You are on page 1of 15

Câu 1: khái niệm văn minh? So sánh khái niệm văn hóa- văn minh?

Trả lời:
* Khái niệm văn minh: Theo từ điển tiếng Việt Văn minh là trình độ phát triển
đạt đến một mức độ nhất định của xã hội loài người, có nền văn hoá vật chất
và tinh thần với những đặc trưng riêng.( Văn minh Ai Cập. Ánh sáng của văn
minh. Nền văn minh của loài người.)
* So sánh văn hóa- văn minh:
Văn hóa Văn minh
- Xuất hiện khi có con người( cách nay - Xuất hiện khi có Nhà nước( cách
khoảng 2tr300 năm) ngày nay khoảng 3500 năm)
- Văn hóa là sự khác biệt - Văn minh thể hiên sư cao thấp
- Xu hướng tìm đến cái riêng - Xu hướng cái chung, cái phổ biến
- Thường liên quan đến tinh thần - Thường liên quan đên KH-KT-CN

Câu 2: Trình bày khái quát về lịch sử văn minh Thế Giới: các giai đoạn
phát triển? trình bày khái quát các nền văn minh lớn trên thế giới?

Trả lời:
1. Thời đại văn minh nông nghiệp( 4000 năm TCN- TK XVII)
- Kinh tế nông nghiệp làm nền tảng:
+ Trồng cây lương thực
+ Trồng cây công nghiệp: nho
+ Chăn nuôi du mục và buôn bán
- Lực lượng sản xuất: sức lao động của con người
- Công cụ lao động thô sơ
- Chia thành 2 khu vực là:
+ Phương Đông: Châu Á, Châu Phi : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc,
Đông Nam Á, Arap- Các nền văn minh song song tồn tại
+ Phương Tây: Hi Lạp =>La Mã=>Tây Âu: Kế thừa
=> Tốc độ Phát triển của văn minh Phương Tây nhanh hơn văn minh Phương
Đông
2. Văn minh công nghiệp( TK XVII- 1945)
- Nền tảng kinh tế là công nghiệp
- Sử dụng máy móc tập chung vào các công xưởng, nhà máy, lấy kinh tế công
thương nghiệp là chủ yếu
- Lấy máy móc thay thế cho sức lao động của con người
- Các nền văn minh phát triển cao hơn đi chinh phục các nền văn minh khác =>
Phổ biến, lan tỏa của các nền văn minh
- Trung tâm ở Châu Âu
- Cuộc cách mạng dân chủ tư sản
- Cách mạng công nghiệp ở Anh thế kỉ XVIII
- Cách mạng về tư tưởng
3. Văn minh hậu công nghiệp( văn minh tin học)
- Khoa học kĩ thuật là động lực phát triển chính
- Dây chuyền công nghiệp hóa -> tự động hóa
- Động lực sản xuất chính: tri thức của con người

Câu 3; phân tích điều kiện hình thành và phát triển của các nền văn
minh thời kì cổ đại? phân tích sư giống và khác nhau trong các điều
kiện đó của các nền văn minh Phương Đông và văn minh Phương Tây
cổ đại?
Trả lời:
* Văn Minh Phương Đông:
1.Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lí:
+ Bao gồm Châu Á, và đông bắc Châu Phi-> biên giới tiếp giáp của các nền văn
minh-> khả năng giao lưu, trao đổi
+ Văn minh Ai Cập: gồm Ai Cập, Xu Đăng, LiBi, NuBi, Ephiopia, 1 phần xa mạc
xahara
+ Văn minh Lưỡng Hà: nằm ở Tây Á gồm Irag, Iran và bán đảo Arap
+ Văn minh Ấn Độ: gồm Ấn Độ hiện nay và pakistan, neepan, păngladek
+ Văn minh Trung Hoa: gồm Trung Quốc hiện nay, Mông Cổ và một phần miền
Bắc Việt Nam hiện nay
- Sông ngòi:
+ Đây là điều kiện quan trọng nhất để hình thành các nền văn minh
+ Bồi đắp phù sa đồng bằng
+ Giá trị giao thương
+ Cái nôi nghệ thuật
+ Giá trị tín ngưỡng
2. Dân cư- Nhân tố con người:
- cần cù chịu khó
- Tinh thần đoàn kết
- Tư duy khép kín, tổng hợp biện chứng
3, Kinh tế xã hội:
- Nông nghiệp: tự cung tự cấp
- Chính trị: quân chủ chuyên quyền, độc đoán
- Nhân tố cá nhân lịch sử nội trội
* Văn minh Phương Tây
1. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình; Hy lạp bị chia cắt
La mã rất ít bằng phẳng
- Nằm ở vành đai ôn đới nên sự đa dạng của giống loài thấp
=> không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng cây lương thực
Thuận lợi để phát triển thương nghiệp biển
Thuận lợi để tiếp thu, tích lũy thành tựu văn minh từ nơi khác
2. Dân cư
- Cởi mở, tư duy phóng khoáng->dễ tiếp nhận, hấp thụ giá trị mới
- Tư duy duy lí: tôn trọng nguyên tắc chung, truyền thống luật pháp sớm
- Năng động, sáng tạo, nhay bén, khả năng thích ứng cao
Câu 4: Trình bày thành tựu nghệ thuật của Ai Cập cổ đại?
Trả lời:
* Về kiến trúc:
Người Ai Cập cổ đại đã xây dựng rất nhiều đền đài, cung điện, nhưng
nổi bật nhất phải kể đến là các kim tự tháp hùng vĩ, vĩnh cửu. Người thiết kế ra
Kim tự tháp đầu tiên để làm nơi yên nghỉ cho các pharaon là Imhotép. Người
ta đã phát hiện ra khoảng 70 Kim tự tháp lớn nhỏ khác nhau trong đó có 3 Kim
tự tháp nổi tiếng nằm ở gần thủ đô Cairo. Lớn nhất là Kim tự tháp Kêôp“giấy”
cổ xưa nhất, do vậy ngôn ngữ nhiều nước trên thế giới, giấy được gọi là papes,
papier ...Năm 1822, một nhà ngôn ngữ học người Pháp là ( Kheops ) cao tới
146m, đáy hinh vuông , mỗi cạnh tới 230m. Đã mấy ngàn năm qua các Kim tự
tháp vẫn sừng sững với thời gian. Vì vậy người Ai Cập có câu “ Tất cả mọi vật
đều sợ thời gian, nhưng riêng thời gian phải nghiêng mình trước Kim tự tháp”.
* Về điêu khắc:
Ngoài việc xây dựng các lăng mộ, người Ai Cập cổ còn để lại ấn tượng
cho đời sau qua các công trình điêu khắc. Đặc biệt nhất là tượng Nhân Sư
(Sphinx ) hùng vĩ ở gần Kim tự tháp Khephren. Bức tượng mình sư tử với
gương mặt Khephren cao hơn 20m này có lẽ muốn thể hiện Khephren là chúa
tể với trí khôn của con người và sức mạnh của sư tử.
Câu 5: Trình bày những thành tựu KHTN của Ai Cập cổ đại?
Trả lời:

* Về thiên văn, người Ai Cập cổ đã vẽ được bản đồ sao, họ đã xác định 12


cung hoàng đạo và sao Thuỷ,Kim, Hoả, Mộc, Thổ. Người Ai Cập cổ làm ra lịch
dựa vào sự quan sát sao Lang ( Sirius ). Một năm của họ có 365 ngày, đó là
khoảng cách giữa hai lần họ thấy sao Lang xuất hiện đúng đường chân trời. Họ
chia một năm làm 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Năm
ngày còn lại được xếp vào cuối năm làm ngày lễ. Để chia thời gian trong ngày,
họ đã chế ra đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước.
* Về toán học, do yêu cầu làm thuỷ lợi và xây dựng nên kiến thức toán học
của người Ai Cập cổ cũng sớm được chú ý phát triển. Họ dùng hệ đếm cơ số
10. Họ rất thành thạo các phép tính cộng trừ, còn khi cần nhân và chia thì thực
hiện bằng cách cộng trừ nhiều lần. Về hình học, họ đã tính được diện tích của
các hình hình học đơn giản; đã biết trong một tam giác vuông thì bình phương
cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. Pi của họ tính = 3,14
* Về Y học, người Ai Cập cổ đã chia ra các chuyên khoa như khoa nội, ngoại ,
mắt, răng, dạ dày ... Họ đã biết giải phẫu và chữa bệnh bằng thảo mộc
Câu 6: Trình bày thành tựu luật pháp của nền văn minh Lưỡng hà cổ
đại?
Trả lời:
Nhà nước ban đầu của người Sumer được tổ chức theo chế độ quân
chủ chuyên chế, đứng đầu là nhà vua được gọi là Patêsi nắm tất cả các quyền
lực tối cao, lời nói của vua là luật pháp. Đến thời vương quốc Hammurabi thì
tổ chức bộ máy nhà nước tương đối hoàn thiện.
Thế kỉ XVIII TCN, dưới thời Hammrabi ông cũng cho ra đời một bộ luật, bộ luật
này gồm 282 điều khoản, được khắc trên một tấm đá cao 2m25, rộng 2m. Đây
là bộ luật cổ nhất thế giới mà con người ngày nay biết được
Câu 7: Trình bày thành tựu tôn giáo của nền văn minh Ấn Độ cổ đại?
Trả lời:

Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như đạo Balamôn, đạo Phật, đạo, Jain
và đạo Xích.
❖ Đạo Balamôn ra đời vào khoảng thế kỉ XV TCN, trong hoàn cảnh đang
có sự bất bình đẳng rất sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho
sự hợp lí của tình trạng bất bình đẳng đó.
❖ Đạo Balamôn không có người sáng lập, không có giáo chủ. Đạo
Balamôn thờ thần Brama(thần Sáng tạo), Visnu(thần Bảo vệ), Siva(thần
Huỷ diệt, có huỷ diệt cái cũ thì mới có thể sáng tạo cái mới)...Về mặt xã
hội, đạo Balamôn là công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp. Giáo lí quan
trọng nhất của đạo Balamôn là thuyết luân hồi mà sau này nhiều tôn
giáo khác chịu ảnh hưởng. Trong quá trình phát triển, đạo Balamôn có
thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn Vêđa ( thế kỉ XV TCN - thế kỉ V TCN ),
giai đoạn Balamôn ( thế kỉ V TCN - đầu CN ), giai đoạn Hinđu (đầu CN -
nay ).
❖ Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta
Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ
Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho là
đây là năm Đức Phật nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo
đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác
hẳn những người theo đạo Thiên chúa).
- Giáo lí cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế (bốn điền suy xét kì
diệu):
○ Khổ đế (suy xét về sự khổ cực, luân hồi, nghiệp báo)
○ Nhân đế-Tập đế(nguyên nhân của sự khổ là dục-lòng ham
muốn)
○ Diệt đế (con đường tiết dục, diệt dục để trừ nghiệp báo)
○ Đạo đế (con đường để giải thoát khỏi sự luân hồi, nghiệp
báo)
- Đức Phật còn đề ra tám con đường chính trực để tu hành-Bát
chánh:
○ Chánh kiến:         Phải có tín ngưỡng đúng đắn.
○ Chánh tư duy:     Phải có suy nghĩ đúng đắn.
○ Chánh ngữ:         Phải có lời nói đúng.
○  Chánh nghiệp:     Phải có hành động đúng .
○ Chánh mệnh:       Phải có cuộc sống đúng đắn.
○ Chánh tinh tiến:   Phải có những ước mơ đúng đắn.
○ Chánh niệm:        Phải có những điều tưởng nhớ đúng
đắn.
○   Chánh định:         Phải tập trung tư tưởng mà suy nghĩ .
- Đạo Phật còn đề ra Ngũ giới:
○ Bất sát sinh:     Không giết hại các động vật.
○ Bất đạo tặc:     Không trộm cướp.
○ Bất vọng ngữ:  Không nói dối .
○ Bất tà dâm:      Không tham vợ hay chồng của người khác.
○ Bất ẩm tửu:      Không uống rượư.
Về mặt thế giới quan, nội dung cơ bản của đạo Phật là thuyết duyên
khởi. Do quan niệm duyên khởi sinh ra vạn vật nên đạo Phật chủ trương Vô
tạo giả, Vô ngã, Vô thường.
Vô tạo giả quan niệm, thế giới này không do một đấng tối cao nào tạo
ra, tự nhiên mà có và vô cùng vô tận. Như vậy là đạo Phật không dựa vào một
đấng tối cao nào để giải thích về sự xuất hiện thế giới như các tôn giáo khác.
Vô ngã cho là không có những thực thể vật chất tồn tại một cách cố
định. Con người cũng chỉ là tập hợp của Ngũ uẩn ( sắc, thụ, tưởng, hành ,
thức) chứ không phải là một thực thể tồn tại lâu dài.
Vô thường cho là vạn vật trong thế giới này biến đổi không ngừng,
không có gì là vĩnh cửu cả.
Qua những giáo lí ban đầu của đạo Phật như vậy, ta thấy lúc đầu đạo
Phật chỉ là một triết lí về nhân sinh quan. Đạo Phật sơ khai lúc đầu không thời
bất cứ một vị thần thánh nào. Ngay cả Phật tổ Sakya Muni cũng không tự coi
mình là thần thánh. Tuy Phật tổ Sakya Muni có tổ chức các tăng đoàn Tỳ Kheo
(đoàn thể những tăng lữ khất thực) để đi truyền bá đạo Phật ở khắp nơi
nhưng đó không phải là một tổ chức tôn giáo có hệ thống chùa tháp như ngày
nay.
Trong hoàn cảnh xã hội đầy rẫy bất công do chế độ đẳng cấp gây ra, thì
đạo Phật lại chủ trương không phân biệt đẳng cấp, kêu gọi lòng thương
người(từ bi hỉ xả),tránh điều ác, làm điều thiện. Những lời kêu gọi sự công
bằng, lòng nhân đức đó đã được đông đảo người dân hưởng ứng.
● .Đạo Jain-Kỳ Na cũng xuất hiện vào khoảng thế kỉ VI TCN. Đạo này chủ
trương bất sát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ
hạnh.
● Đạo Sikh- Xích xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XV. Giáo lí của đạo
Xích có sự kết hợp giáo lí của đạo Hinđu và giáo lí của đạo Islam. Tín đồ
đạo Xích tập trung rất đông ở bang Punjap và ngôi đền thiêng liêng của
họ là ngôi đền Vàng ở Punjap.
Câu 8: Trình bày thành tựu văn học của nền văn minh Trung Quốc thời
cổ trung đại?
Trả lời:
Văn học:
Kinh thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời
Xuân-Thu, được Khổng tử sưu tập và chỉnh lí. Kinh thi gồm có 3 phần: Phong,
Nhã, Tụng.
Thơ Đường là thời kì đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng
ngàn tác giả nổi bật lên ba nhà thơ lớn đó là Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
Tới thời Minh-Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu
biểu như: Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại
Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu
Mộng của Tào Tuyết Cần...trong đó Hồng lâu mộng được đánh giá là tiểu
thuyết có giá trị nhất.
Câu 9: Trình bày thành tựu nghệ thuật của nền văn minh Trung Quốc
thời cổ trung đại?
Trả lời:
Hội hoạ: 
Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử 5000 - 6000 năm với các loại hình: bạch
hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh
hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng
kết những kinh nghiệm hội hoạ từ đời Hán đến đời Tuỳ.
Điêu khắc  
Ở Trung Quốc cũng phân thành các ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch
điêu, mộc điêu. Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời Tần,
tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán ( pho tượng cao nhất thế giới ), tượng
Phật nghìn mắt nghìn tay.
Kiến trúc  
Cũng có những công trình rất nổi tiếng như Vạn lí trường thành ( tới
6700 km ), Thành Tràng An, Cố cung, Tử cấm thành ở Bắc Kinh.
Câu 10: Trình bày thành tựu tư tưởng của nền văn minh Trung Quốc
thời cổ trung đại?
Trả lời:
Thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Âm dương gia:
Âm dương, bát quái, ngũ hành, là những thuyết mà người Trung Quốc
đã nêu ra từ thời cổ đại để giải thích thế giới. Họ cho rằng trong vũ trụ luôn
tồn tại hai loại khí không nhìn thấy được xâm nhập vào trong mọi vật là âm và
dương ( lưỡng nghi).
Bát quái là 8 yếu tố tạo thành thế giới: Càn (trời), Khôn (đất), Chấn
(sấm), Tốn (gió), Khảm (nước), Ly (lửa), Cấn (núi), Đoài (hồ). Trong Bát quái,
hai quẻ Càn, Khôn là quan trọng nhất.
Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Đó là 5 nguyên tố tạo thành
vạn vật. Các vật khác nhau là do sự pha trộn, tỉ lệ khác nhau do tạo hoá sinh
ra. Sau này, những người theo thuyết Âm dương gia đã kết hợp thuyết Âm
dương với Ngũ hành rồi vận dụng nó để giả thích các biến động của lịch sử xã
hội .
Về tư tưởng:
Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều
những nhà tư tưởng đưa ra những lí thuyết để tổ chức xã hội và giải thích các
vấn đề của cuộc sống( Bách gia tranh minh ).
Nho gia: 
Đại biểu cho phái Nho gia là Khổng Tử. Nho gia đề cao chữ nhân, chủ
trương lễ trị, phản đối pháp trị. Nho gia đề cao Tam cương, Ngũ thường, cùng
với tư tưởng Chính danh định phận và đề cao tư tưởng Thiên mệnh. Giá trị
quan trọng nhất trong tư tưởng của Khổng Tử là về giáo dục. Ông chủ trương
dạy học cho tất cả mọi người.
Tới thời Hán Vũ Đế (140-87 TCN), chấp nhận đề nghị của Đổng Trọng
Thư, Hán Vũ Đế đã ra lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, Nho gia đã
được đề cao một cách tuyệt đối và nâng lên thành Nho giáo.
Đạo gia: 
Đại biểu cho phái Đạo gia là Lão Tử và Trang Tử . Hai ông đã thể hiện tư
tưởng của mình qua hai tác phẩm Đạo đức kinh và Nam Hoa kinh. Theo Lão
Tử, “Đạo” là cơ sở đầu tiên của vũ trụ, có trước cả trời đất, nằm trong trời đất.
Qui luật biến hoá tự thân của mỗi sự vật ông gọi là “Đức”. Lão Tử cho rằng
mọi vật sinh thành, phát triển và suy vong đều có mối liên hệ với nhau.
Tới thời Trang Tử, tư tưởng của phái Đạo gia mang nặng tính buông
xuôi, xa lánh cuộc đời. Họ cho rằng mọi hoạt động của con người đều không
thể cưỡng lại “đạo trời”, từ đó sinh tư tưởng an phận, lánh đời.
Phái Đạo giáo sinh ra sau này khác hẳn Đạo gia, mặc dù có phái trong
Đạo giáo tôn Lão Tử làm “Thái thượng lão quân”. Hạt nhân cơ bản của Đạo
giáo là tư tưởng thần tiên. Đạo giáo cho rằng sống là một việc sung sướng nên
họ trọng sinh, lạc sinh.
Pháp gia:
Ngược hẳn với phái Nho gia, phái Pháp gia chủ trương “pháp trị”, coi
nhẹ “lễ trị”. Tiêu biểu cho phái Pháp gia là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời Tần Thuỷ
Hoàng.
Theo Hàn Phi Tử, trị nước chỉ cần pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ
hiểu với mọi người, không cần lễ nghĩa. Ông cho rằng trị nước cần nhất 3 điều:
•         Pháp: đó là phải định ra được pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ
hiểu, công bằng với mọi người, không phân biệt đó là quí tộc hay dân đen.
•         Thế: Muốn thực thi pháp luật thì các bậc quân vương phải nắm
vững quyền thế, không chia xẻ cho kẻ khác.
•         Thuật: đó là thuật dùng người. Thuật có 3 mặt: bổ nhiệm, khảo
hạch và thưởng phạt. Thuật bổ nhiệm là khi chọn quan lại chỉ căn cứ vào tài
năng và lòng trung thành, không cần dòng dõi, đức hạnh. Khảo hạch là phải
kiểm tra công việc thường xuyên. Thưởng phạt thì chủ trương “ai có công thì
thưởng, ai có tội thì trừng phạt thật nặng, bất kể là quí tộc hay dân đen”,
trọng thưởng, trọng phạt.
Mặc gia:  Người đề xướng là Mặc Tử (Khoảng giữa thế kỉ V TCN đến
giữa thế kỉ IV TCN ). Hạt nhân tư tưởng triết học của Mặc gia là nhân và nghĩa.
Mặc Tử còn là người chủ trương “ thủ thực hư danh” (lấy thực đặt tên). Tư
tưởng của phái Mặc gia đầy thiện chí nhưng cũng không ít ảo tưởng. Từ đời
Tần, Hán trở về sau, ảnh hưởng của phái Mặc gia hầu như không còn đáng kể.
Câu 11: Trình bày 4 thành tựu KHTN lớn của người Trung Quốc?
Trả lời:
• Kim chir nam do người Trung Hoa phát minh từ thời Chiến quốc sau khi tìm ra
đá nam châm, còn gọi là “từ thạch”. Người ta dùng đá nam châm mài thành hình như
một cái thìa rồi đặt trên một cái đế đồng được mài nhẵn và quay chiếc thìa. . Khi
chiếc khi thìa dừng lại, hướng của cán thìa sẽ quay về hướng Nam. Vì vật người Trung
Quốc gọi là "kim chỉ Nam"
• Thuốc súng được phát minh ở Trung Quốc từ cách đây trên 1.000 năm. Đầu
tiên là từ kali nitrát, diêm tiêu và than gỗ. Các nhà luyện đan triều Đường đã phát
minh ra thuốc súng.
• Giấy: Hoạn quan Thái Luân là người phát minh ra nghề làm giấy bằng vỏ cây,
sợi gai, vải rách... Thực ra trước Thái Luân đã có nghề làm giấy ở Trung Quốc, có thể
là từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, sớm hơn Thái Luân tới 100 năm.
• Nghề in bắt nguồn từ thói quen kí tên bằng triện (con dấu) của người Trung
Hoa cổ đại. Từ đây, người ta đã khắc những con chữ lên tấm gỗ, phủ một lớp mực
mỏng lên bề mặt tấm gỗ, đặt tờ giấy lên và gạt nhẹ để in chữ. Nghề in đã giúp cho
việc phổ biến, truyền bá văn hóa, tín ngưỡng cũng như kiến thức của con người ngày
càng thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Câu 12: Trình bày thành tựu văn học của nền văn minh Hi- La cổ đại?
Trả lời:

* Hi Lạp: Văn học Hy Lạp cổ đại có thể chia ra làm ba bộ phận chủ yếu có liên
quan với nhau, đó là thần thoại, kịch, thơ.
Người Hy Lạp có một hệ thống thần thoại rất phong phú để mô tả thế
giới tự nhiên, nói lên kinh nghiệm cuộc sống và cả tâm tư sâu kín của con
người. Hầu như trong cuộc sống thời đó có việc gì thì đều có thần bảo trợ, lo
về công việc đó. Kho tàng thần thoại Hy Lạp mãi tới ngày nay còn được nhiều
môn nghệ thuật ở các nước trên thế giới khai thác. Đây là một dân tộc có một
kho tàng thần thoại mà nhiều dân tộc lớn trên thế giới phải ghen tị. Về sau, khi
có chữ viết, kho tàng thần thoại này được Hêdiốt ( nhà thơ Hy Lạp sống vào
thế kỉ VIII TCN ) hệ thống lại trong tác phẩm Gia phả các thần.
Thơ ca là thể loại văn học rất phát triển, đặc biệt nó có thế mạnh khi
chưa có chữ viết. Tiêu biểu nhất phải kể đến tác phẩm Iliat và Ôđixê của
Homer ( thế kỉ IX TCN ). Tới thế kỉ VII-VI TCN xuất hiện nhiều nhà thơ được
công chúng ưa thích như Acsilôcút, Xôlông, Xaphô, Anacrêông...
Hy Lạp là quê hương của kịch nói phương Tây. Ở đây có cả bi kịch lẫn hài kịch.
Những nhà viết kịch nổi tiếng thời đó như Etsin, Sôphôclơ, Ơripit
* La Mã: Văn học La Mã cổ đại cũng có nhiều thể loại như thơ, kịch, sử thi với
các tác giả nổi tiếng như Xixêrông (Xixeron), Viêcghin (Vergil), Hôratiut
(Horatius).
Câu 13: Trình bày thành tựu triết học của nền văn minh Hi- La cổ đại?
Trả lời:
* Hi lạp: Hy Lạp cổ đại là quê hương của triết học phương Tây, ở đây có cả hai
trường phái triết học duy vật và duy tâm. Đại diện cho trường phái duy vật là
các nhà triết học nổi tiếng như: Talét (Thales), Hêraclit (Heracleitus), Đêmôcrit
(Democritus)... Đại diện cho trường phái duy tâm là các nhà triết học: Platôn,
Arixtôt.
* La mã :
Các nhà triết học La Mã cũng đã kế thừa truyền thống của triết học Hy
Lạp, kế thừa những tư tưởng duy vật của Đêmôcrit. Những nhà triết học tiêu
biểu thời kì đó như: Lucretius, Ciceron.
Câu 14: Trình bày thành tựu nghệ thuật của nền văn minh Hi- La cổ
đại?
Trả lời:
* Hi- lạp:
Những công trình kiến trúc của Hy Lạp cổ đại không hùng vĩ như của Ai
Cập cổ đại nhưng nó lại nổi bật ở sự thanh thoát, hài hoà. Các công trình kiến
trúc ở Hy Lạp cổ đại thường được xây dựng trên những nền móng hình chữ
nhật với những dãy cột đá tròn ở bốn mặt. Qua nhiều thế kỉ, người Hy Lạp cổ
đại đã hình thành ra ba kiểu cột mà ngày nay người ta vẫn thể hiện trong
trường phái “cổ điển”. Kiểu Đôric (thế kỉ VII TCN ), trên cùng là những phiến
đá vuông giản dị không có trang trí; kiểu Lônic (t.kỉ V TCN) cột đá tròn thon
hơn, có đường cong ở bốn góc phiến đá hình vuông như hai lọn tọc uốn; kiểu
Côranh ( thế kỉ IV TCN ) có những cành lá dưới những đường cong, thường cao
hơn và bệ đỡ cầu kì hơn.
Các công trình kiến trúc tiêu biểu thời bấy giờ là đền Pactơnông
(Parthenon) ở Aten, đền thờ thần Dớt (Zeus) ở núi Olempia, đền thờ nữ thần
Atena (Athena).
Các nhà điêu khắc ở Hy Lạp cổ đại cũng để lại nhiều tác phẩm tới bây
giờ vẫn xứng đáng là mẫu mực cho điêu khắc như các pho tượng Vệ nữ ở
Milô, tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần Atena, tượng thần
Hecmet...Những nhà điêu khắc tiêu biểu thời đó như Phiđat ( Phidias),
Mirông( Miron),Pêliklêt,(Polykleitos)...
* La- Mã:
Một trong những giá trị kiến trúc của người La Mã thể hiện qua các cầu
vòm bằng đá. Nhờ những chiếc cầu này mà hệ thống giao thông nối liền các
vùng của đế chế La Mã trở nên thuận lợi.
Công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng hay được nhắc đến là đền
Pactơnông, đấu trường Côlidê và Khải hoàn môn. Kiến trúc sư La Mã nổi tiếng
thời đó là Vitorius.
Điêu khắc La Mã có cùng phong cách với điêu khắc Hy Lạp. Những bức
tượng còn lại ở thành Rôma và những phù điêu trên Khải hoàn môn là hiện
vật tiêu biểu cho điêu khắc La Mã.
Câu 15: Trình bày về kito giáo với văn minh Phương Tây?
Trả lời:
Đạo Kitô ra đời ở Giêrudalem vào khoảng đầu Công nguyên. Ban đầu
đạo Kitô là một tôn giáo của những người nghèo khổ. Sau này giới quí tộc ở đế
quốc La Mã lợi dụng, đã công nhận đạo Kitô được truyền bá công khai, và các
hoàng đế La Mã còn ủng hộ đạo Kitô. Đến thế kỉ IV, ở đế quốc La Mã đã có 5
trung tâm giáo hội.
Do bất đồng trong sự giải thích thuyết “tam vị nhất thể” và cả việc đụng
chạm nhau về khu vực truyền đạo nên đến năm 1054, giáo hội Kitô ở La Mã
đã bị chia làm hai : giáo hội Thiên chúa ( giáo hội ở phương Tây, giáo hội La
Mã) và giáo hội Chính thống ( giáo hội ở phương Đông, giáo hội Hy Lạp).
Giáo hội Thiên chúa có thế lực rất lớn về cả kinh tế, chính trị, văn hoá,
tư tưởng ở Tây Âu trong thời kì trung đại.
Câu 16:
Câu 17: Trình bày về thành thị tự do trung đại?( nguyên nhân hình
thành và sự phát triển)?phân tích vai trò, ý nghĩa của thành thị tự do
đối với sự phát triển văn minh Tây Âu trên các lĩnh vực kinh tế, giáo
dục, kiến trúc?
Trả lời:
Từ thế kỉ XI, kinh tế nông nghiệp ở Tây Âu phát triển hẳn lên. Nông
nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thủ công nghiệp p.triển. Nhiều thợ thủ
công khéo tay và các thương nhân đã tìm tới ngã ba đường, ngã ba sông để
mở quán làm ăn. Những nơi thuận lợi, các cửa hàng, công xưởng ngày càng
phát triển, dần dần hình thành nên các thành thị trung đại.
Sự ra đời của các thành thị trung đại, là biểu hiện cụ thể của nền kinh tế
hàng hoá, nó báo nền kinh tế tự nhiên đang bị tấn công. Nền kinh tế hàng hoá
ngày càng đòi hỏi một thị trường rộng lớn, nó tạo ra sự giao lưu thường xuyên
giữa các địa phương. Chế độ phong kiến phân tán được tạo ra bởi nền kinh tế
tự nhiên sắp bị thay thế bởi một chế độ trung ương tập quyền do đòi hỏi của
nền kinh tế hàng hoc
Câu 18: Trình bày, phân tích và đánh giá về phong trào phát kiến địa lý
thế kỉ XV- XVI?
Trả lời:
1.1.1. Nguyên nhân:
Thế kỉ XV, kinh tế hàng hoá ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị
trường tăng cao. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang
phương Đông, mơ ước tới những nguồn vàng bạc từ phương Đông.
Tại Tây Âu, tầng lớp giàu có cũng tăng lên do đó nhu cầu về các mặt
hàng đặc sản, cao cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm
hương, lụa tơ tằm, ngà voi... tăng vọt hẳn lên.
Trong khi đó, con đường tơ lụa mà người phương Tây đã biết từ thời cổ
đại lúc đó lại đang bị đế quốc Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi chiếm giữ, đi qua chỉ có
mất mạng, vì vậy chỉ có cách tìm một con đường đi mới trên biển.
Lúc đó người Tây Âu đã có nhiều người tin vào giả thuyết Trái đất hình
cầu. Họ cũng đã đóng được những con tàu buồm đáy nhọn, thành cao, có khả
năng vượt đại dương, mỗi tàu lại đều có la bàn và thước phương vị, điều đó
đã tăng thêm sự quyết tâm cho những thuỷ thủ dũng cảm.
1.1.2. Những cuộc phát kiến địa lí lớn thế kỉ XV-XVI:
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu trong phong trào phát
kiến địa lí. Năm 1415 một trường hàng hải do hoàng tử Henri của Bồ Đào Nha
sáng lập và bảo trợ. Từ đó, hàng năm người Bồ Đào Nha tổ chức những cuộc
thám hiểm men theo bờ biển phía tây Châu Phi.
Năm 1486, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do B. Dias chỉ huy đã tới được
cực nam Châu Phi, họ đặt tên mũi đất này là mũi Hy Vọng .
Năm 1497, Vascô đơ Gama (Vasco de Gama ) đã cầm đầu đoàn thám
hiểm Bồ Đào Nha tới được Ấn Độ.
Người Tây Ban Nha lại đi tìm Ấn Độ theo hướng Mặt trời lặn. Năm
1492, một đoàn thám hiểm do C. Côlông ( C. Colombus) chỉ huy đã tới được
quần đảo miền trung Châu Mĩ, nhưng ông lại tưởng là đã tới được Ấn Độ. Ông
gọi những người thổ dân ở đây là Indians. Sau này, một nhà hàng hải người Ý
là Amerigo Vespucci mới phát hiện ra Ấn Độ của Côlông không phải là Ấn Độ
mà là một vùng đất hoàn toàn mới đối với người Châu Âu. Amerigo đã viết
một cuốn sách để chứng minh điều đó. Vùng đất mới đó sau này mang tên
America. Thật đáng tiếc cho C. Côlông.
Năm 1519 - 1522, F. Magienlan đã cầm đầu đoàn thám hiểm Tây Ban
Nha lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Một hạm đội gồm 5 tàu với 265
người đã vượt Đại Tây Dương tới bờ biển phía đông của Nam Mĩ. Họ đã đi
theo một eo biển hẹp gần cực nam Châu Mĩ và sang được một đại dương
mênh mông ở phía bên kia. Suốt quá trình vượt đại dương mênh mông đó,
đoàn tàu buồm của Magienlan hầu như không gặp một cơn bão đáng kể nào.
Ông đặt tên chođại dương mới đó là Thái Bình Dương. F.Magienlan đã bỏ
mạng ở Philippin do trúng tên độc của thổ dân. Đoàn thám hiểm của ông cũng
chỉ có 18 người sống sót trở về được tới quê hương. 247 người bỏ mạng trên
tất cả các vùng biển và các hòn đảo trên thế giới vì những nguyên nhân khác
nhau. Nhưng thành công lớn nhất mà chuyến đi đạt được là lần đầu tiên con
người đã đi vòng quanh thế giới.
1.1.3. Tác dụng của những cuộc phát kiến địa lí:
Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của
mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các
nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lí, thiên văn, hàng hải, sinh vật
học...
Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá
trên thế giới diễn ra do các cá nhân có nguôn gốc văn hoá khác nhau như các
giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân...
Một làn sóng di chuyển dân cư lớn trên thế giới trong thế kỉ XVI-XVIII
với những dòng người Châu Âu di chuyển sang Châu Mĩ, Châu Úc. Nhiều nô lệ
da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê hương xứ sở sang Châu Mĩ .
Hoạt đông buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ti buôn
bán tầm cỡ quốc tế được thành lập.
Những cuộc phát kiến địa lí này cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn
cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này là chế độ thực
Câu 19: Trình bày, đánh giá về văn hóa phục hưng? Hiểu biết về
Leonardo de Vanci?
Trả lời :
Văn hoá Tây Âu thế kỉ V - X dựa trên nền tảng nền kinh tế tự cung tự
cấp, sự giao lưu trao đổi rất hạn chế, văn hoá vì vậy cũng phát triển không
đáng kể.
Tới thế kỉ XIV, với sự phát triển kinh tế công thương ở các thành thị,
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần hình thành và ngày càng lớn
mạnh. Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản không còn chịu chấp nhận những
giáo lí phong kiến lỗi thời, họ vận động khôi phục lại sự huy hoàng của văn hoá
Tây Âu thời cổ đại. Họ tìm thấy trong nền văn hoá cổ đại những yếu tố phù
hợp với mình, có lợi cho mình để đấu tranh chống lại những trói buộc của nền
văn hoá trung cổ .
Phong trào Văn hoá Phục hưng xuất hiện đầu tiên ở Ý, vì ở đây thế kỉ
XIV đã xuất hiện các thành thị tự do như những quốc gia nhỏ. Quan hệ sản
xuất tư bản đã chiếm địa vị chi phối đời sống văn hoá. Ý lại là trung tâm của đế
quốc Rôma cổ đại, vì vậy ở đây còn giữ lại nhiều di sản văn hoá cổ đại của Hy
Lạp - Rôma. Hơn ai hết, các nhà văn hoá Ý có điều kiện khôi phục lại nền văn
hoá trước tiên khi có điều kiện. Từ Ý, phong trào lan sang Anh, Pháp, Tây Ban
Nha, Đức...
Tầng lớp giàu có ở các thành thị muốn thể hiện sự giàu sang của mình
qua các dinh thự và các tác phẩm nghệ thuật, điều đó cũng tạo điều kiện cho
các nhà văn hoá thể hiện tài năng.
Leonarda de Vanci: Nhà danh hoạ khổng lồ thời Phục hưng là Lêôna đơ
Vanhxi ( Leonardo da Vinci), ông là một người Ý. Ông không những là một hoạ
sĩ thiên tài mà còn là một con người thông thái trên nhiều lĩnh vực. Ông đã để
lại những bức hoạ nổi tiếng như Bữa tiệc cuối cùng , Nàng Giôcôngđơ ( La
Joconde ), Đức mẹ đồng trinh trong hang đá. Từ thế kỉ XV, ông đã đưa ra ý
tưởng sử dụng cánh quạt đẩy nước cho thuyền thay mái chèo; vẽ ra nguyên
tắc hoạt động của máy bay trực thăng, dù thoát hiểm...nhưng những kĩ thuật
hồi đó không cho phép ông thực hiện những ý tưởng của mình.
câu 20: Đánh giá chung vai trò, ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản đối
với lịch sử văn minh thế giới?
Trả lời:
Sự phát triển của thị trường trên qui mô toàn thế giới đã tác động tới
sự phát triển của nhiều quốc gia, trước hết là các nước bên bờ Đại Tây Dương,
sự thay đổi về mặt chế độ xã hội sẽ diễn ra là điều tất yếu. Giai cấp tư sản
ngày càng lớn mạnh về mặt kinh tế nhưng họ chưa có địa vị chính trị tương
xứng, chế độ chính trị đương thời ngày càng cản trở cách làm ăn của họ. Thế
kỉ XVI-XVIII đã diễn ra nhiều cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mĩ.
Bước chuyển đó đã được thực hiện qua hàng loạt những cuộc cách
mạng tư sản như: Cách mạng tư sản Hà Lan ( 1566-1572), Cách mạng tư sản
Anh (1640-1689), Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ (1775-1783), Cách mạng
tư sản Pháp(1789-1799)...
Các cuộc biến động xã hội đó tuy cách xa nhau về không gian, thời gian
cũng cách xa nhau hàng thế kỉ nhưng đều có những nét giống nhau là nhằm
lật đổ chế độ lạc hậu đương thời, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển.
Với sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản và sự ra đời của các quốc gia
tư bản, công thương nghiệp đã có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Lịch sử nhân
loại đang bước sang một giai đoạn văn minh mới.
Câu 21: Diễn biến, ý nghĩa cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII?
Nêu và đánh giá về James Watt và phát minh máy hơi nước?
Trả lời:
* Diễn biến:
2.1. Những điều kiện dẫn tới cuộc Cách mạng công nghiệp ở Anh:
2.1.1. Về tự nhiên:
Anh có nhiều mỏ than, sắt và các mỏ này lại nằm gần nhau, điều đó rất
thuận lợi về mặt kinh tế khi khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp.
Về nguyên liệu, Anh có thuận lợi là nguồn lông cừu trong nước và bông
nhập từ Mĩ, đó là những nguyên liệu cần thiết cho ngành dệt.
Các dòng sông ở Anh tuy không dài nhưng sức chảy khá mạnh, đủ để
chạy các máy vận hành bằng sức nước. Hải cảng Anh thuận lợi để đưa hàng
hoá đi khắp thế giới.
2.1.2. Về mặt xã hội:
Giai cấp quí tộc Anh sớm tham gia vào việc kinh doanh và họ trở thành
tầng lớp quí tộc mới, có quyền lợi gắn liền với tư sản, có cách nhìn của tư sản.
Nhu cầu về lông cừu đã dẫn tới phong trào đuổi những người nông dân
ra khỏi ruộng đất để các nhà quí tộc biến đất đai đó thành đồng cỏ nuôi cừu.
Lực lượng nông dân bị dồn đuổi ra khỏi ruộng đất đã cung cấp một lượng lớn
lao động cho các công trường thủ công ở các thành thị.
* ý nghĩa:
Nhiều khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày
một nhiều dẫn tới quá trình đô thị hoá thời cận đại. Nhiều đô thị với dân số
trên 1 triệu người dần hình thành.
Giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số lượng. Với điều kiện
sống cực khổ lúc đó, mỗi ngày lại phải làm việc từ 12 đến 15 giờ nên những
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã sớm nổ ra.
Năm 1811 - 1812, ở Anh đã nổ ra phong trào đập phá máy móc. Đó là
một biểu hiện đấu tranh bộc phát.
Bãi công là một vũ khí đấu tranh phổ biến của giai cấp vô sản. Nhiều
cuộc bãi công cũng đã nổ ra. Ở Anh, 1836 - 1848 còn nổ ra phong trào Hiến
chương.
Quyết liệt hơn, ở Pháp, Đức còn nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Năm
1831 - 1834 tại Lion (Pháp) và Sơlêdin (Đức) đã nổ ra những cuộc khởi nghĩa.
Những cuộc đấu tranh này chứng tỏ giai cấp vô sản đang trở thành lực lượng
chính trị độc lập, đòi hỏi thay đổi sự thống trị của giai cấp tư sản.
* james watt: Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác.
Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước
chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, Giêm Oát (James Watt) phụ
tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ
phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát
minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hoá.
Câu 22:Trình bày những chuyển biến về xã hội trong thời đại văn minh
công nghiệp?
Trả lời:
Giai cấp quí tộc Anh sớm tham gia vào việc kinh doanh và họ trở thành
tầng lớp quí tộc mới, có quyền lợi gắn liền với tư sản, có cách nhìn của tư sản.
Nhu cầu về lông cừu đã dẫn tới phong trào đuổi những người nông dân
ra khỏi ruộng đất để các nhà quí tộc biến đất đai đó thành đồng cỏ nuôi cừu.
Lực lượng nông dân bị dồn đuổi ra khỏi ruộng đất đã cung cấp một lượng lớn
lao động cho các công trường thủ công ở các thành thị
Câu 23: Đánh giá về cuộc cách mạng tháng 10 Nga 1917 và hình thái
chủ nghĩa xã hội thế kỉ XX như thế nào trong thời đại hiện nay?
Trả lời:
Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Liên Xô :
Đầu thế kỉ XX, nước Nga là nơi chứa đựng những mâu thuẫn gay gắt
của thế giới : mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản, giữa địa chủ với nông dân,
giữa chế độ của đế quốc Nga hoàng với các dân tộc thuộc địa, giữa đế quốc
Nga với các đế quốc khác. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy các mâu thuẫn
đó tới cực điểm. Tháng 2/1917 đã nổ ra cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở
Nga. Cuộc cách mạng tháng 2/1917 đã lật đổ chế độ chuyên chế của Nga
hoàng, nước Nga trở thành một nước cộng hoà tư sản. Thắng lợi này có ý
nghĩa rất to lớn đối với lịch sử nước Nga.
Tháng 4/1917 Lênin từ nước ngoài trở về đã viết bản Luận cương tháng
Tư. Bản Luận cương tháng Tư đã vạch ra con đường đưa nước Nga từ một chế
độ cộng hoà tư sản tiến tới chế độ Xô Viết.
Đảng Bônsêvích và V. I . Lênin đã lãnh đạo giai cấp công nhân Nga cùng
nhân dân tiến hành cuộc Cách mạng tháng Mười ( theo lịch chung toàn thế
giới là 7/11/1917). Cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một
kỉ nguyên mới cho nước Nga mà còn ảnh hưởng sâu đậm tới lịch sử thế giới.
Ngay trong đêm thắng lợi đầu tiên của Cách mạng, chính quyền Xô Viết
do Lênin đứng đầu đã ban hành Sắc luật về hoà bình và Sắc luật về ruộng đất.
Tới tháng 3/1918 chính quyền Xô Viết đã được thiết lập trong cả nước.
Chính quyền Xô Viết đã ban hành một loạt những sắc lệnh quan trọng
khác như, xoá bỏ sự phân biệt đẳng cấp và mọi tươc vị phong kiến; tuyên bố
quyền bình đẳng nam nữ; Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc ; tuyên bố
quyền tự do tín ngưỡng.
Từ năm 1917 đến 1920, Nước Nga Xô Viết đã phải chống lại nạn ngoại
xâm và nội phản. Sau khi đẩy lùi nạn ngoại xâm và nội phản, ngày 30/12/1922
Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết đã được thành lập (gọi tắt là Liên
Xô). Liên Xô lúc đầu gồm có 4 nước cộng hoà Liên bang (Nga, Ucraina,
Bêlarutsia và Da Capcadơ), 13 nước cộng hoà tự trị và 6 tỉnh tự trị. Sau khoảng
nửa thế kỉ phát triển, tới giữa thế kỉ XX Liên Xô đã gồm 15 nước cộng hoà liên
bang và 20 nước cộng hoà tự trị, 8 tỉnh tự trị và 10 khu dân tộc.
Câu 24: Phân tích ý nghĩa cuộc cách mạng KH KT- CN thế kỉ XX đối với
sự hình thành và phát triển văn minh thế giới?
Trả lời:

You might also like