« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Ninh.


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN THỊ NGA GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.
- NGHIÊM SỸ THƢƠNG Từ khóa (Keyword): Quản trị rủi ro tín dụng Hà Nội, 2016 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Nga Khóa: 2013A Người hướng dẫn: PGS.TS Nghiêm Sỹ Thƣơng Từ khóa (Keyword): Quản trị rủi ro tín dụng Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhưng tiềm ẩn nhiều bất ổn, các ngân hàng đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách lớn như: tình hình thanh khoản căng thẳng.
- Do đó, trong giai đoạn hiện nay, quản lý rủi ro tín dụng được các ngân hàng thương mại quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo an toàn tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu.
- Hệ thống và làm rõ một số lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Vietcombank Quảng Ninh từ đó đưa ra những mặt tích cực cũng như những mặt còn hạn chế của công tác này.
- Đề xuất các giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị RRTD tại Vietcombank Quảng Ninh.
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả.
- Nội dung chính của luận văn: Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM.
- Qua đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Quảng Ninh, luận văn đã chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Quảng Ninh.
- Đối với Vietcombank: Kết quả nghiên cứu là cơ sở để Vietcombank Quảng Ninh, các Phòng/Ban liên quan tại Hội Sở chính Vietcombank rà soát lại, bổ sung hoàn thiện chính sách, quy trình, ban hành mới các quy định…trong công tác quản trị rủi ro tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và sức cạnh tranh của Vietcombank.
- Đối với cán bộ Vietcombank Quảng Ninh: Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nhân viên làm công tác tín dụng góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học gồm: Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh kết hợp với phương pháp thống kê sử dụng trong quá trình nghiên cứu để đưa ra nhận xét, đánh giá các vấn đề.
- e) Kết luận Hiện nay, đối với các ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng.
- Tuy nhiên đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro rất lớn.
- Rủi ro tín dụng xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng, đến thu nhập, đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng.
- Do đó, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là mục tiêu trọng tâm trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng.
- Do đó, để đảm bảo an toàn vốn vay, quản trị rủi ro tín dụng là một yêu cầu tất yếu.
- Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và thực tế trong công tác, Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Quảng Ninh, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
- Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở hoạt động thực tế, những quan điểm định hướng và mục tiêu phát triển trong giai đoạn sắp tới

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt