Academia.eduAcademia.edu
Thời Hiệu Khởi Kiện Tranh Chấp Đất Đai Ngày nay, các tranh chấp đất đai ngày càng nhiểu. Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Điều này có nghĩa là khi quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ đất đai không thể cân bằng thì phát sinh tranh chấp. Trong trường hợp giải quyết tranh chấp tại Tòa án, các bên tranh chấp cần phải chú ý đến thời hiệu khởi kiện, bởi đây là yếu tố quyết định quyền khởi kiện của một người còn hay không. Vậy thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây. Thời hiệu khởi kiện Theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện được thực hiện theo quy định của BLDS năm 2015. Thông thường, mỗi một vụ án dân sự sẽ có một thời hiệu khởi kiện nhất định. Ví dụ như thời hiệu khởi kiện đối hợp đồng là 03 năm, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm,… Tuy nhiên, cũng có những vụ án dân sự không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Theo Điều 155 BLDS 2015, Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây: Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Trường hợp khác do luật quy định. Như vậy các tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Điều này có nghĩa là thời hạn giải quyết này là vĩnh viễn, không bị giới hạn bởi một mốc thời gian nhất định nào. Lưu ý là cần phải phân biệt rõ tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai. Bởi việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện chỉ áp dụng đối với tranh chấp đất đai. Theo khoản 24 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Còn tranh chấp liên quan đến đất đai là tất cả những tranh chấp gì có liên quan tới đất đai, tức bao gồm cả tranh chấp đất đai hay nói cách khác tranh chấp đất đai là một bộ phận của tranh chấp về đất đai, những bộ phận còn lại gồm tranh chấp các hợp đồng giao dịch liên quan tới đất đai, thừa kế di sản là quyền sử dụng đất, chia tài sản chung là quyền sử dụng đất.... Giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND có thẩm quyền Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013, Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau: Giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền khi: Có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất Lựa chọn một trong hai hình thức sau nếu không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này; Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự; Thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau Thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND cấp tỉnh nếu tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì có thể thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. Khởi kiện tại Tòa án Đầu tiên, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở theo Điều 202 Luật Đất đai 2013. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Như đã đề cập ở mục 2.1, khi có đủ các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thẩm quyền. Thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trên đây là bài viết về Thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai. Trong trường hợp cần được tư vấn thêm xin hãy liên hệ Luật sư Phan Mạnh Thăng qua Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí.