiều càng tốt. Lúc đó, ông đã nghĩ về những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, đặc biệt là những điều hay của lễ giáo phong kiến ở quê hương xứ Huế mà người nước ngoài hay ca ngợi để áp dụng ngay khi dọn đồ từ ký túc xá sang sống chung với gia đình người bản xứ (gọi là “home stay”). Vì vậy, Hùng dễ dàng được gia đình người bản xứ yêu thích, tin tưởng, tôn trọng và xem ông như người thân trong gia đình để chia sẽ, trò chuyện - 562 - SHARING KNOWLEDGE AND LIGHTING TALENTS VIETNAMESE TYPICAL SCIENTISTS hàng ngày và mời tham gia vào nhiều hoạt động cùng với cộng đồng người Úc, nên ông đã nhanh chóng vượt qua được khó khăn về văn hóa trong suốt qúa trình học tập Thạc sĩ và sinh sống ở nước sở tại. Để rồi, Hùng tốt nghiệp Thạc sĩ đạt loại xuất sắc tại trường đại học Công nghệ Sydney, với những kết qủa nghiên cứu nổi trội về nuôi cấy tế bào cây dược liệu Wasabi để sản xuất và chiết tách chất Allyl isothiocyanate nhằm hỗ trợ việc chữa bệnh ung thư, nhất là công trình khoa học “Effects of ionizing radiation on the growth and allyl isothiocyanate accumulation of Wasabia japonica in vitro and ex vitro” đăng tải trên tạp chí “In Vitro Cellular & Developmental Biology–Plants” của Mỹ đã được giới khoa học đánh giá rất cao. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất vẫn là chương trình nghiên cứu luận án Tiến sĩ ngành Nông-Lâm về công nghệ giống cây trồng rừng tại đại học Sunshine Coast (thuộc tiểu bang Queensland, Úc) bắt đầu từ năm 2008, do tính mới mẻ cùng với khối lượng Học giả Sau Tiến sĩ Cao Đình Hùng trong ngày nhận bằng Thạc sĩ tại trường đại học Công nghệ Sydney (NSW, Úc) - 563 - NHỮNG NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM TIÊU BIỂU CHIA SẺ TRI THỨC, THẮP SÁNG TÀI NĂNG công việc đồ sộ mà Giáo sư hướng dẫn người Úc là Stephen Trueman đã giao phó cho Hùng tự tìm tòi nghiên cứu độc lập hoàn toàn. Luận án này lại nằm trong một dự án nghiên cứu cấp quốc tế (đề tài do nước ngoài đặt hàng cho Hùng nghiên cứu) và đối tượng nghiên cứu là cây thân gỗ (cây bạch đàn và cây African mahogany) nên trong chuyên ngành Công nghệ Tế bào thực vật (Plant cell, tissue and organ culture) thì luôn luôn khó thành công hơn so với các cây thân thảo. Vì vậy, có những lúc đã nhiều tháng miệt mài nghiên cứu liên tục trong phòng thí nghiệm đến khuya mà vẫn không có kết qủa nào cả, Hùng thổ lộ như vậy. Có những lúc thí nghiệm cho kết qủa nhưng không được như mong đợi; tuy nhiên, ông vẫn không bao giờ bỏ cuộc. Hùng cho biết rằng những lúc khó khăn như thế này là ông nghĩ về xứ Huế, nơi sinh ra những con người hiếu học, có ý chí và nghị lực, biết chịu cực, chịu khó, cũng như ý chí kiên cường bất khuất của người Việt Nam nói chung, là ông lấy lại được hưng phấn để tiếp tục công việc nghiên cứu cho đến khi có kết qủa. Chính vì vậy, cuối cùng ông đã đạt được kết qủa nghiên cứu mang tính đột phá trong khoa học, được giới khoa học nước ngoài vô cùng hoan nghênh, được báo chí và truyền hình Úc đưa tin ca ngợi nhiều lần, cũng như đã được đoàn làm phim VTV1 của Việt Nam bay sang Úc quay lại về bước đột phá này. Những kết qủa nghiên cứu từ chương trình học bỗng Tiến sĩ của ông đã được thế giới đưa vào ứng dụng thực tế mang lại kết qủa như mong đợi, trong đó Hùng thích nhất là những công trình có giá trị thực tiễn cao như công trình “Nutrient responses differ between node and organogenic cultures of Corymbia torelliana × C. citriodora (Myrtaceae)” đăng trên tạp chí “Australian Journal of Botany” hay công trình “Preservation of encapsulated shoot tips and nodes of the tropical - 564 - SHARING KNOWLEDGE AND LIGHTING TALENTS VIETNAMESE TYPICAL SCIENTISTS hardwoods Corymbiatorelliana × C. citriodora and Khaya senegalensis” đăng trên tạp chí “Plant Cell, Tissue and Organ Culture”. Học giả Sau Tiến sĩ Cao Đình Hùng (thứ 2 từ bên trái) trong ngày nhận bằng Tiến sĩ tại trường đại học Sunshine Coast (Queensland, Úc) Một khó khăn nữa là điều kiện thời tiết giá buốt dưới 0 oC của mùa Đông nơi xứ Hàn khi TS. Cao Đình Hùng bay sang đại học Quốc gia Chonbuk để nghiên cứu chương trình Sau Tiến sĩ tại TP. Iksan kể từ năm 2013 về chuyên ngành Nông nghiệp Công nghệ cao. Trời lạnh, tuyết bay là là rồi rơi liên tục, bám trên cành cây, mái nhà, đường sá, xe hơi,... trông rất đẹp mắt. Nhưng than ôi! Cứ sau mỗi ngày khi rời phòng thí nghiệm về nhà là toàn thân lạnh cóng, sờ vào nước vòi phải giật phăng tay ra vì lạnh kinh khủng, buổi tối nằm ngủ cũng phải bật máy sưởi bằng ga suốt thâu đêm, cuối tuần không dám đi ra ngoài đường vì mưa tuyết lạnh buốt và chạy xe dễ trượt trên nền tuyết cứng trơn như gương rất nguy hiểm. Để vượt qua được mùa Đông khắc nghiệt này, Hùng luôn luôn nghĩ về mùa Đông ở xứ Huế và Hà Nội có khi lạnh tê tái đến tận xương - 565 - NHỮNG NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM TIÊU BIỂU CHIA SẺ TRI THỨC, THẮP SÁNG TÀI NĂNG tủy. Rồi Hùng thầm so sánh rằng: “Ở quê hương mình giá lạnh như thế đó, chẳng khác gì mấy so với cái lạnh ở xứ Hàn này, vậy mà mình vẫn cảm thấy bình thường và sống tốt”. Chính nhờ quê hương nên những lúc như vậy là Hùng rất dễ dàng vượt qua được các mùa Đông ở Hàn Quốc để tiếp tục nghiên cứu và cống hiến cho khoa học. Xuyên suốt cả 3 bậc học, Hùng còn phải đối mặt không nhỏ với khó khăn về tài chính, do đồng lương học bổng ít ỏi trong khi mức chi phí sinh hoạt cực kỳ cao ở nơi xứ người (như thuê nhà, ăn ở, đi lại, mua sách vở,...). Để có đủ tiền trang trải cuộc sống, Hùng thường xuyên ăn mì gói, kiếm việc làm thêm, tiết kiệm chi tiêu,... Rất nhiều lần trên đường đến chỗ làm thêm, Hùng vừa ngồi trên tàu lửa vừa nhai những ổ bánh mì nguội lạnh và đọc sách, ghi chép,... vì không có thời gian rãnh để ăn cơm. Hùng cho biết thêm rằng ông đã chứng kiến rất nhiều du học sinh đã phải rất khổ sở về chuyện thiếu hụt tiền khi đang theo đuổi khóa học ở nước ngoài, buộc phải vay mượn từ bạn bè, gọi điện cho gia đình ở Việt Nam gửi sang, hoặc bỏ học để ra ngoài làm thêm kiếm tiền. Hậu qủa là việc học của những sinh viên này bị sa sút hoặc bị hủy không được cấp bằng. Riêng Hùng đã vượt qua được thách thức về kinh tế bằng cách nghĩ đến sự nghèo đói và lam lũ của người Huế mà họ còn chịu đựng được huống gì, cũng như sự cần cù lao động của người Việt Nam, để Hùng có Học giả Sau Tiến sĩ Cao Đình Hùng ngay nghị lực mà đi làm thêm trong sau ngày nhận bằng Sau Tiến sĩ tại trường đại học Quốc gia Chonbuk vào những lúc rãnh rỗi, kể cả những mùa Đông tuyết rơi ở xứ Hàn ngày lễ và cuối tuần (dù công - 566 - SHARING KNOWLEDGE AND LIGHTING TALENTS VIETNAMESE TYPICAL SCIENTISTS việc có nặng nhọc đến đâu đi chăng nữa). Kết qủa là TS. Cao Đình Hùng không hề bị thiếu hụt tiền sinh hoạt mà còn học tập tốt, đạt kết qủa xuất sắc ở cả 3 bậc học trong suốt gần 10 năm sinh sống ở các nước phát triển. Công trình nghiên cứu sau tiến sĩ mang tầm cỡ quốc tế do nặng lòng với hai chữ “Việt Nam” Sau khi nhận bằng Tiến sĩ của Úc cấp và trở về Việt Nam thì TS. Cao Đình Hùng được phía Hàn Quốc mời sang làm Sau Tiến sĩ. Hùng nghĩ rằng người ta mời mình sang hợp tác nghiên cứu chương trình Sau Tiến sĩ với họ khi mình đã có học vị Tiến sĩ thì quan trọng nhất là phải nghĩ về danh dự cho Việt Nam, cũng giống như lúc còn đi học Tiến sĩ tại Úc thì Hùng cũng đã cố gắng làm sao để tạo ra một bước đột phá khoa học hay gì gì đó để mang lại tiếng thơm cho đất nước và con người Việt Nam trên cộng đồng thế giới. Vì vậy, Hùng thiết kế chương trình nghiên cứu Sau Tiến sĩ thuộc đẳng cấp quốc tế nên được các nhà khoa học Hàn Quốc tán thành và nhiệt liệt tham gia. Hầu hết những công trình khoa học ra đời từ chương trình nghiên cứu Sau Tiến sĩ này đều được Hùng tìm cách đưa vào hai chữ “Việt Nam” ngay sau dòng tên tác giả, mặc dù lúc đó “địa chỉ tác giả” của Hùng thuộc trường đại học Quốc gia Chonbuk của Hàn Quốc quản lí vì Nhà trường cấp kinh phí hoàn toàn cho dự án. Hùng giải thích rằng sở dĩ Hùng ghi tên “Việt Nam” như vậy là để cộng đồng khoa học của thế giới khi đọc những công trình này sẽ biết là do người Việt Nam thực hiện nên sẽ nhớ về nước Việt Nam dễ dàng hơn so với nhớ về cái tên Cao Đình Hùng. Có công trình “Production of chrysanthemum synthetic seeds under non-sterile conditions for direct transfer to commercial greenhouses” đăng trên tạp chí “Plant Cell, Tissue and Organ Culture” của Hà Lan không những có hai chữ “Việt Nam” mà còn - 567 - NHỮNG NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM TIÊU BIỂU CHIA SẺ TRI THỨC, THẮP SÁNG TÀI NĂNG có ghi cả tên cha mẹ của ông là Cao Đình Chạy và Cao Thị Yến trong phần Cảm tạ (Acknowledgements) để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự hi sinh cao cả về tinh thần lẫn vật chất của Đấng sinh thành dành cho ông, đồng thời còn có ghi tên của em trai ruột là Tiến sĩ Cao Đình Dũng vì là đồng tác giả. Công trình này đã được tặng thưởng xứng đáng và được các chuyên gia hàng đầu thế giới đánh giá là một bước đột phá quan trọng trong khoa học giống cây trồng vì đã mở đường cho những nghiên cứu về sản xuất hạt giống nhân tạo ngay tại đồng ruộng chứ không phải bên trong phòng thí nghiệm như 4–5 thập kỷ vừa qua. Hùng cho biết rằng phần thưởng này cho phép ông mua được một căn nhà tại Việt Nam để sinh sống đến cuối đời. Đa số những công trình nghiên cứu trong chương trình Sau Tiến sĩ đều có liên quan đến công nghệ chiếu sáng bằng đèn đơn sắc LEDs. Trong đó, ông vẫn luôn tâm đắc về 4 công trình mang tính ứng dụng thực tiễn cao, đó là: HungCD,HongCH,KimSK,LeeKH, Park JY, Dung CD, Nam MW, Choi DH, Lee HI. 2016. In vitro proliferation and ex vitro rooting of microshoots of commercially important rabbiteye blueberry (Vaccinium ashei Reade) using spectral lights. Scientia Horticulturae 211:248–254. (Tạp chí SCI, IF = 1,7). Hung CD, Hong CH, Kim SK, Lee KH, Park JY, Nam MW, Choi DH, Lee HI. 2016. LED light for in vitro and ex vitro efficient growth of economically important highbushblueberry (Vaccinium corymbosum L.). Acta Physiologiae Plantarum 38:152–161. (Tạp chí SCI, IF = 1,6). Hung CD, Hong CH, Jung HB, Kim SK, Ket NV, Nam MW, Choi DH, Lee HI. 2015. Growth and morphogenesis of encapsulated strawberry shoottips under mixed LEDs. Scientia Horticulturae 194:194–200. (Tạp chí SCI, IF = 1,7). - 568 - SHARING KNOWLEDGE AND LIGHTING TALENTS VIETNAMESE TYPICAL SCIENTISTS Hung CD, Dung CD. 2015. Production of chrysanthemum synthetic seeds under non-sterile conditions for direct transfer to commercial greenhouses. Plant Cell, Tissue and Organ Culture 122:639–648. (Tạp chí SCI, IF = 2,1). Không những nặng lòng với 2 chữ “Việt Nam” mà ông còn nặng lòng với cả đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, Học giả Sau Tiến sĩ Cao Đình Hùng đang nên bây giờ khi ông đã có học hướng dẫn sinh viên thực tập sử dụng mô vị Tiến sĩ, Sau Tiến sĩ và tên hình thủy canh hồi lưu dưới ánh sáng đơn sắc tại “Trung tâm Nghiên cứu Ứng tuổi trong cộng đồng nghiên dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp” cứu khoa học trên thế giới nhờ ở trường đại học Quốc gia TP. HCM có đến hơn 15 công trình khoa học quốc tế, cũng như thường xuyên được mời làm chuyên gia ở nước ngoài với mức lương rất cao và hấp dẫn, thì ông vẫn một mực cương quyết trở về Việt Nam để cống hiến cho Tổ quốc. Bởi vì ông luôn quan niệm rằng: “Đời người chỉ sống duy nhất có một lần nên phải sống sao cho thật tốt, thật có ý nghĩa, phải hiến dâng cho sự nghiệp khoa học trong đó cống hiến cho khoa học nước Nhà là một việc làm đáng quý” và “bây giờ đất nước mình muốn phát triển thì cần phải phát triển về khoa học và công nghệ, nên sớm hay muộn gì thì Việt Nam cũng rất cần đến những người như tôi”. Những trăn trở của ông hiện nay là “tôi muốn Việt Nam nhanh chóng đưa khoa học và công nghệ vào đời sống và thực tiễn sản xuất để giúp giảm sức lao động cho nhân dân ta, giúp cho người nông dân nghèo nhất hiện nay cũng có được một cuộc sống ấm no, giúp cho nước ta sớm đuổi kịp các nước phát triển trong khu vực”. Niềm trăn trở ấy đã thôi - 569 - NHỮNG NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM TIÊU BIỂU CHIA SẺ TRI THỨC, THẮP SÁNG TÀI NĂNG thúc ông không những tìm mọi cách lôi kéo phía Hàn Quốc thành lập một “Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp” tại đại học Quốc gia TP. HCM để giúp cho Việt Nam ngay sau khi ông vừa xong chương trình Sau Tiến sĩ tại Hàn Quốc, mà còn mang được cả một mô hình thủy canh công nghệ cao về cho Việt Nam ứng dụng để sản xuất rau sạch nhằm mang lại sức khỏe cho con người và hạn chế ô nhiễm môi trường. Đây là mô hình mới nhất mà ở nước ta chưa hề có vì nó sử dụng nhiều công nghệ kết hợp (công nghệ thủy canh hồi lưu, công nghệ ánh sáng đơn sắc và một số công nghệ cao liên quan khác), đồng thời cho phép sản xuất rau sạch ngay bên trong nhà chứ không phải sản xuất rau sạch ở trong vườn hay ở ngoài trời như các mô hình thủy canh đang tồn tại hiện nay. Có thể nói rằng bên cạnh niềm đam mê và hoài bão thì tình yêu thương quê hương đất nước và nhân dân Việt Nam tràn đầy trong con người của Tiến sĩ Cao Đình Hùng chính là cội nguồn gốc rễ của những thành công to lớn mà ông đã gặt hái được trong suốt chặng đường nghiên cứu khoa học lâu dài ở nước ngoài. Tình yêu ấy kết hợp với lòng từ thiện sẵn có trong con người ông đã giúp cho ông biến được giấc mơ “làm từ thiện khoa học” trở thành hiện thực bằng một trung tâm nghiên cứu khoa học trao tặng cho sinh viên Việt Nam sử dụng. Đây qủa thực là một món qùa “trí tuệ” to lớn và vô cùng có ý nghĩa cho nhiều thế hệ con cháu Việt Nam ta. Để từ đó, tấm gương về Tiến sĩ Cao Đình Hùng ngày càng được tỏa sáng, lung linh không những ở trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học của mình mà còn lan sang cả lĩnh vực thiện nguyện giàu lòng từ bi bát ái. Chính Tiến sĩ Cao Đình Hùng đã làm rạng danh cho Việt Nam, cũng như góp phần giúp cho nền khoa học của thế giới phát triển bằng cả trái tim, ước mơ khao khát cháy bỏng, lòng chân thành và nhiệt huyết của mình..., rất xứng đáng là một tấm gương qúi báu cho các thế hệ trẻ học tập và noi theo mãi mãi. - 570 -