« Home « Kết quả tìm kiếm

Pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu


Tóm tắt Xem thử

- Pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự.
- Quyền sở hữu.
- Quyền sở hữu theo thời hiệu.
- Pháp luật Việt Nam.
- Tài sản và quyền sở hữu là chế định quan trọng, chiếm vị trí lớn trong pháp luật dân sự.
- Về bản chất, sở hữu chính là việc chiếm giữ..
- Từ Bộ luật Hồng Đức, đến Bộ luật Gia Long, và các qui định pháp luật Việt Nam từ trước tới nay, tài sản và quyền sở hữu luôn là một chế định quan trọng.
- Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
- đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo qui định tại Điều 17 và Điều 18..
- Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân [21]..
- Kế thừa và phát triển Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm 2013 qui định:.
- Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác..
- Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ [28, Điều 32]..
- Trên cơ sở hoàn thiện các qui định pháp luật về tài sản và quyền sở hữu, Pháp luật Việt Nam hiện hành qui định sở hữu là một quyền năng lớn bao gồm ba quyền năng: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản.
- Một tài sản chỉ được xác định thuộc về ai khi nó đã được xác lập quyền sở hữu cho một chủ thể cụ thể.
- Có nhiều căn cứ để xác lập quyền sở hữu, trong đó xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu là một căn cứ quan trọng, đã và đang ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống dân sự..
- Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu được Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 qui định và tiếp tục được kế thừa tại Khoản 1 Điều 247:.
- Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp qui định tại khoản 2 Điều này [27, Điều 247]..
- Tuy nhiên, quá trình áp dụng thực tế đã chứng tỏ nhiều bất cập trong việc xác lập quyền sở.
- hữu theo thời hiệu cũng như giải quyết các tranh chấp khác về tài sản và quyền sở hữu có liên quan, chính vì vậy học viên đã chọn đề tài "Pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu".
- để làm luận văn thạc sĩ Luật chuyên ngành Luật dân sự.
- Đây là một đề tài có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn trên cơ sở áp dụng thực tế trong quá trình giải quyết các tranh chấp về tài sản và quyền sở hữu.
- Thông qua luận văn này, học viên hy vọng sẽ có những đóng góp tích cực trong việc hoàn thiện hơn qui định của Pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu..
- Mặc dù xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu là một qui định quan trọng trong Bộ luật dân sự Việt Nam nói riêng và pháp luật Việt Nam từ trước đến nay nói chung, song các qui định ấy khi đi vào cuộc sống đã bộc lộ nhiều bất cập.
- Trước mắt, Bộ luật dân sự chưa có kế hoạch sửa đổi bổ sung, nhưng xét thấy việc hoàn thiện qui định xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu làm sao cho phù hợp với tình hình thực tế của các mối quan hệ xã hội, đồng thời là công cụ pháp lý hữu hiệu cho việc giải quyết các vấn đề liên quan, để pháp luật có thể đi vào đời sống xã hội là một vấn đề cần nghiêm túc phân tích và đưa ra những giải pháp cụ thể..
- Trên cơ sở đó, luận văn có sự tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá tương đối toàn diện trong việc nghiên cứu qui định pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong pháp luật Việt Nam..
- Mặc dù Bộ luật dân sự 1995 đã được hoàn thiện hơn bằng Bộ luật dân sự năm 2005, song căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu chưa được quan tâm.
- Thời gian áp dụng chính là minh chứng xác thực cho những bất cập về qui định này.
- Nghiên cứu đề tài "Pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu", học viên muốn hướng tới một qui định pháp luật hoàn thiện hơn, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc áp dụng và giải quyết các vấn đề về quyền sở hữu và việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, khắc phục những bất cập đang tồn tại, từ đó hướng tới sự hoàn thiện pháp luật về sở hữu tài sản, cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ sở hữu..
- Khái quát một số cơ sở lý luận về về tài sản, quyền sở hữu và xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong pháp luật Việt Nam..
- Phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng các qui định pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu..
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện qui định pháp luật dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là các qui định pháp luật hiện hành về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, các trường hợp được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, điều kiện để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệụ, những bất cập của qui định pháp luật Việt Nam từ trước tới nay về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu..
- Là công trình khoa học phân tích một cách có hệ thống các qui định của pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu qua các thời kỳ lịch sử, làm rõ thực trạng áp dụng các qui định pháp luật vào thực tiễn các mối quan hệ xã hội về tài sản và quyền sở hữu, trên cơ sở đó phát hiện những bất cập trong qui định pháp luật, đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hoàn thiện pháp luật trong tương lai.
- Phân tích một số vấn đề lý luận về tài sản, quyền sở hữu và những qui định pháp luật hiện hành về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu..
- Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật và những bất cập:.
- Bất cập trong việc xác định đối tượng áp dụng của qui định.
- Bất cập trong việc giải quyết các tranh chấp về tài sản và quyền sở hữu tại Tòa án liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu..
- Bất cập về mâu thuẫn giữa thời hiệu xác lập quyền sở hữu và thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế? Cần phải giải quyết như thế nào?.
- Bất cập về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu với các qui định của Luật đất đai và Luật nhà ở hiện hành..
- Đưa ra những đề xuất hoàn thiện pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu..
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận về tài sản và quyền sở hữu nói chung và xác lập Quyền sở hữu theo thời hiệu nói riêng, tạo cơ sở khoa học để hoàn thiện chế định quyền sở hữu..
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các chương trình học tập và nghiên cứu về pháp luật..
- Các giải pháp của luận văn đưa ra có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.
- Kết cấu của luận văn.
- Chương 1: Lý luận chung về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu..
- Chương 2: Qui định của Bộ luật dân sự năm 2005 về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu..
- Thực trạng áp dụng pháp luật và những bất cập cần giải quyết..
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu..
- Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Chính phủ (2009), Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Điện (1999), Nghiên cứu về tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành.
- Lê Hồng Hạnh (dịch) (1993), Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2005), Bộ luật Dân sự Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Nguyễn Minh Oanh Pháp luật về tài sản của Philippines, so sánh với pháp luật Việt Nam", Luật học, (12), tr.
- Quốc hội (1995), Bộ luật dân sự, Hà Nội..
- Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân Tối cao (2012), Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về dân sự năm Hà Nội..
- Trường Đại học luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Bộ luật Dân sự Đức, Nxb Lao động, Hà Nội..
- Viện Sử học (1991), Bộ luật Hồng Đức, Nxb Pháp lý, Hà Nội..
- Tori Aritdumi (1995), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Ngô Huy Cương (2009), Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài sản của Bộ luật Dân sự 2005 và định hướng cải cách.