« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động thanh tra, giám sát trên địa bàn của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang


Tóm tắt Xem thử

- EM.QT14.BM06 Ban hành lần 1, ngày TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động Thanh tra, giám sát trên địa bàn của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang Tác giả luận văn: Đàm Thị Thu Thủy Khóa : 2015B Người hướng dẫn: TS.
- Phạm Thị Kim Ngọc Từ khóa: Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng Nội dung tóm tắt: a, Lý do chọn đề tài Trong gần 30 năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hoạt động ngân hàng đã có những chuyển biến sâu sắc cả về chất và lượng, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước.
- Bên cạnh những cơ hội phát triển, hệ thống ngân hàng phải đối mặt với những thách thức và rủi ro, đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, phải tăng cường và nâng cao hiệu lực hoạt động quản lý nhà nước.
- Một trong những vấn đề quan trọng là phải nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát (TTGS) ngân hàng, nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động cho các tổ chức tín dụng (TCTD) trong diều kiện hội nhập khu vực và quốc tế.
- Cùng với sự phát triển của toàn ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức thực hiện có kết quả chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của toàn ngành Ngân hàng và tham gia tích cực thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
- Tuy nhiên, hiệu lực quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang còn có mặt hạn chế.
- Một trong những hạn chế đó là hiệu quả công tác TTGS chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh hệ thống TCTD ngày càng phát triển nhanh cả về quy mô, số lượng, đa dạng về hoạt động và tính chất sở hữu.
- EM.QT14.BM06 Ban hành lần 1, ngày Xuất phát từ thực tiễn hoạt động TTGS tại Ngân hàng Nhà nước tỉnh và kết quả nghiên cứu của các học giả trước đây, để khắc phục những hạn chế của công tác TTGS, góp phần bảo đảm hoạt động của các TCTD trên địa bàn an toàn, hiệu quả, tôi chọn đề tài luận văn thạc sỹ: “Một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động TTGS trên địa bàn của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang”.
- b, Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các Tổ chức tín dụng.
- Phân tích thực trạng hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang - Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động này * Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với Tổ chức tín dụng.
- Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu đến hoạt động Thanh tra, giám sát các tổ chức Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang từ năm 2012 đến năm 2016.
- c, Tóm tắt nội dung chính của luận văn, những đóng góp mới của luận văn  Tóm tắt những nội dung chính của luận văn - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thanh tra, giám sát, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra, giám sát các Tổ chức tín dụng - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn .
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động thanh tra, giám sát tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- Những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động Thanh tra, giám sát.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Thanh tra, giám sát trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn từ năm về những kết quả cơ bản đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế.
- EM.QT14.BM06 Ban hành lần 1, ngày Đề xuất giải pháp cải thiện tình hình hoạt động Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
- d, Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng trong Luận văn chủ yếu là các phương pháp định lượng, và phương pháp định tính.
- Nghiên cứu định tính được sử dụng để hệ thống hoá cơ sở lý thuyết của đề tài thông qua nghiên cứu tại bàn.
- Tác giả sẽ nghiên cứu tổng hợp số liệu thông tin từ các tạp chí chuyên ngành, văn bản pháp luật của NHNN.
- Nghiên cứu định lượng được thưc hiện thông qua phiếu điều tra khảo sát lấy ý kiên của các bên có liên quan như TCTD, cán bộ thực hiện hoạt động TTGS của NHNN tại Tuyên Quang về thực trạng hoạt động này cũng như những nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của công tác TTGS.
- e, Kết Luận  Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng về hoạt động thanh tra, giám sát trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cho thấy.
- Công tác thanh tra, giám sát của NHNN tỉnh Tuyên Quang đã được thực hiện có hiệu quả.
- Về phương pháp giám sát từ xa: Hoạt động giám sát tư xa còn mang nặng tính hình thức nên kết quả giám sát hoạt động của TCTD hạn chế.
- Một số kỳ giám sát chưa đảm bảo tính kịp thời.
- Về thanh tra tại chỗ: Một số cuộc thanh tra chưa đảm bảo kế hoạch thanh tra hằng năm, phải chuyển sang năm sau.
- Một số kiến nghị thanh tra còn chung chung, chưa xác định rõ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân liên quan.
- Về phối hợp giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ: Giám sát từ xa chưa hỗ trợ tích cực cho thanh tra tại chỗ.
- Sự kết hợp giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ chưa thực sự hiệu quả như mong muốn.
- Kết quả giám sát từ xa chỉ góp phần nhỏ cho công tác thanh tra tại chỗ, còn phần lớn hoạt động của TCTD được xem xét, đánh giá khi thực hiện thanh tra tại chỗ.
- Nguyên nhân khách quan từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: cơ chế điều hành, khung pháp lý và phương pháp thanh tra, giám sát.
- EM.QT14.BM06 Ban hành lần 1, ngày Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang: số lượng, chất lượng công chức Thanh tra, giám sát.
- Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện hoạt động thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- Giải pháp 1: Tăng cường đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực thanh tra, giám sát NHNN tỉnh Tuyên Quang - Giải pháp 2: Giải pháp về đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động Thanh tra, giám sát tại chi nhánh - Giải pháp 3: Cải thiện phương pháp thực hiện nghiệp vụ TTGS Kiến nghị, đề xuất đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính Phủ nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và bất cập trong hoạt động thanh tra, giám sát.
- Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, các công chức Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả nghiên cứu, thu thập dữ liệu và hoàn thành luận văn này

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt