« Home « Kết quả tìm kiếm

20 Câu hỏi ôn thi môn Triết học có lời giải


Tóm tắt Xem thử

- 20 Câu hỏi ôn thi môn Triết học có lờigiải (10)152 lượt xemShareNhằm giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo, eLib đã tổng hợp và chia sẽ đến cácbạn 20 Câu hỏi ôn thi môn Triết học có lời giải dưới đây, hy vọng tài liệu này sẽ cungcấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thứctrước khi bước vào kì thi của mình.
- 20 Câu hỏi ôn thi môn Triết học có lời giảiCâu 1: Trình bày đối tượng và đặc điểm của triết học Mác – Lênin.
- Vai trò của triết họcMác – Lênin đối với thực tiễn xã hội và nhận thức khoa học?1.
- Đối tượng của triết học Mác- Lênin:Các quan điểm trước Mác xác định đối tượng chưa đúng đắn, triết học Mác xác định:Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác –Lênin là Nghiên cứu những quy luật chungnhất về tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Vai trò của con người đối với thế giới trên cơ sởgiải quyết khoa học vấn đề cơ bản của triết học.2.
- Đặc điểm của triết học Mác-Lênin:Triết học Mác-Lênin là một học thuyết khoa học và tiến bộ, nó mang trong mình 3đặc điểm chính sau:* Thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học:+ Tính đảng của triết học Mác-Lênin: Lập trường CNDV biện chứng, đấu tranh kiênquyết chống CNDT, siêu hình, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ và mang lại lợiích cho giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động.+ Tính khoa học của triết học Mác-Lênin (TH MLN): phản ánh đúng đắn hệ thống cácquy luật vận động và phát triển của thế giới.+ Vì sao có sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học trong TH MLN: Do mụctiêu lý tưởng chiến đấu, lợi ích giai cấp vô sản phù hợp tiến trình khách quan của lịchsử.* Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:+ Gắn nhận thức thế giới với cải tạo thế giới là nguyên tắc cơ bản của triết học Mác:triết học MLN ra đời từ nhu cầu thực tiễn, nhu cầu của phong trào cách mạng củagiai cấp công nhân và quần chúng lao động.
- Nó trở thành vũ khí lý luận của giai cấpvô sản…+ Thông qua tổng kết kinh nghiệm thực tiễn mà phát triển triết học.
- Triết học lại trởlại chỉ đạo, hướng dẫn cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản mà bổ sung và phát triển,mà làm tròn sứ mệnh của mình.+ Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn thì triết học MLN mới trở thành sức mạnh vậtchất, mới phát triển và đổi mới không ngừng.* Tính sáng tạo của TH MLN:+ Sáng tạo là bản chất của triết học Mác: những nguyên lý, quy luật phổ biến khi vậndụng vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể phải đúng đắn, sáng tạo.+ Hiện thực khách quan không ngừng vận động và biến đổi, tư duy và ý thức phảnánh chúng cũng không ngừng bổ sung và phát triển.
- Triết học với tư cách là mộtkhoa học cũng không ngừng được bổ sung, phát triển và vận dụng một cách sángtạo, sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh.+ Tính sáng tạo của TH MLN đòi hỏi chúng ta phải nắm vững bản chất cách mạng vàkhoa học của từng nguyên lý và vận dụng nó trên quan điểm thực tiễn, lịch sử, cụthể.
- Nghĩa là phải xuất phát từ khách quan, đúng thực tiễn sinh động làm cơ sở chonhận thức và vận dụng lý luận.3.
- Vai trò của TH MLN đối với thực tiễn XH và sự phát triển KH - Là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận trong nhận thức và cải tạo thế giớicủa giai cấp vô sản là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn của các Đảng cộng sản:+ Nó cung cấp hệ thống tri thức khoa học về thế giới+ Trang bị phương pháp luận khoa học+ Là cơ sở để hình thành niềm tin khoa học và những phẩm chất cao quý của ngườicách mạng.- Trang bị cho các nghành khoa học khác thế giới quan và phương pháp luận khoahọc đi sâu khám phá bản chất và quy luật của sự vật, hiện tượng.+ Nó đóng vai trò dẫn đường cho nghiên cứu khoa học+Nó giải quyết những vấn đề TH trong quá trình nghiên cứu+ Là cơ sở khoa học chống lại ảnh hưởng của CNDT, hệ tư tưởng tư sản xuyên tạcnhững phát minh khoa học.Câu 2: Phân tích mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên? Rút ra ý nghĩa củavấn đề này đối với người làm công tác khoa học?1.
- Phân tích mối quan hệ giữa triết học và KH tự nhiên:Giữa triết học và KH tự nhiên có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết, bổ sung lẫnnhau.
- Dựa trên những cơ sở sau đây:- Dựa trên tính thống nhất vật chất của thế giới: Sau khi Lô-mô-nô-xốp phát minh rađịnh luật bảo toàn năng lượng, việc đó mang lại cho chúng ta nhận thức rằng, mặcdù thế giới vật chất là hết sức đa dạng và phong phú, muôn màu muôn vẻ, nhưngkhông phải chúng không có liên hệ gì với nhau, chúng chỉ là những cách biểu hiệnkhác nhau mà thôi.
- Cho đến các nghành khoa học tự nhiên khác phát triển cũngmang lại những nhận thức đúng đắn của triết học, như học thuyết tiến hoá của Đác-uyn, thuyết hệ mặt trời của Can-tơ… Ngược lại, triết học đóng vai trò là người địnhhướng, dẫn đường cho các nghành khoa học khác (trang bị thế giới quan và phươngpháp luận.
- Quan hệ giữa cái chung và cái riêng: nếu nói về phạm trù cái chung và cái riêng thìtrong mối quan hệ này, triết học đóng vai trò là cái chung, cái tổng quát, còn khoahọc tự nhiên đóng vai trò như là cái riêng lẻ, cái bộ phận: khoa học tự nhiên (cáiriêng) và triết học (cái chung) đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệhữu cơ với nhau, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng để biểuhiện sự tồn tại của mình.
- Còn cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung,nghĩa là không có khoa học tồn tại một cách đơn thuần mà để phục vụ cuộc sốngnhận thức và cải tạo thế giới đó chính là quan điểm mục đích của triết học.
- Ngượclại, sẽ không có triết học nếu như khoa học tự nhiên không tồn tại và phát triển.- Thực tiễn phát triển của khoa học và triết học trong quá trình lịch sử thời gian quađã chứng minh được mối quan hệ mật thiết giữa triết học và khoa học tự nhiên: khoahọc tự nhiên là cơ sở của sự phát triển triết học, khoa học tự nhiên càng phát triểnthì trình độ nhận thức thế giới càng cao.
- Ngược lại, triết học trang bị thế giới quan vàphương pháp luận để định hướng khoa học tự nhiên trong việc nhận thức và cải tạothế giới.2.
- Vai trò của triết học duy vật biện chứng đối với KHTN:Triết học duy vật biẹn chứng đóng vai trò rất to lớn đối với KHTN, cụ thể:- Trang bị thế giới quan và phương pháp luận dẫn đường chỉ lối cho sự phát triểncủa KHTN (đã phân tích ở trên.
- Đưa ra những dự báo thúc đẩy KH phát triển: tức là căn cứ vào tình hình thực tiễnvà xu hướng phát triển của thời đại, dựa trên những yêu cầu đặt ra của thực tiễn,triết học sẽ đưa ra những dự báo đặt ra yêu cầu để thúc đẩy KH phát triển.- Làm cho KHTN phát triển một cách chủ động tự giác: là cho nhu cầu khám phá,chinh phục các đỉnh cao của khoa học, của tri thức thực sự trở thành một nhu cầunội tại của bản thân KHTN.3.
- Ý nghĩa của việc nắm vững mối quan hệ giữa triết học và KHTN:- Nắm vững bản chất tiến bộ, cách mạng và khoa học của các nguyên lý triết học, từđó xây dựng cho mình thế giới quan duy vật và phương pháp luận duy vật biệnchứng trong nhận thức và hành động.- Nhận rõ vai trò của triết học đối với mọi giai đoạn của quá trình nghiên cứu khoahọc (Xuất phát từ việc chọn đề tài, chọn phương pháp nghiên cứu, đánh giá kết quả.
- Điều này rất quan trọng đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa họcvà nhất là các học viên- sinh viên đang bước đầu làm quen với công tác nghiên cứukhoa học.- Từ việc nắm vững mối quan hệ này sẽ tiến hành hợp tác chặt chẽ giữa các nghànhkhoa học, giữa KHTN với triết học.- Nhận thấy được CNDV biện chứng là công cụ nhận thức vĩ đại.
- Đúng vậy, sau khinghiên cứu triết học mỗi chúng ta đều cảm thấy mình chững chạc hơn trong suynghĩ và chín chắn hơn trong hành động.
- Khi nghe và tiếp xúc với bất cứ vấn đề gì chúng ta đều có cái nhìn khách quan,thực tế và có suy xét, chính kiến của mình, thấy được cái đúng, cái sai, cái hay, cáidở… Nói tóm lại, giúp ta có một tư duy toàn diện, sắc bén và phát triển sự hợp táctrong mối quan hệ của triết học với các nghành khoa học khác…Câu 3: Vì sao triết học Mác là một học thuyết phát triển.
- Vận dụng vấn đề này vào hoạtđộng thực tiễn và phê phán các quan điểm sai trái.* Triết học Mác-Lê Nin là một LL phát triển vì:- Sự ra đời của PBC là sự kế thừa của PBC trong lịch sử, sự tổng kết lịch sử xã hội,trình độ khoa học vì vậy nó bị giới hạn bởi những tiền đề đó, cho nên sự phát triểncủa khoa học tất yếu đặt ra và đòi hỏi bản thân nó không ngừng bổ sung và pháttriển.- Quá trình phát triển của PBC cũng chứng minh PBC là một một lý luận phát triển từPBC duy vật thời cổ đại, PBC duy tâm của Hê ghen, PBC duy vật của Mác.- Lê nin là người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà lịch sử giao phó là bảo vệnguyên lý của PBC và bổ sung vào PBC trong thời đại mới: Mọi nguyên lý của PBC đều lấy thực tiễn làm căn cứ cuối cùng, mà thực tiễn lại luôn luôn vận động, biến đổi,phát triển không ngừng.* Vận dụng nguyên lý này phên phán các quan điểm đối lập:- Phải nắm vững cho được bản chất cáh mạng, tinh hoa của PBC để vận dụng linhhoạt sáng tạo vào những điều kiện cụ thể, hoàn cảnh, nhiệm vụ , cương vị cụ thể.- Phải không ngừng học tập, không ngừng bổ sung và phát triển các nội dung củaPBC.- Vận dụng PBC phải vận dụng trong một chỉnh thể hệ thống quan điểm chặt chẻ vớinhau, chống phương pháp siêu hình bảo thủ, sơ cứng, giáo điều, xem PBC như làmột chìa khóa vạn năng, những nguyên lý tuyệt đối bất biến, chống những nguyên lýphủ nhận, cắt xén, xuyên tạc các nguyên lý của PBC.- Chống quan điểm phủ nhận tính phổ biến của triếtn học Mác, phủ nhận tính khoahọc của triết học Mác cho rằng triết học Mác là sản phẩm cá nhân, không phản ánhđúng hiện thực KQ, triết học Mác chỉ đúng cho thời kỳ tự do cạnh tranh, còn ngàynay khi mà nền kinh tế tri thức ra đời thì không còn phù hợp và không đúng nữa.Câu 4: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin.
- Ý nghĩa khoa học của định nghĩa?1.
- Định nghĩa vật chất của Lênin:Phạm trù vật chất là một trong những phạm trù cơ bản, nền tảng của CNDV, nóchứa đựng nội dung thế giới quan và phương pháp luận rất khái quát và sâu sắc.Trong các học thuyết học trước Mác có nhiều quan điểm khác nhau về phạm trùnày… Các nhà duy vật cổ đại quan niệm vật chất mang tính trực quan cảm tính và vìthế họ đã đồng nhất vật chất với những vật thể cụ thể, coi đó là cơ sở đầu tiên củasự tồn tại.
- Hoặc các nhà triết học và khoa học tự nhiên do không hiểu phép biệnchứng duy vật đã đồng nhất vật chất với nguyên tử hoặc vật chất với khối lượng - một thuộc tính phổ biến của các vật thể.Nhưng đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, vật lý học đã có những phát minh rấtquan trọng đem lại cho con người những hiểu biết mới và sâu sắc về cấu trúc củathế giới vật chất, (như phát hiện ra tia Rơn-ghen, hiện tượng phóng xạ, tìm ra điệntử.
- Chính các phát minh quan trọng này bị các nhà triết học duy tâm lợi dụng đểcho rằng “Vật chất tiêu tan mất” và như thế toàn bộ nền tảng của CNDV sụp đổ hoàntoàn.Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên vàphê phán CNDT, Lê-nin đã đưa ra một định nghĩa toàn diện, sâu sắc và khoa học vềphạm trù vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại kháchquan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta saochép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.2.
- Phân tích định nghĩa vật chất của Lê-nin:Khi nghiên cứu định nghĩa vật chất của Lê-nin chúng ta cần phải hiểu và nắm được3 ý cơ bản sau:- Vật chất là một phạm trù triết học: khi định nghĩa vật chất Lê-nin đòi hỏi cần phảiphân biệt vật chất với tính cách là một phạm trù triết học với các khái niệm củaKHTN về các đối tượng, sự vật cụ thể ở các trình độ kết cấu và tổ chức khác nhauvà các thuộc tính khác nhau tương ứng của chúng.
- Vật chất ở đây được hiểu vớinghĩa là một phạm trù rộng nhất trong hệ thống các phạm trù.- Trong định nghĩa chúng ta cũng nhận thấy có hai mặt của một thuộc tính mà Lê-ningọi là “đặc tính” duy nhất của vật chất đó là:+ Vật chất là “thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác… vàtồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
- Như vậy, chúng ta hiểu vật chất là thực tạikhách quan, là tất cả những gì tồn tại bên ngoài và không lệ thuộc vào cảm giác, ýthức của con người.
- Tất cả những gì tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức, với cảmgiác, và đem lại cho chúng ta trong cảm giác, trong ý thức đều là vật chất.
- Thuộc tínhnày đã thể hiện lập trường của CNDV: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất lànguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức.
- cảm giác, ý thức của con người là sự phản ánh hiện thực khách quan.+ Thực tại khách quan này con người có thể nhận thức được.Tóm lại: Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã bao quát cả hai mặt của vấn đề cơ bảncủa triết học trên lập trường của CNDV biện chứng.
- Đây là định nghĩa đầy đủ nhất,toàn diện nhất, sâu sắc nhất và rộng nhất về vật chất.
- Ý nghĩa khoa học và cách mạng của định nghĩa:Định nghĩa vật chất của Lê-nin có ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận sâusắc đối với nhận thức khoa học và thực tiễn, vì:- Nó đã giải đáp một cách đầy đủ, khoa học hai mặt của vấn đề cơ bản của triết họcdựa trên quan điểm của CNDV biện chứng.- Chống lại các quan điểm sai trái của CNDT khách quan và chủ quan, khắc phụcđược các thiếu sót của CNDV siêu hình quy vật chất vào vật thể cụ thể.
- Chống lạithuyết “bất khả tri luận” phủ nhận khả năng nhận thức của con người.- Định nghĩa đó đã làm rõ tính khái quát, tính phổ biến của phạm trù vật chất, bao quát cả dạng vật chất trong xã hội đó là tồn tại xã hội, tồn tại bên ngoài không phụthuộc vào ý thức xã hội.
- Khẳng định sự đúng đắn của nguyên lý về tính vô tận, vôhạn của thế giới vật chất.- Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoahọc cho các nghành khoa học đi sâu nghiên cứu thế giới vật chất, tìm ra những kếtcấu mới, những thuộc tính mới và những quy luật vận động của vật chất để làmphong phú thêm kho tàng tri thức của nhân loại.
- Đồng thời có vai trò định hướng chosự phát triển của nhận thức khoa học, tránh được sự khủng hoảng tương tự trongvật lý học vào cuối thế ky XIX và đầu thế kỷ XX.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt