« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Cục thuế Nghệ An


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐINH VIẾT DŨNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐINH VIẾT DŨNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS: Cao Tô Linh HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
- Do giới hạn về mặt thời gian và trình độ nghiên cứu, đề tài “ Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Nghệ An” không khỏi có những thiếu sót.
- Xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 CƠ SƠ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ GTGT VÀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP .
- Khấu trừ và hoàn thuế GTGT .
- Khái niệm quản lý thuế giá trị gia tăng .
- Nội dung quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp .
- Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp .
- Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp .
- Kinh nghiệm quản lý thuế GTGT của các nước trên thế giới và của các Cục thuế tại Việt Nam .
- Kinh nghiệm quản lý thuế GTGT của các nước trên thế giới .
- Kinh nghiệm về quản lý thuế GTGT của các Cục thuế tại Việt Nam CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ NGHỆ AN .
- Giới thiệu chung về Cục thuế Nghệ An .
- Quá trình hình thành và phát triển của Cục thuế Nghệ An .
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục thuế Nghệ An .
- Hiện trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với Doanh nghiệp tại Cục thuế Nghệ An .
- Tình hình thu nộp ngân sách của Cục Thuế Tỉnh Nghệ An .
- Phân tích hoạt động quản lý thuế GTGT tại Cục thuế Nghệ An .
- Đánh giá công tác lập dự toán và thực hiện dự toán thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại Cục thuế Nghệ An .
- Đánh giá công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Cục thuế Nghệ An .
- Đánh giá hoạt động quản lý thuế GTGT theo các Chỉ tiêu .
- Những hạn chế và nguyên nhân CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ NGHỆ AN .93 3.1.
- Mục tiêu quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Cục thuế Nghệ An.
- Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế GTGT đối với Doanh nghiệp tại Cục thuế Nghệ An .
- Tăng cường quản lý người nộp thuế.
- Tăng cường quản lý kê khai thuế, nộp thuế.
- Đổi mới và tăng cường quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế 105 3.2.6.
- Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
- 112 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CSKD : Cơ sở kinh doanh DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước ĐTNN : Đầu tư nước ngoài ĐTNT : Đối tượng nộp thuế GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTGT : Giá trị gia tăng HĐND : Hội đồng nhân dân LP : Lệ phí MST : Mã số thuế NSNN : Ngân sách nhà nước NNT : Người nộp thuế NQD : Ngoài quốc doanh NTĐT : Nộp thuế điện tử TNCN : Thu nhập cá nhân TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân KTQM : Kê khai thuế qua mạng DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Bảng 2.1 Kết quả thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Nghệ An 35 Bảng 2.2 Số lượng DN đăng ký kinh doanh theo địa bàn đến hết năm 2015 36 Bảng 2.3 Bảng đánh giá công tác tuyên truyền văn bản pháp luật về thuế GTGT 38 Bảng 2.4 Số liệu báo cáo đánh giá tính hình thu thuế GTGT hàng năm 40 Bảng 2.5 Dự toán thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thuộc Cục thuế Nghệ An quản lý giai đoạn từ Bảng 2.6 Bảng phân bổ dự toán thu thuế GTGT cho VP Cục và các Chi cục Thuế Nghệ An 43 Bảng 2.7 Bảng thống kê số lượng doanh nghiệp Cục thuế quản lý hồ sơ thuế 49 Bảng 2.8 Bảng số lượng doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng internet và nộp thuế điện tử tại Cục thuế Nghệ An đến ngày Bảng 2.9 Số tiền hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp tại Cục thuế Nghệ An giai đoạn Bảng 2.10 Kết quả kiểm tra sau hoàn thuế GTGT các doanh nghiệp tại Cục thuế Nghệ An giai đoạn Bảng 2.11 Tình hình nợ thuế theo sắc thuế tại Cục thuế Nghệ An giai đoạn Bảng 2.12 Tổng hợp tình hình thu nợ thuế GTGT giai đoạn Bảng 2.13 Bảng đánh giá các chỉ tiệu phản ánh kết quả, hiệu quả, thu đúng, đủ thuế GTGT của Nghệ An 67 Bảng 2.14 Đánh giá kết quả của quản lý hoàn thuế tại Cục Thuế Nghệ An 75 Bảng 2.15 Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế giai đoạn .
- 76 Bảng 2.16 Kết quả thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT giai đoạn Bảng 2.17 Tình hình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo tại Cục thuế Nghệ An giai đoạn 2013-2015.
- 80 Bảng 2.18 Kết quả nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế Nghệ An 81 Bảng 2.19 Kết quả nộp thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế Nghê An 82 DANH MỤC HÌNH STT Tên Trang Hình 1.1 Quy trình quản lý thuế GTGT 15 Hình 2.1 Trình tự lập dự toán thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại Cục thuế Nghệ An 41 Hình 2.2 Trình tự phân bổ dự toán thu thuế GTGT cho Chi cục thuế tại Nghệ An 42 1 MỞ ĐẦU 1.
- Trong những năm gần đây chính sách Thuế và cơ chế quản lý thu thuế đã có nhiều đổi mới, góp phần tăng thu cho ngân sách, khuyến khích sản xuất, kinh doanh đúng hướng.
- Sau hơn 16 năm thực hiện, trải qua nhiều lần điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung (mới nhất là Luật thuế GTGT điều chỉnh năm 2013), Luật thuế GTGT đã đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng tích cực trong việc khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh.
- góp phần tăng cường quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và quản lý thuế nói riêng.
- Bên cạnh những thành công đã đạt được, trong quá trình thực hiện, Luật thuế GTGT cũng bộc lộ một số các hạn chế, bất cập như hệ thống thuế chưa đồng bộ và thường xuyên phải chỉnh sửa, quy trình quản lý thuế chưa thật sự phù hợp với một số trường hợp, một số đối tượng thuộc diện điều chỉnh của Luật đã tạo nhiều kẽ hở cho người nộp thuế (NNT) có cơ hội lách luật, trốn lậu thuế, làm thất thoát một phần số thu của NSNN hàng năm.
- Kể từ khi tách tỉnh từ tỉnh Nghệ Tĩnh năm 1991 đến nay, Nghệ An vẫn là một tỉnh còn nghèo, số thu NSNN hàng năm chưa cao, tỷ trọng số thuế GTGT hàng năm xấp xỉ khoảng 30% tổng số thuế, phí và lệ phí thu được.
- Tuy nhiên, số thuế GTGT thu được hàng năm vẫn chưa tương xứng với tiềm năng mà Nghệ An 2 có thể đạt được, do trong thực tế quá trình thực hiện luật thuế GTGT, tình hình sử dụng hóa đơn giả, khai khống hóa đơn đầu vào và xuất khẩu không có hàng hóa để xin hoàn thuế của Nhà nước, gian lận trong việc xác định mức thuế suất, trốn lậu thuế, tình trạng nợ đọng thuế kéo dài… đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến số thu của toàn ngành thuế.
- Bên cạnh đó, việc hiểu và thi hành Luật thuế GTGT của các doanh nghiệp cũng như cách vận dụng của từng địa phương còn nhiều điểm không nhất quán.
- Điều này gây nhiều khó khắn cho bản thân doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý thuế.
- Chính vì vậy, để làm rõ, hoàn thiện cơ sở lý luận nhằm quản lý chặt chẽ hơn nữa số thuế GTGT phải nộp hàng năm của các doanh nghiệp, để thuế GTGT có thể phát huy tối đa vai trò trong việc tạo lập nguồn thu cho NSNN và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển thì rất cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu và có những biện pháp khắc phục những hạn chế này.
- Xuất phát từ tầm quan trọng của cơ sở lý luận trong quản lý thuế GTGT và thực tế việc quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Nghệ An hiện nay nên đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Cục thuế nghệ an ”được chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng các giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn để tăng cường quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp cho Cục thuế Nghệ An, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách cho tỉnh Nghệ An nói riêng và NSNN nói chung.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu các hoạt động thuộc công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp - Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong lĩnh vực quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Cục thuế Nghệ An trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2015.
- Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về Luật thuế GTGT và quy trình quản lý thuế, luận văn hướng đến những mục đích cụ thể sau.
- Làm rõ những cơ sở lý luận về thuế GTGT và quản lý thuế GTGT.
- Phân tích thực trạng quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Cục thuế Nghệ An từ đó tìm ra những thuận lợi, khó khăn, thành tựu và hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế mà Cục thuế Nghệ An thực hiện trong công tác quản lý thuế GTGT.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phân tích thực trạng quản lý thuế GTGT tại Cục thuế Nghệ An, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp để tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Cục thuế Nghệ An.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống, thu thập tổng hợp các tài liệu lý thuyết và thực tiễn về quản lý thuế GTGT nhằm nêu rõ bản chất, nội dung và công cụ quản lý thuế GTGT.
- Phương pháp thống kê, khảo sát, điều tra được sử dụng trong việc thu thập các số liệu, tài liệu mà Cục thuế Nghệ An quản lý đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT trên địa bàn Tỉnh, bên cạnh đó luận văn còn sử dụng các phương pháp so sánh, dãy số thời gian, phương pháp số chênh lệch, chỉ số… để đánh giá, phân tích tình hình quản lý thuế GTGT tại Nghệ An.
- Luận văn sử dụng các phương pháp kế thừa, tham vấn ý kiến chuyên gia để xây dựng các giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đảm bảo tính khoa học và khả thi.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã hệ thống hoá, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thuế GTGT, quản lý thuế GTGT làm cơ sở cho việc xây dựng, sửa đổi, bổ 4 sung chính sách thuế GTGT và các quy trình quản lý thuế GTGT cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu quản lý.
- Ý nghĩa thực tiễn: Các nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng vào công tác quản lý thuế GTGT thực tiễn tại Nghệ An và là tài liệu tham khảo cho các địa phương khác.
- Chương 1: Chương 2: Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Cục thuế Nghệ An.
- Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Cục thuế Nghệ An.
- 5 CHƯƠNG 1 CƠ SƠ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ G TG T VÀ QUẢN LÝ THUẾ G TG T ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1.1.
- GTGT là giá trị tăng thêm đối với một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ do cơ sở sản xuất, chế biến, buôn bán hoặc dịch vụ tác động vào nguyên liệu thô hay hàng hóa mua vào làm cho giá trị của chúng tăng thêm.
- Khái niệm về thuế GTGT: Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng * Vai trò của thuế GTGT : Thuế GTGT là một trong những sắc thuế quan trọng vì vậy vai trò chung nhất của nó là đảm bảo nguồn thu lớn cho NSNN.
- Thuế GTGT thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ, nên tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN.
- Thuế GTGT ngày càng khẳng định đây là loại thuế tiên tiến nhằm tạo ra sự công bằng và tiến bộ.
- Thuế GTGT đã góp phần làm tăng NSNN, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Thuế GTGT là công cụ tập trung, huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và là công cụ điều tiết vĩ mô và vi mô nền kinh tế - Thuế GTGT là công cụ kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh 1.2.
- cơ bản của hiện hành ở Vi ệt Nam Nội dung cơ bản của thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam hiện nay được thực hiện theo các văn bản pháp luật sau.
- Luật thuế GTGT 1999 (được sửa đổi bổ sung năm 2005) 6 - Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT.
- Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày của chính phú quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT.
- Theo đó, các nội dung cơ bản của thuế GTGT ở Việt Nam như sau: 1.2.1.
- Phạm vi áp dụng * Đối tượng chịu thuế: Theo quy định hiện hành thì đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định.
- Người nộp thuế: Tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài (gọi chung là người nhập khẩu) đều là người nộp thuế GTGT.
- Căn cứ tính thuế Thuế GTGT được xác định dựa trên 2 căn cứ: Giá tính thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
- 7 - Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà doanh nghiệp được hưởng.
- Trường hợp doanh nghiệp có doanh số mua, bán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá tính thuế.
- Thuế suất: Luật sửa đổi, bổ sung thuế GTGT quy định ba mức thuế suất hiện hành là: 0%, 5% và 10%.
- Mức thuế suất ưu đãi 0% được áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế.
- thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội… Mức thuế suất 10% sẽ được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ khác không thuộc các diện trên.
- Phương pháp tính thuế Có hai phương pháp tính thuế: Phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp trực tiếp trên GTGT.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt