« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp tăng cường công tác truyền thông cho các doanh nghiệp Việt Nam về hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: “Một số giải pháp tăng cường công tác truyền thông cho các doanh nghiệp Việt Nam về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam” Tác giả luận văn: Nguyễn Hoàng Thắng Khóa: 2014A Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Trần Thị Bích Ngọc Từ khóa: Truyền thông, TPP, Doanh nghiệp Keywords: Communication, TPP agreement, Enterprise Nội dung tóm tắt: 1.
- Lý do chọn đề tài Hiệp định TPP mà Việt Nam vừa kí kết đầu năm 2016 là một hiệp định mang tính bước ngoặt của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu trong khi vẫn đề cập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới.
- Việc nâng cao năng lực thông tin về các Hiệp định Thương mại Tự do, trong đó có TPP cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là một vấn đề mang tính thời sự do rất nhiều nguyên nhân như sự chậm trễ và lúng túng từ phía cơ quan truyền thông nhà nước, sự thụ động và yếu kém trong năng lực tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp.
- Vì vậy hiện nay do đang công tác tại VCCI nên tác giả quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng cường công tác truyền thông cho các doanh nghiệp Việt Nam về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam” cho luận văn của mình.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác truyền thông cho các doanh nghiệp về Hiệp định TPP tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: Thực trạng công tác truyền thông cho doanh nghiệp về TPP tại VCCI cho đến năm 2015.
- Giải pháp được xem xét từ đây là giai đoạn chuẩn bị để Hiệp định TPP chính thức có hiệu lực.
- Kết quả của đề tài Chương 1: Cơ sở lý thuyết về công tác truyền thông cho các doanh nghiệp và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về truyền thông và công tác truyền thông trong doanh nghiệp: khái niệm, mô hình truyền thông, những yêu cầu cơ bản để đảm bảo hiệu quả truyền thông, nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả truyền thông, một số kinh nghiệm về công tác truyền thông cho doanh nghiệp tại các nước trên thế giới.
- Chương 2: Phân tích thực trạng truyền thông cho các doanh nghiệp về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Luận văn đã giới thiệu sơ bộ về VCCI cũng như thực trạng công tác truyền thông về TPP của VCCI cho đến năm 2015.
- Qua phân tích luận văn cho thấy: tồn tại và nguyên nhân của công tác truyền thông tại VCCI, mức độ nhận thức về TPP của doanh nghiệp, kênh truyền thông mà doanh nghiệp hay sử dụng khi tiếp cận TPP và thông tin hội nhập, những hạn chế và mong muốn thay đổi của doanh nghiệp về công tác truyền thông TPP.
- Những phân tích này là luận cứ thực tế, là cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác truyền thông cho các doanh nghiệp về TPP tại VCCI.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác truyền thông cho các doanh nghiệp về TPP tại VCCI Luận văn đề xuất một số giải pháp dựa trên cơ sở các phân tích, đánh giá ở chương 2: xây dựng cổng thông tin điện tử riêng về TPP, xây dựng đường dây nóng hỗ trợ doanh nghiệp về TPP, biên soạn và xuất bản sách, cẩm nang riêng về TPP, tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp về TPP, điều tra nhận thức của doanh nghiệp về TPP.
- Kết luận Trong quá trình thực tế công tác tại VCCI, luận văn đánh giá công tác truyền thông về TPP trong doanh nghiệp tuy đã triển khai tương đối tốt nhưng vẫn còn những hạn chế cần khắc phục đó là phải xây dựng một kế hoạch tổng thể, có các kênh phản hồi tương tác với doanh nghiệp.
- Việc sử dụng đồng bộ các giải pháp đề xuất trong luận văn có thể giúp VCCI tăng cường hiệu lực và hiệu quả truyền thông về TPP cho cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt