« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex.


Tóm tắt Xem thử

- 1 CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- 4 1.1 CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- 4 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh.
- 4 1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- 5 1.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH.
- 9 1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- 13 1.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
- 22 1.3.3 Các yếu tố môi trường nội tại doanh nghiệp.
- 25 1.3.3.4 Văn hóa doanh nghiệp.
- 25 1.4 CÁC CÔNG CỤ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- 26 1.4.1 Các mô phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- 26 1.4.2 Chiến lược cạnh tranh chi phí thấp.
- 28 1.4.3 Chiến lược cạnh tranh đặc trưng hóa sản phẩm.
- 29 1.4.4 Chiến lược cạnh tranh trọng tâm.
- 32 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP VINACONEX-ITC.
- 33 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP VINACONEX-ITC.
- 33 2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty.
- 33 2.1.2 Sản phẩm và thị trường ngành của Công ty.
- 33 2.1.3 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty.
- 35 2.1.4 Phương châm hoạt động của công ty.
- 37 2.1.5 Định hướng phát triển của công ty.
- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX-ITC.
- 41 2.2.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại.
- 45 Luận văn Thạc sĩ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên : Trương Tấn Phúc Viện Kinh tế và Quản lý MSHV : CB .
- Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
- 53 2.2.3 Phân tích môi trường nội tại của công ty.
- 57 2.2.3.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp.
- 61 2.2.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Vinaconex-ITC.
- 66 2.2.4.5 Các chiến lược của Công ty.
- 67 CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN VINACONEX-ITC.
- 68 3.1 TÍNH CẤP THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VINACONEX-ITC.
- 68 3.1.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu tất yếu.
- 68 3.1.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
- 69 3.1.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp định hướng, chiến lược của Công ty.
- 70 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VINACONEX-ITC.
- 70 3.2.1 Giải pháp 1: Nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý.
- Giải pháp 3: Nâng cao năng lực công nghệ - kỹ thuật.
- 85 3.2.5 Giải pháp 5: Nâng cao năng lực tài chính.
- Luận văn Thạc sĩ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên : Trương Tấn Phúc Viện Kinh tế và Quản lý MSHV : CB130254 8 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ DN Doanh nghiệp TCT Tổng công ty CTCP Công ty cổ phần Vinaconex-ITC Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex BQLCDA Ban quản lý các dự án CBCNV Cán bộ công nhân viên BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh SP/DV Sản phẩm/Dịch vụ NNL Nguồn nhân lực NCKH Nghiên cứu khoa học ĐNA Đông Nam Á Luận văn Thạc sĩ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên : Trương Tấn Phúc Viện Kinh tế và Quản lý MSHV : CB130254 9 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Bảng các chiến lược cạnh tranh.
- 74 Bảng 2.3 Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vinaconex-ITC.
- 77 Bảng 2.4 Bảng cân đối kết toán năm 2014-2015 của công ty Vinaconex-ITC.
- 80 Bảng 2.5 Bảng chiến lược SWOT của công ty Vinaconex-ITC.
- 88 Luận văn Thạc sĩ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên : Trương Tấn Phúc Viện Kinh tế và Quản lý MSHV : CB130254 10 DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH - SƠ ĐỒ Mô hình 1.1: Mô hình 5 yêu tố cạnh tranh của Michael Porter.
- 43 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Vinaconex-ITC.
- Lý do chọn đề tài : Bất kỳ Doanh nghiệp nào khi đã tham gia kinh doanh trên thị trường đều luôn phải đối mặt với những áp lực cạnh tranh ngày càng tăng trong thị trường đó.
- Để có thể tồn tại và phát triển, mọi doanh nghiệp đều phải hoạch định được một chiến lược cạnh tranh dài hạn nhất quán và hợp lý.
- Muốn vậy doanh nghiệp phải luôn nhận diện và ứng phó được với các biến động trong thị trường, hiểu được hoạt động của các đối thủ cạnh tranh và vị trí của doanh nghiệp mình.
- Các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với những đối thủ công ty từ bên ngoài với nguồn lực to lớn vượt trội.
- Điều này khiến cho nâng cao năng lực cạnh tranh ngày càng trở thành cấp thiết với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Vinaconex-ITC nói riêng.
- Công ty Vinaconex-ITC là một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư Bất động sản nghỉ dưỡng và du lịch.
- Tuy nhiên trong điều kiện thị trường BĐS Việt Nam sau giai đoạn phát triển nóng năm 2009-2010 đã rơi vào thời kỳ đóng băng cùng với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành, khiến tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp gặp không ít khó khăn và thử thách.
- Nhận thức được vấn đề này, cùng với sự hướng dẫn của Thầy giáo PGS.TS Trần Trọng Phúc và những kiến thức được các thầy cô hướng dẫn trang bị trong khóa học cao học 2013-2015 tại trường đại học Bách khoa Hà Nội, tôi đã vận dụng vào tình hình thực tế tại Công ty Vinaconex-ITC để thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ kỹ thuật quản trị kinh doanh : “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex” Luận văn Thạc sĩ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên : Trương Tấn Phúc Viện Kinh tế và Quản lý MSHV : CB130254 2 Những giải pháp và quan điểm được đề cập trong luận văn mang quan điểm cá nhân tác giả, nhằm diễn giải thực trạng của công ty trên cơ sở lý luận về lý thuyết cạnh tranh.
- Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Hệ thống hóa lại lý thuyết cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex để chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như các thách thức và cơ hội của thị trường và đưa ra các chiến lược khả dĩ.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex.
- Đối tƣợng nghiên cứu - Hệ thống lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .
- Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex qua hai năm 2015 và 2016 và đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
- Phương pháp nghiên cứu định tính : Thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá các dữ liệu của ngành qua các báo cáo thống kê hàng năm của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex, của Bộ Xây dựng, các bài nghiên cứu về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam ..và thu thập khảo sát điều tra từ phía khách hàng và các nghiên cứu phân tích thị trường của các công ty và dữ liệu từ các đối thủ cạnh tranh.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng : sử dụng các mô hình nghiên cứu kinh tế học hiện nay như mô hình 5 yếu tố quyết định cạnh tranh của Michael Luận văn Thạc sĩ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên : Trương Tấn Phúc Viện Kinh tế và Quản lý MSHV : CB130254 3 Porter, ma trận tăng trưởng/Thị phần (BCG), bảng vị thế công ty/tính hấp dẫn ngành (MCKinsey) và ma trân SWOT .
- Về mặt lý luận: Luận văn đã tập hợp các tài liệu liên quan, xâu chuỗi và hệ thống các lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở lý luận, luận văn đã vận dụng để phân tích, đánh giá thực trạng của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex và ngành Bất động sản Việt Nam.
- Từ đó định vị được vị trí cạnh tranh của Công ty và sự vận động của ngành.
- Cuối cùng luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp : trình bày cơ sở lí luận về cạnh tranh, sử dụng hình 5 yếu tố của của M.E.
- Porter để phân tích cách thức đánh giá, định vị năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thị trường ngành từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong sự vận động của thị trường ngành.
- Chƣơng 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Vinaconex-ITC : trình bày thực trạng tình hình Công ty trong giai đoạn hiện tại áp dụng lý thuyết để phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty hiện nay, từ đó phân tích chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu của Công ty.
- Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vinaconex-ITC: trình bày các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay của Công ty.
- Luận văn Thạc sĩ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên : Trương Tấn Phúc Viện Kinh tế và Quản lý MSHV : CB130254 4 CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh.
- Cạnh tranh là một đặc tính cố hữu trong thế giới tự nhiên cũng như xã hội loài người.
- Tương tự trong kinh tế học, cạnh tranh là đặc tính và động lực phát triển của nền kinh tế thị trường.
- Với sự giới hạn về nguồn lực của các chủ thể kinh tế nhưng lại là sự vô hạn về nhu cầu, mong muốn của các bên, cạnh tranh là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh trạnh của mình theo kịp sự cạnh tranh của ngành.
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các khái niệm và quan điểm về cạnh tranh cũng được phát triển lên qua nhiều giai đoạn.
- cạnh tranh có thể làm giảm chi phí và giá cả sản phẩm, từ đó khiến cho toàn bộ xã hội được lợi do năng suất của các doanh nghiệp tăng lên tạo ra.
- “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
- Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh của tư bản chủ nghĩa, Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường.
- định nghĩa: Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất.
- “Cạnh tranh là giành lấy thị phần, bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có.
- Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.
- ”Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.
- Như vậy, trong phạm vi luận văn này, xin hiểu theo nghĩa chung nhất: cạnh tranh trong kinh doanh là những nỗ lực ganh đua gay gắt và quyết liệt giữa các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường để giành giật những điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất trong sự giới hạn của các nguồn lực nhằm đem lại cho mình nhiều lợi ích cao nhất.
- Kinh doanh trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp bắt buộc phải chấp nhận cạnh tranh, ganh đua với nhau, phải luôn không ngừng phát triển để giành được ưu thế tương đối so với đối thủ.
- Nếu như lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh bắt buộc họ phải tiến hành các hoạt động đó một cách có hiệu quả cao nhất nhằm thu được lợi nhuận tối đa.
- Kết quả cạnh tranh sẽ loại bỏ được các hoạt động không hiệu quả gây lãng phí, thậm chí là loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém và thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.
- Ở Việt Nam, cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế, cạnh tranh được thừa nhận là một quy luật kinh tế khách quan và được coi như là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức điều hành kinh doanh của các doanh nghiệp.
- 1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Luận văn Thạc sĩ QTKD Trường ĐHBK Hà Nội Học viên : Trương Tấn Phúc Viện Kinh tế và Quản lý MSHV : CB130254 6 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất.
- Có một số quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính như sau : Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp.
- Hạn chế trong quan điểm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của doanh nghiệp khác.
- Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động.
- Qua đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
- Porter (1990), năng suất lao động là thức đo duy nhất về năng lực cạnh tranh.
- Tuy nhiên, quan điểm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
- Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.
- Vì vậy để có thể đưa ra một khái niệm phù hợp về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần phải đảm bảo một số yếu tố đặc trưng gắn liền với doanh nghiệp, cơ cấu của ngành.
- Năng lực cạnh tranh cần phù hợp với vị trí, giới hạn nguồn lực của doanh nghiệp.
- Năng lực cạnh tranh cần thể hiện được khả năng mở rộng phát triển sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải gắn với mục tiêu doanh nghiệp, phương thức thực hiện và chiến lược cạnh tranh phù hợp.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt