« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyền tự chủ quốc gia trong kinh tế và chuẩn kinh doanh quốc tế


Tóm tắt Xem thử

- Quyền tự chủ quốc gia trong kinh tế và chuẩn kinh doanh quốc t ế.
- Đỗ Tuyết Khanh Trong một nghìn lẻ một những lời lên án các tai hại do toàn cầu hóa gây ra, có một luận điểm thường được đưa ra, đáng ngạc nhiên nhất là xuất phát từ những khuynh hướng chính trị rất khác nhau nếu không muốn nói là đối nghịch: từ tả sang hữu, các phong trào đối kháng hay lên tiếng cảnh cáo rằng toàn cầu hoá xâm phạm chủ quyền của các quốc gia thậm chí đe dọa sự sống còn của các nhà nước dân tộc (Nation States)..
- Theo phái hữu, nhất là ở Mỹ, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm khi luật quốc tế không cho phép nhà nước bảo vệ quyền lợi các thành phần dân chúng qua các chính sách hành chính hay pháp chế.
- Thí dụ mất chủ quyền hay được đơn cử nhất là việc chính quyền Mỹ không được dùng đến các biện pháp đơn phương quen thuộc để o ép các nước khác vì như thế vi phạm các qui định của WTO, hay phải chấp hành các quyết định của bộ phận giải quyết tranh chấp của WTO sau các vụ kiện..
- Trong bối cảnh đó, vai trò của các nhà nước dân tộc đã thay đổi thế nào, chủ quyền quốc gia trong kinh tế có thật sự bị thương tổn không và cho đến mức độ nào? Ở đây cần phân biệt chủ quyền (sovereignty) và quyền tự chủ (autonomy) tuy trong công luận và sách vở chỉ thường dùng chữ chủ quyền để nói đến quyền tự chủ.
- Quyền tự chủ ấy bị giới hạn bởi nhiều ràng buộc và cản trở, ở mức độ quốc gia và quốc tế, do nhiều yếu tố, đáng kể nhất là tình hình kinh tế và chính trị thế giới, tương quan lực lượng giữa các nước và hệ thống pháp lý quốc tế..
- Quốc gia, chủ quyền và cộng đồng quốc tế trong lịch sử.
- Tại Châu Âu, mô hình tập hợp trên cơ sở một lãnh thổ quốc gia như hiện nay được coi như xuất hiện vào thế kỷ thứ 15 khi vua Louis XI thống nhất toàn nước Pháp dưới quyền cai trị của mình năm 1483.
- Nhà triết học và kinh tế gia Pháp Jean Bodin là người đầu tiên nêu lên và phân tích khái niệm chủ quyền năm 1576, nhưng phải đợi đến năm 1648, khi hai hiệp ước Westphalia được ký kết tại hai thành phố Đức Munster và Osnabrück , chấm dứt cuộc chiến kéo dài 30 năm (Guerre de Trente Ans) giữa các nước Âu Châu, vấn đề chủ quyền quốc gia mới được đặt ra như khái niệm nền tảng của một "công pháp Âu Châu".
- để chi phối các quan hệ giữa các nước liên can.
- Mô hình Westphalia xây dựng trên tiền đề là mỗi quốc gia là một tác nhân của cộng đồng quốc tế, bình đẳng với các nước khác và có toàn quyền tự chủ trong những sinh hoạt phục vụ lợi ích của mình.
- Nói cách khác, chủ quyền quốc gia dừng lại ở biên giới giống như sự tự do của mỗi con người dừng lại ở chỗ sự tự do của người khác bắt đầu.
- Và để được các nước công nhận chủ quyền của mình, mỗi nước cũng phải công nhận chủ quyền của nước khác và chấp nhận sự tự giới hạn ấy.
- Cũng như chấp nhận những giới hạn khác do những nghĩa vụ quốc tế phải đảm nhận khi thoả hiệp với nước khác hay tham gia vào một hình thức tập hợp đa quốc gia..
- Nhưng sự xuất hiện của Internet và những công nghệ mới, cộng với tốc độ tiến hoá của tình hình chung đã đặt ra nhiều vấn đề mới, trong đó có vai trò của các nhà nước và quan hệ giữa các nước trong cộng đồng quốc tế..
- Đổi lại, cái giá sẵn sàng chấp nhận là giới hạn lại quyền tự chủ quốc gia trước quyền lợi chung vì thiên nhiên là tài sản chung của nhân loại.
- Các thị trường tài chính quốc tế, khi tổng giá trị các giao dịch hàng ngày còn cao hơn ngân sách quốc gia một năm của nhiều nước nghèo, quả là một sức mạnh rất đáng kể, nhất là khi các giòng chảy tư bản có thể di chuyển rất nhanh từ nước này sang nước khác, ảnh hưởng nặng nề lên giá trị đồng tiền và tình hình kinh tế của cả một nước.
- Cũng như các thị trường tài chính và chứng khoán, các công ty đa quốc gia có thể bất cứ lúc nào quyết định dời nơi sản xuất sang nước khác, gây ra thất nghiệp và hàng loạt vấn đề kinh tế và xã hội khác, mà chính quyền sở tại không có cách nào ngăn chận, ngoài vài biện pháp vá víu chủ yếu là nhằm trấn an dư luận trong nước.
- Hiện tượng xuyên quốc gia (transnationalism) cho thấy rõ thế yếu của các nhà nước, bị gò bó trong khuôn khổ lãnh thổ quốc gia, trong khi các đại công ty và thị trường quốc tế tự do hoạt động trên bàn diện thế giới.
- Bốn lĩnh vực nêu trên chỉ là vài trong nhiều thí dụ các lĩnh vực vượt ra khỏi khả năng quản lý của một nước, do đó đòi hỏi phải có sự phối hợp và điều tiết ở mức đa hay siêu quốc gia và dẫn đến sự thành lập của các chuẩn quốc tế, giới hạn lại quyền tự chủ của các quốc gia.
- Có thể nói tất cả những lĩnh vực hoạt động kinh tế khác cũng đều được chi phối bởi một hệ thống quản trị đa phương hoặc siêu quốc gia gồm các qui định, điều lệ và các tổ chức quản trị những qui định ấy.
- Trong phạm vi bài này sẽ chỉ đi sâu vào hai trường hợp điển hình nhất của vấn đề tương quan giữa quyền tự chủ quốc gia và chuẩn quốc tế trong hệ thống ấy : tổ chức WTO và Liên hiệp Châu Âu..
- Các quốc gia và "luật W TO".
- quốc gia.
- Hiểu lầm là vì cả tổ chức GATT ra đời thay cho ITO năm 1948 cũng như tổ chức WTO kế thừa GATT từ 1995 đều không dính dáng đến khái niệm chủ quyền quốc gia.
- Thành viên của GATT/ WTO không phải là các quốc gia mà là các chính quyền cai quản những "lãnh thổ thuế quan có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh".
- Hồng Kông không có chủ quyền quốc gia nhưng là thành viên sáng lập của GATT/WTO, trong khi Trung Quốc sau 15 năm thương thuyết mới sắp sửa được gia nhập.
- vì giới hạn lại quyền tự chủ của các nước thành viên hay không..
- WTO có nhiệm vụ quản lý khoảng 30 hiệp ước và bị vong lục áp dụng cho hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chi phối không những 1/5 tổng sản xuất của thế giới được trao đổi giữa các nước mà cả những hàng hoá và dịch vụ có thể không bao giờ đi vào thương mại.
- Ảnh hưởng của luật WTO lên quyền tự chủ các quốc gia có thể được phân tích qua ba lĩnh vực hoạt động của WTO: Cơ chế duyệt các chính sách thương mại (Trade Policy Review Mechanism - TPRM), các điều khoản của các hiệp ước, và hệ thống DSU..
- Các nước thành viên WTO, thông qua Cơ quan duyệt các chính sách thương mại (Trade Policy Review Body - TPRB), thường xuyên xem xét các bản báo cáo định kỳ về từng nước, để kiểm tra xem các chủ trương, chính sách, biện pháp và thủ tục của mỗi nước có phù hợp với luật WTO không.
- Mỗi hiệp ước được quản lý do một uỷ ban riêng của WTO, và đều qui định các nghĩa vụ thông báo, cứ 6 tháng hay hàng năm, về những biện pháp và chính sách quốc gia trong lĩnh vực liên quan.
- Điểm sơ qua các hiệp ước WTO, chúng ta thấy quyền chủ động các quốc gia bị giới hạn một cách hết sức chi tiết và cụ thể trong nhiều lĩnh vực:.
- Qui tắc này đòi hỏi các quốc gia không được phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp bản xứ và doanh nghiệp nước ngoài..
- Các nguyên tắc GAAP thường là những chuẩn được áp dụng tại các nước đã phát triển..
- Tất cả các hiệp ước WTO, ngoài những điều khoản áp dụng riêng cho từng lĩnh vực, đều nhắc lại các qui tắc cơ bản chung : không phân biệt đối xử (giữa các thành viên và giữa trong nước/ngoài nước), trong suốt (công bố cho dân chúng biết và thông báo lên WTO), không cản trở thương mại, luật quốc gia phải phù hợp với luật WTO..
- Sức ép của các công ty ngoại quốc đòi hỏi được hưởng đầy đủ chế độ này sẽ góp phần dần dà đồng nhất hoá các chính sách quốc gia theo mô hình của các chuẩn quốc tế.
- Đây là đặc thù chính, điểm mạnh nhất của WTO, và cũng thể hiện rõ nhất đối với bên ngoài vị trí đặc biệt của WTO đối với các nước thành viên, có khả năng "vi phạm chủ quyền quốc gia".
- hơn mọi tổ chức quốc tế khác.
- Người ủng hộ thì thấy hệ thống DSU là một đóng góp quan trọng cho nền thương mại đa phương vì bảo đảm các luật lệ và chính sách kinh tế quốc gia sẽ ổn định, thuần nhất và công minh.
- Chỉ có một điều tất cả đều đồng ý: các quyết định của hai bộ phận thuộc DSU đã và sẽ ảnh hưởng sâu rộng lên chính sách các quốc gia..
- Quyền tự chủ quốc gia bị giới hạn ở nhiều mặt, bằng nhiều cách, nhưng không ở đâu thể hiện rõ rệt và đánh mạnh vào tâm lý công chúng như trong các vụ tranh chấp trước WTO.
- Cũng vì lý do ấy mà các nước Đông Âu, ngay sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ tại Âu Châu cuối thập niên 1980, đã bắt đầu thương thuyết để gia nhập LH Châu Âu trong khi cái "giá".
- Để có hiệu lực, Hiệp ước Maastricht phải được dân chúng các nước thành viên chấp thuận qua biểu quyết (referendum).
- Quá trình vận động dân chúng kéo dài cả mấy năm và là cả một cuộc tranh luận sôi nổi giữa các phe chống và phe ủng hộ, xoay quanh một số đề tài trong đó được nhắc đến nhiều nhất là vấn đề chủ quyền quốc gia, sự phân bố quyền lực giữa các nước thành viên và các cơ cấu của cộng đồng, tính dân chủ hoặc phi dân chủ của cách vận hành của cơ chế chung, v.v..
- Gần đây nhất là các bài diễn văn của thủ tướng Đức Gerhard Shröder và bộ trưởng ngoại giao Joschka Fischer, tháng 5.2001, đề nghị xây dựng trong 10 năm sắp đến LH Châu Âu thành một liên bang hoà nhập tất cả các quốc gia trong một thể chế chính trị duy nhất, với một chính quyền trung ương đặt dưới sự kiểm soát của một quốc hội toàn Châu Âu.
- đương nhiên ít phấn khởi trước viễn tượng nhà nước dân tộc bị tan loãng trong một thể chế siêu quốc gia.
- Có thể nói chưa có hình thức tập hợp quốc gia nào đi xa như LH Châu Âu trong việc xây dựng một thể chế siêu quốc gia và chuyển nhượng chủ quyền quốc gia cho các bộ phận siêu quốc gia.
- Quyền lực được chia thành nhiều tầng, hàng ngang theo địa hạt và hàng dọc giữa các quốc gia và Liên hiệp..
- Sự phân định quyền hạn giữa các nước và các bộ phận chung dựa trên hai nguyên tắc cơ bản: bổ trợ (subsidiarity) và tương xứng (proportionality).
- Nguyên tắc này giới hạn thẩm quyền của các bộ phận chung vào những lĩnh vực vượt ngoài khả năng giải quyết tối ưu của các quốc gia.
- Luật liên hiệp (Community law) đương nhiên có hiệu lực trong các nước thành viên và với đà phát triển tiếp tục tăng nhanh này, so với luật quốc gia thì càng ngày càng có sức nặng hơn.
- Năm 1996, có tới 409 ủy ban chỉ lo về việc quản lý và giám sát sự thực thi các quyết định của Hội đồng liên hiệp trong các nước thành viên.
- Quyền lực của LH Châu Âu giới hạn quyền tự chủ của các nước thành viên đã đành, ngay cả các nước đứng ngoài cũng bị ảnh hưởng.
- Đối với các nước muốn xin gia nhập, Liên hiệp đề ra một số điều kiện, gọi là tiêu chuẩn Copenhagen vì được thông qua tháng 6.1993 tại hội nghị thượng đỉnh ở thành phố này.
- Thứ ba, tiêu chuẩn hội tụ: phải tán thành mọi mục đích kinh tế, chính trị và tiền tệ của Liên hiệp và nhất là phải đưa vào luật quốc gia toàn bộ khung pháp chế của Liên hiệp, gọi là Community acquis, tức là tất cả những luật lệ, quyết định, và hiệp ước quốc tế ký kết ở mức Liên hiệp và giữa các nước thành viên, cả thảy là hơn 80 000 trang văn kiện pháp lý.
- Như thế, quyền tự chủ của một quốc gia còn là bao khi gần như tất cả mọi vấn đề, lớn nhỏ, đều được qui định chi tiết, phải thế này, không được thế kia, dưới sự giám sát chăm chú của các thể chế đa phương hay siêu quốc gia.
- Ngay cả các nước độc lập với tổ chức vì còn đứng ngoài, nếu muốn gia nhập hay giữ mối bang giao, cũng đều phải chịu những bó buộc ấy.
- Hệ điều kiện (conditionality) là chiến lược cơ bản của một số tổ chức, nhất là IMF và Ngân hàng thế giới, nhằm ép một quốc gia thay đổi chính sách, tuân theo một số điều kiện để được giúp đỡ tài chính.
- Hệ điều kiện thể hiện rõ ràng nhất sự can thiệp của các tổ chức quốc tế vào chính sách nội bộ của một nước, là thí dụ "xâm phạm chủ quyền quốc gia".
- Khái niệm hệ điều kiện tuy đi liền với các tổ chức Bretton Woods nhưng đã có từ trước, ít ra là khi Hiệp hội các quốc gia (League of Nations), tiền thân của Liên Hiệp Quốc, ấn định một số điều kiện trong các chương trình cứu trợ Hungary và Áo năm 1922 và 1923, sau sự tan rã của Vương quốc Áo-Hung dưới triều đại Habsburg.
- Hai chương trình này lúc ấy đã đặt ra những chuẩn mực không khác gì các tiêu chuẩn hiện nay và cũng đã bị trách cứ một cách gay gắt là quá áp đặt và vi phạm chủ quyền quốc gia y như các chương trình của IMF và Ngân hàng thế giới ngày nay.
- Khác với các hợp đồng vay vốn cho dự án (project lending) áp dụng cho tới lúc ấy, những hợp đồng vay vốn để điều chỉnh cơ cấu (structural adjustment loan) nhằm thúc đẩy cải tổ một hay nhiều khu vực kinh tế, thậm chí cả nền kinh tế quốc gia.
- Trong các nước áp dụng triệt để các biện pháp này, thường bị gọi mỉa mai là "cháu ngoan chú IMF".
- Ngân hàng thế giới đặt trọng tâm vào việc khuyến khích các nước quản lý tốt hơn, và dựa vào khái niệm quản trị tốt (good governance) để đánh giá thành quả và quyết định tiếp tục viện trợ hay không.
- Nhìn như thế, các chính quyền quốc gia là đối tác (partner), trông đường hoàng hơn là ở vị trí kẻ mang ơn nên phải qui phục, và mấy chữ "tự quản tự giác".
- Các nước cầu cứu đến IMF và Ngân hàng thế giới vẫn ở vào thế phải tuân theo các chỉ đạo và chịu sự giám sát của hai tổ chức.
- Ngân hàng Châu Âu cho phục hồi và phát triển (European Bank for Reconstruction and Development - EBRD), thành lập để giúp các nước Đông Âu chuyển sang cơ chế thị trường, là tổ chức đi xa nhất trong việc gắn liền các đòi hỏi chính trị với điều kiện kinh tế.
- Và Yougoslavia cũng chỉ mới được vào danh sách các nước có thể được nhận đầu tư của EBRD vào tháng 4 năm nay, sau khi đã đổi chính quyền cuối năm ngoái.
- nên mãi đến năm 1997 các nước thành viên OECD mới thông qua một Công ước cấm hối lộ các nhà chức trách trong các giao dịch kinh tế quốc tế, gọi tắt là Công ước chống tham nhũng (Anti-Bribery Convention).
- Trong khuôn khổ Công ước này, OECD hàng năm báo cáo về các biện pháp, luật lệ chống tham nhũng của các nước tham gia (30 nước thành viên và Argentina, Brazil, Bulgaria và Chile), lập cơ sở dữ liệu và một trung tâm thông tin điện tử (OECD Anti-Corruption Ring Online - AnCoR Web) để giúp các chính quyền, các công ty và công chúng có thể tham khảo tất cả các tài liệu liên quan..
- và yêu cầu các nước thành viên OECD "chỉ thị cho các cơ sở tài chính của mình đặc biệt cảnh giác trong các giao dịch và quan hệ kinh tế với những công ty và cơ sở tài chính của các nước này".
- hay tức giận phản đối của các nước bị nêu tên cho thấy tác dụng rõ rệt của nó.
- Nói cách khác, các nước này chỉ cứu được chính sách thuế của mình, và quyền tự chủ trong chừng mực này, với điều kiện là trong suốt hơn và sẵn sàng hợp tác..
- Không chỉ đóng vai trò then chốt trong các thương thuyết về việc Trung Quốc gia nhập WTO, Mỹ còn thiết lập cả một cơ cấu để sau này tự mình kiểm soát việc Trung Quốc có thi hành nghiêm chỉnh hay không những gì đã giao ước và luật lệ WTO.
- Đấy không chỉ để trấn an dư luận trong nước và thuyết phục quốc hội Mỹ thông qua hiệp ước thương mại song phương Mỹ-Trung Quốc, mà còn là một chiến lược chung của chính quyền Mỹ: kiểm soát và bắt các nước đối tác phải thi hành những gì đã ký kết và thoả thuận.
- Chẳng hạn Bộ thương mại có nhiệm vụ theo dõi xem các nước khác, đặc biệt là Nhật và LH Châu Âu, có chấp hành các điều lệ của WTO, và các nước xin gia nhập WTO, nhất là Trung Quốc và Nga, sẽ có thực thi hay không các giao ước.
- Vụ ngoại thương thuộc Bộ thương mại cũng lập ra đủ loại cơ quan để thực hiện chức năng này: các trung tâm Trade compliance Center, Market access compliance (Mac), China Gateway, v.v., đều là nơi thông tin cho các doanh nghiệp Mỹ về các luật lệ, chuẩn quốc gia và quốc tế, và đều có một hộp thư điện tử (complaint hotline) khuyến khích doanh nhân Mỹ than phiền, tố cáo những vi phạm của nước khác để chính quyền Mỹ áp dụng biện pháp trả đũa hay đưa ra kiện trước WTO.
- Về chống tham nhũng, Mỹ không những theo dõi xem các nước kia có thực thi những điều khoản của Công ước hay không mà còn kiểm soát cả các hoạt động của chính các tổ chức quốc tế trên phương diện này! Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật IAFCA (International Anti-Bribery and Fair Competition Act) để giao cho Bộ thương mại nhiệm vụ này.
- Nói tóm lại, các quốc gia phải tuân thủ rất nhiều chuẩn mực quốc tế, dưới sự giám sát không những của các nước khác trong khuôn khổ đa phương mà còn với áp lực đơn phương của vài cường quốc, nhất là Mỹ.
- Chính quyền thì đương nhiên muốn có mặt khắp nơi, cái gì cũng để mắt tới và lớn tiếng bảo vệ quyền lợi quốc gia và của công dân mình.
- Ngược lại, cũng dễ hiểu khi thấy người Mỹ coi gần như phạm thượng, chứ không chỉ là xâm phạm chủ quyền, việc một đạo luật Mỹ, hợp hiến, có thể phải sửa đổi dưới chỉ thị của một bộ phận đa hay siêu quốc gia..
- Hai tổ chức Bretton Woods đều tìm cách tác động lên guồng máy cai trị các nước.
- Và nói chung trong các tổ chức quốc tế, đa số các vị trí lãnh đạo thường dành cho các nước phát triển, và đa số các viên chức cao cấp là người Âu châu và Bắc Mỹ.
- Dẫu biết rằng các quyết định là do các nước thành viên, tức các quốc gia, chứ không ở do tổ chức nhưng yếu tố con người cũng có một ảnh hưởng nhất định lên các bộ máy có trách nhiệm quản lý sự hình thành và áp dụng các chuẩn quốc tế..
- Nhận xét trên đưa chúng ta trở về vị trí của mỗi nước trong cộng đồng quốc tế, về chủ quyền quốc gia và vai trò của nhà nước dân tộc trong bối cảnh hiện nay..
- Từ khi các tập thể xã hội tổ chức thành quốc gia sống chung với nhau, khi chiến tranh khi hoà bình, cho đến nay, sự tiến bộ trong suy nghĩ và hành động của con người đi song song với sự phát triển của luật lệ và các giá trị nhân bản.
- Song, luật lệ là ràng buộc và luật quốc tế giới hạn khá nhiều quyền tự chủ quốc gia như chúng ta đã thấy, thì có thể tự hỏi nhà nước dân tộc còn có vai trò gì hay sẽ biến mất như theo một số người nghĩ ? Theo nhiều tác giả khác, nhà nước dân tộc sẽ còn tồn tại, thậm chí được củng cố vì trên vài phương diện, chính các yếu tố thách thức các chức năng của nó, như Internet, cũng có thể mở ra những khả năng mới cho nó, như các hình thức quản trị điện tử (e-governance).
- Luật lệ của Liên hiệp vẫn phải được đưa vào luật quốc gia bởi các quốc hội và áp dụng bởi các chính quyền.
- Chưa có hệ thống đa hay siêu quốc gia nào trực tiếp thực hiện các chức năng ấy, có thể ngay cả trong một Liên bang Châu Âu theo mô hình của các ông Shröder và Fischer.
- Cuối cùng, và có lẽ quan trọng nhất, cộng đồng quốc tế không phải là từ hành tinh nào đến mà là tổng thể các quốc gia, và đối với luật quốc tế, các quốc gia vừa là khách thể, chịu sự chi phối và ràng buộc của nó, vừa là chủ thể vì thiết lập và thực thi các qui định của nó.
- Mối tương quan giữa luật quốc tế và nhà nước quốc gia là một quan hệ hỗ tương:.
- chuẩn chỉ trở thành luật quốc tế khi được thiết lập trong khuôn khổ của nhiều nhà nước và mỗi nhà nước chứng minh tính chính đáng của các chính sách quốc gia trên cơ sở của chuẩn quốc tế.
- Nói cách khác, các quốc gia tự giữ lại cho mình quyền quyết định cuối cùng về giới hạn của các ràng buộc phải đảm nhận.
- Ngay cả trong LH Châu Âu, các nước thành viên, tuy nhượng lại một phần không nhỏ quyền tự chủ của mình sang các bộ phận chung, qua đó cũng can thiệp và tác động được lên nước khác vì cùng tham gia vào việc lập và quản lý chuẩn..
- Và nếu định nghĩa chủ quyền quốc gia dưới một góc độ khác, như khả năng thực hiện các chức năng quản lý và bảo vệ quyền lợi của xã hội dân tộc, và sự thừa nhận (recognition) của các quốc gia độc lập khác trên bình diện quốc tế, thì có thể nói là trong bối cảnh hiện nay, cách bảo tồn chủ quyền quốc gia tốt nhất là tham gia vào hệ thống pháp lý và quản trị đa phương.
- Chỉ một khi đã hội nhập vào hệ thống đa phương, một quốc gia mới được thừa nhận như một thực thể độc lập, có chủ quyền pháp lý ngang hàng với các nước khác.
- Và chỉ khi vừa là thành viên vừa là chủ thể trong một hệ thống quản trị quốc tế, một quốc gia mới có thể khắc phục được những vấn đề vượt quá biên giới lãnh thổ của mình, bảo vệ quyền lợi của dân tộc và đáp ứng định nghĩa của chủ quyền thực tiễn..
- Hệ thống các tổ chức đa phương được hình thành từ sau Đệ nhị thế chiến, xây dựng trên khái niệm chủ quyền quốc gia khi chỉ có ba mươi mấy nước độc lập trên thế giới.
- Ở ngưỡng cửa thế kỷ thứ 21, có gần 200 quốc gia có chủ quyền và cố gắng giành được cho mình một chỗ đứng thích ứng trong một nền kinh tế quốc tế ngày càng hội nhập

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt