« Home « Kết quả tìm kiếm

Cổ phần hoá ở Việt Nam: Quản trị doanh nghiệp


Tóm tắt Xem thử

- Cổ phần hoá ở Việt Nam: Quản trị doanh nghiệp.
- Bài viết này tổng kết các tài liệu nghiên cứu về doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp để đưa ra những khuyến nghị cho quá trình hậu cổ phần hoá ở Việt Nam.
- Bài viết cho rằng việc tạo ra thông lệ tốt trong quản trị doanh nghiệp đang ngày càng trở nên quan trọng đối với quá trình cổ phần hoá.
- Nhà nước (thông qua SCIC) cần đặt mình với tư cách là một nhà đầu tư lớn đang thực hiện cổ phần hóa nhằm đạt được mục tiêu tổng thể là tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp..
- Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2010 sẽ cổ phần hoá hầu hết doanh nghiệp nhà nước (SOEs)..
- Chỉ thị cũng quy định người lao động làm việc tại các doanh nghiệp được cổ phần hoá là những người đầu tiên có quyền mua cổ phiếu của doanh nghiệp.
- Nghị định yêu cầu các cơ quan quản lý SOEs (các bộ, uỷ ban nhân dân và các tổng công ty nhà nước) lựa chọn các doanh nghiệp để cổ phần hoá.
- Tuy nhiên, quá trình này đã diễn ra chậm chạp, chỉ có 25 doanh nghiệp được cổ phần hóa từ năm 1996 đến 1998 (Trương và đồng sự, 2006), trong đó có 18 SOEs được cổ phần hoá vào đầu năm 1998 (MPDF, 1998)..
- doanh nghiệp được cổ phần hoá, trong đó 3.400 doanh nghiệp được cổ phần hoá từ năm 2000.
- Hầu hết các doanh nghiệp này đều có quy mô vừa và nhỏ.
- 178 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
- Bài viết này kiến nghị rằng cổ phần hoá chưa phải là điều kiện đủ để mang lại hiệu quả mà đi cùng với nó phải là quản trị doanh nghiệp tốt..
- Phần kế tiếp trình bày về doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cho rằng doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả thông qua cơ chế thị trường.
- Đặc biệt, bài viết cho rằng vấn đề cốt lõi đối với doanh nghiệp đó là quản trị doanh nghiệp, và thị trường cổ phiếu sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường năng lực quản trị của mình.
- Doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Mọi người thường cho rằng mục tiêu tổng thể của cổ phần hoá là tạo ra hiệu quả ở cấp doanh nghiệp.
- Do đó, SOEs thường được đánh giá là kém hiệu quả hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
- Trên thực tế, một số báo cáo cho thấy các doanh nghiệp được cổ phần hoá đã nâng cao được hiệu quả.
- Báo cáo của Ban Đổi mới doanh nghiệp xác nhận rằng quá trình cổ phần hoá có tác động tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp được cổ phần hoá xét về hiệu quả và năng lực quản lý.
- Nghiên cứu này ước lượng tác động của cổ phần hoá lên hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam bằng cách so sánh hoạt động tài chính và sản.
- xuất trước và sau khi cổ phần hoá của 121 doanh nghiệp SOE trước đây.
- Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh rằng quy mô doanh nghiệp, phần sở hữu của nhà nước, quản trị doanh nghiệp, và việc niêm yết trên thị trường chứng khoán là những nhân tố quyết định cho việc cải thiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp..
- Quan điểm chung cho rằng, cổ phần hoá đưa doanh nghiệp đến với công chúng, cho phép tăng hiệu quả nhờ tăng hoạt động giám sát.
- Trực giác của chúng tôi cho rằng, cải cách sở hữu doanh nghiệp là điều kiện cần, nhưng điều kiện đủ phải là thi hành quản lý.
- Hai điều kiện này có vai trò quan trọng mang tính quyết định đối với hiệu quả của doanh nghiệp..
- Greenwald và Stiglitz (1998) đã chứng minh rằng bằng việc phát hành cổ phiếu, doanh nghiệp không phải đối mặt với gánh nặng của nghĩa vụ tài chính (như với các khoản nợ) trong tình trạng suy thoái, và điều này cho phép doanh nghiệp có thể tính đến việc đầu tư và tăng trưởng trong dài hạn.
- Có thể xem đây là một cơ chế chia sẻ rủi ro giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
- Vai trò cấp vốn cho đầu tư của doanh nghiệp chỉ có thể được thực hiện nếu thị trường cổ phiếu tạo ra đủ tính thanh khoản và giảm rủi ro chính sách.
- Thị trường cổ phiếu cũng có thể cải thiện hoạt động quản trị doanh nghiệp nếu có một khuôn khổ giám sát và công bố thông tin.
- Có lẽ các nhà đầu tư cá thể không có động cơ, nhưng các doanh nghiệp đã niêm yết cần phải cung cấp kịp thời thông tin về hoạt động của mình cho các cổ đông.
- Và như vậy, những biến động về giá có thể cho biết tình hình hoạt động hay hiệu quả của các doanh nghiệp đã niêm yết.
- Năm 1996 đã có 114.000 SOEs và năm 2003 đã có 34.000 doanh nghiệp được cổ phần hóa (Garnaut và cộng sự, 2005).
- Đến năm 2005, đã có khoảng 1.400 SOEs quy mô lớn được niêm yết và mức vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp này chiếm khoảng 40% GDP (Garnaut và cộng sự, 2005)..
- Với cách phân chia như vậy, khó có thể đo lường được kết quả hoạt động của các doanh nghiệp cổ phần hóa..
- Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng bởi nó cho thấy hiệu ứng của vốn sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp.
- Ngoài ra, Shirai còn cho biết hoạt động của doanh nghiệp nhóm B và H kém hơn của doanh nghiệp nhóm A.
- Nguyên nhân có thể là do hệ thống kế toán ở thị trường cổ phiếu nhóm A bị thao túng, và do các nhà đầu tư nước ngoài không kiểm soát được doanh nghiệp vì quyền của các cổ đông thiểu số không được quy định rõ ràng..
- Với những phát hiện nêu trên, chúng tôi cho rằng để đảm bảo thành công của quá trình cổ phần hóa, chúng ta cần nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp..
- Quản trị doanh nghiệp.
- Một vấn đề đang được bàn luận nhiều hiện nay là liệu quá trình cổ phần hóa có làm thay đổi quản trị doanh nghiệp hay không.
- Tuy nhiên, vai trò của quản trị doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở tại thời điểm thay đổi mà cả sau khi thay đổi.
- Nói cách khác, cổ phần hóa sẽ cơ cấu lại sở hữu doanh nghiệp, nhưng quản trị doanh nghiệp sẽ kiểm soát một cơ cấu mới theo cách làm gia tăng hiệu quả của doanh nghiệp.
- Các mâu thuẫn trong doanh nghiệp.
- Các mâu thuẫn trong doanh nghiệp là nội dung cơ bản trong quản trị doanh nghiệp.
- Bằng các hợp đồng này, chủ doanh nghiệp sẽ đề nghị một số đại diện để làm người quản trị doanh nghiệp.
- doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp.
- Họ cho rằng chi phí quản trị doanh nghiệp có thể giảm nếu các lợi ích hay động lực cho các giám đốc doanh nghiệp được cải thiện..
- Jensen và Meckling (1976) đã giả định chi phí quản trị doanh nghiệp bao gồm chi phí điều hành, chi phí ràng buộc và chi phí phụ trội.
- Chi phí điều hành là chi phí do chủ doanh nghiệp trả, là thước đo kết qủa hoạt động của người quản lý doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, trong các SOEs, giám đốc doanh nghiệp được bổ nhiệm và họ không có đủ động cơ.
- Thứ hai, với các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, và với sự tồn tại của thị trường cổ phiếu, chi phí quản trị doanh nghiệp sẽ giảm vì nó có thể được điều tiết bởi thị trường.
- Nói cách khác, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tạo ra cơ hội để có thể cải thiện hiệu quả hoạt động thông qua giảm chi phí quản trị doanh nghiệp.
- Tính tất yếu của các mâu thuẫn trong doanh nghiệp.
- Rủi ro đạo đức càng được thẩy rõ ở các doanh nghiệp lớn do sự phức tạp và khó khăn trong việc ký kết hợp đồng với nhà quản lý (Jensen 1993)..
- Thêm nữa, giá trị của doanh nghiệp cũng giảm khi doanh nghiệp đẩy mạnh đa dạng hoá.
- Bên cạnh đó, kết quả kiểm nghiệm của Demsetz và Lehn (1985) cũng cho thấy các doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao liên quan đến các doanh nghiệp mà quyền sở hữu của người quản lý là không nhiều.
- Điều này cho thấy mức độ chấp nhận rủi ro phụ thuộc vào mức độ sở hữu doanh nghiệp của nhà quản lý..
- Từ những nghiên cứu về lý thuyết ở trên, chúng ta đã thấy hầu hết tất cả những khả năng liên quan đến vấn đề quản trị cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Phát triển qui mô doanh nghiệp và tăng cường đa dạng hoá hiển nhiên không phải là điều mà các nhà đầu tư mong muốn.
- Mặt khác, việc phát triển qui mô doanh nghiệp và tăng cường đa dạng hóa đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư sẽ nhận ra những khó khăn trong việc quản lý các hoạt động của doanh nghiệp, và càng thêm khuyến khích các nhà quản lý làm việc vì lợi ích của chính họ.
- Đặc biệt, SCIC, cổ đông lớn nhất trong hầu hết các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, nên năng động hơn trong việc kiểm soát doanh nghiệp.
- Nếu không, thật khó để tin rằng các cổ đông nhỏ hơn sẽ tìm ra đủ động lực để tiếp tục điều hành doanh nghiệp.
- Vấn đề chi phí quản trị doanh nghiệp Thị trường nhân lực quản lý.
- Fama (1980) cho rằng một thị trường nhân lực quản lý sẽ giúp kiểm soát các vấn đề của chi phí quản trị doanh nghiệp.
- Ông chứng minh rằng các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi theo phản ứng của thị trường về việc làm sao để dung hoà cho hợp lí giữa quyền lợi của các cổ đông dựa trên các kết quả họ đã có được với các doanh nghiệp khác.
- Vai trò của hội đồng quản trị trong việc kiểm soát chi phí của doanh nghiệp đã được biết tới trên lý thuyết.
- Để đạt được điều này, hội đồng quản trị công ty phải cực kỳ tỉnh táo và độc lập với các giám đốc nắm giữ các vị trí điều hành ở các doanh nghiệp khác.
- Chẳng hạn, Rosenstein và Wyatt (1990) phát hiện ra rằng giá cổ phiếu của một doanh nghiệp tăng rõ rệt theo báo cáo của một giám đốc bên ngoài tới hội đồng quản trị doanh nghiệp.
- Điều này có thể là do vấn đề thông tin không đối xứng và số lượng các thành viên hội đồng quản trị từ bên ngoài trong các doanh nghiệp nhỏ hơn thì ít hơn.
- Jensen (1993) đã chứng minh rằng hội đồng quản trị của doanh nghiệp trở nên kém hiệu quả hơn khi qui mô doanh nghiệp phát triển.
- Trong nhiều trường hợp, các giám đốc bên ngoài được CEO của doanh nghiệp đó lựa chọn, do đó quyền kiểm soát các quyết định của họ là rất hạn chế.
- Nói cách khác, các giám đốc bên ngoài thường đến từ các doanh nghiệp nắm giữ chéo nhau, do đó họ không có động lực để kiểm soát.
- Thêm nữa, hầu hết các giám đốc bên ngoài không thực sự hiểu công việc kinh doanh của doanh nghiệp và do đó họ không thể thực hiện quyền kiểm soát các quyết định một cách có hiệu quả.
- Các chính sách tài chính liên quan tới cơ cấu vốn cũng có thể có hiệu quả đối với việc quản lý doanh nghiệp.
- Jensen (1986) cũng chứng minh rằng sự tồn tại của các khoản nợ trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp đóng vai trò như một công cụ cam kết của các nhà quản lý.
- Đó là điểm mà tại đó giá trị của doanh nghiệp được tối đa hoá.
- Rõ ràng việc sử dụng nợ được coi là tối ưu nhất khi nó là công cụ nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, trong năm 2007, nhiều doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát hành vốn cổ phần mới ra thị trường, thay vì tài trợ bằng nợ..
- Một cách giải quyết khác đối với vấn đề quản trị doanh nghiệp là có thể sử dụng một tổ hợp các cổ đông lớn và các nhà đầu tư tổ chức.
- Các giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEO) có thể có xu hướng sẵn sàng chấp nhận chi phí phát hành trái phiếu để kiềm chế sự tham gia của các cổ đông lớn và các nhà đầu.
- McConnell and Servaes (1990) đã tìm ra mối quan hệ tích cực giữa việc sở hữu theo nguyên tắc và giá trị doanh nghiệp..
- Tuy nhiên, việc sử dụng các cổ đông lớn có thể dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị doanh nghiệp.
- Shleifer and Vishny (1997) chứng minh rằng các doanh nghiệp nắm giữ một phần lớn cổ phần của các doanh nghiệp khác có thể theo đuổi quyền lợi của cá nhân họ và trả giá bằng lợi ích của các cổ đông.
- Trong khi đó, các nhà đầu tư thông thường trong hầu hết trường hợp, đều là các doanh nghiệp tài chính, nắm giữ số cổ phần đã được đa dạng hoá, do đó không kiểm soát các doanh nghiệp đơn lẻ.
- Một lý do khác đó là hầu hết các doanh nghiệp đều là nắm giữ chéo nhau, rất khó để quản lý nhau..
- Tuy nhiên, thực trạng các doanh nghiệp Việt nam hiện nay không hòan toàn áp dụng được công cụ này.
- Bởi vì các doanh nghiệp được nhà nước quản lý, do đó các giám đốc được chỉ định vì mục đích chính trị.
- Điều này ám chỉ rằng lương cứng chưa thể đủ cho việc kiểm soát chi phí quản trị của doanh nghiệp..
- Tác dụng của quyền mua cổ phiếu là một trong những công cụ hiệu quả nhất trong việc giảm chi phí quản trị doanh nghiệp vì nó được xem như là sự thay thế cho quyền sở hữu của ban giám đốc.
- Giá trị doanh nghiệp càng cao, giá trị của quyền này càng lớn và lợi nhuận các nhà quản lý phụ thuộc vào việc khi nào họ thực hiện quyền mua đó..
- Trao cho nhà quản lý quyền sở hữu doanh nghiệp là một phương pháp trực tiếp nhằm quản lý chi phí quản trị doanh nghiệp (Jensen and Meckling, 1976).
- Có thể nói rằng, quá trình cổ phần hoá bản thân nó không tạo ra giá trị hay hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp, nhưng đó là việc điều hành doanh nghiệp thông qua các công cụ của thị trường.
- Do đó, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị liên quan đến vấn đề quản trị doanh nghiệp nên được đề cao, cùng với quá trình cổ phần hoá, và các công việc quản trị doanh nghiệp này thực sự là những điều đáng quan tâm sau khi cổ phần hoá..
- Bài viết này cho rằng Việt Nam đang phải đối mặt với hầu hết các khía cạnh trong các vấn đề của doanh nghiệp, đối tượng của công tác quản lý doanh nghiệp.
- Phát triển qui mô doanh nghiệp và tăng cường đa dạng hoá cũng là một thực tế đang diễn ra tại Việt Nam, nơi mà các nhà quản lý củng cố địa vị các nhân của mình nhờ vào tiền của các cổ đông.
- Một số biện pháp kiểm soát doanh nghiệp đã được đưa ra dựa trên các nghiên cứu về mặt lý thuyết.
- Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cho rằng SCIC nên đóng vai trò tích cực hơn trong vấn đề kiểm soát doanh nghiệp..
- Nói tóm lại, bài viết này muốn đưa ra một tiếp cận mới mặc dù chỉ là trên lý thuyết, đối với quá trình cổ phần hoá tại Việt Nam, trong đó tập trung vào các vấn đề của doanh nghiệp và vai trò của quản lý doanh nghiệp.
- Các nghiên cứu sâu hơn có thể khám phá ra vai trò của thị trường vốn và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đã được cổ phần hoá, là cơ sở để giới.
- Nói cách khác, nghiên cứu cũng có thể tập trung trực tiếp vào việc so sánh kết quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp, có tính hoặc không tính đến các hoạt động quản lý doanh nghiệp

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt