« Home « Kết quả tìm kiếm

Quản lý dự án đầu tư ứng dụng Công nghệ thông tin tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.


Tóm tắt Xem thử

- LƯU ĐỨC TRUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.
- Khái quát về công nghệ thông tin.
- Khái niệm về công nghệ thông tin.
- Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
- Đặc điểm của công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin.
- Khái quát chung về dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
- Khái niệm dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
- Đặc điểm dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
- Phân loại dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
- NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG.
- Nội dung quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
- Các hình thức quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
- Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
- 29 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.
- MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ NHU CẦU VỀ ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.
- Quá trình hình thành cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Vị trí, chức năng nhiệm vụ của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam .
- Mục tiêu đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.
- Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại cơ quan BHXH Việt Nam giai đoạn .
- Đánh giá công tác quản lý đầu tư dự án công nghệ thông tin tại một số dự án giai đoạn 2012-2015.
- Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
- KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2012-2015.
- Về tiến độ dự án.
- 60 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.
- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.
- Định hướng chủ yếu về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy thực hiện quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện kết thúc dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
- 84 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BHXH Bảo hiểm xã hội 2 BHYT Bảo hiểm y tế 3 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 4 CNTT Công nghệ thông tin 5 DAĐT Dự án đầu tư 6 ƯDCNTT Ứng dụng công nghệ thông tin 6 ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản 7 QLDA Quản lý dự án 8 KT – XH Kinh tế - xã hội 9 TDT Tổng dự toán 10 TKKT Thiết kế kỹ thuật 11 Ban QLDA PMNV Ban Quản lý dự án phần mềm nghiệp vụ 12 TW Trung ương 13 UBND Uỷ ban nhân dân 14 CĐT Chủ đầu tư 15 TKSB Thiết kế sơ bộ 16 HNTH Hội nghị truyền hình 17 Phần mềm 3S Phần mềm quản lý nghiệp vụ hoạt động ngành BHXH (phần mềm 3S) 18 HSMT/HSYC Hồ sơ mời thầu/ Hồ sơ yêu cầu 19 TKTC Thiết kế thi công DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Bảng phân loại quy mô dự án đầu tư ƯDCNTT (NĐ Bảng 2.1 Dự toán phân bổ kinh phí dự án CNTT giai đoạn Bảng 2.2 Bản tiêu chí đánh giá chất lượng báo cáo thuyết minh đầu tư 40 4 Bảng 2.3 Bảng đánh giá chất lượng báo cáo kháo sát 42 5 Bảng 2.4 Bảng số liệu đánh giá về chất lượng hồ sơ trình phê duyệt dự án 43 6 Bảng 2.5 Bảng số liệu đánh giá hồ sơ thiết kế thi công và tổng dự toán 46 7 Bảng 2.6 Bảng đánh giá tỷ lệ chỉnh sửa giai đoạn lựa chọn nhà thầu 47 8 Bảng 2.7 Bảng Tổng mức đầu tư, tổng dự toán xây dựng phần mềm 3S 51 9 Bảng 2.8 Bảng thời gian thực hiện hợp đồng EPC xây dựng Phần mềm 3S 52 10 Bảng 2.9 Bảng tổng mức đầu tư, tổng dự toán HNTH ngành BHXH 54 11 Bảng 2.10 Bảng danh mục dự án tạm dừng 57 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Trình tự thực hiện dự án đầu tư 19 2 Hình 1.2 Các chủ thể tham gia quản lý dự án 30 3 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của hệ thống BHXH Việt Nam 36 4 Hình 2.2 Mô hình kiến trúc hệ thống CNTT ngành BHXH Hình 2.3 Các giai đoạn đầu tư 56 1 MỞ ĐẦU 1.
- Bên cạnh việc hoàn thiện các chế độ chính sách bảo đảm quyền lợi cho người lao động, phục vụ công tác an sinh xã hội theo chức năng nhiệm vụ, BHXH Việt Nam cũng không ngừng quan tâm phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị của ngành theo đó công tác đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành BHXH, mua sắm, lắp đặt trang thiết bị CNTT, phát triển phần mềm, xây dựng CSDL ngày càng được chú trọng nhằm đảm bảo điều kiện vật chất, làm việc tốt nhất cho cán bộ ngành BHXH cũng như phục vụ người dân và doanh nghiệp tham gia BHXH.
- Cùng với việc thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), công tác quản lý dự án đầu tư ứng dụng CNTT của Ngành cũng được quan tâm, hoàn thiện song trên thực tế vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập trong công tác này như quản lý cấp phát vốn, quản lý thanh quyết toán vốn dự án còn chậm, thủ tục rườm rà.
- chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đầu tư, hiệu quả đầu tư các dự án ứng dụng CNTT của ngành chưa cao.
- Bên cạnh những hạn chế, bất cập nêu trên, một số quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư ứng dụng CNTT như Luật Công nghệ thông tin, Luật Đầu tư…và các Nghị định, Thông tư liên quan đến quản lý đầu tư ưng dụng CNTT cũng chưa hoàn thiện vừa thiếu còn có những chồng chéo, khó thực hiện hoặc chưa có hướng dẫn rõ ràng nên đã có những tác động, ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư ứng 2 dung CNTT nói chung, quản lý đầu tư ứng dụng CNTT tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói riêng.
- Xuất phát từ nhận thức nêu trên, cùng với mong muốn tìm hiểu và góp phần hoàn thiện công tác quản lý ứng dụng CNTT ngành BHXH, đề tài: “Quản lý dự án đầu tư ứng dụng Công nghệ thông tin tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam” được lựa chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nếu tìm hiểu về quản lý dự án về lĩnh vực xây dựng cơ bản thì chủ đề này luôn nhận được nhiều sự quan tâm trên nhiều phương diện ví như: văn bản quy phạm pháp luật, nghiên cứu khoa học vi đây là hoạt động thường xuyên và phổ biến ở hầu hết các ngành, các cơ quan.
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản cũng là một chủ đề được đề cập khá phong phú, đa dạng với nhiều thể loại như sách, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, báo, tạp chí.
- Ở thể loại sách Một số công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến vấn đề quản lý dự án đầu tư mà tác giả được biết đến như.
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng”, Nhà xuất bản Xây dựng.
- Công trình nghiên cứu này đã đề cập một số vấn đề về quản lý dự án đầu tư XDCB: Quản lý dự án là sự kết hợp tuyệt vời giữa khoa học và nghệ thuật, do đó người quản lý dự án ngoài những kiến thức cơ bản về khoa học quản lý, công nghệ quản lý, còn phải nắm vững nghệ thuật quản lý.
- Đó là sự đổi mới tư duy cần thiết để có thể nắm được những luận thức mới, những tư tưởng mới của lý thuyết quản lý hiện đại.
- Công trình cũng cung cấp những vấn đề cơ bản của quản lý dự án cũng như những công việc cụ thể phải làm khi quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Quản lý dự án xây dựng – Cẩm nang hướng dẫn thực hành quản lý thi công tại công trường”, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.
- Cuốn sách được xem là cẩm nang hướng dẫn toàn diện về quá trình hoạch định lịch trình dự án theo phương pháp đường 3 găng (CPM).
- Đây là sự kết hợp giữa các nguyên tắc nền tảng cơ bản của phương pháp CPM với trọng tâm hướng đến quy trình lập kế hoạch dự án được thể hiện thông qua một dự án mẫu.
- Nội dung chính nêu các nguyên tắc lập kế hoạch và các bước hoạch định quy trình được áp dụng cho quản lý từng loại dự án xây dựng.
- Ở thể loại luận văn, luận án Đối với ngành BHXH thì công tác quản lý dự án đầu tư XDCB cũng nhận được sự quan tâm nghiên cứu ở nhiều giác độ khác nhau, trong đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như.
- Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Đỗ Văn Sinh ( 2005), “Hoàn thiện quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Thực trạng và giải pháp hoàn thiện đầu tư trụ sở làm việc của Hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam”, Đề tài khoa học, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Qua sự phân tích ở trên có thể dễ dàng nhận thấy, “Quản lý dự án đầu tư ứng dụng Công nghệ thông tin tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam” là một đề tài mới không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố.
- Đề tài luận văn được hoàn thành sẽ góp phần làm phong phú thêm cho tình hình nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực đầu tư ƯDCNTT trong cơ quan nhà nước và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư Công nghệ thông tin tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn làm rõ thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư ứng dụng CNTT tại cơ quan BHXH Việt Nam giai đoạn 2012-2015.
- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án ứng dụng CNTT tại cơ quan BHXH Việt Nam.
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý dự án ứng dụng CNTT.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án ứng dụng CNTT tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động quản lý dự án đầu tư ứng dụng CNTT tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói riêng, ngành BHXH nói chung trong thời gian tới.
- Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý dự án đầu tư ứng dụng CNTT của BHXH Việt Nam như một quy trình quản lý dự án bao gồm các khâu: lập dự án, chuẩn bị dự án, thực hiện dự án ( thi công, giám sát về chất lượng, tiến độ, an toàn, chi phí, môi trường.
- và kết thúc dự án.
- Phạm vi về thời gian Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý dự án đầu tư ƯDCNTT tại cơ quan BHXH Việt Nam từ năm 2012 đến 2015.
- Phạm vi về không gian Luận văn nghiên cứu công tác quản lý dự án đầu tư ƯDCNTT tại cơ quan BHXH Việt Nam.
- Phạm vi về nội dung Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư ƯDCNTT tại cơ quan BHXH Việt Nam để chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong việc quản lý dự án đầu tư ƯDCNTT.
- Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư CNTT tại cơ quan BHXH Việt Nam trong thời gian tới.
- Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư ứng dụng CNTT tại cơ quan BHXH Việt Nam ? 5 - Nguyên nhân khiến công tác quản lý dự án đầu tư ứng dụng CNTT tại cơ quan BHXH Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả trong thời gian vừa qua.
- Cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý dự án đầu tư ứng dụng CNTT tại cơ quan BHXH Việt Nam? 7.
- Phương pháp luận - Phương pháp luận duy vật biện chứng Thông qua phương pháp luận duy vật biện chứng sẽ giúp cho nghiên cứu có cái nhìn toàn diện, tổng thể từng khía cạnh của công tác quản lý dự án đầu tư CNTT, trên cơ sở đó có sự đánh giá khách quan, chính xác, đồng thời nhận thức được các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án nói chung và quản lý dự án đầu tư CNTT nói riêng, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư ƯDCNTT.
- Phương pháp định tính, định lượng Qua việc thu thập thông tin, dùng phương pháp thống kê để mô tả, so sánh, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư ƯDCNTT tại cơ quan BHXH Việt Nam trong giai đoạn 2012-2015.
- Phương pháp nghiên cứu - Nhóm các phương pháp thu thập thông tin : Phân tích tài liệu, phỏng vấn , trao đổi + Phương pháp phân tích tài liệu là việc xem xét các thông tin có sẵn, nguồn số liệu thu thập được về dự án đầu tư CNTT (ví như nguồn vốn, tiến độ dự án, công tác giải ngân cấp phát vốn qua từng năm.
- để rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Phỏng vấn, trao đổi là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin giữa người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin về dự án, công tác quản lý dự án như những bất cập trong công tác quản lý dự án đầu tư CNTT hay kinh nghiệm của các nhà quản lý đối với từng dự án.
- Kết hợp với phỏng vấn, trao đổi là 6 quan sát và lắng nghe để thu thập thông tin được chính xác, hiệu quả và khách quan hơn.
- Phương pháp xử lý thông tin : thống kê, xác suất, sử dụng trợ giúp từ máy tính.
- Kết quả thu thập thông tin từ việc nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn, trao đổi tồn tại dưới hai dạng thông tin định tính và thông tin định lượng cần được xử lý để xây dựng các luận cứ khoa học về quản lý dự án đầu tư ƯDCNTT.
- 7 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1.
- Khái quát về công nghệ thông tin 1.1.1.
- Bách khoa toàn thư (Wikipedia) đưa ra khái niệm: “CNTT là công nghệ ứng dụng cho việc xử lý thông tin” Luật CNTT xác định: "CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số" (Quốc hội, 2006, trang 2).
- Nghị quyết 49/CP ký ngày về phát triển công nghệ thông tin của chính phủ Việt Nam, như sau: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội." Như vậy CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và quá trình thu thập, xử lý, lưu giữ thông tin.
- Theo cách nhìn đó, CNTT bao gồm các phương pháp khoa học, các phương tiện, công cụ và giải pháp kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là máy tính và mạng truyền thông cùng với hệ thống nội dung thông tin điện tử nhằm tổ chức, lưu trữ, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động như KT-XH, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
- Từ đó có thể rút ra khái niệm về CNTT: CNTT là tập hợp các phương pháp 8 khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông, nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
- a) Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin: Ngày nay, CNTT được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống KT-XH.
- Ứng dụng CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển KT-XH, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước.
- Chúng ta nghiên cứu một số khái niệm về ứng dụng CNTT.
- Chỉ thị 58 của Bộ chính trị đưa ra quan điểm: ứng dụng CNTT là quá trình đưa CNTT vào các lĩnh vực KT-XH nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và HĐH các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH (Bộ chính trị, 2000 trang 1).
- Luật CNTT cho rằng: Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực KT-XH, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này (Quốc hội, 2006, trang 2).
- Như vậy ứng dụng CNTT là việc đưa các sản phẩm của CNTT như phần mềm, thiết bị CNTT, mạng máy tính vào hoạt động ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm HĐH các hoạt động, giải phóng sức lao động, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.
- Qua đó có thể thấy khái niệm về ứng dụng CNTT trong Luật CNTT là phù 9 hợp nhất: “Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực KT-XH, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này” (Quốc hội, 2006, trang 2).
- b) Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của CQNN: Khái niệm ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN mới được đưa ra trong những năm gần đây, nhằm đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ cho công tác quản lý, điều hành và giao dịch của cơ quan hành chính Nhà nước.
- Nghị định 64 của Chính phủ đưa ra khái niệm: “ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động của CQNN nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của CQNN và giữa CQNN, trong giao dịch của CQNN với tổ chức và cá nhân.
- Với quan điểm ứng dụng CNTT trong cơ hoạt động của CQNN như trên, Nghị định 64/2007/NĐ-CP đã đặt ra nhiệm vụ cho CQNN đó là hiện đại hóa nền hành chính và hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử.
- a) Đặc điểm của công nghệ thông tin.
- Thứ nhất, CNTT là công nghệ mũi nhọn.
- Công nghệ mũi nhọn là công nghệ được xây dựng dựa trên những thành quả mới nhất của nhiều ngành công nghệ khác và của những lý thuyết khoa học hiện đại.
- Do vậy, để xây dựng được một ngành công nghệ mũi nhọn, trước hết, phải phát triển ngành khoa học đó trên cơ sở những lý thuyết hiện đại nhất và có những bước đi thích hợp trong quá trình phát triển, ứng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt