intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

OPAMP TUTORIAL FOR VAGAM

Chia sẻ: Minh Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

321
lượt xem
105
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vì chân ngõ ra còn lại được nối GND bên trong chíp (ko cần vẽ làm gì) nên người ta ko kí hiệu hình chữ nhật mà chuyển qua hình tam giác. Chân V+ gọi là “chân ngõ vào không đảo”, chân V+ gọi là “chân ngõ vào đảo”. Hiệu điện thế trên 2 chân này được khuếch đại và xuất ra chân ngõ ra VO (áp chân VO so với GND). Đường đặc tính ngõ vào-ngõ ra có 3 miền như hình vẽ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: OPAMP TUTORIAL FOR VAGAM

  1. OPAMP tutorial For VAGAM by Trietnguyen (Hãy đọc từ trang 8) Mục đích chính của tutorial này là giúp các bạn có kiến thức cơ bản về OPAMP (còn mục đích phụ là làm PR cho VAGAM ) I > TỔNG QUAN VỀ OPAMP: Trước khi bạn tìm hiểu thế nào là OPAMP, tôi muốn bạn nhìn xuống hình bên dưới, đó là sơ đồ nguyên lý của OPAMP. Có thấy rối rắm ko nào? Đây là mạch OPAMP hết sức đơn giản. Xin nói trước luôn để tránh làm mất thời gian của bạn: BẠN NÀO CHƯA GIẢI THÍCH ĐƯỢC MẠCH NÀY XIN DỪNG LẠI Ở ĐÂY!!! Hình 1: Sơ đồ nguyên lý mạch OPAMP Do tính ngắn gọn của tutorial, tôi sẽ không giải thích mạch này! Và xin nhắc lại, nếu bạn nào chưa giải thích nổi mạch này, XIN DỪNG LẠI Ở ĐÂY!!!
  2. XIN NHẮC LẠI: BẠN NÀO CHƯA GIẢI THÍCH ĐƯỢC MẠCH NÀY XIN DỪNG LẠI Ở ĐÂY!!! Tôi phải nhắc trước để tránh làm mất thời gian của bạn. Đọc tut ko hiểu lại đổ thừa tôi thì nguy.
  3. XIN NHẮC LẠI LẦN CUỐI: HÃY CHẮC RẰNG BẠN NẮM RÕ MẠCH NÀY MỚI ĐỌC TIẾP. CÒN KHÔNG, XIN DỪNG LẠI Ở ĐÂY!!!
  4. VẪN CÒN NGOAN CỐ À, XIN NHẮC LẠI LẦN SAU CHÓT: BẠN NÀO CHƯA GIẢI THÍCH ĐƯỢC MẠCH XIN DỪNG LẠI Ở ĐÂY!!!
  5. Hù !!! He he he. Thật ra cái hình nguyên lý quỉ đó có thánh (hoặc khìn ) mới giải thích! Chắc chắn bạn giải thích ko được. Tôi cũng bó tay! mà chẳng cần giải thích làm quái gì! Mới mở bài phải hù phát! Cho bác nào có “bịnh nhác” out hết, còn lại mấy người gan dạ đi tiếp. Trên con đường chinh phục điện tử ko có dấu chân của người nhác gan. Phần sau bạn sẽ thấy Opamp hoạt động rất đơn giản.
  6. 1> Op-amps: An Overview Opamp là linh kiện khuếch đại thuật toán. Chúng ta bắt đầu từ đây: Một mạch khuếch đại thì được hình dung như sau: Công thức cơ bản của bộ khuếch đại là : Tín hiệu ra = (tín hiệu vào) x (Độ lợi G) Bạn hãy xem file mô phỏng sau để thấy rõ hiện tượng khuếch đại: Download video 1 Ở Opamp, độ lợi G rất lớn (lớn hơn 10.000 lần). Ví dụ như con 741 có độ khuếch đại lên đến 200.000 lần (giá trị điển hình). Do đó nếu đưa tín hiệu vào là 1mV thì tín hiệu ra là 1x200.000=200V (kinh quá!!!). Tuy có cấu tạo phức tạp, nhưng kí hiệu của OPAMP rất đơn giản như sau: Vì chân ngõ ra còn lại được nối GND bên trong chíp (ko cần vẽ làm gì) nên người ta ko kí hiệu hình chữ nhật mà chuyển qua hình tam giác. Chân V+ gọi là “chân ngõ vào không đảo”, chân V+ gọi là “chân ngõ vào đảo”. Hiệu điện thế trên 2 chân này được khuếch đại và xuất ra chân ngõ ra VO (áp chân VO so với GND). Đường đặc tính ngõ vào- ngõ ra có 3 miền như hình vẽ. + Miền 1 – miền bảo hòa: Điện áp vào Vi quá bé làm cho điện áp ra (nếu có) VO=AV.VI
  7. (khuếch đại ở đây chẳng qua và điều chỉnh nguồn cấp theo tỷ số ngõ vào ngõ ra nào đó – năng lượng ko tự sinh ra mà, bạn nhỉ!?). Từ đặc tính, ta thấy là opamp rất dễ bị bảo hòa (có khi chỉ vài chục uV đã bảo hòa). Điều này làm cho chúng ta ko thể ứng dụng OPAMP như nguyên lý trên mà phải dùng một vòng hồi tiếp. Tên gọi “thuật toán” của OpAmp xuất phát từ đây. (“Thuật toán” – operation tức là cộng, trừ, nhân, chia, …) Chúng ta xét mạch sau: (Download) Điện trở R1 nối ngõ ra VO với ngõ vào V+ (người ta gọi như vậy là “hồi tiếp”). Chúng ta thử tính coi tại sao ngõ vào 1V mà ngõ ra 2V!? Ta có công thức cơ bản của bộ khuếch đại: VO=VIN.AV (1)
  8. Mà VIN = V+ - V- Xét nhánh mạch VO, R1, R2: V+ VO = I.(R1+R2) = (R 1 + R 2) R2 R2 => V+ = VO R1 + R 2 Thay vào (1): ⎛ R2 ⎞ VO = (V+ - V-).AV = ⎜ VO − V− ⎟. A V ⎝ R1 + R 2 ⎠ ⎛ R1+ R 2 ⎞ VO ⎜ R 2 − ⎜ ⎟ = (R 1 + R 2 ). V− /*chổ này hơi pị tắc, các bạn tự tìm hiểu thêm*/ ⎝ AV ⎟ ⎠ Do AV rất lớn, ta coi như Vô Cùng. Do đó, ta có: R1 + R 2 → 0 và VO . R 2 = (R 1 + R 2 ). V− AV Cuối cùng ta có: R1 + R 2 10 k + 10 k VO = V− = 1V . = 2V R2 10 k * Từ công thức trên rút ra một số kết luận sau: + Về mặt chế tạo, chế AV càng lớn càng tốt (đó là lý do khiến OPAMP có AV rất lớn), R1 + R 2 về mặt sử dụng, ko cần nhớ AV mà chỉ cần tính độ lợi G = . R2 + Điều chỉnh độ lợi mạch bằng cách thay đổi R1 và R2. + Và sau đây là một số cách mắc hồi tiếp khác:
  9. Mạch đệm: Mạch cộng: Mạch chuyển dòng sang áp: Chuyển dòng sang áp, không thúc tải trực tiếp Mạch tích phân:
  10. Mạch tích phân De-Boo: Mạch vi phân: Vân vân và vân vân, các bạn tìm thêm ứng dụng của OPAMP trong sách nhé. 2> Các đặc tính cho trong datasheet cần quan tâm: Khi xem datasheet của 741, ta có được nhiều thông tin Đặc tính: • Bảo vệ ngắn mạch • Cực kì ổn định với nhiệt • Triệt nhiểu bên trong chíp • Điện áp ngõ vào cao • Chân điều chỉnh điện áp lệch
  11. Các giá trị chịu đựng tối đa (ở nhiệt độ môi trường 25C) Đặc tính Kí hiệu LM741 LM741E LM741L Đ.vị Điện áp cấp Vcc ±18 ±22 ±18 V Hiệu điện thế giữa 2 chân ngõ vào VI(DIFF) 30 30 30 V Điện thế chân ngõ vào VIN ±15 ±15 ±15 V Thời gian ngắn mạch ngõ ra tối đa Công suất PD 500 500 500 mW Nhiệt độ hoạt động TOPR 0~+70 0~+70 -40~+70 C Nhiệt độ bảo quản TSTG -65~+150 -65~+150 -65~+150 C Điểm qua một số đồ thị: Khi tần số dưới 20KHz, trở kháng ngõ ra cố định khoảng 75Ω Trở kháng và dung kháng ngõ vào: + Ở tần số khoảng 10KHz, trở kháng ngõ vào hơn 5MΩ. + Dung kháng ngõ vào khoảng 1,5pF trong suốt miền tần số
  12. Khi nhiệt độ tăng, tổn hao công suất tăng lên Khi nhiệt độ tăng, trở kháng ngõ vào giảm Dòng phân cực và dòng điện lệch giảm khi nhiệt độ tăng.
  13. Khi nhiệt độ tăng, dòng ngắn mạch ngõ ra giảm nhanh Đáp ứng ngõ vào-ngõ ra tĩnh: TON ~ 0.2uF (Khi thiết kế với vi điều khiển hoặc mạch tốc độ cao cần xét tới đặc tính này) Sự biến thiên của độ lợi cách chung CMRR theo tần số.
  14. Đáp ứng ngõ vào-ngõ ra Đồ thị này cho thấy rằng điện áp ngõ ra nhỏ hơn điện áp cấp một tí. Ví dụ, tại áp cấp V=10V (hiệu điện thế V+ và V- là 20V) thì miền áp ra tối đa chỉ khoảng 17.5V ( Tức là chỉ -8.75 đến +8.75V) Đồ thị vẽ khi tải RL = 2k Từ những đặc tính trên, ta có thể rút ra rằng, không nên thiết kế 741 hoạt động quá 5KHz. Do không khoái Opamp nên tôi không làm nhiều mạch về Opamp, và do đó không đưa ra một tính toán thực tế với Opamp làm minh họa. Nếu bạn nào có dùng Opamp trong một ứng dụng cụ thể, chúng ta sẽ cùng trao đổi cụ thể trên diễn đàn VAGAM. Để đầy đủ hơn, các bạn xem thêm trong datasheet nhé!
  15. 3> Một số mạch ứng dụng với OPAMP 741: a> Nguyên lý so sánh cửa sổ: b> Mạch cảm biến ánh sáng: 4> Lời kết: Nếu nói về opamp, người ta có thể viết được cả cuốn sách. Nhưng chúng ta chỉ cần nằm những khiến thức thật cơ bản trên là đủ để… đọc sách tiếp , có thể giải thích mạch Opamp, cũng như tự thiết kế mạch ứng dụng với Opamp rồi. Tôi xin mạn phép dừng tutorial này ở đây Không biết viết gì nữa , thôi thì chúc các bạn “thu hoạch” thật nhiều kiến thức tại VAGAM. Có gì “théc méc” hoặc góp ý cho bài viết thì trao đổi trên diễn đàn VAGAM tại địa chỉ : http://vagam.dieukhien.net/discuss.php Hoặc email cho tôi minhtrietk2003@yahoo.com Thân, Trietnguyen 6/8/2k7
  16. Phụ lục: Cách đọc mã số IC: Tất cả IC OPAMP đều được kí hiệu bằng 7 kí tự và được chia thành 3 phần. Ví dụ: MC 741C N - Phần tiền tố chỉ nhà sản xuất (bảng 1) - Phần giữa chỉ 2 điều: + 3 số chỉ loại IC + Phần kí tự cuối chỉ khoảng nhiệt chịu đựng (bảng 2) - Phần hậu tố chỉ loại vỏ (bảng 3) Bảng 1: Bảng 2: Bảng 3: CA RCA C Thương 0C-70C D Kiểu vỏ DIP nhựa LM National mại J Kiểu vỏ DIP bằng Semiconductor I Công -25C- Ceramic MC Motorola nghiệp 85C N, Kiểu vỏ DIP nhựa NE/SE Signetics M Quân sự -55C- P chân dài OP Precision 125C Monolithics RC/RM Raytheon SG Silicon General TL Texas Instruments UA Fairchild Nguồn cấp:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
31=>1