« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và hoàn thiện công tác kế toán tại Cục bảo trợ xã hội.


Tóm tắt Xem thử

- 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP.
- 4 1.1: Tổng quan về đơn vị hành chính sự nghiệp.
- 4 1.1.1: Khái niệm về đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Hoạt động tài chính kế toán và cách thức quản lý kế toán tại cơ quan HCSN.
- Đặc điểm của kế toán HCSN.
- Nhiệm vụ của kế toán hành chính sự nghiệp.
- Công tác kế toán trong đơn vị HCSN.
- Khái niệm, ý nghĩa và nguyên tắc cơ bản của công tác kế toán.
- Những nguyên tắc cơ bản của công tác kế toán.
- Nội dung công tác kế toán ở đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Công tác tổ chức bộ máy kế toán.
- Công tác kế toán trong quá trình lập, thu thập và kiểm tra chứng từ (khâu chấp hành dự toán.
- Các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của công tác kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Các yếu tố bên trong đơn vị.
- Kinh nghiệm tổ chức công tác kế toán tại một số cơ quan hành chính sự nghiệp ở Việt Nam.
- PHÂN TÍCH VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CỤC BẢO TRỢ XÃ HỘI.
- Thực trạng công tác kế toán tại Cục Bảo trợ xã hội.
- Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị.
- Công tác lập dự toán và kiểm soát nguồn ngân sách nhà nước cấp theo nội dung dự toán tại phòng tài chính kế toán.
- Chứng từ kế toán về lao động tiền lương.
- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản tại đơn vị.
- Tổ chức lựa chọn hình thức sổ kế toán và quy trình hạch toán ghi sổ.
- Tổ chức lưu trữ chứng từ kế toán tại đơn vị.
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán tại Cục Bảo trợ xã hội.
- Đánh giá chung công tác kế toán tại Cục Bảo trợ xã hội.
- ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CỤC BẢO TRỢ XÃ HỘI.
- Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại Cục Bảo trợ xã hội.
- Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán.
- Hoàn thiện công tác kết hợp lập dự toán ngân sách nhà nước giữa phòng tài chính kế toán và các phòng ban chuyên môn.
- Hoàn thiện công tác lập, thu thập chứng từ kế toán.
- So sánh kế toán HCSN và kế toán doanh nghiệp.
- Danh sách sổ kế toán tại đơn vị.
- Danh sách các báo cáo cần lập tại đơn vị.
- Đánh giá chung công tác kế toán tại Cục Bảo trợ xã hội năm 2015.
- Phòng Tài chính Kế toán của Cục có vai trò huyết mạch, quản lý nguồn ngân sách nhà nước cấp sao cho đúng quy định, tham mưu được cho lãnh đạo kế hoạch tài chính sáng suốt, luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lý 2 để thuận tiện cho cán bộ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ, ghi chép, hạch toán kịp thời chính xác, báo cáo tài chính công khai đúng kỳ.
- Xuất phát từ thực tiễn này, là một cán bộ công chức Nhà nước trực tiếp công tác tại phòng Tài chính – Kế toán của Cục Bảo trợ xã hội, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích và hoàn thiện công tác kế toán tại Cục Bảo trợ xã hội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
- Phản ánh tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại Cục Bảo trợ xã hội - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị  Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là tổ chức công tác kế toán tại Cục Bảo trợ xã hội.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tổ chức công tác kế toán trong nội bộ cơ quan Cục Bảo trợ xã hội - Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại Cục Bảo trợ xã hội tại thời điểm năm 2015.
- Phương pháp nghiên cứu Luận văn nhấn mạnh đến việc nghiên cứu lý thuyết là tổng kế thực tiễn, lấy thực tiễn so sánh với khung lý thuyết về các tiêu chí đánh giá tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp để làm luật chứng.
- Từ đó, đánh giá thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại Cục Bảo trợ xã hội.
- Luận văn sử dụng phương pháp định tính để giải quyết vấn đề, cụ thể là các phương pháp sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống, so sánh, thống kê phân tích, đánh giá trên cơ sở các báo cáo tổng hợp về tổ chức công tác kế toán tại Cục Bảo trợ xã hội.
- 3 Quan sát cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, các văn bản chế độ, các quy chế nội bộ, so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán, với các định mức Nhà nước quy định mức, so sánh giữa thực tế và chuẩn mực… Đề tài đi sâu vào việc phân tích tình hình thực tế để thấy rõ được những thành tựu và những hạn chế trong công tác kế toán.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại Cục Bảo trợ xã hội nhằm cung cấp những thông tin thực sự bổ ích cho việc ra những quyết định điều hành hoạt động của lãnh đạo Cục.
- Chương I: Cơ sở lý luận về công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp Chương II: Phân tích về công tác kế toán tại Cục Bảo trợ xã hội Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Cục Bảo trợ xã hội.
- 4 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 1.1: Tổng quan về tổ chức công tác kế toán 1.1.1: Khái niệm về đơn vị hành chính sự nghiệp Đơn vị hành chính sự nghiệp là các đơn vị, cơ quan hoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp phát hoặc bằng nguồn kinh phí khác như hội phí, học phí, viện phí, kinh phí được tài trợ, thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ… Đó là các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc các Bộ, Tổng cục, các cơ quan Đoàn thể, các tổ chức xã hội do trung ương và địa phương quản lý và các đơn vị trực thuộc lực lượng vũ trang.
- (Nghiêm Văn Lợi, 2007- Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp, đại học Lao động xã hội.
- Đơn vị hành chính sự nghiệp có thể phân loại như sau.
- Theo tính chất, các đơn vị HCSN bao gồm.
- Các đơn vị hành chính thuần túy: đó là các cơ quan công quyền trong bộ máy hành chính nhà nước ( các đơn vị quản lý hành chính nhà nước.
- Theo phân cấp quản lý tài chính, đơn vị hành chính ự nghiệp được tổ chức theo hệ thống dọc tương ứng với từng cấp ngân sách phù hợp với công tác chấp hành ngân sách cấp đó.
- Cụ thể đơn vị hành chính sự nghiệp được chia thành ba cấp.
- Đơn vụ dự toán cấp I: là cơ quan chủ quản các ngành hành chính sự nghiệp trực thuộc Trung ương và địa phương như các Bộ, Tổng cục, Sở, Ban,… Đơn vị dự toán cấp I trực tiếp quan hệ với cơ quan tài chính để nhận và thanh quyết toán nguồn kinh phí cấp phát.
- Đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm.
- Tổng hợp và quản lý toàn bộ vốn của ngân sách giao, xác định trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị kế toán cấp dưới.
- Phê chuẩn dự toán quí, năm của các đơn vị cấp dưới.
- +Tổng hợp các báo biểu kế toán trong toàn ngành, tổ chức kiểm tra kế toán và kiểm tra tài chính đối với đơn vị cấp dưới.
- Đơn vị dự toán cấp II: Trực thuộc đơn vị dự toán cấp I chịu sự lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị cấp I.
- Định kỳ đợn vị phải tổng hợp chi tiêu kinh phí ở đơn vị và các đơn vị dự toán cấp III báo cáo lên đơn vị dự toán cấp I và cơ quan tài chính cùng cấp.
- Đơn vị dự toán cấp III trực tiếp sử dụng kinh phí của ngân sách, chấp hành các chính sách về chi tiêu, về hạch toán, tổng hợp kinh phí báo cáo lên đơn vị cấp II và cơ quan tài chính cùng cấp theo định kỳ.
- Đơn vị dự toán (HCSN) có thể chỉ có một cấp hoặc hai cấp.
- Ở các đơn vị chỉ có một cấp thì cấp này phải làm nhiệm vụ của cấp I và cấp III.
- Như vậy, đơn vị HCSN rất đa dạng, phạm vi rộng, chi cho hoạt động chủ yếu được thực hiện thông qua nguồn kinh phí của nhà nước cấp phát.
- Hoạt động tài chính kế toán và cách thức quản lý kế toán tại cơ quan HCSN Đơn vị HCSN hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao, ngoài ra tùy theo từng loại hình và đặc thù đơn vị mà ở các đơn vị này có tổ chức thêm các hoạt động khác nhằm tạo nguồn thu cho đơn vị.
- Hoạt động tài chính kế toán của đơn vị gồm những mặt sau: 6 - Theo dõi, quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cấp để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.
- Đối với đơn vị HCSN, việc quản lý các nguồn kinh phí và sử dụng các nguồn này phục vụ các hoạt động của cơ quan nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao đó là mục đích của QLTC.
- Thông qua QLTC, chủ thể quản lý không chỉ kiểm soát được toàn bộ chu trình hoạt động của đơn vị mà còn đánh giá được chất lượng hoạt động của chúng.
- Tài chính kế toán còn biểu hiện lợi ích của các chủ thể tham gia và liên quan đến đơn vị.
- Quản lý tài chính kế toán tại đơn vị HCSN cần có quy trình quản lý từ khâu lập dự toán NSNN trong phạm vi được cấp có thẩm quyền giao hàng năm đền việc tổ chức chấp hành dự toán NSNN hàng năm theo chế độ chính sách của Nhà nước và khâu quyết toán NSNN.
- Đặc điểm của kế toán HCSN Do tính chất đặc điểm hoạt động cuả các đơn vị HCSN rất đa dạng, phức tạp, phạm vi rộng và chủ yếu các khoản chi hoạt động của các đơn vị này được đảm bảo bởi nguồn kinh phí cấp phát của Nhà nước.
- Xuất phát từ đặc điểm nguồn kinh phí bảo đảm sự hoạt động theo chức năng của các đơn vị HCSN và yêu cầu tăng cường quản lý kinh thế tài chính của bản thân đơn vị, cơ quan chủ quản mà chế độn kế toán đơn vị HCSN có những đặc điểm riêng.
- Các khoản chi tiêu cho đơn vị HCSN chủ yếu là chi cho tiêu dùng, vì vậy kế toán phải đảm bảo chấp hành chế độ quản lý tài chính thật nghiêm ngặt.
- Kế toán phải căn cứ vào các tiêu chuẩn định mức để thực hiện các khoản chi tiêu nói chung và chiêu tiêu tiền mặt nói riêng.
- 7 - Thông qua công tác kế toán để kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu và tiền hành phân tích các khoản chi sao cho đảm bảo nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.
- So sánh kế toán HCSN và kế toán doanh nghiệp Nội dung Kế toán HCSN Kế toán Doanh nghiệp Chế độ kế toán áp dụng Áp dụng theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/3/2006 và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày về việc sửa đổi bổ sung chế độ kế toán HCSN Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Hoạt động - Mục tiêu hoạt động phi lợi nhuận - Cung cấp dịch vụ công - Hoạt động của đơn vị gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế của đất nước - Mục tiêu hoạt động là vì lợi nhuận - Cung cấp các hàng hóa, dịch vụ - Hoạt động chịu ảnh hưởng nhiều bởi tình hình kinh tế Kinh phí cho các hoạt động - Toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động là được cấp bởi ngân sách nhà nước hoặc được nhà nước thành lập trước mà sau đó tự đảm - Tài chính của doanh nghiệp chủ yếu được đầu tư từ hai nguồn chính đó là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ 8 bảo 100% kinh phí trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế.
- Đối tượng áp dụng Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí, ngân sách nhà nước và các tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước như các đơn vị sự nghiệp tự cân đối thu chi, các hội, liên hiệp hội tự cân đối thu chi Các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ với mục tiêu lợi nhuận Nhiệm vụ -Thu nhận chứng từ có liên quan đến tình hình tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí, tài sản - Kiểm tra tình hình chấp hành dự toán, chỉ tiêu kinh tế, các tiêu chuẩn định mức - Cung cấp số liệu cho lập báo cáo, phân tích quyết toán - Lập báo cáo tài chính công khai các thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp ra bên ngoài cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, không cần biết chính xác những ái cần thông tin này Hình thức tổ chức sổ kế toán Không sử dụng hình thức sổ nhật kí chứng từ Có sử dụng hình thức nhật ký chứng từ.
- Nghiêm Văn Lợi, 2007, Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp – Giáo trình kế toán tài chính) 1.1.4.
- Nhiệm vụ của kế toán hành chính sự nghiệp Kế toán hành chính sự nghiệp là công việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật liệu, tài sản công, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của nhà nước ở đơn vị.
- Kế toán hành chính sự nghiệp có nhiệm vụ.
- Phối hợp với các phòng ban đơn vị trực thuộc lập dự toán kinh phí NSNN năm sau, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán, quyết toán.
- Công tác kế toán trong đơn vị HCSN 1.2.1.
- Khái niệm, ý nghĩa và nguyên tắc cơ bản của công tác kế toán 1.2.1.1.
- Khái niệm Khái niệm công tác kế toán là môt trong những nội dung thuộc về tổ chức quản lý trong đơn vị.
- Tổ chức công tác kế toán một cách thích ứng với điều kiện về quy mô, về đặc điểm hoạt động cũng như gắn với những yêu cầu quản lý cụ thể tại đơn vị HCSN một cách khoa học và hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của công tác kế toán mà còn là nhân tố quan trọng thực hiện tốt quản lý kinh phí và bảo vệ tài sản, tiền vốn của đơn vị, thực hiện tốt vai trò của kế toán là công cụ quản lý tài chính trong đơn vị.
- Công tác kế toán trong đơn vị HCSN cần đáp ứng yêu cầu cầu sau.
- Phù hợp với chế độ kế toán hiện hành - Phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị - Phù hợp với khả năng và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán hiện có.
- Đảm bảo thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ và yêu cầu cảu công tác kế toán và tiết kiệm được chi phí hạch toán.
- Công việc tổ chức kế toán ở đơn vị HCSN thuộc trách nhiệm của phụ trách kế toán của đơn vị ( trưởng phòng tài chính kế toán hoặc kế toán trưởng).
- Ý nghĩa - Đảm bảo cho việc thu nhận, hệ thống hóa thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời đáng tin cậy, phục vụ cho công tác quản lý kế toán tài chính.
- 11 - Mọi tồn tại và thiếu sót về công tác tổ chức kế toán đều có thể dẫn đến sự trì trệ trong công tác hạch toán kế toán và cung cấp thông tin tài chính không đầy đủ, không chính xác dẫn đến tiêu cực, lãng phí.
- Vì vậy tổ chức một cách khoa học và hợp lý công tác kế toán là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt để thực hiện tốt công tác quản lý tài chính ở đơn vị.
- Những nguyên tắc cơ bản của công tác kế toán Công tác kế toán phải tuân thủ những nguyên tắc kế toán chung, ngoài ra còn phải tuân thủ các nguyên tắc cụ thể đối với công tác tổ chức kế toán.
- Nguyên tắc nhất quán, thống nhất - Cơ cấu tổ chức kế toán phải là một bộ phận thống nhất về mặt quản lý của đơn vị và có mối quan hệ mật thiết với các bộ phận, phòng ban khác.
- Triển khai các nội dung của tổ chức kế toán phải thống nhất với các chế độ kế toán hiện hành.
- Các chỉ tiêu kế toán phải thống nhất với các chỉ tiêu kế hoạch để đảm bảo sự so sánh đánh giá hoạt động theo nhiệm vụ được giao.
- Bảo đảm tính thống nhất về các nghiệp vụ sử dụng trong kế toán.
- Các chính sách và phương pháp kế toán đơn vị đã lựa chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm.
- Nguyên tắc phù hợp - Phù hợp với quy mô, đặc điểm nhiệm vụ được giao của đơn vị.
- Phù hợp với khả năng, trình độ của các kế toán viên.
- Đảm bảo thu nhận, hệ thống hóa thông tin và cung cấp thông tin hiệu quả về toàn bộ hoạt động tài chính của đơn vị.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt