« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn hiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN THỊ HÀ MY PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS.
- Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường, toàn thể các thầy cô giáo thuộc Viện Kinh tế và Quản lý - Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
- 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ.
- Một số khái niệm chung về thuế và quản lý thuế.
- Khái niệm về thuế và quản lý thuế.
- Nội dung quản lý thuế.
- Nợ thuế và quản lý nợ thuế.
- Nợ thuế và phân loại nợ thuế.
- Quản lý nợ thuế.
- Quy trình, nội dung quản lý nợ thuế.
- Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nợ thuế.
- Cưỡng chế nợ thuế.
- Một số khái niệm về cưỡng chế nợ thuế.
- Mối quan hệ giữa quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- Quy trình, nội dung cưỡng chế nợ thuế.
- Các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá công tác cưỡng chế nợ thuế.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- 33 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ HÀ TĨNH.
- Giới thiệu chung về Cục Thuế Hà Tĩnh.
- 35 2.1.2 Giới thiệu về Cục Thuế Hà Tĩnh.
- Phân tích thực trạng công tác Quản lý nợ thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh.
- Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nợ thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh .
- Phân tích các nội dung quản lý nợ thuế.
- Phân tích thực trạng công tác cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh.
- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế thuế.
- Phân tích các nội dung cưỡng chế nợ thuế.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLN&CCNT thuế.
- Các văn bản quy định về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế.
- Lực lượng công chức thực hiện quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- Ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp nợ thuế.
- Phối hợp các cùng các cơ quan chức năng trên địa trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- Công tác cưỡng chế nợ thuế thông qua bên thứ ba liên quan.
- Đánh giá chung về công tác QLN&CCN thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh.
- 76 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ HÀ TĨNH.
- Định hướng và mục tiêu tăng cường công tác QLN & CCNT tại Cục Thuế Hà Tĩnh.
- Định hướng tăng cường công tác QLN & CCNT tại Cục Thuế Hà Tĩnh 77 iv 3.1.2.
- Mục tiêu tăng cường công tác QLN & CCNT tại Cục Thuế Hà Tĩnh.
- Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế.
- Hoàn thiện các chuẩn mực quản lý nợ và cưỡng chế thuế.
- Hoàn thiện quy trình quản lý nợ thuế.
- Hoàn thiện quy trình cưỡng chế nợ thuế.
- Hoàn thiện các phần mềm tin học hỗ trợ công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- Nâng cao nhận thức, trình độ tác nghiệp của cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Thuế.
- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- 92 v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ BTC Bộ Tài chính CCNT Cưỡng chế nợ thuế DN Doanh nghiệp NSNN Ngân sách nhà nước SX Sản xuất QLN&CCNT Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các phòng ban chức năng của Cục Thuế và các chi cục.
- 43 Bảng 2.5: Tình hình số lượng DN nợ thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh .
- 44 Bảng 2.6: Tình hình nợ thuế giai đoạn .
- 45 Bảng 2.7: Tổng hợp tình hình nợ thuế chờ điều chỉnh và nợ thuế chờ xử lý từ năm 2011 đến năm 2015.
- 49 Bảng 2.10: Tổng hợp các chỉ tiêu quản lý thu tiền nợ thuế năm 2011-2015.
- 52 Bảng 2.11: Phân loại tiền nợ thuế qua các năm 2011-2015.
- 56 Bảng 2.13: Tổng hợp các lượt báo cáo công tác QLN&CCNT các năm 2011-2015.
- 61 Bảng 2.16: Chi phí CCNT từ năm tại Cục Thuế Hà Tĩnh.
- Một số tiêu chí đánh giá công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế.
- 80 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các bên trong quản lý thuế.
- 35 Hình 2.2 Trụ sở Cục Thuế Hà Tĩnh.
- Lý do chọn đề tài Công tác Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế là công tác trọng tâm của ngành thuế trong những năm gần đây, việc làm tốt công tác này dẫn đến việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế, tạo tính răn đe và tạo môi trường lành mạnh, bình đẳng cho các đối tượng nộp thuế có thể duy trì sản xuất kinh doanh và phát triển.
- Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan mà công tác QLN&CCN thuế chưa được quan tâm và thực hiện đúng mức, các biện pháp quản lý chưa được thực hiện một cách đúng và tuân thủ quy trình mà dẫn tới việc nợ đọng thuế gia tăng, kéo dài.
- Bên cạnh đó công tác phối hợp giữa các ngành, các cơ quan chức năng trên địa bàn và phối hợp giữa các bộ phận chưa thực sự có sự kết dính và tạo được sự thống nhất trong thực hiện, gây cho việc QLN&CCN thuế rất khó khăn.
- Trong bối cảnh chung của cả nước, Cục Thuế Hà Tĩnh đã và đang triển khai công tác quản lý thuế, trong đó có công tác QLN&CCN thuế.
- Thực tế thời gian qua cho thấy công tác quản lý nợ thuế ở Cục Thuế Hà Tĩnh cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
- Tuy nhiên trong quá trình triển khai công tác QLN&CCN cũng còn gặp phải những vướng mắc, khó khăn và bất cập nên tình trạng nợ đọng thời gian qua vẫn còn diễn ra nhiều, gây thất thu cho NSNN.
- Từ năm 2011 đến năm 2015 số thu nợ thuế so với tổng số thu của Cục Thuế Hà Tĩnh đang quản lý đều nằm ở mức trên 14%.
- Tuy nhiên nếu loại trừ yếu tố các DN có vốn đầu tư nước ngoài (là các DN có ý thức chấp hành nộp thuế tốt, số thu lớn và gần như không có hiện tượng nợ thuế) thì tỷ lệ thu nợ thuế DN/tổng số thu của các doanh nghiệp phải nằm xấp xỉ ở ngưỡng trên 50%.
- Qua đó có thể thấy tầm quan trọng của công tác thu nợ thuế là rất lớn.
- Nếu công tác này không được quan tâm và thực hiện quyết liệt sẽ góp phần rất quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách của đơn vị.
- 1 Công tác QLN&CCN thuế tuy là công tác hành chính - sự nghiệp phản ánh mối quan hệ giữa cơ quan quyền lực Nhà Nước và các tổ chức kinh doanh.
- Việc vận dụng tốt yếu tố tình cảm trong công tác này cũng phần nào góp phần vào việc động viên, tuyên truyền, sẻ chia để khuyến khích doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình.
- Để thực hiện công tác thu theo đúng quy định của pháp luật và thu được nợ thuế ở mức cao nhất cũng như nâng cao ý thức chấp hành của doanh nghiệp trong việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN.
- Vì vậy đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn hiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh” được chọn để nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại, vướng mắc để hoàn hiện công tác QLN&CCN tại Cục Thuế Hà Tĩnh.
- Phân tích thực trạng và hiệu lực trong quá trình triển khai công tác QLN&CCN thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại, vướng mắc và nâng cao hiệu lực trong công tác QLN&CCN thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh trong những năm tới.
- Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là công tác QLN&CCN thuế đã và đang thực hiện đối với các đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp do Cục Thuế Hà Tĩnh quản lý.
- Phạm vi nghiên cứu: 2 Công tác tác QLN&CCN thuế có rất nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh cần phải được quan tâm xem xét.
- Tuy nhiên trong phạm vi của đề tài này, tôi chỉ bàn luận những vấn đề liên quan đến hiệu lực của công tác QLN&CCN thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh và đề nghị những giải pháp nhằm khắc phục, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực công tác QLN&CCN thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh.
- Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài này tập trung vào việc sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá, các số liệu thực tế giữa các thời kỳ qua đó đánh giá được thực trạng về công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế tại Cục Thuế Hà Tĩnh thời gian qua.
- các phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế Chương 2: Phân tích thực trạng công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh.
- 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ 1.1.
- Một số khái niệm chung về thuế và quản lý thuế 1.1.1.
- Khái niệm về thuế và quản lý thuế Cho đến nay, trong giới các học giả và trên các sách báo kinh tế thế giới vẫn chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm thuế, bởi lẽ giác ngộ nghiên cứu có nhiều khác biệt.
- “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà Nước” Khi nói đến quản lý thì các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu đều cho rằng đây là những hoạt động có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu đặt ra.
- Chính vì vậy, quản lý hành chính thuế cũng có chung là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý thuế đến người nộp thuế nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định.
- Tuy nhiên, quản lý thuế có tính chất là quản lý hành chính công được thể chế hóa bằng luật pháp và với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo thu thuế đủ thuế, đúng thời hạn cho ngân sách nhà nước với chi phí hành thu thấp và đảm bảo nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế.
- Như vậy, quản lý thuế đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện hệ thống thuế.
- Quản lý thuế tốt không đơn giản chỉ là thu thuế cho ngân sách nhà nước, mà thu thuế được thực hiện như thế nào – có nghĩa là, ảnh hưởng của việc thu thuế đến sự công bằng, ảnh hưởng sự thực hiện cam kết quản lý kinh tế của nhà nước và ảnh hưởng đến phúc lợi kinh tế - đây là những vấn đề rất quan trọng.
- Quản lý thuế chưa tốt là sự quản lý có thể thu được phần lớn số thuế từ những khu vực dễ thu thuế, trong khi để thất thu từ những khu vực khó thu thuế khác.
- Chính vì vậy, khi nói đến quản lý thuế là làm sao để thu hẹp sự khác biệt sự tuân thủ thuế của người nộp thuế - có nghĩa là, sự khác biệt giữa số thuế thực tế thu được và số thuế đáng ra phải thu được theo luật – và sự khác biệt này như thế nào giữa các bộ phận người nộp thuế.
- Trong hình 1, đã mô tả quản lý thuế, trong công tác quản lý thuế có 5 sự tham gia của: Cơ quan quản lý hành chính thuế, người nộp thuế và bên thứ ba, cả ba lực lượng này được đặt trong một môi trường của một nền kinh tế mở.
- Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các bên trong quản lý thuế (Nguồn: Tác giả phân tích.
- Cơ quan quản lý thuế: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan hoặc tổ chức được phép của Nhà nước thực hiện quản lý thuế.
- Nội dung quản lý thuế Nội dung quản lý thuế được quy định tại Điều 3 - Luật Quản lý thuế, bao gồm 8 nội dung.
- Kinh tế - Xã hội - Luật pháp CƠ QUAN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH THUẾ NGƯỜI NỘP THUẾ BÊN THỨ BA 6 - Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
- Quản lý thông tin về người nộp thuế.
- Nợ thuế và quản lý nợ thuế 1.2.1.
- Nợ thuế và phân loại nợ thuế 1.2.1.1.
- Một số khái niệm cơ bản về nợ thuế - Tiền thuế nợ.
- Quản lý nợ thuế là việc quản lý, đôn đốc thu nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí.
- Tiền phạt chậm nộp thuế: “là khoản tiền phạt được tính trên số tiền thuế nợ và số ngày nợ thuế của một khoản nợ.
- Số ngày nợ thuế của một khoản thuế nợ: “là khoảng thời gian liên tục tính theo ngày, kể từ thời điểm bắt đầu tính nợ đến thời điểm số tiền nợ đó được nộp vào ngân sách nhà nước, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ theo Bộ Luật Lao động”

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt