« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN THỊ THÚY NGÂN MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS TRẦN VIỆT HÀ Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ “ Một số giải pháp tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
- Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về công tác quản lý thu.
- 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI.
- 5 1.1 Khái quát chung về bảo hiểm xã hội.
- 5 1.1.2 Vai trò của Bảo hiểm xã hội.
- 9 1.2 Quản lý thu BHXH.
- 12 1.2.1 Khái niệm thu và quản lý thu BHXH.
- 12 1.2.2.Vai trò của quản lý thu BHXH.
- Nội dung quản lý thu BHXH.
- 15 1.2.4 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý thu BHXH.
- 24 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH.
- 28 1.4 Kinh nghiệm quản lý thu BHXH ở một số địa phương trong nước.
- 30 1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác quản lý thu BHXH.
- 34 iii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BHXH TỈNH HÀ TĨNH.
- 36 2.1 Tổng quan chung về BHXH tỉnh Hà Tĩnh.
- 36 2.1.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Hà Tĩnh.
- 36 2.1.2 Cơ cấu, tổ chức BHXH tỉnh Hà Tĩnh.
- 38 2.2 Thực trạng quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh.
- 43 2.2.2 Công tác quản lý về đối tượng tham gia BHXH.
- 46 2.2.3 Quản lý mức đóng BHXH.
- 52 2.2.4 Quản lý tiền thu BHXH.
- 56 2.2.5 Quản lý phương thức đóng BHXH.
- 59 2.2.6 Quản lý quy trình thu BHXH.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động và điều chỉnh kế hoạch thu BHXH.
- 64 2.3 Đánh giá công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh.
- 68 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH TỈNH HÀ TĨNH.
- 75 3.1 Định hướng về tăng cường quản lý thu của BHXH tỉnh Hà Tĩnh.
- 75 3.1.1 Dự báo tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến công tác Quản lý thu tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.
- 75 3.1.2 Định hướng tăng cường quản lý thu của BHXH tỉnh Hà Tĩnh.
- Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh.
- Quản lý đối tượng tham gia, mức lương đóng BHXH.
- Tăng cường quản lý nợ đọng BHXH.
- 93 3.3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước về BHXH.
- 95 3.3.3 Kiến nghị với UBND tỉnh Hà Tĩnh.
- 98 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHYT Bảo hiểm y tế CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp ĐTNN Đầu tư nước ngoài HCSN Hành chính sự nghiệp ILO Tổ chức Lao động quốc tế NSNN Ngân sách nhà nước NN và PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn SXKD Sản xuất kinh doanh TLNĐ-BNN Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tỷ lệ đóng BHXH qua các thời kỳ sau 1994.
- 19 Bảng 2.1 Tổng hợp các chỉ tiêu dự toán thu, chi của bảo hiểm xã hội tỉnh hà tĩnh năm 2013.
- Tổng hợp các chỉ tiêu dự toán thu, chi của bảo hiểm xã hội tỉnh hà tĩnh năm 2014.
- 44 Bảng 2.3 Tổng hợp các chỉ tiêu dự toán thu, chi của bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh năm 2015.
- 49 Bảng 2.6: Số lao động tham gia BHXH giai đoạn .
- 50 Bảng 2.7: Cơ cấu lao động tham gia BHXH giai đoạn .
- 51 Bảng 2.8: Tỷ lệ lao động tham gia BHXH giai đoạn .
- 55 Bảng 2.12: Tiền thu BHXH giai đoạn .
- 77 Bảng 3.2: Dự báo nguồn lao động đến năm 2020.
- 30 Sơ đồ 2.2 Mô hình tổ chức BHXH Hà Tĩnh.
- 48 Biều đồ 2.2: Số tiền thu BHXH giai đoạn .
- Sự cần thiết của đề tài Cùng với Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
- Trong những năm qua, công tác bảo hiểm xã hội đã thể hiện được vai trò, vị trí của nó đối với việc góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị - xã hội.
- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày đã khẳng định: “BHXH, BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống ASXH, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội”.
- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Để thực hiện được chức năng, vai trò đó, cần đảm bảo duy trì và bảo toàn quỹ bảo hiểm xã hội - đây là một quỹ độc lập với NSNN, nhằm đảm bảo về tài chính để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động.
- Vì vậy, công tác thu BHXH là khâu quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của việc thực hiện chính sách BHXH của nước ta.
- đến năm 2037, nếu không điều chỉnh chính sách hoặc không phát triển mạnh đối tượng, tăng thu hoặc giảm chi thì số thu BHXH sẽ không bảo đảm khả năng chi trả.
- Trong khi đó một thực tế hiện nay là tỷ lệ trốn đóng BHXH cho người lao động và nợ đọng BHXH đang là vấn đề nan giải và xảy ra tràn lan.
- Do đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần quản lý chặt chẽ thu, chi BHXH, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời, không để thất thu BHXH và ổn định quỹ lâu dài.
- Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo phân cấp được giao.
- Từ khi thành lập đến nay, BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và trên cả nước nói chung.
- Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác thu bảo hiểm xã hội còn một số hạn chế, yếu kém, nổi bật là một số vấn đề như: Diện bao phủ bảo hiểm xã hội còn thấp, tình trạng trốn đóng BHXH còn nhiều, tỷ lệ tham gia BHXH (trên số lao động thuộc diện tham gia BHXH) chỉ đạt dưới 42%.
- Trước thực trạng như trên ở BHXH Hà Tĩnh và trước nguy cơ chung về mất cân đối quỹ BHXH trong tương lai gần, vấn đề tăng cường quản lý thu BHXH càng trở nên quan trọng.
- Đây chính là lý do tôi lựa chọn đề tài : “Một số giải pháp tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
- Nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn và hi vọng những kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng trong thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Cũng vì vậy đã có nhiều đề tài cấp bộ, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ đi nghiên cứu những vấn đề chung, cũng như những vấn đề cụ thể về BHXH, nhưng những đề tài về vấn đề quản lý thu BHXH vẫn đang hạn chế.
- Mới có một số đề tài được nghiên cứu một cách có hệ thống, đó là: Luận án tiến sỹ “Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam” của tác giả Phạm Trường Giang (2009).
- Luận văn thạc sỹ “Quản lý thu BHXH đối với khu vực kinh tế tư nhân tại Hà Nội” của tác giả Đặng Ngọc Liên (2004).
- Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Nam Định” (2011) của Trần Văn Dũng.
- Những nghiên cứu kể trên đã căn cứ trên cơ sở lý thuyết về quản lý thu, tình hình thực tế công tác thu ở một số nước trên thế giới, và thực trạng của từng địa phương trong nước theo từng giai đoạn để có những phân tích, tìm ra những phương pháp để hoàn thiện công tác quản lý quỹ BHXH, hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH nói chung, hay của một địa phương, một số nhóm đối tượng thu…cho phù hợp.
- Tuy nhiên, tình hình thực tế ở mỗi địa phương khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với những sự thay đổi nhanh chóng trong phát triển kinh tế xã hội cũng như những chính sách mới trong quán lý nhà nước về BHXH đặt ra những yêu cầu khác nhau trong công tác quản lý thu để đạt được hiệu quả.
- Công tác thu BHXH trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang có những hạn chế, chưa mang lại kết quả như mong muốn, nhưng cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống về quản lý thu BHXH ở Hà Tĩnh.
- Trong luận văn, tác giả đã tham khảo những đề tài nghiên cứu liên quan trên để có cái nhìn tổng quan về quản lý thu BHXH nói chung, để tiếp cận vấn đề quản lý thu ở những góc độ khác nhau, xem xét những giải pháp mà những đề tài đã đưa ra để gợi ý thêm những giải pháp phù hợp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu về tình hình thực tế trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn, kết hợp với những chính sách mới và những dự báo trong thời gian tiếp theo để đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Nghiên cứu sẽ góp phần giúp BHXH tỉnh Hà Tĩnh có những gợi ý về giải pháp có thể thực hiện nhằm tăng cường quản lý thu BHXH, nâng cao hiệu quả quản lý trên địa bàn.
- Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu - Nghiên cứu về lý thuyết về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội - Phân tích, đánh giá về thực tế công tác quản lý thu BHXH, tìm ra những yếu kém, nguyên nhân tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh.
- Từ những vấn đề lý thuyết và thực tế trên để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao được hiệu quả quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh.
- Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung liên quan đến công tác quản lý thu BHXH : Quy trình thu BHXH, các nội dung quản lý thu BHXH, Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH - Phạm vi nghiên cứu: BHXH gồm có BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện với phương thức quản lý khác nhau.
- Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về Quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn từ năm từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH cho giai đoạn tiếp theo.
- Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, các phương pháp chủ yếu tác giả đã sử dụng, vận dụng và phối hợp trong nghiên cứu gồm: Phương pháp tổng hợp, phân tích để hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHXH và quản lý thu BHXH.
- tính toán định lượng và so sánh một số chỉ tiêu để phân tích để đánh giá về thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH Hà Tĩnh một cách khoa học.
- Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài gồm: Thu thập các dữ liệu, thông tin từ các báo cáo báo cáo, các nghiên cứu được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các vấn đề liên quan đến công tác thu BHXH nói chung và trên địa bàn Hà Tĩnh nói riêng.
- Đề tài cũng sử dụng các thông tin, số liệu từ chi cục thống kê tỉnh Hà Tĩnh (Số lao động, doanh nghiệp, dân số.
- từ Sở kế hoạch đầu tư Hà Tĩnh.
- và sử dụng các tài liệu, báo cáo nội bộ và số liệu về kết quả thu BHXH từ Phòng thu BHXH, phòng Kế hoạch tài chính BHXH tỉnh Hà Tĩnh.
- Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, biểu, danh mục tài liệu tham khảo, mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về BHXH và quản lý thu BHXH Chương 2.
- Thực trạng quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh .
- CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1 Khái quát chung về bảo hiểm xã hội 1.1.1 Khái niệm, phân loại Để đảm bảo được cuộc sống, mỗi con người phải lao động.
- Chính vì vậy đã hình thành hệ thống an sinh xã hội (ASXH) và trong đó Bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột chính.
- Ở những góc độ khác nhau thường có những khái niệm về ASXH riêng, nhưng khái quát chung, có thể đưa ra một khái niệm về ASXH như sau: ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với mọi người dân thông qua các chính sách, giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các rủi ro hoặc tác động bất thường của tự nhiên, xã hội, nhằm đảm bảo cuộc sống cho mọi thành viên, nhất là người nghèo, người thu nhập thấp, giúp họ ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
- Chọn phát triển mô hình bảo đảm ASXH dựa trên quan điểm của Tổ chức Lao động thế giới 5 .
- ưu đãi xã hội và bảo trợ xã hội.
- Nhóm trợ giúp xã hội sẽ giảm dần để giảm gánh nợ cho ngân sách nếu thực hiện tốt nhóm trụ cột BHXH, BHYT.
- Nhà nước mở rộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế để đảm bảo cho mọi người được hưởng quyền đó.
- Vậy, Bảo hiểm xã hội là gì.
- Theo Tổ chức lao động thế giới(ILO): “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với tất cả các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để đối phó với những khó khăn về kinh tế xã hội do bị ngừng việc hoặc giảm bớt nhiều về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, gây mất khả năng lao động, tuổi già và chết, việc cung cấp chăm sóc y tế và tự cấp cho các gia đình đông con” (Công ước quốc tế 102).
- Tại điều 3, Luật BHXH của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 đưa ra khái niệm: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Dưới góc độ thu nhập: BHXH là sự đảm bảo thay thế một phần thu nhập khi người lao động có tham gia BHXH bị mất hoặc giảm thu nhập.
- Dưới góc độ quản lý: BHXH là công cụ quản lý của Nhà nước, thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong xã hội, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
- Có 2 hình thức BHXH là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
- 1.1.2 Vai trò của Bảo hiểm xã hội BHXH là hoạt động sự nghiệp của toàn xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Chính sách BHXH có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia: Thứ nhất, BHXH góp phần ổn định đời sống của người lao động nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
- Người lao động tham gia BHXH sẽ được thay thế một phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm, nhờ đó người lao động yên tâm trong công việc, giúp kích thích hăng hái lao động sản xuất.
- Như vậy, nó như một đòn bẩy kinh tế kích thích nâng cao năng suất lao động cá nhân, nâng cao năng suất xã hội, nhờ đó nó góp phần vào ổn định kinh tế, xã hội nói chung

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt