« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại khu kinh tế Vũng Áng - tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025.


Tóm tắt Xem thử

- NGÔ THÀNH TRUNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG - TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS.
- Hà Nội, tháng 9 năm 2016 Học viên Ngô Thành Trung iiLỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và sâu sắc, tôi xin cảm ơn trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện đào tạo sau Đại học, Viện Kinh tế & quản lý cùng các thầy cô tham gia giảng dạy trong thời gian năm qua.
- Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh Hà Tĩnh cùng với Lãnh đạo Ban Quản lý các Khu kinh tế Hà Tĩnh, Trung Tâm dịch vụ hạ tầng Khu kinh tế Hà Tĩnh đã luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập dữ liệu, tư vấn và gợi ý về chính sách trong quá trình nghiên cứu.
- 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP.
- Lý luận chung về khu công nghiệp.
- Sự hình thành khu công nghiệp.
- Vai trò của KCN đối với sự phát triển kinh tế.
- Phát triển khu công nghiệp và quan điểm phát triển khu công nghiệp.
- Khái niệm phát triển khu công nghiệp.
- Quan điểm về phát triển KCN.
- Các tiêu chí và hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển KCN.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển KCN.
- Những kinh nghiệm phát triển KCN ở một số tỉnh thành trên cả nước.
- Kinh nghiệm phát triển KCN ở một số tỉnh thành.
- Những bài học kinh nghiệm đối với quá trình phát triển các KCN tại KKT Vũng Áng.
- 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG - TỈNH HÀ TĨNH TRONG THỜI GIAN QUA.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu kinh tế Vũng Áng - tỉnh Hà Tĩnh .
- Phân tích thực trạng phát triển của các KCN tại KKT Vũng Áng - Tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua.
- Quá trình hình thành phát triển các KCN tại KKT Vũng Áng - Tỉnh Hà Tĩnh và quy hoạch, dự kiến phát triển các KCN xây dựng từ năm 2006.
- Thực trạng phát triển của các KCN tại KKT Vũng Áng.
- Đánh giá chung về thực trạng phát triển KCN tại KKT Vũng Áng.
- Điều tra đánh giá chuyên gia, doanh nghiệp đang tham gia và cơ quan quản lý nhà nước về mức độ phát triển của các KCN tại KKT Vũng Áng trong thời gian qua.
- Đánh giá tổng hợp thực trạng phát triển khu kinh tế Vũng Áng giai đoạn .
- 81 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG - TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025.
- Mục tiêu và quan điểm phát triển kinh tế xã hội của KKT Vũng Áng đến năm 2025.
- Mục tiêu phát triển các KCN tại Khu kinh tế Vũng Áng - tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025.
- Một số giải pháp nhằm phát triển các KCN tại KKT Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025.
- Nhóm giải pháp phát triển các KCN tại KKT Vũng Áng về kinh tế.
- Nhóm giải pháp phát triển các KCN tại KKT Vũng Áng về xã hội.
- Nhóm giải pháp phát triển các KCN tại KKT Vũng Áng về môi trường.
- Một số kiến nghị nhằm phát triển các KCN tại KKT Vũng Áng – tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025.
- 104 PHỤ LỤC vDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BQL : Ban quản lý CNH : Công nghiệp hoá DN : Doanh nghiệp FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài HĐH : Hiện đại hoá KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KKT : Khu kinh tế KT - XH : Kinh tế - xã hội ODA : Viện trợ phát triển chính thức QH&HĐND : Quốc hội và Hội đồng nhân dân Sở TN & MT : Sở tài nguyên và môi trường UBND : Ủy ban nhân dân viDANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Quy hoạch các khu công nghiệp.
- Tỷ lệ lấp đầy của các KCN tại KKT Vũng Áng đến năm 2015.
- Tình hình xuất khẩu tại các KCN tại KKT Vũng Áng qua các năm.
- Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tại KKT Vũng Áng.
- 49 Bảng 2.5: Cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Hà Tĩnh qua các năm.
- 53 Biểu 2.6: Tổng thu vào Ngân sách Nhà nước của các KCN qua các năm.
- Kết quả lấy đánh giá về hiệu quả phát triển về kinh tế.
- 61 Bảng 2.10: Kết quả lấy đánh giá về hiệu quả phát triển về xã hội.
- Kết quả lấy đánh giá về hiệu quả phát triển về môi trường.
- Các KCN hiện nay ở KKT Vũng Áng.
- Bản đồ quy hoạch chung xây dựng KKT Vũng Áng.
- Tính cấp thiết của đề tài Thành lập các khu công nghiệp, khu kinh tế là một trong những giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Sau 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, chúng ta đã và đang xây dựng một nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng mở cửa và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
- Ngay từ những năm đầu đổi mới Đảng ta đã có chủ trương đúng đắn đó là xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế như các nước phát triển đã làm để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam lâu dài, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khoa học công nghệ ở một đất nước còn nghèo nàn lạc hậu như Việt Nam.
- Các khu công nghiệp đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước.
- Phát triển KCN đã có tác động tích cực đối với nền kinh tế nói chung và công cuộc CNH-HĐH nói riêng, góp phần đẩy mạnh việc huy động nguồn vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động.
- nâng cao năng lực sản xuất mới cho nhiều ngành kinh tế.
- đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nông thôn.
- phát triển các ngành phụ trợ và dịch vụ.
- góp phần phát triển nguồn nhân lực.
- xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật.
- Tuy rằng trong thời gian qua các KCN đã đạt được những thành quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế nảy sinh trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác các KCN làm cản trở quá trình thu hút đầu tư, phát triển bền vững các KCN, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định vì phát triển nhanh sẽ kèm theo những hậu quả về môi trường về xã hội không chỉ cho tỉnh Hà Tĩnh mà còn ảnh hưởng tới các tỉnh lân cận và cả nước.
- Do đó cần phải cải tiến, khắc phục để thu hút đầu tư và phát triển ổn định, tận dụng được lợi thế sẵn có một cách triệt để hơn.
- 2Là người đã theo dõi các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong mấy năm qua, có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực này, với mong muốn góp phần bé nhỏ của mình vào sự nghiệp phát triển các KCN trên địa bàn, đưa tỉnh Hà Tĩnh phát triển nhanh hơn, bền vững hơn theo hướng công nghiệp hiện đại như mục tiêu tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp phát triển các Khu công nghiệp tại khu kinh tế Vũng Áng - tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025” làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn.
- Tổng quan về các Khu công nghiệp: Các khái niệm cơ bản về Khu công nghiệp, vai trò, những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển, những kinh nghiệm phát triển các Khu công nghiệp tại các địa phương khác cũng như những bài học rút ra.
- Đánh giá thực trạng phát triển các Khu công nghiệp tại KKT Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh: Đánh giá thực trạng phát triển của các Khu công nghiệp hiện nay, những điểm nổi bật, hạn chế cùng các nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển các Khu công nghiệp tại KKT Vũng Áng - tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025.
- Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quá trình phát triển các KCN tại KKT Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh, nội hàm của phát triển các KCN tại KKT Vũng Áng được xác định trên 3 trụ cột chính: Kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu quá trình phát triển KCN tại KKT Vũng Áng - tỉnh Hà Tĩnh.
- Các KCN được xem xét như một chỉnh thể gồm vị trí, diện tích, các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, người lao động làm việc trong các KCN, sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ trong các KCN, Ban quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh, hệ thống chính sách về quản lý các KCN.
- Về thời gian: Khảo sát thực trạng quá trình xây dựng, hình thành và phát triển các KCN tại KKT Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2006 đến nay.
- Về đánh giá tác động: Giới hạn nghiên cứu sự tác động của phát triển các KCN tại KKT Vũng Áng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh 4.
- Phương pháp luận chung: Quá trình nghiên cứu dựa trên các luận điểm và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên quan đến phát triển các KCN - Phương pháp cụ thể: Tiếp cận hệ thống, phân tích kinh tế, tổng hợp số liệu nhằm rút ra những nét nổi bật, những đặc điểm qua các năm để nhận định và đánh giá - Điều tra, khảo sát thực tế - Phương pháp chuyên gia 5.
- Ý nghĩa của lý luận: Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động đầu tư phát triển vào các KCN.
- 5.2.Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá thực trạng về hoạt động đầu tư phát triển vào các KCN tại KKT Vũng Áng - tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư phát triển vào các KCN tại KKT Vũng Áng - Hà Tĩnh.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương: 4Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển khu công nghiệp Chương 2: Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tại khu kinh tế Vũng Áng - Tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua.
- Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm pháp triển các khu công nghiệp tại khu kinh tế Vũng Áng - tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025.
- 5CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP 1.1.
- Lý luận chung về khu công nghiệp 1.1.1.
- Khái niệm cơ bản về KCN (5) Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chủ tịch UBND tỉnh/ thành phố ra quyết định thành lập sau khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chỉnh phủ.
- Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống do Chính phủ hoặc Thủ tướng quyết định thành lập.
- Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.
- Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: Khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế.
- Sự hình thành khu công nghiệp Lịch sử hình thành KCN trên thế giới: KCN đầu tiên trên thế giới được thành lập vào năm 1896 ở Trafford Park thành phố Manchester (Anh) với tư cách là một doanh nghiệp tư nhân.
- Sau đó vào năm 1899, vùng công nghiệp Clearing ở thành phố Chicago, bang Illinois bắt đầu hoạt động và được coi là KCN đầu tiên của Mỹ.
- 6Đến năm 1959 ở Mỹ đã có 452 vùng công nghiệp và 1.000 KCN.
- Lịch sử hình thành KCN ở Việt Nam: Tiền thân phát triển các KCN ở Việt Nam là khu kỹ nghệ Biên Hoà (nay là KCN Biên Hoà I) được thành lập năm 1963.
- Đây cũng là KCN lớn nhất và phát triển nhất sau ngày miền Nam giải phóng 1975.
- Việc ra đời KCX Tân Thuận đã khai sinh ra mô hình các KCN trong chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, là một bước đột phá gắn liền với ý chí quyết tâm đổi mới tư duy, sáng tạo luôn tìm tòi cái mới cho công cuộc phát triển đất nước.
- Đến nay các KCN, KCX, KCNC đã và đang làm thay đổi cơ bản đời sống kinh tế xã hội.
- Tuy các KCN Việt Nam hình thành muộn hơn so với các nước trong khu vực và thế giới nhưng nhờ đó chúng ta có lợi thế học hỏi được kinh nghiệm của các nước đi trước.
- 7- KCN được thành lập để thu hút các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp.
- Vai trò của KCN đối với sự phát triển kinh tế Khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế đất nước, xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong việc xây dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Qua 20 năm xây dựng và phát triển, thành tựu của các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được minh chứng sống động bằng những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, thể hiện trên các mặt kinh tế, môi trường và xã hội như: 1.1.4.1.
- Thu hút vốn đầu tư để phát triển nền kinh tế Đặc điểm của mô hình phát triển các KCN là các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư trên vùng không gian lãnh thổ, là nơi kết hợp sức mạnh của nguồn vốn trong và ngoài nước.
- Sự kết hợp này còn được thể hiện qua việc kết hợp giữa KCN với nền kinh tế nội địa.
- Nếu các mối quan hệ này được thực hiện tốt sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Khu công nghiệp, khu chế xuất đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Hàng năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu công nghiệp, khu chế xuất chiếm từ 35-40% tổng vốn đăng ký tăng thêm của cả nước.
- riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 80%.
- 8 K ết quả lũy kế đến năm 2015, các KCN trên cả nước thu hút được 6.080 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 97,125 tỷ USD, tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt 55,2 tỷ USD, bằng 57% tổng vốn đầu tư đăng ký và 5.732 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 584.784 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 293.256 tỷ đồng, bằng 51% tổng vốn đăng ký.
- Do đó, việc phát triển các KCN và KCX sẽ giúp cho nước sở tại thu hút được một nguồn vốn khá quan trọng để phát triển kinh tế quốc gia.
- Trong việc quy hoạch lại các mạng lưới doanh nghiệp công nghiệp, Chính phủ rất khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các KCN và KCX.
- Các KCN trên thực tế thu hút rất nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp.
- Theo số liệu từ vụ quản lý KCN và KCX thuộc bộ kế hoạch đầu tư, tính đến năm 2015, các KCN đã thu hút khoảng 2,6 triệu lao động.
- Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao.
- Điều này đã góp sức đào tạo đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng và vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm vững công nghệ, có tác động lan tỏa và nâng trình độ tay nghề của đội ngũ lao động lên một bước

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt