« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- LẠI THỊ BÍCH NGỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh KHOÁ 2014A Hà Nội – Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- LẠI THỊ BÍCH NGỌC PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN ÁI ĐOÀN Hà Nội – Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi.
- 1 Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN.
- 4 1.1 Khái quát về Ngân hàng phát triển.
- 4 1.1.2 Khái niệm về Ngân hàng Phát triển Đặc điểm của Ngân hàng Phát triển Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Phát triển Vai trò của Ngân hàng Phát triển Hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng phát triển.
- 15 1.2.1 Khái niệm Các hình thức tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Vai trò của tín dụng đầu tư tại Ngân hàng phát triển Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng đầu tư.
- 17 1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng phát triển.
- 23 1.2.6 Sự cần thiết hoàn thiện hoạt dộng tín dụng đầu tư.
- 24 1.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hoạt động tín dụng đầu tư có hiệu quả và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
- 24 1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hoạt động tín dụng đầu tư có hiệu quả.
- 24 1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
- 29 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
- 32 2.1 Khái quát hoạt động của VDB.
- 32 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển.
- 32 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động.
- 34 2.1.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam trong thời gian qua.
- 37 2.2 Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư.
- 44 2.2.1 Phân tích theo quy trình tín dụng.
- 44 2.2.2 Phân tích tín dụng đầu tư theo các nhân tố ảnh hưởng.
- 58 2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động TDĐT tại VDB.
- 66 Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
- 75 3.1 Chiến lược phát triển và định hướng hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân hàng phát triển Việt Nam giai đoạn .
- 75 3.1.1 Chiến lược phát triển.
- 75 3.1.2 Định hướng hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư.
- 77 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TDĐT tại Ngân hàng phát triển Việt Nam.
- 81 3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng.
- 89 3.3.1 Hoàn thiện văn bản pháp luật về tín dụng đầu tư.
- VDB Chữ đầy đủ Báo cáo tài chính Ban Kiểm soát Chủ đầu tư Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghệ thông tin Đăng ký kinh doanh Đầu tư phát triển Hợp đồng tín dụng Hỗ trợ sau đầu tư Kiểm tra nội bộ Kinh tế, xã hội Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Phát triển Ngân hàng thương mại Ngân sách Nhà nước Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Tổ chức tín dụng Tín dụng đầu tư Tín dụng xuất khẩu Ngân hàng Phát triển Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Trang Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của VDB giai đoạn 2011-2015.
- 38 Bảng 2.2 Hoạt động cho vay của VDB giai đoạn 2011-2015.
- 39 Bảng 2.3 Hoạt động khác của VDB giai đoạn 2011-2015.
- 40 Bảng 2.4 Tình hình tài chính của VDB giai đoạn 2011-2015.
- 43 Bảng 2.5 Thực trạng tiếp xúc khách hàng và tiếp nhận hồ sơ vay vốn tại VDB giai đoạn 2011-2015.
- 45 Bảng 2.6 Thực trạng BCTC của DN vay vốn tại VDB giai đoạn 2011-2015.
- 52 Bảng 2.7 Thực trạng tiến độ thẩm định TSBĐ của VDB giai đoạn 2011-2015.
- 54 Bảng 2.8 Kết quả kiểm tra sau cho vay TDĐT tại VDB .
- 56 Bảng 2.9 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VDB .
- 60 Bảng 2.10 Thực trạng áp dụng CNTT trong quản lý dự án TDĐT tại VDB Bảng 2.11 Cơ cấu đội ngũ cán bộ phân theo trình độ tại VDB Bảng 2.12Doanh số TDĐT và dư nợ của VDB giai đoạn Bảng 2.13 Tình hình thực hiện HTSĐT tại VDB giai đoạn Bảng 2.14 Tình hình thu nợ TDĐT của VDB Bảng 2.15 Tình hình tăng trưởng TDĐT tại VDB Bảng 2.16 Tình hình nợ gốc và lãi quá hạn TDĐT giai đoạn Bảng 2.17 Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn của VDB giai đoạn Bảng 2.18 Chênh lệch lãi suất bình quân TDĐT tại VDB giai đoạn DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ.
- BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của VDB Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức cho vay đầu tư tại VDB Biểu đồ 2.1 Lý do từ chối khách hàng sau khi tiếp xúc hồ sơ Đồ thị 2.1 Cơ cấu dư nợ cho vay đầu tư của VDB theo phân ngành kinh tế……...67 MỞ ĐẦU 1.
- Tính cấp thiết của đề tài Một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế hiện đại là Chính phủ trở thành tác nhân với vị trí trung tâm để định hướng, phối hợp các hoạt động của toàn xã hội.
- kích thích tạo nhân tố mới cho sự phát triển, góp phần điều chỉnh cấu trúc kinh tế mà thị trường dù có hoạt động tốt cũng không thể giải quyết một cách có hiệu quả.
- Trải qua 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có những thành công bước đầu trong việc hình thành và hoàn thiện cơ chế thị trường, cũng như điều chỉnh vai trò tương ứng của Nhà nước trong nền kinh tế.
- Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế bước đầu đã được phối hợp nhịp nhàng giữa “Nhà nước là chủ thể quản lý kinh tế” và “Nhà nước là một nhà đầu tư phát triển” thông qua các công cụ, đặc biệt là công cụ điều tiết và phân bổ nguồn lực tài chính – tín dụng, để đảm bảo mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật.
- chuyển dịch nền kinh tế.
- thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Việc phân bổ nguồn lực tài chính – tín dụng được Nhà nước thông qua các kênh truyền dẫn khác nhau đến nền kinh tế.
- trong đó có một nguồn vốn lớn được Nhà nước sử dụng thông qua hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đó là nguồn vốn đầu tư, vốn đầu tư là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế.
- Tín dụng đầu tư (TDĐT) của Nhà nước là kênh hỗ trợ vốn quan trọng cho các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế thuộc các ngành, lĩnh vực, các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn cần được khuyến khích đầu tư và các chương trình kinh tế lớn trọng điểm của Chính phủ góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước.
- Trong thực tiễn triển khai những năm vừa qua, TDĐT phát triển của Nhà tại Ngân hàng phát triển Việt Nam đã dạt được những kết quả nhất định.
- Tuy nhiên, hoạt động TDĐTcho đến nay vẫn chưa tạo ra được những thay đổi mang tính đột phá, tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, tại một lĩnh vực/ khu vực… nói riêng.
- Đã có những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chưa đáp ứng tốt 1 yêu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
- Từ những lý do nêu trên, cần nghiên cứu có hệ thống thực trạng hoạt động của TDĐT tại Ngân hàng phát triển Việt Nam, từ đó có những giải pháp đồng bộ để phục vụ đắc lực hơn nữa mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước.
- Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài "Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam" được tác giả lựa chọn nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động TDĐT của Ngân hàng phát triển nhằm nâng cao nhận thức về hoàn thiện hoạt động TDĐT.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TDĐT tại Ngân hàng phát triển Việt Nam để tìm ra các cơ sở cho việc đề xuất giải pháp.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TDĐT tại Ngân hàng phát triển Việt Nam.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động TDĐT và hiệu quả TDĐT tại Ngân hàng phát triển.
- Hoạt động sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn TDĐT.
- Hoạt động TDĐT tại Ngân hàng phát triển Việt Nam từ năm .
- Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TDĐT tại Ngân hàng phát triển Việt Nam đến năm 2020.
- Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, so sánh và phân tích hoạt động kinh tế.
- Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu bao gồm 03 chương: 2 - Chương 1: Lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân hàng phát triển.
- Chương 2: Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- 3 Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN 1.1 Khái quát về Ngân hàng phát triển 1.1.1 Sự hình thành Thời kỳ trước Thế chiến thứ II, vào thế kỷ 19, nước Mỹ đã hoàn thành việc công nghiệp hóa và thậm chí trước đó, Anh và một số nước châu Âu khác đã phát triển nền móng công nghiệp của mình.
- Các nước công nghiệp này đã đạt đến trình độ công nghiệp hóa nhờ vào chức năng trung gian của các ngân hàng tài trợ đầu tư dài hạn trong việc đảm nhận những rủi ro của việc bước chân vào các lĩnh vực sản xuất mới.
- Trong thế kỷ 19, các tổ chức này có những tên gọi khác nhau và thường được biết đến như “các ngân hàng công nghiệp”.
- Vào cuối thế kỷ 19, các ngân hàng công nghiệp đã mang lại nguồn “vốn rủi ro” hay “vốn cổ đông” cho các dự án hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận cao từ việc khai thác các ngành sản xuất mới.
- Khi cung cấp nguồn vốn dài hạn cho các hoạt động đổi mới trong lĩnh vực sản xuất thì thực tế, các ngân hàng công nghiệp đã thực hiện chức năng của các Ngân hàng phát triển (NHPT) ngày nay.
- Đã có thời kỳ kéo dài khoảng 30 đến 40 năm từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1929 khi mà các ngân hàng đầu tư trở thành các tổ chức tài chính quy mô và quyền lực.
- Các ngân hàng này tiến hành bán cổ phiếu và trái phiếu trên toàn thế giới và bằng hình thức huy động vốn này đã mang lại nguồn tài trợ dài hạn lớn, cần thiết cho việc mở rộng ngành công nghiệp tại các nước công nghiệp hàng đầu.
- Nhờ đó, thông qua việc phát hành chứng khoán và sử dụng chuyên môn đặc biệt của mình vào việc hình thành nên các ngành công nghiệp mới, các ngân hàng đầu tư đã hoạt động với chức năng hoạt động NHPT mà ngày nay chúng ta coi là NHPT.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế vào những năm 1930 4 đã làm tăng rủi ro của việc tài trợ vốn cho các dự án dài hạn lên trên mức mà các ngân hàng công nghiệp và đầu tư tồn tại sau cuộc khủng hoảng có thể chấp nhận được.
- Trong những năm sau thời kỳ đại suy thoái, hoạt động tài trợ đầu tư đã trải qua thời kỳ chuyển đổi trong đó chính phủ và các cơ quan chính phủ các nước cam kết phát triển công nghiệp, bắt đầu bằng việc sử dụng nguồn tín dụng nhà nước để đáp ứng cho sự thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn dài hạn cho đầu tư.
- Một trong những vấn đề then chốt là có rất nhiều nước không có đủ nguồn tiết kiệm cần thiết để tài trợ cho công cuộc phát triển.
- Tại các quốc gia này, nguồn tiết kiệm nội địa cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu vốn đầu tư phục vụ tái thiết đất nước và công nghiệp hóa không được tạo ra một cách đầy đủ.
- Để giải quyết vấn đề này, ý tưởng về việc thành lập NHPT như một cơ chế chu chuyển vốn hợp lý của các nguồn tài trợ quốc tế cho các dự án phát triển đã nảy sinh.
- Trong quá trình hình thành và phát triển, các Ngân hàng này đều phải đối mặt với yêu cầu hoàn thiện để trở thành cơ chế tài trợ đầu tư có hiệu quả, có tác dụng thúc đẩy quá trình hỗ trợ phát triển tại nước mình.
- Thực trạng vốn rất phổ biến tại các quốc gia đang phát triển sau thế chiến thứ II này chính là nhân tố động lực đứng sau sự hình thành và phát triển của các NHPT hiện nay.
- 1.1.2 Khái niệm về Ngân hàng phát triển 5 Các ngân hàng thương mại (NHTM), ngân hàng đầu tư, các tổ chức tài chính phi ngân hàng như quỹ đầu tư, công ty tài chính… đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thu hút tiết kiệm và tài trợ cho phát triển, hạn chế rủi ro và tăng khả năng sinh lời.
- Phần lớn các trung gian tài chính hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi ích tài chính của chủ sở hữu.
- Tuy nhiên, có một số tổ chức hoạt động với các mục tiêu và đối tượng phục vụ đặc biệt, hướng tới lợi ích KT-XH.
- NHPT cũng là một tổ chức tài chính như thế.
- Như vậy, có thể khái quát về NHPT như sau: Ngân hàng phát triển là tổ chức tín dụng mà hoạt động chủ yếu là tài trợ trung và dài hạn cho các dự án phát triển và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
- 1.1.3 Đặc điểm của Ngân hàng phát triển - Về mô hình tổ chức: NHPT là loại hình ngân hàng chuyên biệt, là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, sử dụng một phần nguồn tài chính của Nhà nước tham gia hỗ trợ cho các ngành, các khu vực kinh tế.
- Về cơ chế hoạt động: Cơ chế hoạt động của NHPT do Nhà nước ban hành.
- Tuy nhiên, do đặc thù của NHPT nên cơ chế hoạt động của NHPT cũng có những nét riêng so với cơ chế hoạt động của các NHTM và tổ chức tín dụng.
- Mục tiêu hoạt động NHPT có nhiệm vụ chính là góp phần thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ.
- Vì thế, để đảm bảo phục vụ tốt nhất các chính sách phát triển KT-XH, hoạt động của ngân NHPT ưu tiên hướng vào ba lĩnh vực cơ bản.
- Thúc đẩy sự phát triển bền vững giữa các vùng, trên cơ sở phối hợp với chính quyền các địa phương, các doanh nghiệp lớn tại địa phương và các tổ chức phát triển của các vùng khác.
- Khuyến khích phát triển những ngành công nghệ mới, thông qua việc hỗ trợ các liên doanh, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có thế mạnh về công nghệ.
- Đối tượng phục vụ Khách hàng vay vốn của NHPT là những đối tượng ưu tiên khuyến khích phát triển của Chính phủ theo kế hoạch phát triển KT-XH của quốc gia.
- Việc hỗ trợ tài chính của NHPT được thể hiện thông qua việc cung cấp số vốn hỗ trợ lớn với tài sản đảm bảo tiền vay được nới lỏng hơn so với các tổ chức tín dụng thương mại, thời hạn cho vay tương đối dài, thường là các khoản cho vay trung, dài hạn, lãi suất cho vay ưu đãi so với lãi suất thị trường trên cơ sở mức độ ưu tiên của dự án trong chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ.
- 1.1.4 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng phát triển * Huy động vốn Huy động vốn đã trở thành hoạt động chủ yếu của ngân hàng từ lâu.
- Tuy nhiên, đối với NHPT, vấn đề đặt ra trong hoạt động này là làm thế nào để huy động được nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất bình quân thấp trong các điều kiện cạnh tranh của các tổ chức tín dụng gia tăng, ổn định vĩ mô kém bền vững và khả năng tích luỹ của nền kinh tế là không cao.
- Quy mô của các nguồn liên quan đến quy mô của các dự án mà ngân hàng tài trợ và quy mô tăng lợi nhuận.
- Lãi suất và kỳ hạn của nguồn bị tác động bởi kỳ hạn và khả năng sinh lời của dự án được tài trợ.
- Ngoài ra, với hoạt động chủ yếu là tài trợ cho các dự án trung và dài hạn có khả năng sinh lời thấp hoặc rủi ro cao, yêu cầu đặt ra cho NHPT phải có nguồn vốn hỗn hợp với lãi suất bình quân tương đối thấp, thời gian sử dụng vốn dài và chấp nhận rủi ro.
- Trong điều kiện thị trường vốn trung, dài hạn kém phát triển, khả năng tích luỹ của nền kinh tế thấp, để thực hiện yêu cầu trên đòi hỏi phải kết hợp nỗ lực 7

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt