« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn


Tóm tắt Xem thử

- VŨ THỊ MINH PHƯỢNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- VŨ THỊ MINH PHƯỢNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN Chuyên ngành Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- DANH MỤC VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- Một số khái niệm về nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Khái niệm về cạnh tranh.
- Khái niệm về năng lực cạnh tranh.
- Khái niệm về nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Những vấn đề cơ bản và nội dung về năng lực cạnh tranh.
- Các hình thức cạnh tranh.
- Các cấp độ cạnh tranh.
- Cạnh tranh ở cấp độ ngành.
- Cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp.
- Cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm.
- Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh.
- Năng lực cạnh tranh về thương hiệu sản phẩm.
- Năng lực cạnh tranh về chất lượng, chủng loại sản phẩm.
- Năng lực đổi mới khoa học công nghệ.
- Năng lực Marketing.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xi măng.
- Bài học nâng cao năng lực cạnh tranh rút ra đối với Công ty Xi măng Vicem Bút Sơn.
- 28 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN.
- Khái quát về Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn.
- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn.
- Đặc điểm chủ yếu của Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn.
- Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
- Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy của Công ty.
- Đặc điểm máy móc thiết bị của Công ty.
- 42 2.1.3.4.Về năng lực tài chính.
- 50 2.1.3.6.Năng lực về đổi mới khoa học công nghệ.
- Năng lực marketing.
- Nhận diện các điểm mạnh và điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn so với các đối thủ cạnh tranh.
- Đánh giá đặc điểm khách hàng và những điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh.
- 69 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN.
- Mục tiêu, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn.
- Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn từ năm 2015 đến năm 2020.
- Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xi măng Vicem Bút Sơn.
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP xi măng Vicem Bút Sơn.
- Nâng cao năng lực bộ máy quản lý, chú trọng đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đồng thời củng cố việc xây dựng thương hiệu, mẫu mã sản phẩm.
- Về thiết lập và quản lý chiến lược cạnh tranh của Công ty.
- Bên cạnh những thuận lợi chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, mà khó khăn lớn nhất là cạnh tranh trong điều kiện không cân sức.
- Các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn cần phải khẩn trương tạo thế và lực cho mình để tận dụng những thuận lợi, hạn chế những khó khăn để đứng vững và vươn lên trong cuộc cạnh tranh gay gắt hiện nay.
- Trong những năm trước đây ngành xi măng Việt Nam hầu hết là DN nhà nước, được Nhà nước bảo hộ về giá cả nên khả năng cạnh tranh trong kinh doanh, NLCT của các DN sản xuất kinh doanh (SXKD) xi măng Việt Nam còn thấp.
- Từ năm 2010 cạnh tranh trên thị trường xi măng càng trở nên khốc liệt hơn, đánh dấu sự phát triển mạnh về nguồn cung xi măng trong nước với sự ra đời của nhiều nhà máy mới có công suất lớn đi vào hoạt động.
- 8 Chính vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của DN trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu hết sức quan trọng cấp bách cần tiếp tục được quan tâm đúng mức.
- Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn thuộc Tổng công ty xi măng VICEM, (trước đây là Tổng công ty xi măng Việt Nam), nhận thấy tính cấp thiết của việc xác định được sứ mệnh và tầm nhìn dài hạn của DN để xây dựng chiến lược cụ thể phù hợp đảm bảo sự phát triển bền vững, duy trì vị thế, duy trì phát triển thị phần, đa dạng hoá sản phẩm…chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn” làm Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
- Với cùng một mục tiêu là nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng mỗi doanh nghiệp sẽ có một chiến lược riêng của đơn vị mình.
- Và trong các nghiên cứu trên, vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh đã được đề cập và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực canh tranh của các đơn vị sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất xi măng.
- Tác giả đã chú trọng kế thừa và chọn lọc những ý tưởng liên quan đến đề tài để phân tích tình hình thực tiễn với góc độ chuyên sâu hơn, bám sát sự phát triển của Công ty trong giai đoạn hội nhập của toàn xã hội và tìm ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
- Đồng thời, tác giả cũng mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLCT của Công ty.
- Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về cạnh tranh và NLCT của DN cũng như kinh nghiệm của một số nước về nâng cao NLCT của DN xi măng.
- Phân tích đánh giá thực trạng nâng cao NLCT của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn giai đoạn .
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao NLCT của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn giai đoạn .
- Đối tƣợng, thời gian nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: nguồn lực và năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn.
- Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp để phân tích thực trạng NLCT của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLCT của Công ty.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Chương 2: Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn 10 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.
- Một số khái niệm về nâng cao năng lực cạnh tranh 1.1.1.
- Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau.
- Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia v.v… Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân vv.
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, cạnh tranh trong kinh doanh được hiểu là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung – cầu.
- Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình” [14, tr.258].
- Cạnh tranh là một xu thế tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường.
- Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh (SXKD) với nhau nhằm dành những điều kiện thuận lợi trong SXKD tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
- Khái niệm về năng lực cạnh tranh Thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu nhưng cho đến nay vẫn chưa có thống nhất giữa các học giả, các nhà chuyên môn về khái niệm cũng như cách phân tích đo lường đánh giá, phân tích NLCT ở cấp quốc gia, cấp ngành và cấp DN.
- Theo Fafchamps, NLCT của DN là khả năng DN đó có thể sản xuất sản phẩm 11 với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của các doanh nghiệp khác, nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có năng lực cạnh tranh cao.
- Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi DN, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị DN một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng hoạt động trong một lĩnh vực, cùng một thị trường.
- Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong DN được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ cạnh tranh.
- Trên cơ sở so sánh, muốn tạo lợi thế cạnh tranh đòi hỏi DN phải tạo lập được lợi thế so sánh với các đối thủ của mình, nhờ những lợi thế riêng có DN có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
- “NLCT của DN được hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của DN đó trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu xác định”.
- Khái niệm về nâng cao năng lực cạnh tranh Nâng cao năng lực cạnh tranh là sự cần thiết tất yếu của mỗi một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Những vấn đề cơ bản và nội dung về năng lực cạnh tranh 12 1.2.1.
- Các hình thức cạnh tranh Các hình thức cạnh tranh được dựa vào các tiêu thức khác nhau.
- Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường, cạnh tranh được chia thành ba loại.
- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất.
- Cạnh tranh giữa những người mua: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
- Khi cung nhỏ hơn cầu thì cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá mà họ cần.
- Cạnh tranh giữa những người bán: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, thị phần, kết quả là giá cả giảm xuống, chất lượng hàng hoá, dịch vụ tăng lên có lợi cho người mua.
- Trong cuộc cạnh tranh này, DN nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn.
- Căn cứ theo phạm vi ngành, cạnh tranh được phân thành hai loại.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các DN trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nhằm đạt được những ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và thu được lợi nhuận cao nhất.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành là động lực thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tiến bộ kỹ thuật.
- Không có cạnh tranh cùng ngành thì không có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí… thì bản thân ngành đó bị trì trệ, kéo theo nền kinh tế bị ảnh hưởng.
- Cạnh tranh làm cho lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động xã hội tăng lên tạo điều kiện giảm giá trị và giá cả hàng hóa trên thị trường.
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các DN trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
- Căn cứ vào tính chất cạnh tranh, cạnh tranh được phân thành ba loại.
- Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trường trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường.
- Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các DN buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
- Cạnh tranh không hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh trên thị trường mà trong đó cạnh tranh hoàn hảo không được đảm bảo vì ít nhất có một người bán (hoặc người mua) tương đối lớn, đủ để tác động đến giá cả thị trường, và do đó, đứng trước một đường cầu (hoặc cung) đi xuống.
- Cạnh tranh không hoàn hảo dùng để chỉ bất kỳ một hình thái thị trường không hoàn hảo nào, độc quyền thuần túy, độc quyền nhóm hay cạnh tranh độc quyền.
- Cạnh tranh không hoàn hảo là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay.
- Cạnh tranh độc quyền: Trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người cung cấp một hay một số sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu.
- Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia làm 2 loại.
- Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai.
- Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế, buôn lậu, móc ngoặc v.v.
- Các cấp độ cạnh tranh 1.2.2.1.
- Cạnh tranh ở cấp độ ngành Diễn đàn về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã định nghĩa về năng lực cạnh tranh của ngành như sau: “Năng lực cạnh tranh của ngành là khả năng của ngành trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
- 14 Tuy là định nghĩa của cấp ngành nhưng (OECD) đã gắn liền với điều kiện cạnh tranh quốc tế.
- Năng lực cạnh tranh cấp ngành là tổng hợp năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong một ngành và mối quan hệ giữa chúng.
- Nói chung, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc một ngành tuỳ thuộc vào khả năng của ngành đó, tuỳ thuộc vào khả năng sản xuất hàng hoá, dịch vụ, chất lượng, mức giá bằng hoặc thấp hơn mức giá phổ biến trên thị trường mà không cần đến trợ giá.
- Xét năng lực cạnh tranh ở cấp độ ngành, thì lý thuyết về chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh trong các lý thuyết cạnh tranh của Micheal Porter được chấp nhận nhiều hơn cả.
- Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm áp lực cạnh tranh, bao gồm: năng lực thương lượng của người cung ứng, nguy cơ bị thay thế, nguy cơ từ đối thủ mới, năng lực thương lượng của khách hàng và cường độ cạnh tranh trong ngành.
- Sơ đồ 1.1: Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter Nguồn: M.Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia” Cường độ cạnh tranh thể hiện ở: mức độ tập trung của ngành, sự khó khăn khi rút ra khỏi ngành, chi phí cố định/giá trị gia tăng, tình trạng tăng trưởng của ngành, tình trạng dư thừa công suất, khác biệt giữa các sản phẩm, các chi phí chuyển đổi, tính

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt