« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp phát triển bền vững rừng tại Hà Tĩnh


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài:“Một số giải pháp phát triển bền vững rừng tại Hà Tĩnh” Tác giả luận văn: Cao Thiên Sơn Khóa: 2014B Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Lý do chọn đề tài Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí.
- Đứng trước tình hình đó Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm mục đích khôi phục lại tài nguyên rừng,nâng cao độ che phủ của rừng.sự quan tâm tới hoạt động sản xuất lâm nghiệp thông qua các chương trình dự án bước đầu đạt được hiệu quả như chương trình 127, dự án 661.
- Các chính sách như chính sách về lâm nghiệp xã hội,các chính sách về công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triên rừng, về giao khoán rừng và đất lâm nghiệp, về giao đất, giao rừng, kiểm kê 1 rừng, đặc biệt là thực hiện tái cơ cấu lại ngành lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
- Đây là vấn đề cấp bách, cần thiết trong giai đoạn phát triển hiện nay.
- Đây là tiềm năng, lợi thế to lớn cần được phát huy, khai thác có hiệu quả.Trong những năm qua, mặc trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, nhưng lâm nghiệp Hà Tĩnh vẫn đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.
- Công tác bảo vệ, phát triển rừng ngày càng được xã hội hóa, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, đặc biệt là lao động sống gần rừng và ven rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
- Rừng đã và đang giữ vai trò to lớn cho phòng hộ, chống xói mòn và bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh.
- Công tác giao đất giao rừng được triển khai thực hiện quyết liệt, số liệu đến tháng 6 năm 2016, đã giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hơn 17.000 hộ dân và cộng đồng dân cư với diện tích 44.525ha, mục tiêu nhằm giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Đất lâm nghiệp, rừng có chủ thực sự, chủ rừng yên tâm quản lý, đầu tư phát triển rừng trên diện tích được giao.
- Tuy vậy công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vẫn bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế.
- công tác giao, khoán rừng, đất rừng còn nhiều bất cập.
- hành vi lẫn chiếm rừng và đất rừng đang còn xẩy ra ở nhiều địa phương, công tác kiểm tra, xử lý không triệt để, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của lâm nghiệp vẫn còn thấp kém.
- hiệu quả sản xuất lâm nghiệp vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhất là đầu từ chế biến tinh, chế biến sâu.
- việc sắp xếp tổ chức sản xuất và quản lý bảo vệ rừng còn chưa hợp lý.
- Với tình hình thực trạng hiện nay, đòi hỏi sự quan tâm của cấp ủy chính quyền các cấp, các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo ra những chuyển biến mới cho hoạt động lâm nghiệp của tỉnh, đóng góp nhiều hơn nữa cho 2 phát triển kinh tế, xã hội và phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Để bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có, không ngừng tái tạo, làm giàu rừng bằng các biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh.
- sắp xếp tổ chức sản xuất và quản lý bảo vệ rừng hợp lý.
- Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác bảo vệ, phát triển rừng ở Hà Tĩ nh, một số mô hình phát triển bền vững theo Luật Lâm nghiệp ở một số nước, qua quá trình công tác tại Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh và những kiến thức đã tác giả quyết định lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp phát triển bền vững rừng tại Hà Tĩnh”làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất những giải pháp chủ yếu quản lý bảo vệ rừng và phát triển bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩ nh.
- Đối tượng nghiên cứu: công tác bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian quan.
- Kết cấu của luận văn - Chương 1 Luận văn làhệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững rừng.
- Chương 2 Luận văn là phân tích đánh giá thực trạng công tác phát triển bền vững rừng tại Hà Tĩnh.
- -Chương 3 Luận văn là đề xuất một số giải pháp về phát triển bền vững rừng tại Hà Tĩnh

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt