« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh


Tóm tắt Xem thử

- TRẦN THỊ TRÀ GIANG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- PHẠM THỊ KIM NGỌC Hà Nội - Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, được thu thập thông tin từ Sở Công Thương Hà Tĩnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, Cục Thống kê Hà Tĩnh, kết quả điều tra khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và một số tài liệu khác về các lĩnh vực chuyên ngành cùng với sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của TS.
- 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM.
- Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu.
- Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu.
- Các hình thức xuất khẩu.
- Nội dung của hoạt động xuất khẩu.
- Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
- Hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xuất khẩu.
- Thực tiễn hoạt động xuất khẩu nông sản ở Việt Nam.
- Tiềm năng và vai trò của xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế Việt Nam .
- Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam.
- 38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU NÔNG SẢNTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.
- Tổng quan về tình hình sản xuất nông sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Tình hình sản xuất nông sản.
- Tình hình chế biến các mặt hàng nông sản.
- Thực trạng hiệu quả xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Kim ngạch xuất khẩu.
- Cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu.
- Thị trường và cửa khẩu xuất khẩu.
- Doanh nghiệp xuất khẩu.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản ở địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- 74 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.
- Định hướng xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Dự báo về thị trường nông sản thế giới.
- Quan điểm và mục tiêu phát triển sản xuất - xuất khẩu nông sản tỉnh Hà Tĩnh.
- Định hướng xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu.
- Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản.
- Số thị trường xuất khẩu của hàng nông sản Việt Namgiai đoạn 2011-2015.
- Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015.
- Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam giai đoạn .
- Kim ngạch và chỉ số phát triển kim ngạch xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015.
- Cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu Hà Tĩnh năm 2015.
- vì vậy, việc phát huy lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu nông sản là một vấn đề hết sức cấp thiết.
- Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều chương trình kế hoạch, cơ chế chính sách và văn bản chỉ đạo tăng cường lãnh đạo chỉ đạo phát triển xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nông sản trên địa bàn.
- tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội tăng trên 18%/năm, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt trên 7,6%.
- Tuy nhiên, thực tiễn còn nhiều bất cập, lĩnh vực xuất khẩu nông sản chưa được nghiên cứu đầy đủ.
- Kim ngạch xuất khẩu nông của Hà Tĩnh có tăng trưởng song chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, hiệu quả và tính cạnh tranh sản phẩm nông sản Hà Tĩnh còn thấp.
- Xuất phát từ thực tế đó, tôi lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” nhằm mục tiêu nghiên cứu kỹ tình hình sản xuất, thị trường, cân đối các nguồn lực để đưa ra những định hướng, giải pháp đúng đắn nhằm phát huy lợi thế so sánh, nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương và cả nước nói chung.
- Mục đích của đề tài - Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua.
- trong đó, phân tích cụ thể các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu nông sản.
- Đồng thời, làm nổi bật được kết quả đạt được, những khó khăn hạn chế trong hoạt động xuất khẩu nông sản và nguyên nhân.
- xác định những cơ hội, thách thức cụ thể đối với hoạt động xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
- Đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể về phía cơ quan quản lý nhà nước và về phía doanh nghiệp trên cơ sở phát huy ảnh hưởng của nhân tố có lợi và hạn chế ảnh hưởng của nhân tố bất lợi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
- Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài nghiên cứu tình hình xuất khẩu nông sản trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh (13 huyện, thành phố, thị xã).
- Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, bao gồm: Nguồn dữ liệu thứ cấp: thu thập số liệu từ các báo cáo hoạt động xuất khẩu, thống kê kim ngạch xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu nông sản của cả nước và của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015.
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: điều tra khảo sát hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về xuất khẩu, vai trò của xuất khẩu, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản.
- 2 Về ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.
- Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận chung và thực tiễn về xuất khẩu và hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam Chương 2: Thực trạng hiệu quả xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM 1.1.
- Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu 1.1.1.
- Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu 1.1.1.1.Khái niệm Theo A.
- Smith, phân công lao động xã hội dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất để tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài.
- Như vậy, xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động tất nhiên xảy ra khi phân công lao động xã hội đạt được một trình độ nhất định.
- Vì thế, có nhiều cách hiểu khác nhau về xuất khẩu hàng hóa như sau: Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh với phạm vi vượt khỏi biên giới quốc gia hoặc là hoạt động buôn bán của một nước với nước khác trên phạm vi quốc tế [6].
- Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động đưa hàng hóa (vật chất và dịch vụ) ra khỏi một nước (từ quốc gia này sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc trao đổi lấy một hàng hóa khác có giá trị tương đương.
- Một cách khái quát có thể hiểu, xuất khẩu là việc đưa hàng hóa ra nước ngoài nhằm thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
- Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó được hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện nay.
- Hoạt động xuất khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng và sau đó phát hiện ra nhiều hình thức khác nhau như xuất khẩu trực tiếp, buôn bán đối lưu, xuất khẩu uỷ thác.
- Theo Điều 28, Mục 1, Chương 2 Luật Thương mại Việt Nam 2005: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào 4 khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
- Từ các quan điểm khác nhau có thể đưa ra khái niệm mang tính tổng quát về xuất khẩu như sau: Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế của đất nước trong phân công lao động quốc tế để đem lại lợi ích cho quốc gia.
- Vai trò của hoạt động xuất khẩu - Đối với nền kinh tế thế giới Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế, xuất khẩu có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như của toàn thế giới.
- Do những điều kiện khác nhau nên một quốc gia có thể mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác, vì vậy để có thể khai thác được lợi thế, tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, ông nói rằng: “Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích của chính mình”, và khi tham gia vào thương mại quốc tế thì “quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất các loại hàng hoá sẽ tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi nhất và nhập khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng có bất lợi lớn hơn”.
- Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối.
- Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia 5 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
- Thực tiễn cho thấy, để có đủ nguồn vốn nhập khẩu, một nước và đặc biệt là các nước đang phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn chính như: đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ và thu từ hoạt động xuất khẩu.
- Bởi vậy nguồn vốn quan trọng nhất mà mỗi quốc gia có thể trông chờ là vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu.
- Vì vậy, xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến quy mô và tăng trưởng của nhập khẩu.
- Ngoài vốn huy động từ nước ngoài được coi là cơ sở chính nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ tăng lên khi chủ đầu tư và người cho vay thấy khả năng xuất khẩu của các nước đó, vì đây là nguồn chính đảm bảo nước đó có thể trả nợ được.
- Xuất khẩu góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nước kém phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới.
- Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị 6 kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những về chiều rộng mà cả về chiều sâu.
- Ngoài ra, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo thu nhập ổn định cho người lao động tạo ra ngoại tệ để chấp nhận máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và đem lại lợi nhuận cao.
- Các hình thức xuất khẩu Với mục tiêu là đa dạng hóa các hình thức kinh doanh xuất khẩu nhằm phân tán và chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp ngoại thương có thể lựa chọn nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau.
- Một số hình thức xuất khẩu thường được các doanh nghiệp lựa chọn, bao gồm.
- Xuất khẩu trực tiếp: là xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình.
- Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường cao hơn các hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian.
- Xuất khẩu gián tiếp: là việc cung ứng hàng hoá ra thị trường nước ngoài thông qua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người môi giới.
- Xuất khẩu gián tiếp sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà xuất khẩu, đồng thời khiến nhà xuất khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian.
- (ii) Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực cho nên nhà xuất khẩu có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong quá trình vận tải.
- 7 - Xuất khẩu uỷ thác: là các đơn vị nhận giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng để xuất khẩu cho một đơn vị (bên uỷ thác).
- Trong hình thức xuất khẩu uỷ thác, đơn vị ngoại thương đóng vai trò là người trung gian xuất khẩu làm thay cho đơn vị sản xuất.
- Ưu điểm của hình thức này là độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, người đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt là không cần đến vốn để mua hàng, phí ít nhưng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục.
- Buôn bán đối lưu: Đây là hình thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, hàng trao đổi có giá trị tương đương nhau.
- Mục đích xuất khẩu không phải là nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hoá có giá trị xấp xỉ giá trị lô hàng xuất khẩu.
- Xuất khẩu theo nghị định thư: Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là trả nợ) được ký theo nghị định thư giữa hai chính phủ.
- Xuất khẩu theo nghị định thư có nhiều ưu điểm như khả năng thanh toán chắc chắn (do Nhà nước trả cho đơn vị xuất khẩu), giá cả hàng hóa tương đối cao, việc sản xuất thu mua có nhiều ưu tiên...Trên thực tế, hình thức này ít được áp dụng, chủ yếu là ở các nước XHCN trước kia.
- Xuất khẩu tại chỗ: Đây là hình thức mới và đang phổ biến rộng rãi.
- Nhiều nước Tây Âu và Mỹ Latinh quan niệm tái xuất là xuất khẩu những hàng ngoại quốc từ kho hải quan, chưa qua chế biến ở nước mình.
- Anh, Mỹ và một số nước khác lại coi đó là việc xuất khẩu những hàng hóa ngoại quốc chưa qua chế biến ở trong nước dù hàng đó đã qua lưu thông nội địa.
- Như vậy, các nước đều thống nhất quan niệm tái xuất là lại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất.
- Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt