You are on page 1of 9

BÀI LÀM:

I – Đặt vấn đề
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là cơ quan chính trị quan trọng nhất và
hoạt động thường xuyên của Liên hợp quốc. Theo Điều 24 của Hiến chương
Liên hợp quốc các nước thành viên của Liên hợp quốc trao cho Hội đồng
Bảo an trách nhiệm chính trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới.
Theo đó Hội đồng Bảo an có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hòa
bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết, có thể sử dụng các biện pháp,
kể cả cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe dọa, phá hoại hòa bình,
hoặc các hành động xâm lược. Bài viết này là để hiểu rõ hơn về vai trò của
Hội đồng Bảo an theo quy định của Hiến chương và thực tiễn hoạt động của
Liên hợp quốc.

II – Giải quyết vấn đề


1. Vai trò của Hội đồng Bảo an theo quy định của Hiến chương Liên hợp
quốc.
Là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an
được thành lập nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Hội đồng Bảo an
có hai vai trò lớn là:
*Thứ nhất, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Để duy trì hòa
bình và an ninh quốc tế Hội đồng Bảo an có quyền yêu cầu giải quyết các
tranh chấp quốc tế bằng những biện pháp hòa bình. Vấn đề này được quy
định cụ thể tại Chương VI Hiến chương Liên hợp quốc.
Hội đồng Bảo an có quyền yêu cầu, kiến nghị và mời các bên tranh chấp
giải quyết tranh chấp bằng một trong những biện pháp hòa bình nêu ở Điều
33 như : đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài…
Điều 34 Hiến chương Liên hợp quốc cũng có quy định: “Hội đồng bảo an
có thẩm quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể xảy ra dẫn
đến sự bất hoà quốc tế hoặc gây ra tranh chấp, xác định xem tranh chấp ấy
hoặc tình thế ấy nếu kéo dài có thể đe dọa đến việc duy trì hoà bình và an
ninh quốc tế hay không.”
Hội đồng Bảo an còn có quyền soạn thảo các kế hoạch bằng cách thiết
lập hệ thống các quy định về vũ trang. Khi thực hiện thẩm quyền này, Hội
đồng Bảo an thường dùng phương thức khuyến nghị, Hội đồng đề nghị các
bên nên dựa vào một phương thức giải quyết xác định để đi đến một giải
pháp tối ưu nhất.
*Thứ hai, là cơ quan duy nhất trong hệ thống cơ quan của Liên hợp quốc
có thẩm quyền và nhiệm vụ phải hành động trong những trường hợp có đe
dọa nền hòa bình, xâm phạm hòa bình hoặc hành động xâm lược. Chương
VII của Hiến chương Liên hợp quốc có quy định rõ điều này.
Điều 39 của Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an là cơ quan
duy nhất của Liên hợp quốc có quyền quyết định đánh giá thực tại các mối
đe dọa đối với hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành động xâm lược và sẽ
khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành phù hợp với
các Điều 41 và 42, để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.
Hội đồng Bảo an có quyền yêu cầu các nước hữu quan phải thực hiện
những biện pháp tạm thời như đình chiến, rút quân về vị trí ban đầu… nhằm
ngăn chặn không làm cho tình hình xấu đi ( Điều 40 Hiến chương Liên hợp
quốc). Những biện pháp đó phải không phương hại gì đến các quyền,
nguyện vọng hoặc tình trạng của các bên hữu quan.
Hội đồng Bảo an có thẩm quyền xác định đâu là nguyên nhân đe dọa hòa
bình và an ninh quốc tế, đề ra những biện pháp thích hợp để bảo vệ hòa
bình. Điều 41 Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định: “Hội đồng bảo an có
thẩm quyền quyết định những biện pháp nào phải được áp dụng mà không
sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng, và có thể yêu cầu
các thành viên của Liên hợp quốc áp dụng những biện pháp ấy. Các biện
pháp này có thể là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt,
đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương
tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao.”
Hội đồng Bảo an là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có quyền tiến
hành các hoạt động áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhân danh Liên hợp
quốc, kể cả sử dụng lực lượng vũ trang liên quân của các nước thành viên
Liên hợp quốc. tuy nhiên việc sử dụng lực lượng vũ trang như vậy chỉ được
tiến hành trong trường hợp: “Nếu Hội đồng bảo an nhận thấy những biện
pháp nói ở Điều 41 là không thích hợp, hoặc tỏ ra là không thích hợp, thì
Hội đồng bảo an có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân
mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hoà
bình và an ninh quốc tế...”( Điều 42 Hiến chương Liên hợp quốc )
Hiến chương còn quy định khi Hội đồng Bảo an quyết định sử dụng hành
động cưỡng chế, các nước thành viên phải cung cấp một số quân đội cần
thiết, viên trợ và giúp đỡ phương tiện phục vụ, kể cả quyền qua biên giới
theo một hiệp định đặc biệt ký riêng từng nước.( Điều 43 Hiến chương Liên
hợp quốc )
Trong khi các cơ quan khác của Liên hợp quốc chỉ có thể đưa ra những
quyết định mang tính khuyến nghị đối với các chính phủ của các quốc gia
thành viên của Liên hợp quốc thì các quyết định và nghị quyết của Hội đồng
Bảo an, theo quy định tại chương VII của Hiến chương, khi đã được thông
qua đều mang tính chất ràng buộc và tất cả các thành viên của Liên hợp quốc
đều có trách nhiệm phải tôn trọng và thi hành.
*Ngoài ra Hội đồng Bảo an còn có thẩm quyền trong việc kiến nghị kết
nạp thành viên mới và các điều kiện để các quốc gia có thể trở thành thành
viên Quy chế Tòa án Công lý quốc tế.
Thực hiện các chức năng quản thác của Liên hợp quốc trong các “vùng
chiến lược”
Kiến nghị Đại hội đồng bổ nhiệm Tổng thư ký và cùng Đại hội đồng tổ
chức bầu cử các thẩm phán của Tòa án Công lý quốc tế.
2. Vai trò của Hội đồng Bảo an trong thực tiễn hoạt động của Liên hợp
quốc.
Để ngăn chặn những xung đột nhỏ leo thang thành những xung đột lớn có
thể bị cuốn vào cuộc Chiến tranh Lạnh, Hội đồng Bảo an đã tìm ra một loạt
các biện pháp trong thập niên 1950 và 1960, triển khai lực lượng quân sự
quốc tế không cưỡng bức để theo dõi diễn biến hay để chia tách các lực
lượng tham chiến. Các phái đoàn quan sát viên tại Trung Đông (1948) và
Nam Á (1949) đã được tổ chức, kế đến là những hoạt động bộ binh rầm rộ ở
bán đảo Sinai (1956), Công-gô (1960) và đảo Síp (1964). . Ngày 2/8/1990,
quân đội Iraq xâm chiếm Kuwait. Sau khi xác định tình hình thực tế, Hội
đồng bảo an đã ra Nghị quyết số 660 nêu rõ hành vi của Iraq là hành vi xâm
lược và yêu cầu Iraq phải rút quân đội khỏi Kuwait.Trong suốt những năm
thoái trào của Chiến tranh Lạnh và đầu thập niên 1990, tốc độ, phạm vi và
qui mô của các chiến dịch gìn giữ hòa bình đã tăng lên nhanh chóng.
Đến cuối thập niên 1990, đà phát triển đã trở lại, với việc triển khai lực
lượng mũ nồi xanh mới ở Đông Timor(cho tới khi nước này giành độc lập
năm 2001), Liberia, Siera Leone, Cộng hòa Dân chủ Công-gô và nhiều nước
khác. Tính đến ngày 31 tháng Giêng năm 2005, có khoảng 65.000 nhân viên
giữ gìn hòa bình của LHQ từ 103 nước trên thế giới đã được triển khai tại 16
chiến dịch, và quân số này đang tiếp tục tăng đến những kỷ lục mới. Nhìn
chung, nhu cầu cần sự trợ giúp của những chiến sĩ đội mũ nồi xanh bao giờ
cũng lớn hơn khả năng đáp ứng. Điều này chứng tỏ họ có vai trò quan trọng
và đặc biệt đối với việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế. Quân mũ nồi
xanh đã nhân được Giải Nobel năm 1998 cho công lao giữ gìn Hòa bình của
họ. Năm 2001, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã đoạt giải Nobel
Hòa bình "vì nỗ lực cho một thế giới hòa bình và được tổ chức tốt hơn."
Trong vấn đề của cộng hòa Chad Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc đã bày
tỏ sự lo ngại về tình hình an ninh tại Chad và lên án vụ một nhóm phiến
quân đang tìm cách lật đổ chính phủ quốc gia này bằng vũ lực. Các thành
viên của Hội đồng Bảo An đã kêu gọi lực lượng kháng chiến hãy buông
súng và tham gia vào những sinh hoạt có tính cách dân chủ. Hội đồng Bảo
An cũng kêu gọi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc là ông Kofi Annan và Liên
hiệp Phi Châu hãy tìm cách thương thuyết với các phe phái để giải quyết
cuộc khủng hoảng.
Trong những năm gần đây, Hội đồng Bảo an đã có những nỗ lực đáng kể
nhằm phát huy hiệu quả của quyền áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế, đi lại,
quân sự và ngoại giao để nâng cao tính thuyết phục và giảm bớt những tác
động về mặt nhân đạo của chúng.
Theo thống kê của Liên hợp quốc, Liên hợp quốc mà cụ thể là Hội đồng
Bảo an đã hỗ trợ đưa đến giải pháp hòa bình cho hơn 170 cuộc xung đột khu
vực, có thể kể đến xung đột tại Guatemala, Burundi và xung đột phía Bắc
Nam Sudan.
Trước khi xảy ra sự kiện 11/9/2001, Hội đồng Bảo an đã áp dụng lệnh
trừng phạt đối với Libi, Xu-đăng và chế độ Taliban ở Afghanistan vì đã tiếp
tay và giúp đỡ cho khủng bố. Nghị quyết 1373 về một số biện pháp chống
lại các mối đe doạ đối với hoà bình và an ninh quốc tế của các hoạt động
khủng bố, nhằm để giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.Nghị quyết 1267
năm 1999 về việc trừng phạt và cấm vận đối với Osama Bin Laden, tổ chức
Taliban và mạng lưới khủng bố AlQaeda. Hội đồng Bảo an giờ đây có bốn
tiểu ban chuyên xử lý khủng bố bằng cách trừng phạt, thông qua báo cáo của
các quốc gia thành viên và xác định những điểm yếu còn tồn tại trong các
chiến lược, trong hệ thống luật pháp và thực thi chính sách chống khủng bố
của những nước này.
Trong khi Đại Hội đồng còn phải thống nhất về một công ước toàn diện
và định nghĩa về khủng bố, thì từ đầu năm 2005, Đại Hội đồng đã thông qua
công ước toàn cầu thứ 13 nghiêm cấm một số loại hình hành động khủng bố
cụ thể, cụ thể là khủng bố hạt nhân. Những nỗ lực này đã tiếp nối truyền
thống vốn đã có từ lâu của Liên hợp quốc - xây dựng những chuẩn mực và
biện pháp tự vệ toàn cầu của Liên hợp quốc nhằm ngăn chặn sự phổ biến
hơn nữa vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Những nỗ lực của Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an trong vấn đề hạt
nhân được thể hiện rất rõ trong trường hợp của Cộng hòa dân chủ nhân dân
Triều Tiên và Iran. Hội đồng Bảo an đã ra Nghị quyết S/RES/1718
(14/10/2006) bày tỏ sự quan ngại nghiêm trọng của mình về việc Triều Tiên
thư hạt nhân, đồng thời Hội đồng áp đặt biện pháp trừng phạt và thành lập
ủy ban trừng phạt đối với Triều Tiên. Ngày 12/06/2009 Hội đồng Bảo an lại
tiếp tục ra Nghị quyết S/RES/1874 lên án Triều Tiên thử hạt nhân trong long
đất vào ngày 25/05, mở rộng lệnh cấm vận vũ khí hiện có và kiểm tra thẩm
quyền của hàng hóa đến và đi từ Cộng hòa nhân dân Triều Tiên, cũng như
các tàu thuyền trên biển, và cung cấp một bảng danh sách các chuyên gia hỗ
trợ cho ủy ban. Gần đây là Nghị quyết R/RES/1928 (07/06/2010) mở rộng
bảng các chuyên gia có thể hỗ trợ cho Ủy ban trừng phạt Cộng hòa dân chủ
nhân dân Triều Tiên đến 12/06/2010.
Đối với Iran sau sáu tháng tranh luận, ngày 09/06/2010 năm nước thành
viên thường trực và 10 nước thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an
LHQ đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết mới trừng phạt Iran. Trước đây, Hội
đồng Bảo an đã ban hành ba nghị quyết trong những năm 2006, 2007, 2008.
3. Bình luận về vai trò của Hội đồng Bảo an

Qua các quy định của Hiến chương ta có thể thấy Liên hợp quốc nói
riêng và cộng đồng quốc tế nói chung đã trao cho Hội đồng Bảo an những
trọng trách vô cùng to lớn trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới.
Để thực hiện tốt trọng trách này, đòi hỏi Hội đồng Bảo an phải luôn đề cao
tính minh bạch và khách quan khi đưa ra những quyết định giải quyết các
vấn đề liên quan.
Trong thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc có thế thấy được Hội đồng
Bảo an đã thể hiện được vai trò của mình trong hoạt động gìn giứ hòa bình
và an ninh quốc tế. Hội đồng đã góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một
cuộc chiến tranh thế giới mới trong suốt hơn nửa thế kỷ. Liên hợp quốc và
Hội đồng Bảo an đã hòa giải được một số khủng hoảng quốc tế. Hội đồng
Bảo an đã triển khai 60 hoạt động gìn giữ hoà bình nhằm góp phần tạo môi
trường thuận lợi cho các bên đi đến thoả thuận chấm dứt xung đột và thực
hiện các thoả thuận đó. Hội đồng Bảo an cùng với Liên hợp quốc đã soạn
thảo và xây dựng được 15 công ước quốc tế về giải trừ quân bị, đóng góp
tích cực vào việc duy trì hoà bình và ổn định thế giới.
Tuy nhiên ngoài những thành tựu đã đạt được thì Hội đồng Bảo an cũng
chưa thực sự thể hiện tốt vai trò của mình. Các trường hợp ở Boxnhia và
Hecxegovina, ở Sômali đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã cho thấy hiệu
quả của hoạt động duy trì hòa bình và an ninh quốc tế giảm sút rõ rệt.Thất
bại trong việc ngăn chặn vụ diệt chủng tại Rwanda năm 1994, dẫn tới cái
chết của gần một triệu người vì các thành viên của Hội đồng bảo an từ chối
thông qua bất kì một hành động quân sự nào. Isarel bất chấp các nghị quyết
kêu gọi tháo dỡ các khu định cư của họ tại Bờ Tây và Dải Gaza.
Thiết nghĩ để Hội đồng Bảo an hoạt động một cách hiệu quả hơn và thực
hiện tốt vai trò của mình cho xứng với niềm tin của cộng đồng quốc tế thì
những hoạt động của Hội đồng Bảo an cần tiến hành trên cơ sở tuân thủ các
mục đích, nguyên tắc quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc và những
nguyên tắc cơ bản được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Hoạt động gìn giữ hòa
bình của Hội đồng cần được đặt trong tương quan nỗ lực chung nhằm giải
quyết toàn diện các nguyên nhân gốc rễ của xung đột. Hội đồng Bảo an và
các nước đóng góp quân phải đạt được sự đồng thuận rõ ràng hơn về vai trò
và chức năng bảo vệ thường dân của các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên
hợp quốc.

III – Kết thúc vấn đề


Hội đồng Bảo an đã thể hiện tốt vai trò của mình trong việc gìn giữ hòa
bình và an ninh quốc tế, xứng đáng với niềm tin tưởng của cộng đồng an
quốc tế và Liên hợp quốc khi giao cho Hội đồng Bảo an những vai trò vô
cùng quan trọng. Cùng với sự đổi thay của thế giới, Hội đồng Bảo an cũng
đang nỗ lực trong việc làm mới bản thân. Tuy nhiên cũng phải nói rằng
những đóng góp của Hội đồng Bảo an vào việc gìn giữ hòa bình và an ninh
thế giới trong suốt thời gian qua là vô cùng to lớn. Hội đồng Bảo an đã trở
thành một yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác gìn giữ hòa bình và an
ninh thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Giáo trình Luật quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội – Nxb Công an
nhân dân.
2. Security council S/RES/1718 adopted by the Security council at its
5551 st meeting, on 14 October 2006.
3. Security council S/RES/1874 adopted by the Security council at its
6141 st meeting, on 12 June 2009.
4. Security council S/RES/1928 adopted by the Security council at its
6333 rd meeting, on 7 June 2010.
5. Wallensteen and Johansson, “Security Council Decisions in
Perspective”, in David M. Malone (ed.), The UN Security Council:
From the Cold War to the 21st Century (Lynne Rienner Publishers,
2004).
6. Pham Lan Dung, Legal and Institutional Aspects of the UN Security
Council (Hanoi, The Gioi Publisher, 2006).
7. S/2006/10 “Summary Statement by the Secretary-General on matters
of which the Security Council is seized”.

Trang web:
1.http://www.securitycouncilreport.org/site/c.glKWLeMTIsG/b.6355219/k.
E550/November_2010brDPRK_North_Korea.htm
2.http://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn_Hi%E1%BB%87p_Qu
%E1%BB%91c
3.http://www.nationsencyclopedia.com/United-
Nations/Independence-of-Colonial-Peoples-PROGRESS-OF-
DECOLONIZATION.html#ixzz14zs4tlQP
4.http://phapluattp.vn/20100609103045263p0c1017/hoi-dong-bao-an-lhq-
trung-phat-iran.htm
5. http://www.globalsecurity.org/military/world/war/cyprus1.htm
6. http://www.baomoi.com/Info/Xung-quanh-viec-ky-thoa-thuan-ngung-
ban-va-thoa-thuan-khung-ve-Darfur-Xudang/119/3977886.epi

You might also like