« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN ANH QUÂN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- NGUYỄN THỊ MAI CHI Hà Nội – 2016 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Anh Quân i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
- Trong quá trình làm luận văn tôi đã thực sự dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm cơ sở lý luận, thu thập dữ liệu, vận dụng kiến thức đã học để nghiên cứu, phân tích tìm ra định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh khả thi cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này.
- Tác giả Nguyễn Anh Quân Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Anh Quân ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được Luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
- Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Nguyễn Anh Quân Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Anh Quân iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.
- 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LUỢCTRONG KINH DOANH.
- Các khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược và hoạch định chiến lược trong kinh doanh.
- Khái niệm chung về chiến lược trong kinh doanh.
- Khái niệm quản trị chiến lược.
- Khái niệm hoạch định chiến lược.
- Mô hình quản trị chiến lược.
- Mô hình hoạch định chiến lược.
- Các cấp chiến lược.
- Chiến lược cấp công ty.
- Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.
- Các chiến lược cấp chức năng.
- Các công cụ phục vụ hoạch định chiến lược.
- Công cụ phân tích lựa chọn chiến lược - Ma trận QSPM.
- 38 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẠI VIETINBANK.
- Khái niệm ngân hàng thương mại và vai trò trong nền kinh tế.
- 38 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Anh Quân iv 2.1.1.
- Khái niệm ngân hàng thương mại.
- Vai trò của ngân hàng thương mại.
- Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank.
- Sơ lược về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
- Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank.
- Kết quả hoạt động kinh doanh.
- Đánh giá hoạt động kinh doanh.
- Thực trạng công tác quản trị chiến lược.
- Hoạch định tầm nhìn.
- Thực thi chiến lược.
- 54 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.
- Phân tích cơ sở cho hoạch định chiến lược.
- Phân tích môi trường vĩ mô.
- Môi trường ngành.
- Phân tích môi trường bên trong.
- Mục tiêu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
- Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược.
- Xác định chiến lược kinh doanh.
- Các chiến lược chức năng.
- 117 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Anh Quân v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NH: Ngân hàng NHTM: Ngân hàng thương mại NHTM CP: Ngân hàng thương mại cổ phần TMCP: Thương mại cổ phần NHNN: Ngân hàng nhà nước GDP: Gross Domestic Product IFE: Internal Factor Evaluation EFE: External Factor Evaluation ROA: Return On Assets ROE: Return On Equity WTO: World Trade Organization Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Anh Quân vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.
- Các chiến lược cạnh tranh tổng quát.
- Chiến lược cạnh tranh và các yếu tố nền tảng.
- Bảng Tổng hợp kết quả kinh doanh 5 năm.
- 98 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Anh Quân vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.
- Mô hình Quản trị chiến lược.
- Mô hình Hoạch định chiến lược.
- Mô hình quản trị.
- 90 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Anh Quân 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Nó tác động đến mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nên kinh tế mỗi quốc gia.
- Hoạt động kinh doanh ngân hàng của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài quá trình đó.
- Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức không nhỏ cho hoạt động kinh doanh ngân hàng của Việt Nam.
- Hệ thống Ngân hàng Việt Nam cũng không ngừng được đổi mới, tách riêng chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng do Ngân hàng nhà nước đảm nhiệm và chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng do Ngân hàng Thương mại đảm nhiệm.
- Ngoài các dịch vụ kinh doanh truyền thống, các Ngân hàng đang ngày càng hoàn thiện, mở rộng các nghiệp vụ mới, theo hướng đa năng hoá, hiện đại hoá, từng bước hội nhập với cộng đồng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới.
- Việc hội nhập đó đòi hỏi hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải có quan hệ kinh doanh thực sự trên các thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối quốc tế khi đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh là yêu cầu bức thiết.
- Do vậy, đối với ngân hàng Vietinbank, hoạch định chiến lược kinh doanh giai đoạn 2015-2020 là thực sự cần thiết, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng tốc phát triển đưa Vietinbank trở thành ngân hàng TMCP hàng đầu ( về quy mô, năng lực, chất Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Anh Quân 2 lượng và hiệu quả) của Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng và của nền kinh tế.
- Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản trị chiến lược và hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường hoạt động kinh doanh, trên cơ sở tổng kết về lý luận, thực tiễn và đánh giá đúng đắn thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, từ đó kết hợp với định hướng, mục tiêu của doanh nghiệp để hoạch định chiến lược kinh doanh đến năm 2020 của Vietinbank.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các vấn đề chiến lược và quản trị chiến lược chủ yếu thuộc lĩnh vực kinh doanh ngành ngân hàng từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh cho Vietinbank giai đoạn .
- Thu thập tài liệu trong nước về định hướng phát triển cũng như chiến lược phát triển của ngành ngân hàngtrong gian đoạn sắp tới.
- Phương pháp phân tich hệ thống + Phân tích, đánh giá các yếu tố môi trường vĩ mô, môi trường ngành, môi trường bên trong doanh nghiệp.Tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chủ yếu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Anh Quân 3 của các môi trường ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Qua đó giúp nhà quản trị đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp.
- Phân tích ma trận SWOT, BCG, Mc kinsey-GE, QSPM, hình ảnh cạnh tranh: giúp nhà quản trị xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để từ đó tìm ra được cơ hội và thách thức nhằm hoạch định thị trường một cách vững chắc tạo sự cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.
- Phương pháp chuyên gia + Tham vấn từ các chuyên gia về kế hoạch và định hướng phát triển của ngành ngân hàng nhằm hoàn thiện giải pháp xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Đánh giá môi trường kinh doanh để tìm ra cơ hội, thách thức cũng như phân tích các mặt mạnh mặt yếu của Vietinbank Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Vietinbank giai đoạn tới năm 2020.
- Cơ sở lý thuyết về chiến lược và quản trị chiến lược trong kinh doanh CHƯƠNG II.
- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và quản trị chiến lược tại Vietinbank.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Vietinbank Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Anh Quân 4 CHƯƠNG 1.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LUỢCTRONG KINH DOANH 1.1.
- Các khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược và hoạch định chiến lược trong kinh doanh 1.1.1.
- Khái niệm chung về chiến lược trong kinh doanh Thuật ngữ “chiến lược” trước đây thường được dùng trong lĩnh vực quân sự là chủ yếu, nó là sự phối hợp giữa các nguồn lực và tài lực để phục vụ cho mục đích quân sự mà người chỉ huy đưa ra.
- Ngày nay thuật ngữ “chiến lược” được dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một loại hình của công tác kế hoạch sản xuất, kinh doanh với việc xác định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của một tổ chức để từ đó đưa ra các chương trình hành động cụ thể cùng với việc sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
- Theo General - Alieret , nhà kinh tế học người Pháp: “Chiến lược kinh doanh là việc xác định con đường và các phương tiện vận dụng để đi đến các mục tiêu đã thông qua của chính sách” Nhà chiến lược cạnh tranh Michael Porter (Mỹ) cho rằng: “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh”.
- Theo K.Ohmae: “Mục đích của chiến lược kinh doanh là mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho một phía, đánh giá đúng đắn điểm rút lui, xác định ranh giới của sự thỏa hiệp”.
- Chiến lược là những phương tiện đạt tới mục tiêu dài hạn.
- Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hoá hoạt động, sở hữu hoá, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh”.
- Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Anh Quân 5 Theo William J.Guech: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối họp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của một ngành sẽ được thực hiện”.
- Tổng họp các quan điểm trên, ta tóm lược như sau: chiến lược kinh doanh chính là việc đề ra đường lối, chính sách để doanh nghiệp đạt được mục tiêu mình mong muốn.
- Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp.
- Chiến lược là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó.
- Khái niệm quản trị chiến lược Có nhiều rất nhiều định nghĩa khác nhau về “quản trị chiến lược”, có thể áp dụng được như sau: Quản trị chiến lược là quá trình quản lý theo đuổi chức năng, nhiệm vụ của một tổ chức trong khi quản lý mối quan hệ của tổ chức đó đối với môi trường của nó.
- Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản lý quyết định là sự thành công lâu dài của công ty.
- Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
- David: Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra.
- Nói cách khác, quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị, tiếp thị, tài chính kế toán, sản xuất, nghiên cứu phát triển và các hệ thống thông tin các lĩnh vực kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức Dựa trên quan điểm của GarryD.
- Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Anh Quân 6 Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của to chức, đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai.
- Bizzell, “chiến lược và sách chiến lược kinh doanh” NXB lao động .
- Khái niệm hoạch định chiến lược Theo Alfred D.Chandler, Hoạch định chiến lược là tiến trình xác định những định hướng và mục tiêu dài hạn cơ bản của tổ chức và đưa ra các phương án hành động và sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được những định hướng, mục tiêu đó.
- Theo Garry D.Smith, Danny R.Arold và Bobby R.Bizzel, Hoạch định chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức.
- Mô hình quản trị chiến lược Hình 1.
- Mô hình Quản trị chiến lược Phân tích môi trường Xác định chức năng nhiệm vụ và mục tiêu Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược Thực hiện chiến lược Đánh giá và kiểm tra thực hiện Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Anh Quân 7 (Nguồn: Chiến lược và sách lược kinh doanh Gary D.Smith) Trên đây mà mô hình quản trị chiến lược tiêu chuẩn gồm 5 bước: Phân tích môi trường.
- Thực hiện chiến lược.
- Tuy nhiên trong phạm vi bài luận về hoạch định chiến lược kinh doanh, ta chỉ tìm hiểu về mô hình của hoạch định chiến lược kinh doanh 1.1.5.
- Mô hình hoạch định chiến lược Hình 1.
- Mô hình Hoạch định chiến lược (Nguồn Chiến lược và sách lược kinh doanh Gary D.Smith) Điều duy nhất chắc chắn có trong tương lai của bất kỳ tổ chức nào đó là sự thay đổi, và hoạch định là chiếc cầu nối cần thiết giữa hiện tại và tương lai, nó làm tăng khả năng của việc đạt được các kết quả như mong muốn.
- Hoạch định là nền tảng của quá trình hình thành một chiến lược có hiệu quả, nó cần thiết cho việc thực hiện và đánh giá các chiến lược một cách thành công.
- Hoạch định bao gồm tất cả các hoạt động quản trị liên quan đến việc chuẩn bị cho tương lai.
- Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược Xác định chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu Phân tích môi trường Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Anh Quân 8 Hoạch định chiến lược là một phần của Quản trị chiến lược, gồm 3 bước là : Phân tích môi trường từ đó xác định chức năng nhiệm vụ và mục tiêu và phân tích các mục tiêu, nhiệm vụ đó để chọn ra các phương án chiến lược tối ưu nhất.
- Phân tích môi trường bên ngoài Mục tiêu của phân tích bên ngoài là nhận thức các cơ hội và nguy cơ từ môi trường kinh doanh bên ngoài của doanh nghiệp.
- Nhưng quan điểm phổ biến cho rằng có hai loại môi trường bên ngoài có mối quan hệ qua lại lẫn nhau mà nhà hoạch định chiến lược bắt buộc phải quan tâm một cách toàn diện, bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường ngành.
- Các yếu tố kinh tế: Phân tích các yếu tố kinh tế nhằm tìm ra các cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tình hình kinh tế hiện tại, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp nhất.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt