« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình


Tóm tắt Xem thử

- TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG ANH QUẢN TRỊ KINH DOANH MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ 2014B Hà Nội – Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG ANH MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- Nguyễn Thị Mai Chi Hà Nội – Năm 2016 i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG BIỂU vi MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .
- TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .
- Khái quát về ngân hàng thương mại .
- Chức năng của ngân hàng thương mại .
- TÍN DỤNG NGÂN HÀNG .
- Khái niệm và vai trò của tín dụng ngân hàng .
- Phân loại tín dụng ngân hàng .
- CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG .
- Khái niệm và đặc điểm của chất lượng tín dụng .
- Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM .
- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NHTM .
- Các nhân tố bên ngoài CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH .
- KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH ..32 2.1.1.
- Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP An Bình ii 2.1.3.
- Lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng TMCP An Bình .
- Một số kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây .
- THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH GIAI ĐOẠN .
- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH .
- Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP An Bình CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH .
- ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI .
- Định hướng chung của Ngân hàng TMCP An Bình .
- Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP An Bình .
- CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH .
- Cải tiến quy trình thẩm định tín dụng .
- Hoàn thiện cách thức vận hành Trung tâm Hỗ trợ tín dụng .
- Hoàn thiện công tác giám sát tín dụng .
- Nâng cao chất lượng của cán bộ tín dụng .
- Nâng cao hoạt động quản lý rủi ro tín dụng .
- Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, phù hợp với mục tiêu ngân hàng bán lẻ.
- Kiến nghị với ngân hàng nhà nước.
- Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
- Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Học viên thực hiện luận văn Trương Thị Phương Anh v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích CLPT Chiến lược phát triển CNTT Công nghệ thông tin DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ MBB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội NHCP Ngân hàng cổ phần NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại SHB Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSĐB Tài sản đảm bảo TTQT Thanh toán quốc tế GTCG Giấy tờ có giá vi DANH MỤC BẢNG BIỂU 1.
- Danh mục bảng STT Nội dung Trang Bảng 2-1 Tình hình huy động vốn của ABBANK giai đoạn Bảng 2-2 Tình hình sử dụng vốn của ABBANK giai đoạn Bảng 2-3 Kết quả kinh doanh của ABBANK giai đoạn Bảng 2-4 Quy mô tín dụng của ABBANK giai đoạn Bảng 2-5 Số liệu cơ cấu phân loại theo kỳ hạn 49 Bảng 2-6 Số liệu cơ cấu phân loại theo tiền 51 Bảng 2-7 Số liệu cơ cấu phân loại theo thành phần kinh tế 52 Bảng 2-8 Tỷ lệ nợ quá hạn của ABBANK giai đoạn Bảng 2-9 Tình hình nợ xấu của ABBANK giai đoạn Bảng 2-10 Hiệu suất sử dụng vốn của ABBANK giai đoạn Bảng 2-11 Vòng quay vốn tín dụng của ABBANK giai đoạn Bảng 2-12 Tỷ số an toàn vốn tối thiểu của ABBANK và một số tổ chức tín dụng khác giai đoạn Bảng 3-1 Đề xuất thời gian thẩm định tín dụng 90 Bảng 3-2 Đề xuất thời gian giải ngân tại Trung tâm hỗ trợ tín dụng 93 Bảng 3-3 Đề xuất tỷ lệ hồ sơ được kiểm tra 95 vii 2.
- Danh mục biểu đồ STT Nội dung Trang Hình 2-1 Cơ cấu tổ chức của ABBANK 35 Hình 2-2 Cơ cấu phân loại theo kỳ hạn 49 Hình 2-3 Cơ cấu phân loại theo loại tiền 51 Hình 2-4 Cơ cấu phân loại theo thành phần kinh tế 53 Hình 2-5 Tỷ lệ nợ xấu của ABBANK và các tổ chức tín dụng khác giai đoạn Hình 2-6 Cơ cấu nợ xấu theo khách hàng của ABBANK giai đoạn Hình 2-7 Cơ cấu nợ xấu theo ngành nghề của ABBANK giai đoạn Hình 2-8 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của ABBANK giai đoạn Hình 2-9 Sơ đồ quy trình tín dụng ABBANK 66 Hình 2-10 Phân quyền cấp tín dụng ABBANK 68 Hình 2-11 Chuẩn thời gian thực hiện thẩm định tín dụng 80 1 MỞ ĐẦU 1.
- Tính cấp thiết của đề tài Năm 2014 khép lại trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn phục hồi chậm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
- Bước sang năm 2015, nhìn chung nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa thoát ra khỏi thời kỳ suy thoái và còn tồn tại nhiều bất ổn, với GDP ước đạt 3,1% theo IMF (International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ quốc tế).
- Bên cạnh các quan ngại tác động lớn đến kinh tế toàn cầu như cuộc chiến trừng phạt kinh tế giữa phương Tây và Nga, khủng hoảng nợ Hy Lạp, thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm, sự phá giá đồng nhân dân tệ, FED (Federal Reserve System: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) tăng lãi suất cơ bản tối thiểu thêm 0,25% sau một thập kỷ, theo đó mức lãi suất mới mà Mỹ áp dụng sẽ dao động từ 0,25.
- thì việc hoàn tất đàm phán hiệp định TTP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) kết thúc sau 05 năm được xem là tâm điểm tích cực và kỳ vọng sẽ mang lại nhiều điểm sáng chung của nền kinh tế thế giới.
- Khắc phục các khó khăn, kinh tế Việt Nam được duy trì ổn định và tiếp đà tăng trưởng khá hơn trong năm 2015 với GDP đạt 6,68% cao nhất kể từ năm 2011 và lạm phát được kiểm soát tốt chỉ đạt 0,6.
- Theo đó, hoạt động ngành ngân hàng năm 2015 cũng đạt nhiều thành tựu khả quan với việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, mức tăng trưởng tín dụng đạt ấn tượng gần 18%, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đã đưa về mức dưới 3% nhờ sự can thiệp của VAMC (VietNam Asset Management Company: Công ty Quản lý Tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam), chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ và minh bạch hơn, chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, mặt bằng lãi suất duy trì ổn định… Trong bối cảnh chung của nền kinh tế trong nước, hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBANK) trong năm 2015 đã đạt được các thành tựu nhất định.
- Tính đến hết tháng 12/2015, Tổng tài sản đạt 64.662 tỷ đồng, giảm 2 4% so với năm 2014 và đạt 91% kế hoạch năm 2015 do chủ động cắt giảm quy mô kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng khi một số ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt và giám sát chặt chẽ bởi Ngân hàng nhà nước (NHNN).
- Cùng với đó, lợi nhuận trước dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2015 đạt 770,9 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2014, đạt 106% kế hoạch năm 2015.
- Với định hướng kinh doanh theo quan điểm bền vững, các chỉ tiêu tài chính của ABBANK luôn tăng trưởng ổn định, các chỉ tiêu đảm bảo an toàn đều được giữ vững.
- Với bề dày 23 năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam cùng sự sát cánh hỗ trợ của các cổ đông là các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước như: Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco), Ngân hàng lớn nhất Malaysia – Maybank và Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), ABBANK có nguồn lực tài chính vững mạnh và cơ cấu quản trị theo những thông lệ quốc tế tốt nhất, tự tin phát triển theo định hướng trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực bán lẻ.
- Để thực hiện mục tiêu phát triển an toàn – bền vững, ABBANK rất chú trọng tới chất lượng trong hoạt động tín dụng và đang từng bước hoàn thiện hơn nữa quy trình hoạt động kinh doanh của mình để thích nghi với sự phát triển không ngừng nghỉ của nền kinh tế toàn cầu cũng như những nhu cầu ngày càng tăng từ khách hàng.
- Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng một quy trình tín dụng bền vững, sẽ không tránh khỏi những hạn chế cần được khắc phục, phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng ngân hàng.
- Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa cở sở lý thuyết về hệ thống ngân hàng thương mại, bao gồm hoạt 3 động ngân hàng, các chỉ tiêu đo lường và đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại hiện nay.
- Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại ABBANK.
- Tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu trong chất lượng hoạt động tín dụng của ABBANK, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp.
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu Chất lượng hoạt động tín dụng tại ABBANK.
- Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu chất lượng hoạt động tín dụng tại ABBANK trong giai đoạn và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới.
- Phƣơng pháp nghiên cứu  Phƣơng pháp thu thập số liệu Tác giả sử dụng hệ thống các phương pháp thống kê kinh tế thích hợp để tiến hành thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích nhằm đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ABBANK từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này.
- Đây là số liệu được tổng hợp từ báo cáo tài chính của ngân hàng với hai loại báo cáo chính là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Số liệu của báo cáo này được sử dụng để phân tích thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng của ABBANK.
- Phƣơng pháp phân tích số liệu Từ những số liệu của tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê để phân tích tình hình hoạt động tín 4 dụng, cơ cấu tín dụng của ngân hàng từ đưa ra các nhận xét, đánh giá về chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.
- TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1.
- Khái quát về ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những tổ chức trung gian tài chính có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
- Với chức năng là trung gian tài chính, làm cầu nối giữa người gửi tiền và người vay tiền nên hệ thống ngân hàng thương mại đã trở thành một ngành kinh tế huyết mạch, là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
- Có nhiều quan điểm về ngân hàng thương mại đứng trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau.
- Xét trên góc độ tài chính ngân hàng, giáo sư Peter S.Rose định nghĩa: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.” [9] Xét trên quan điểm luật pháp, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
- Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ bao gồm: Nhận tiền gửi.
- Cấp tín dụng.
- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.” [11] Ngoài ra còn có quan điểm mà theo đó ngân hàng thương mại là tổ chức tiền gửi để cho vay hay là trung gian tài chính có giấy phép của chính phủ để vay tiền và mở tài khoản tiền gửi, kể cả các khoản tiền gửi có thể dùng séc.
- Sở dĩ có nhiều quan điểm trên là do hoạt động của ngân hàng thương mại rất đa dạng, nghiệp vụ lai phức tạp và vấn đề này luôn biến động theo sự thay đổi chung của nền kinh tế.
- 6 Như vậy từ các định nghĩa trên, để có thể hiểu một cách chung nhất thì ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với các nghiệp vụ chủ yếu là huy động vốn và cho vay, ngoài ra ngân hàng thương mại còn thực hiện chức năng thanh toán và cung cấp các dịch vụ khác vì mục đích lợi nhuận.
- Chức năng của ngân hàng thƣơng mại Đặc trưng của Ngân hàng thương mại được thể hiện rõ nhất qua ba chức năng sau.
- Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội Thực hiện chức năng này, ngân hàng thương mại nhận tiền gửi của công chứng, các doanh nghiệp và các tổ chức, giữ tiền cho khách hàng của mình, đáp ứng nhu cầu rút tiền và chi tiền của họ.
- Chức năng này đã có ngay trong thời kỳ sơ khai của hoạt động ngân hàng xuất phát từ nhu cầu muôn đảm bảo an toàn cho tài sản và mong muốn tích lũy giá trị của công chứng và các doanh nghiệp trong xã hội.
- Ban đầu ngân hàng đơn gỉản chỉ là người giữ hộ tài sản và khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản phí.
- Về sau ngân hàng đã sử dụng khoản tiền gửi của khách hàng để cho vay, và thay cho việc khách hàng phải trả thù lao cho ngân hàng, ngân hàng lại trả cho khách hàng lợi tức tiền gửi.
- Tuy nhiên với các khoản tiền, vàng, bạc, đá quý, chứng từ có giá… khách hàng gửi vào ngân hàng với yêu cầu giữ hộ, khách hàng vẫn phải trả cho ngân hàng một khoản phí nhất định.
- Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng cao, tích lũy của doanh nghiệp và cá nhân ngày càng lớn cộng them nhu cầu bảo vệ tài sản và mong muốn sinh lời từ khoản tiền có được của các chủ thể kinh tế làm cho chức năng này càng được thể hiện rõ.
- Nó đem lại lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng.
- Đối với khách hàng, thông qua việc gửi tiền vào ngân hàng, họ không những được đảm bảo an toàn về tài sản mà còn thu được một khoản lợi tức từ ngân hàng (tuy nhiên không loại trừ trường hợp rủi ro khi ngân hàng lâm vào tình trạng mất

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt