« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn” Tác giả luận văn: Vũ Thị Minh Phượng Khóa : 2014B- Nam Định Người hướng dẫn: TS.
- Lê Hiếu Học Từ khóa: Nănglựccạnhtranhdoanhnghiệp,ximăng NỘI DUNG TÓM TẮT: 1) Lí do chọn đề tài Ngành sản xuất xi măng Việt Nam hiện nay đã và đang chịu sự cạnh tranh giữa một bên là Tổng công ty xi măng Vicem một bên là các liên doanh nước ngoài tại Việt Nam và rộng hơn nữa là ngành xi măng của các nước trong 1 khu vực đã làm cho cuộc cạnh tranh bày trở nên nóng bỏng và gay gắt.
- Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn cũng nằm trong trào lưu đó.
- Đê tồn tại và phát triển, ngành xi măng Việt Nam nói chung, Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn nói riêng phải tìm mọi cách để vươn lên, đứng vững trong cuộc cạnh tranh.
- Chính điều đó đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải hướng mình vào guồng quay của sự cạnh tranh nếu không muốn phải tự đào thải khỏi thị trường.
- Chính vì vậy, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vicem Bút Sơn” làm Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, đây là đề tài sẽ có ý nghĩa rất thực tiễn, phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay 2) Mục đích nghiên cứu luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu.
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh (NLCT) của DN cũng như kinh nghiệm của một số nước về nâng cao NLCT của DN xi măng.
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về NLCT của DN và phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao NLCT của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn, luận văn đề xuất phương hướng và các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao 2 NLCT của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn.
- Đồng thời, tác giả cũng mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLCT của Công ty.
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: nguồn lực và năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động của công ty giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp để phân tích thực trạng NLCT của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLCT của Công ty.
- 3) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Luận văn đã tiến hành tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DN sau đó phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao NLCT của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn hiện nay.
- Đồng thời, tác giả cũng mạnh dạn đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao NLCT của Công ty, giúp công ty xác định tầm nhìn dài hạn để từ đó xây dựng chiến lược cụ thể phù hợp, đảm bảo sự phát triển bền vững, duy trì vị thế, phát triển thị phần và mục tiêu cuối cùng là sao cho lợi nhuận của công ty ngày càng tăng cao qua các năm.
- 4) Kết luận Công nghiệp xi măng Việt Nam trong lịch sử của mình đã chứng tỏ một cách xuất sắc vai trò làm chủ nguồn cung cấp, đáp ứng tốt mục tiêu bảo đảm trữ lưỡng “bánh mì” cho ngành Xây dựng và nhu cầu của xã hội, phát huy giá trị nguồn tài nguyên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
- Nhiều năm liền, ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (10 – 20% GDP).
- Công nghệ sản xuất được đầu tư theo hướng hiện đại hơn, sản lượng mỗi ngày một cao hơn, đưa toàn ngành Xây dựng của cả nước chấm dứt hoàn toàn thời kỳ thiếu xi măng kéo dài cho dù tăng trưởng GDP của nền kinh tế thường xuyên duy trì ở mức cao.
- Mô hình doanh nghiệp xi măng tiếp tục phát triển trong đa dạng theo hướng giảm dần tỷ trọng của các doanh nghiệp nhà nước và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân và 3 đầu tư nước ngoài, giúp cho tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xi măng mỗi ngày một phát triển theo hướng có lợi cho nền kinh tế và cho tiêu dùng xã hội, tạo ra tài sản cố định lớn hàng trăm hàng tỷ đồng cho đất nước, tạo công ăn việc làm cho trên 60 nghìn người lao động trực tiếp và gián tiếp, nộp ngân sách hàng năm hàng nghìn tỷ đồng.
- Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải tăng cường quản lý đầu tư và không ngừng hợp lý hóa sản xuất, nâng cao tỷ trọng nội địa hóa cơ khí xi măng, huy động đủ vốn điều lệ nhằm giảm áp lực trả lãi vay, triển khai hệ thống phát điện sử dụng nhiệt khí thải và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm chi phí tài chính, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cả về chất lượng và giá bán, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt