Academia.eduAcademia.edu
LỜI MỞ ĐẦU Xuất phát thực tế cạnh tranh trong ngành hàng không hiện nay, Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines) đang ráo riết nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng. Mục tiêu lớn nhất của Vietnam Airlines là phấn đấu đến năm 2020 trở thành hãng hàng không 5 sao, đứng thứ 2 trên toàn Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu trên, các nhà quản trị của Vietnam Airlines đã đưa ra những mục sứ mệnh, tầm nhìn và các chiến lược trong giai đoạn mới. Tiểu luận này của nhóm tập trung vào việc phân tích những tác nhân, môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh của Vietnam Airlines. Tiểu luận bao gồm 4 phần: Phần 1: Giới thiệu về Vietnam Airlines Phần 2: Phân tích môi trường bên trong ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines Phần 3: Phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines Phần 4: Phân tích các chiến lược PHẦN 1 GIỚI THIỆU VỀ VIETNAM AIRLINES 1. Giới thiệu tổng quan về công ty 1.1. Ngành nghề kinh doanh Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP Vietnam Airlines, tiền thân là Hãng hàng không quốc gia Việt Nam hoạt động chính trên 3 lĩnh vực: Vận tải hành khách hàng không, vận chuyển hàng hóa hàng không (hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm); Dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không: bay phục vụ cho nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng; cung ứng dịch vụ thương mại, du lịch, khách sạn, bán hàng miễn thuế tại các khu cách ly ở cửa khẩu quốc tế sân bay, tại tàu bay; cung ứng các dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa và các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không sân bay; Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (bảo dưỡng tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư, thiết bị hàng không, thiết bị phục vụ mặt đất và các thiết bị kỹ thuật khác); sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển như sản xuất linh kiện, phụ tùng, vật tư tàu bay, trang thiết bị kỹ thuật và các nội dung khác thuộc lĩnh vực công nghiệp hàng không , cung ứng các dịch vụ kỹ thuật và phụ tùng vật tư cho các hãng hàng không, cung ứng các dịch vụ kỹ thuật và vật tư phụ tùng cho các hãng hàng không trong và ngoài nước. 1.2. Mạng lưới kinh doanh Vietnam Airlines là hãng hàng không có hệ thống mạng bán lớn nhất Việt Nam bao gồm 05 đơn vị trực thuộc, 25 chi nhánh tại 21 tỉnh, thành phố lớn tại Việt Nam. 1.3. Các giai đoạn phát triển: Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng 01 năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956. Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt. Những cột mốc đáng nhớ Năm 1993: Thành lập Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Năm 1995: Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và 20 doanh nghiệp trong ngành Năm 2002: Giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng gắn với các cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng bay và nâng cấp đội bay Năm 2003: Tiếp nhận đưa vào khai thác tàu bay hiện đại Boeing 777 đầu tiên, khởi đầu chương trình hiện đại hóa đội bay Năm 2006: Trở thành thành viên chính thức của IATA Năm 2010: Chính thức là thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không Skyteam Năm 2014: Chào bán thành công cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM Năm 2015: - 04/2015: Chính thức hoạt động theo mô hình CTCP từ ngày 01/4/2015 - 07/2015: Trở thành hãng hàng không đầu tiên của Châu Á và thứ 2 trên thế giới tiếp nhận máy bay thế hệ mới Airbus A350-900, đồng thời ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới Năm 2016:  - 07/2016: Chính thức được công nhận là Hãng hàng không quốc tế 4 sao theo tiêu chuẩn của Skytrax - Hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược ANA Holdings INC (Nhật Bản) Năm 2017:  - 01/2017: Cổ phiếu Vietnam Airlines chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM với mã chứng khoán HVN, giá trị vốn hóa nằm trong top đầu của thị trường - 12/2017: Chào đón hành khách thứ 200 triệu sau 20 năm thành lập và đạt 1,5 triệu hội viên Bông Sen Vàng Năm 2018: - 07/2018: Nhận chứng chỉ Skytrax lần 3 liên tiếp là Hãng hàng không quốc tế 4 sao (2016, 2017,2018) - 11/2018: Chính thức đón tàu A321 NEO đầu tiên; chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước từ Bộ GTVT sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 1.4. Nhận diện thương hiệu Tiếp tục kế thừa và phát huy các giá trị hiện tại được xem như là tiêu chí cốt lõi trong việc xây dựng, cải tiến hệ thống nhận diện thương hiệu mới của Vietnam Airlines, logo mới của Vietnam Airlines vẫn bao gồm hai yếu tố chính là hình ảnh bông sen và dòng chữ “Vietnam Airlines”. Tuy nhiên, sự tinh chỉnh về màu sắc, kiểu chữ và tỉ lệ giúp logo mới hài hòa, mềm mại và dễ dàng nhận biết hơn. Trong hệ thống nhận diện thương hiệu mới, logo được xem là yếu tố nhận diện bắt buộc và được thể hiện trên hầu hết các sản phẩm của Vietnam Airlines với vị trí và kích thước là giống nhau đối với cùng một loại sản phẩm. Biểu tượng của Vietnam Airlines là hình ảnh cách điệu lấy cảm hứng từ hoa sen – một trong những hình ảnh đặc trưng của đất nước Việt Nam. Sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang, thuần khiết và luôn giữ một vai trò quan trọng trong nền di sản văn hóa của đất nước. Biểu tượng Bông sen vàng của Vietnam Airlines được giới thiệu lần đầu vào năm 2020 và đã đạt được những thành công đáng kể cũng như được ghi nhận trên toàn thế giới. 1.5. Các thay đổi liên quan đến các tuyên bố về sứ mệnh, viễn cảnh, tầm nhìn Vietnam Airlines chính thức đánh dấu sự chuyển mình tích cực kể từ năm cuối năm 2014, đầu năm 20145, khi Tổng công ty chính thức chuyển đổi từ mô hình Tổng công ty 100% vốn Nhà nước sang hình thức Công ty cổ phần. Ông Phạm Ngọc Minh bắt đầu nắm giữ chức Tổng Giám đốc (CEO) từ năm 2014 đến nay đã mang đến cho Vietnam Airlines một diện mạo hoàn toàn khác biệt so với trước đây. Dưới sự lãnh đạo của ông, Vietnam Airlines liên tục nhận được các giải thưởng và danh hiệu danh giá: 2016: “Hãng hàng không hàng đầu Châu Á về bản sắc văn hoá” và “Hãng hàng không có hạng Phổ thông hàng đầu Châu Á” bởi World Travel Awards. 2016:  Top 3 Hãng hàng không tiến bộ nhất thế giới (SKYTRAX) 2016: Hãng hàng không có thiết kế ghế khoang Thương gia đẹp nhất trên Boeing 787-9 và Airbus A350-900” (Tạp chí Global Traveler Trung Quốc) Top 4 hãng hàng không khu vực Đông Nam Á có lưu lượng vận chuyển hành khách đạt trên 20 triệu lượt (CAPA) 2017: “Hãng hàng không của năm tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” bởi CAPA- Center for Aviation. 2017: “Hãng hàng không hàng đầu thế giới về bản sắc văn hoá” và “Hãng hàng không hàng đầu thế giới về hạng Phổ thông đặc biệt” bởi World Travel Awards 2017. 2018: Nằm trong top những Hãng hàng không lớn được yêu thích nhất châu Á năm 2018 (Traveler’ Choice Major Airlines – Asia 2018) do Tripadvisor bình chọn. 2018: Skytrax công nhận Vietnam Airlines là Hãng hàng không 4 sao năm thứ 3 liên tiếp 2018: Hãng hàng không 4 sao toàn cầu do tổ chức APEX (The Airline Passenger Experience Association) trao tặng. Với tầm nhìn chiến lược của CEO, Vietnam Airlines đang định hình là một hãng hàng không quốc tế năng động, hiện đại và mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam, trong suốt hơn 20 năm phát triển với tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số, Vietnam Airlines đã và đang dẫn đầu thị trường hàng không Việt Nam - một trong những thị trường nội địa có sức tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Là hãng hàng không hiện đại với thương hiệu được biết đến rộng rãi nhờ bản sắc văn hóa riêng biệt, Vietnam Airlines đang hướng tới trở thành hãng hàng không quốc tế chất lượng 5 sao dẫn đầu khu vực châu Á.  2. Phân tích sứ mệnh, viễn cảnh của công ty: 2.1. Sứ mệnh – Tầm nhìn ► Trở thành Hãng hàng không hàng đầu Châu Á được khách hàng tin yêu lựa chọn. Vietnam Airlines định hướng phát triển hai mạng đường bay chủ lực tại thị trường châu Á như sau: Khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương: đây là mạng đường bay trọng điểm quyết định tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vietnam Airlines tiếp tục tăng tần suất để hoàn thiện dần sản phẩm 2 chuyến/ngày/đường bay bằng các loại tàu bay thân rộng. Ngoài ra, công ty cũng nghiên cứu mở thêm các đường bay mới đến Philipines và các điểm khác trong ASEAN, xem xét mở thêm đường bay Hà Nội – Melbourne, tìm kiếm cơ hội khai thác điểm đến mới Brisbane hoặc Perth. Khu vực tiểu vùng Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam: đây là đường bay có ý nghĩa chính trị to lớn. Vietnam Airlines đẩy mạnh vị thế cạnh tranh hiệu quả với cửa ngõ Bangkok, phát triển thêm các sản phẩm nối các điểm du lịch ở miền Trung Việt Nam và Đông Dương… đồng thời phối hợp với K6 hỗ trợ sản phẩm của Vietnam Airlines. ► Là Hãng hàng không quốc gia, lực lượng vận tải hàng không chủ lực Để thực hiện được sứ mệnh này, Vietnam Airlines xác định chiến lược phát triển đội bay theo định hướng lựa chọn các dòng tàu bay chở khách công nghệ mới, hiện đại, đơn giản về cấu trúc và chủng loại, phù hợp với nhu cầu thị trường, hạ tầng hàng không và đáp ứng tốt hiệu quả khai thác. Cụ thể: Đội tàu bay thân rộng (280-300 ghế): tiếp tục khai thác đội tàu bay thân rộng hiện có trên các đường bay châu Âu, Úc, Đông Bắc Á; Đội tàu bay thân hẹp (150-180 ghế): đầu tư bổ sung để khai thác các đường bay nội địa, các đường bay quốc tế có dung lượng thấp, tầm bay ngắn (dưới 5 giờ bay); Phản lực khu vực: thay thế đội tàu bay ATR72 để khai thác một số thị trường ngách (đường bay ngắn, dung lượng nhỏ, sân bay có cơ sở hạ tầng hạn chế…). ► Cung cấp dịch vụ đa dạng, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài các dịch vụ đã duy trì ổn định, bền vững từ trước, kể từ năm 2019, Vietnam Airlines triển khai thêm nhiều dịch vụ mới đáp ứng đa dạng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng và khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Công ty chủ trương phối kết hợp chặt chẽ giữa khối dịch vụ và khối khai thác, kỹ thuật, thương mại, công nghệ thông tin để đưa công nghệ 4.0 vào công việc nhằm tăng cường hiệu quả và xu hướng của hãng hàng không số “Digital Airlines”. Cụ thể là: Dịch vụ mặt đất Bên cạnh hình thức làm thủ tục tại các quầy truyền thống ở sân bay, hành khách có thể làm thủ tục trực tuyến, tại kiosk tự động, nhiều hình thức làm thủ tục mới được triển khai như Intown check – in, Telephone check – in. Hành khách ưu tiên như VIP, CIP, Thương gia, khách hàng Triệu Dặm, Hội viên Bông Sen Vàng/SkyTeam được chăm sóc chu đáo. Hành khách đi theo gia đình có người cao tuổi, trẻ nhỏ được làm thủ tục tại quầy riêng tại tất cả sân bay trong nước. Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ Meet and Greet – Dịch vụ chào đón và đưa dẫn ưu tiên. Dịch vụ mua chỗ trước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho khách hàng, đồng thời mang lại doanh thu cho Vietnam Airlines. Chính sách hành lý từ hệ cân sang hệ kiện theo xu hướng chung của hàng không thế giới cũng được triển khai. Luôn thấu hiểu hành khách có nhu cầu đặc biệt, trong đó quan tâm đến hành khách hạn chế khả năng di chuyển, hình thức đăng ký dịch vụ đặc biệt trực tuyến vừa được triển khai ngày 10/10/2019. Phòng khách Bông Sen tại ga quốc tế sân bay Đà Nẵng vừa được khai trương với cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ cao cấp. Dịch vụ upgrade trên các đường bay châu Âu, Úc; Dịch vụ lên máy bay nhanh - không xé thẻ; Mở rộng sản phẩm nối chuyến tại các sân bay căn cứ; Dịch vụ cho khách không hành lý; dịch vụ khách hạng Phổ thông Đặc biệt cũng được triển khai. Dịch vụ trên không Dịch vụ trên không liên tục được cải tiến, và nâng cao hiệu quả thông qua việc đổi mới thực đơn, cấp suất ăn hai chiều, đa dạng hóa đồ uống cho khách thương gia. Vietnam Airlines đưa lên chuyến bay các trái cây đặc sản, phở Việt Nam. Sau một thời gian dài nỗ lực kết nối, dịch vụ giải trí không dây “wireless streaming” A321 NEO và wifi internet A350 đem đến trải nghiệm mới cho hành khách Những sản phẩm chất lượng cao như chăn chần bông, tấm trải ghế được lựa chọn, nhiệt độ cabin, vệ sinh tàu bay, khắc phục nội thất luôn được kiểm soát tốt. Những món quà nhỏ xinh mang đậm sắc xuân trên các chuyến bay tết nguyên đán, những chiếc đèn lồng truyền thống tết trung thu cho đến món quà trọn vẹn trái tim dành cho khách hàng nhân ngày quốc tế phụ nữ, Vietnam Airlines mang tới cho hành khách niềm hân hoan, hạnh phúc bất ngờ và chắp cánh giá trị truyền thống dân tộc. ► Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội phát triển thành đạt cho người lao động. Nguồn lao động của Vietnam Airlines đã phát triển về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Song song với việc đổi mới đội bay và trang thiết bị kỹ thuật hàng không, Vietnam Airlines đã nhanh chóng trẻ hóa và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng lao động, đặc biệt là các lao động đặc thù như phi công, tiếp viên hàng không, kỹ sư, thợ kỹ thuật máy bay được chú trọng phát triển, giảm dần số lao động phải thuê ở nước ngoài. Về chất lượng lao động, lực lượng lao động của Vietnam Airlines về cơ bản có tuổi đời trẻ: 72,5% dưới 40 tuổi, trong đó dưới 30 tuổi chiếm 32,6%. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm đến 45%. Đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo cơ bản, có kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm vững vàng. Đại bộ phận đội ngũ lao động có chuyên môn sâu, tay nghề cao đều được đào tạo bài bản, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiệt huyết cống hiến cho ngành hàng không. Lực lượng lao động trẻ được đào tạo bài bản tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước được bổ sung trong những năm qua đã nhanh chóng trưởng thành và từng bước thay thế thế hệ cao tuổi. Với mục tiêu tới năm 2020, Vietnam Airlines sẽ trở thành hãng hàng không thuộc nhóm đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á với chất lượng các dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 năm, Vietnam Airlines đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động thông qua việc chuẩn hóa các chức danh nghề nghiệp, xây dựng và tổ chức các khóa đào tạo, chương trình đào tạo nhân viên… Công tác tổ chức và phát triển nguồn nhân lực được đổi mới từng bước vững chắc và đạt tiến bộ về nhiều mặt. Vietnam Airlines chủ động triển khai nhiều biện pháp, đa dạng hóa trong khâu tuyển dụng và đào tạo nhân lực đặc thù, đặc biệt là nguồn nhân lực vận hành khai thác, bảo dưỡng tàu bay, thương mại và đội ngũ cán bộ quản lý chuyên ngành. Coi nguồn lao động đặc thù là tài sản quan trọng, Tổng công ty đã quan tâm đầu tư cho tuyển chọn và đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo, huấn luyện trong nước, giảm tỷ lệ thuê lao động nước ngoài. Các chế độ, chính sách đối với người lao động luôn được Vietnam Airlines đảm bảo ở mức độ hợp lý nhất. Từ 2011-2019, Vietnam Airlines đã thực hiện 6 đợt cải cách tiền lương, góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Các chế độ về tiền lương, bảo hiểm, bảo hộ, tham quan, nghỉ dưỡng… được thực hiện thường xuyên và đầy đủ. Theo đó, công ty đã từng bước cải tiến chính sách tiền lương theo hướng gắn với năng suất và hiệu quả công việc. ► Kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo lợi ích bền vững cho cổ đông Vietnam Airlines chủ trương sử dụng kết hợp nhiều nguồn vốn để đảm bảo huy động đủ nguồn lực tài chính cho nhu cầu đầu tư trên nguyên tắc duy trì các hệ số tài chính ở mức an toàn và chi phí vốn hợp lý. Để thực hiện được sứ mệnh này, Vietnam Airlines kết hợp các giải pháp, bao gồm tăng vốn chủ sở hữu, huy động từ thị trường vốn và thực hiện cấu trúc Sale and lease back. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines thực hiện tái cơ cấu danh mục đầu tư tài chính để tập trung vốn cho hoạt động kinh doanh chính. Chiến lược đầu tư mà công ty đang theo đuổi là cùng với việc phát triển đội bay, Vietnam Airlines còn đầu tư nâng cao năng lực khai thác, bảo dưỡng tàu bay và hạ tầng công nghệ thông tin theo định hướng sẽ dành 50% nguồn vốn đầu tư cho đội tàu bay và 50% cho các lĩnh vực còn lại. 2.2 Giá trị cốt lõi ► An toàn là số 1, nền tảng cho mọi hoạt động. Vietnam Airlines đặt mục tiêu đến năm 2020 nâng cấp văn hóa an toàn của Vietnam Airlines lên mức chủ động (Proactive) trong tất cả các mặt bao gồm: báo cáo an toàn, điều tra an toàn, xử lý các thông tin an toàn, phòng ngừa an toàn. Đến năm 2025, văn hóa an toàn của Vietnam Airlines đạt mức tiến tiến (Generative) an toàn trở thành giá trị cốt lõi và nền tảng trong văn hóa doanh nghiệp cũng như mọi hoạt động của từng cá nhân của Vietnam Airlines. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Vietnam Airlines luôn xác định an toàn là nguyên tắc số một, không thể đánh đổi trong mọi hoạt động của hãng. Vì thế, việc thiết lập, củng cố và nâng cao văn hóa an toàn là một mục tiêu trọng điểm hàng đầu. Với đặc thù tiêu chuẩn an toàn khắt khe của ngành hàng không cũng như tính chất biến động của ý thức, hành vi con người, công tác về văn hóa an toàn là một hoạt động trường kỳ, liên tục, đòi hỏi phải theo dõi và hành động để củng cố, nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ nhân viên. Qua đó góp phần bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hàng trăm hành khách trên mỗi chuyến bay. Hơn 20 năm qua, Vietnam Airlines không ngừng nỗ lực xây dựng văn hóa an toàn hàng không với việc xác định đây là một quá trình kiên trì mỗi ngày, kết hợp cùng nhiều biện pháp để có được sự thay đổi nhận thức, quan niệm và hành động của mỗi cá nhân. Vietnam Airlines đã thành công trong việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý an toàn dựa vào dữ liệu an toàn để dự báo, xác định các nguy cơ, từ đó xử lý, phòng ngừa rủi ro kịp thời. Hệ thống quản lý an toàn đã và đang không ngừng hoàn thiện, đáp ứng các tiêu chuẩn của các nhà chức trách hàng không, các hiệp hội, liên minh mà Vietnam Airlines tham gia. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines còn ban hành chỉ thị về việc nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động khai thác và văn hóa báo cáo. Mô hình văn hóa báo cáo được hưởng ứng tích cực với ngày càng nhiều các báo cáo an toàn tự nguyện bên cạnh các báo cáo bắt buộc từ đơn vị khai thác bay, kỹ thuật hay khai thác mặt đất. Điểm nổi bật trong văn hóa an toàn của Vietnam Airlines là đề cao tính trung thực, minh bạch, tạo môi trường làm việc mà mọi nhân viên luôn sẵn sàng báo cáo lỗi; không áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với bất cứ nhân viên nào khi chủ động báo cáo trung thực về các sự cố, sự việc ảnh hưởng tới an toàn, các lỗi do sơ ý. ► Khách hàng là trung tâm. VNA thấu hiểu sự phát triển của tổ chức gắn liền với sự tin yêu của khách hàng. Nếu nguồn nhân lực thể hiện sức mạnh của một hãng hàng không thì khách hàng chính là yếu tố cuối cùng quyết định sự thành công của hãng. Vì vậy, Vietnam Airlines đưa ra nhiều chính sách dành cho khách hàng, đem lại cho họ sự thỏa mãn tối đa với từng dịch vụ tạo sự yêu thích và tin tưởng cho mỗi khách hàng. Thu thập ý kiến của khách hàng về dịch vụ: thực hiện những cuộc khảo sát cho khách hàng và khách hàng tiềm năng để khảo sát mức độ kỳ vọng và cảm nhận của họ về các sản phẩm, dịch vụ mới và cũ; Hỗ trợ, chăm sóc khách hàng: tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng trên nhiều phương tiện, hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ một cách thoải mái và an toàn nhất; Quan tâm đến khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của hãng, đặc biệt là khách hàng thường xuyên như tin nhắn chúc mừng vào những dịp Lễ, tết… ► Người lao động là tài sản quý giá nhất. Mọi chính sách đãi ngộ được xây dựng trên cơ sở công bằng và lợi ích xứng đáng để duy trì sự gắn kết và tạo sức mạnh đoàn kết trong tổ chức. Ban tổ chức cán bộ và tiền lương của Vietnam Airlines đã xây dựng hệ thống lương hợp lý, đảm bảo đánh giá đúng hiệu quả sản xuất và năng suất lao động của người lao động trên cơ sở các chế độ chính sách về tiền lương của Nhà nước để gắn kết với quyền lợi kinh tế của người lao động với kết quả hoạt động của tập thể. Hằng năm, bên cạnh chính sách thưởng phạt cho hiệu suất lao động cần còn có chế độ đãi ngộ xứng đáng với lao động tại các khâu quan trọng của vận tải hàng không, thực hiện phương châm khuyến khích và ưu đãi nhân tài. Trả lời báo chí vào tháng 8/2019, CEO của Vietnam Airlines đã chia sẻ: "Khi chúng ta làm cho nhân viên chúng ta hạnh phúc thì đầu tiên là họ sẽ làm cho khách hàng mình được vui, sau đó là chúng ta sẽ giữ được nhân sự giỏi và hết mình cống hiến. Yếu tố thứ nhất sẽ kéo theo yếu tố thứ 2. Cần song hành môi trường làm việc cho nhân viên, một phần là để giữ chân họ nhưng quan trọng nhất là họ sẽ phục vụ tốt nhất cho khách hàng của mình" ► Không ngừng sáng tạo. Lấy sáng tạo là phương châm đổi mới, VNA luôn đổi mới không ngừng trên mọi lĩnh vực với tư duy đột phá để đạt được thành công lớn. Với khẩu hiệu “Tăng tốc thay đổi, nhanh hơn – cao hơn”, VNA đã và đang vươn lên thành thương hiệu hàng không được định vị hàng đầu tại thị trường ASEAN và thế giới. Tất cả những nỗ lực, cải tiến dù chỉ nhỏ nhất của mỗi nhân viên Vietnam Airlines dù đến từ bộ phận hậu phương như phi công, kỹ sư bảo dưỡng máy, nhân viên phục vụ hành lý hay những người tiếp xúc khách hàng trực tiếp như các tiếp viên hàng không, nhân viên check-in đều đều không ngừng góp sức cải thiện chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines, để không chỉ giữ vững danh hiệu hãng hàng không 4 sao mà còn tiến lên 5 sao trong thời gian tới. Vietnam Airlies cũng đang nỗ lực không ngừng thay đổi để theo kịp với xu hướng của thời đại. Vietnam Airlies đang ngày một hoàn thiện hơn, để từ một cầu nối hàng không thành người bạn đồng hành chắp cánh cho các hành trình khám phá thế giới. Vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp du lịch là minh chứng cho tinh thần dám thay đổi để hướng tới thành công của Vietnam Airlies.  Vietnam Airlies đã không ngừng hoàn thiện và nâng cấp chất lượng dịch vụ nhằm mang đến cho hành khách những trải nghiệm tuyệt vời nhất trên những chuyến bay. Đồng thời tiếp tục sứ mệnh gắn kết người dân Việt Nam đến với những thay đổi của thế giới. Đối với Việt Nam, Vietnam Airlies tập trung tạo ra những cơ hội mới cho đất nước, mở ra những chân trời mới cho hành khách, những cơ hội học tập và phát triển. Đối với quốc tế, đó là mở ra cơ hội khám phá và trải nghiệm văn hóa, con người, đồng thời là hành trình tìm những mặt mới của bản thân. Vietnam Airlies sẽ giúp mở rộng tâm trí khách hàng, thúc đẩy loại bỏ những rào cản và định kiến xã hội và mở vòng tay ôm lấy thế giới. Trong năm 2018, có thể dễ dàng chứng kiến hàng loạt những thay đổi đáng tự hào của Vietnam Airlies. Lấy chất lượng dịch vụ làm cốt lõi phát triển trước những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, Vietnam Airlies liên tục đặt những dấu ấn về văn hóa lên hệ thống sản phẩm, dịch vụ. Từ hương vị Phở truyền thống thân quen tới những món ăn đặc trưng theo mùa như vải thiều, nhãn lồng, cam Cao Phong…, ẩm thực Việt dần trở thành nét chấm phá khó quên trên các chuyến bay của Vietnam Airlies. Dấu ấn văn hóa của mỗi quốc gia cũng được Vietnam Airlies chú trọng đưa vào các dịch vụ nhằm mang đến sự gần gũi cho mỗi hành khách trải nghiệm, trong đó mới đây nhất là việc phục vụ bộ dụng cụ suất ăn kiểu Nhật cho hạng Thương gia trên đường bay giữa Việt Nam - Nhật Bản. Mạnh mẽ hơn trong chiến lược đưa ẩm thực vươn cao, Vietnam Airlies đã lựa chọn bếp trưởng người Australia gốc Việt Luke Nguyễn trở thành Đại sứ Ẩm thực toàn cầu của Hãng trong thời gian 3 năm từ 2018 – 2020. Những đặc trưng văn hóa ẩm thực ba miền Bắc-Trung-Nam và Huế qua bàn tay của ‘Phù thủy ẩm thực’ Luke Nguyễn sẽ là những hương vị níu giữ bước chân của các hành khách hạng Thương gia. Sự tinh tế với mọi yêu cầu của khách hàng tiếp tục được thể hiện khi các tiện nghi trên máy bay và tại các quầy làm thủ tục cho hành khách được ưu tiên tối đa. Tại khu vực các sân bay, Vietnam Airlies đã bố trí lại quầy làm thủ tục cho hành khách ưu tiên hạng Thương gia, khách hạng Phổ thông đặc biệt và khách hội viên chương trình Bông Sen Vàng. Lên máy bay, hành khách được trải nghiệm thêm sự thoải mái của hạng ghế Phổ thông đặc biệt trên các đường bay giữa Việt Nam và Nhật Bản (Tokyo), Úc, Tây Âu. Sắp tới, trên các chuyến bay quốc tế tới Anh, Pháp, Đức, Úc, Nga, hành khách khoang Thương gia còn được phục vụ tấm trải ghế, chăn chần bông, bộ pyjama đem lại cảm giác thoải mái như đang được ở nhà dù trên những hành trình dài. Dịch vụ bán hàng cao cấp miễn thuế Lotushop trên máy bay của Vietnam Airlies cũng đóng góp phần quan trọng trong việc gia tăng các trải nghiệm mới lạ cho khách hàng. Đây được xem là những thay đổi và không ngừng hoàn thiện và là yếu tố đóng góp không nhỏ vào thành công của các dịch vụ từ mặt đến đến trên không của Vietnam Airlies. Vietnam Airlies - hãng hàng không Việt Nam duy nhất được chứng chỉ 4 sao đã gặt hái được những trái ngọt với tinh thần dám thay đổi. World travel Award – “Giải Oscar” của ngành công nghiệp du lịch đã gọi tên Vietnam Airlies 3 năm liên tiếp với hai giải thưởng danh giá: “Hãng hàng không hàng đầu thế giới về hạng Phổ thông đặc biệt” và “Hãng hàng không hàng đầu thế giới về bản sắc văn hóa”… Đây là giải thưởng chỉ được trao rất hạn chế cho những doanh nghiệp dám tiên phong, thiết lập những tiêu chí cao hơn nữa trong ngành công nghiệp hàng không. Hòa nhịp cùng xu thế thay đổi của thế giới, Vietnam Airlies mong muốn trao gửi chìa khóa cho hành trình vươn cao, vươn xa và khám phá thế giới tới mỗi khách hàng. Qua đó gắn kết hơn nữa với Vietnam Airlies trên những hành trình vươn xa. Đây cũng là động lực để VNA tiếp tục cải thiện về sản phẩm, dịch vụ, con người,... hướng tới hãng hàng không đẳng cấp 5 sao quốc tế.  2.3. Mục tiêu ► Top 10 hãng hàng không được ưa thích tại châu Á Với những thay đổi lớn và nâng cấp toàn diện về dịch vụ, đội bay, chỉ số đúng giờ và một loạt các tiêu chí khác, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam nay đã khẳng định vị thế ngang hàng với những tên tuổi lớn như Air France (Pháp), British Airways (Anh), Emirates (UAE) hay Korean Air (Hàn Quốc), Năm 2019 đánh dấu bước tiến mới của Vietnam Airlines đối với hạng Phổ thông đặc biệt khi lần đầu tiên hãng triển khai hạng ghế này trên đường bay nội địa giữa Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh với tiêu chuẩn dịch vụ gần như hạng Thương gia. Trên các đường bay quốc tế, Vietnam Airlines phục vụ hạng Phổ thông đặc biệt trên các chuyến bay giữa Việt Nam và Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu, Úc. Năm 2017, Skytrax từng xếp hạng hạng Phổ thông đặc biệt của Vietnam Airlines trong top 20 tốt nhất toàn cầu. Đối với hạng Phổ thông, hành khách tiếp tục hưởng lợi từ lộ trình phát triển đội tàu bay và tiến tới dịch vụ 5 sao của Vietnam Airlines. Liên tiếp các tàu bay thân rộng như Boeing 787-10, Boeing 787-9, Airbus A350 gia nhập đội bay của Vietnam Airlines, làm hài lòng khách hàng với không gian rộng rãi, tiện nghi và hiện đại. Dịch vụ wifi kết nối Internet trên chuyến bay vừa triển khai đã mở ra những trải nghiệm hết sức mới mẻ cho hành khách. Các cải tiến dịch vụ như bổ sung suất ăn bánh mì Việt Nam, tăng cường chương trình giải trí trên không…cũng là những điểm nhấn điểm nhấn thú vị trong năm 2019 với khách hàng hạng Phổ thông. Những thay đổi tích cực cùng sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế với các giải thưởng liên tiếp trong nhiều năm qua đã giúp Vietnam Airlines lần đầu tiên được vinh danh ở hạng mục giải thưởng “Hãng hàng không hàng đầu châu Á về Thương hiệu”. ► Top 3 về quy mô trong khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo của CAPA, hãng hàng không lớn nhất Việt Nam là Vietnam Airlines vinh dự nằm trong top 4 hãng hàng không ở Đông Nam Á là Air Asia, Lion Air, Garuda Indonesia. Trong những năm sắp tới, Vietnam Airlines đặt mục tiêu nằm trong top 3 dẫn đầu về tốc độ vận chuyển hành khách trong những năm trở lại đây, đặc biệt là sự duy trì ổn định và tăng trưởng ở mức 2 con số. ► Trở thành hãng hàng không số (Digital Airlines). Xác định mục tiêu nắm giữ và mở rộng thị phần khách doanh thu trung bình và cao, hãng bay chủ động đưa ra các cải tiến về dịch vụ để đem tới cho hành khách trải nghiệm tiện ích và mới lạ. Theo thông tin từ Vietnam Airlines, hãng sẽ từng bước triển khai chương trình nâng cấp chất lượng dịch vụ lên tiêu chuẩn 5 sao sau năm 2020, thực hiện đổi mới đội tàu bay và chất lượng dịch vụ. Trong đó nổi bật là kế hoạch tiếp nhận và đưa vào khai thác đội tàu bay Airbus A321neo từ cuối năm 2018 đến hết năm 2020, cùng với việc tiếp nhận dòng máy bay Boeing 787-10 lần đầu tiên xuất hiện trong đội bay của hãng trong lộ trình phát triển đội tàu bay thân rộng thế hệ mới. Năm 2019, lần đầu tiên tại Việt Nam, Vietnam Airlines triển khai hai dịch vụ làm thủ tục qua điện thoại và quầy làm thủ tục dành riêng cho gia đình có người cao tuổi, trẻ em. Hãng tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 4.0 vào các lĩnh vực phục vụ mặt đất và trên không như ra mắt ứng dụng di động mới, tính năng bản đồ sân bay, mở rộng các hình thức tự làm thủ tục trực tuyến như website check-in, kiosk check-in. Trải nghiệm bay của khách hàng cũng được nâng tầm đẳng cấp nhờ việc mở rộng hệ thống giải trí không dây (wireless-streaming) trên đội tàu bay thân hẹp thế hệ mới Airbus A321neo và tăng số lượng chương trình giải trí trên các tàu bay Airbus A350, Boeing 787. Sắp tới đây, hành khách sẽ có cơ hội trải nghiệm vượt bậc khi có thể sử dụng Internet trên suốt chuyến bay lần đầu tiên tại có mặt tại Việt Nam. ► Củng cố dịch vụ 4 sao và từng bước đạt tiêu chuẩn hãng hàng không 5 sao sau 2020. Bốn năm kể từ Paris Air Show 2015, chất lượng của những chuyến bay mang thương hiệu Việt đã vươn lên vị thế vượt bậc trên bản đồ hàng không quốc tế. Phải kể đến bước chuyển mình lịch sử vào tháng 07/2016 khi lần đầu tiên Vietnam Airlines được Tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng không Anh Skytrax trao chứng nhận Hãng hàng không quốc tế 4 sao. Năm nay, trong lần xuất hiện tại Paris Air Show 2019, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam tiếp tục đón nhận chứng chỉ danh giá này từ Skytrax năm thứ tư liên tiếp. Đáng chú ý, bộ tiêu chí đánh giá của Skytrax được biết tới là một trong những khung tiêu chuẩn khắt khe nhất, bao gồm xấp xỉ 2.000 tiêu chí thay đổi qua mỗi năm. Việc hãng bay có thể trụ hạng trong vòng nhiều năm liên tiếp như Vietnam Airlines đòi hỏi sự nỗ lực và đầu tư rất lớn vì không phải hãng bay nào cũng làm được. Đơn cử như hãng hàng không danh tiếng Etihad Airways của Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, tháng 5 vừa qua, Skytrax công bố hãng này đã tụt hạng từ 5 sao xuống 4 sao sau gần 3 năm được biết đến là một trong những hãng hàng không có chất lượng dịch vụ hàng đầu thế giới. Trong năm 2019, dù số tiêu chí đánh giá đã tăng đáng kể so với 2018, lên đến 1.840 tiêu chí, nhưng Vietnam Airlines vẫn có đến 85% tiêu chí đạt 4 sao và 5 sao. Định vị là hãng hàng không cao cấp, Vietnam Airlines được đánh giá là thành công ngay từ chiến lược khi tạo ra vị thế riêng biệt so với các đối thủ cạnh tranh trong nước. Đây là cơ sở để hãng bay tiếp tục đầu tư, đáp ứng tốt hơn những kỳ vọng của khách hàng trên hành trình “nâng sao”, không chỉ dẫn đầu thị trường Việt Nam mà còn khẳng định vị thế tại khu vực và vươn ra thế giới. Sự thay đổi về diện mạo của Vietnam Airlines nói riêng và hàng không Việt nói chung hứa hẹn hành khách sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất nhờ những trải nghiệm tiện nghi và mới lạ mỗi ngày. ► Trở thành doanh nghiệp được ưa thích hàng đầu tại thị trường lao động Việt Nam. VNA đánh giá người lao động là tài sản quý giá nhất, nguồn nhân lực đóng vai trò tiên quyết trong việc quyết định năng lực cạnh tranh và duy trì và khẳng định vị thế Hãng hàng không số một Việt Nam cũng như đảm bảo khả năng phát triển bền vững Hãng trong thời đại chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo. Đối với dịch vụ trực tiếp với hành khách, không chỉ cần có kỹ năng mà còn cần phải có cái tâm để cống hiến tận tình cho khách hàng. Vậy cho nên, một trong những chiến lược mà VNA khẳng định rất rõ và chú trọng nhất hiện nay chính là nguồn nhân lực. PHẦN 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA VIETNAM AIRLINES 1. Công tác quản trị 1.1. Cơ cấu tổ chức Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Vietnam Airlines, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản. Ban Kiểm soát Ban Kiểm soát là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đông để kiểm soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Vietnam Airlines, thực trạng tài chính của Vietnam Airlines và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Hội đồng Quản trị (HĐQT) Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Vietnam Airlines, có toàn quyền nhân danh Vietnam Airlines để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Vietnam Airlines không thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông. Tổng giám đốc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Vietnam Airlines và là người điều hành hoạt động hàng ngày của Vietnam Airlines. Các phòng chức năng Các Ủy ban giúp việc của HĐQT do HĐQT thành lập, bao gồm: Ủy ban chiến lược và đầu tư, Ủy ban nhân sự và tiền lương, Uỷ ban kiểm toán nội bộ. Các Ủy ban làm việc theo mô hình kiêm nhiệm. Các ban chuyên môn của Tổng công ty theo Bộ máy giúp việc chung cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc: là các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, văn phòng, các ban chuyên môn, nghiệp vụ và các cơ quan tương đương của Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Vietnam Airlines bao gồm: Trụ sở chính đặt tại Hà Nội với 16 ban chuyên môn; 33 chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài; 14 đơn vị trực thuộc trong nước. Ngoài ra, Vietnam Airlines góp vốn đầu tư vào các Công ty con và Công ty liên kết. 1.2. Nhân sự Tổng số lao động tại thời điểm 31/03/2019 của Vietnam Airlines là 10.244 người, với cơ cấu như sau: Cơ cấu lao động tại thời điểm 31/03/2019 Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%) Theo giới tính 10.244 100 Nam 5.617 55 Nữ 4.627 45 Theo trình độ 10.244 100 Đại học và trên đại học 4.659 45 Cao đẳng, trung cấp 1.785 18 Lao động có tay nghề 3.285 32 Lao động phổ thông 515 5 Theo loại hợp đồng lao động 10.244 100 Không thời hạn 7.948 78 Có thời hạn 2.296 22 Nguồn lao động của Vietnam Airlines đã phát triển về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Song song với việc đổi mới đội bay và trang thiết bị kỹ thuật hàng không, Vietnam Airlines đã nhanh chóng trẻ hóa và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng lao động, đặc biệt là các lao động đặc thù như người lái, tiếp viên, kỹ sư và thợ kỹ thuật máy bay được chú trọng phát triển, từng bước giảm số lao động phải thuê nước ngoài, đặc biệt là phi công. Về chất lượng lao động, lực lượng lao động của Vietnam Airlines về cơ bản có tuổi đời trẻ: 72,5% dưới 40 tuổi, trong đó dưới 30 tuổi chiếm 32,6% (số liệu 31/03/2019). Tỷ trọng lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tới 45%. Đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo cơ bản, có kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm vững vàng. Đại bộ phận đội ngũ lao động của Vietnam Airlines có chuyên môn sâu, tay nghề cao, như: phi công, kỹ thuật hàng không, tiếp viên, đội ngũ cán bộ quản lý đều được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiệt huyết cống hiến cho ngành hàng không. Lực lượng lao động trẻ được đào tạo khá tốt tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước được bổ sung trong những năm qua đã nhanh chóng trưởng thành và đang từng bước thay thế thế hệ cao tuổi. Với mục tiêu tới năm 2020, Vietnam Airlines sẽ trở thành hãng hàng không thuộc nhóm đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á với chất lượng các dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế 04 sao trong giai đoạn 2015-2016, Vietnam Airlines đã và đang không ngừng nâng cao chấtlượng đội ngũ lao động thông qua việc chuẩn hóa các chức danh nghề nghiệp, xây dựng và tổ chức các khóa đào tạo, chương trình đào tạo nhân viên… Công tác tổ chức và phát triển nguồn nhân lực được đổi mới từng bước vững chắc và đạt tiến bộ về nhiều mặt. Vietnam Airlines đã chủ động triển khai nhiều biện pháp, đa dạng hóa trong khâu tuyển dụng và đào tạo nhân lực đặc thù, đặc biệt là nguồn nhân lực vận hành khai thác, bảo dưỡng tàu bay, thương mại và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý chuyên ngành. Coi nguồn lao động đặc thù là tài sản quan trọng, Vietnam Airlines đã quan tâm đầu tư cho tuyển chọn và đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo, huấn luyện trong nước, giảm tỷ lệ thuê lao động nước ngoài. Đến hết năm 2019, Vietnam Airlines đã có 617 phi công Việt Nam, đáp ứng được 70,8% nhu cầu khai thác. Số lượng lao động kỹ thuật có chứng chỉ là 1.100 người, đáp ứng được công tác bảo dưỡng tàu bay của Tổng công ty. Trong năm 2017 và 2018, Vietnam Airlines đã triển khai tích cực việc đào tạo nguồn nhân lực cho việc đưa đội tàu bay thế hệ mới A350 và B787 vào khai thác. Nhằm huy động các nguồn lực xã hội vào công tác đào tạo, từ năm 2017, Vietnam Airlines đã triển khai chính sách xã hội hóa đào tạo phi công (Vietnam Airlines đưa ra chương trình đào tạo, định hướng các trung tâm đào tạo phi công cơ bản có chất lượng, các học viên tự chi trả kinh phí đào tạo và Vietnam Airlines sẽ tuyển dụng khi học viên hoàn thành khóa học). Đây là một bước thay đổi căn bản trong công tác đào tạo của Vietnam Airlines góp phần tiết kiệm chi phí đào tạo. Năng suất lao động tăng 10% mỗi năm theo ghế luân chuyển, so với các hãng thuộc Liên minh SkyTeam, Oneworld, Vietnam Airlines đứng ở hạng trung bình-khá, tương đương với các hãng China Southern Airlines, Korean Air, American Airlines. Các chế độ, chính sách đối với người lao động luôn được Vietnam Airlines bảo đảm ở mức độ hợp lý nhất. Giai đoạn 2015-2020, Vietnam Airlines đã thực hiện 5 đợt cải cách tiền lương, góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Các chế độ về tiền lương, bảo hiểm, bảo hộ, tham quan, nghỉ dưỡng... được thực hiện đầy đủ. Theo đó, Vietnam Airlines đã từng bước cải tiến chính sách tiền lương theo hướng gắn với năng suất và hiệu quả công việc. Lương trung bình của một số vị trí sản xuất trong năm 2019 như sau: - Phi công: 83,19 triệu đồng/người/tháng; - Tiếp viên: 20,21 triệu đồng/người/tháng - Lao động còn lại: 11,22 triệu đồng/người/tháng 2. Công tác marketing 2.1. Mục tiêu marketing Trong giai đoạn 2015-2020, Vietnam Airlines tập trung quảng bá thương hiệu theo chiến lược phát triển thương hiệu được xây dựng dài hạn phù hợp với năng lực, nguồn lực, theo sát định hướng phát triển của Vietnam Airlines đến năm 2020 trở thành hãng hàng không đứng đầu tại thị trường Việt Nam, hàng đầu ASEAN về quy mô; được ưa chuộng ở Châu Á về chất lượng dịch vụ, đặc biệt dịch vụ trên không; được nhận biết ở trên toàn thế giới. Công tác thương hiệu và quảng cáo tiếp tục được thực hiện với sự tư vấn của các đại lý chuyên nghiệp. Đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng 14,3% trong năm 2018, một trong những chiến lược của Vietnam Airlines được lãnh đạo hãng cho biết là tăng doanh thu nhưng trên cơ sở tăng chất lượng dịch vụ, đúng giờ bay…, cùng với đó là đảm bảo các nhiệm vụ chính trị, xã hội bởi là Hãng Hàng không Quốc gia. Ngày 10/5, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán HVN) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2018. Kỳ đại hội lần này của Vietnam Airlines được giới đầu tư hết sức mong chờ sau một năm 2017 kinh doanh khởi sắc. Kế hoạch doanh thu gần 100.000 tỷ năm 2018 Năm 2018, Vietnam Airlines nhận định kinh tế vĩ mô tiếp tục tăng trưởng ổn định. Thị trường hàng không tiếp tục tăng trưởng cao trong đó khách quốc tế dự kiến tăng trưởng 16,2% và nội địa tăng 13,8%, thuê chuyến tăng 35,4% so với năm 2017. Dự báo thị trường hàng không tiếp tục tăng trưởng cao, Vietnam Airlines đặt kế hoạch hơn 97 nghìn tỷ đồng doanh thu cho năm 2018, tăng 14,3% so với 2017. Với dự báo giá nguyên liệu sẽ tăng mạnh (75-80 USD/thùng), công ty đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất thận trọng ở mức 2.421 tỷ đồng, giảm 23,3% so với con số kỷ lục năm 2017. Vietnam Airlines cũng dự kiến nâng lượng tàu bay đến cuối năm 2018 là 98 và giai đoạn 2019-2020 sẽ nhận thêm 21 tàu bay mới. Đến năm 2025, công ty dự kiến đạt ngưỡng 132-135 tàu bay. Trong năm 2018, Tổng công ty tiếp tục tập trung, ưu tiên cho 90 dự án đầu tư cấp thiết với tổng kinh phí khoảng hơn 3.500 tỷ đồng gồm đầu tư vào lĩnh vực vận tải hàng không như tàu bay, trang thiết bị, công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng thời góp vốn vào các doanh nghiệp có vốn của Tổng công ty. Phát biểu tại Đại hội, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng, Trưởng ban Tài chính kế toán Vietnam Airlines cho biết, các chỉ số hoạt động tài chính của doanh nghiệp đều đảm bảo mức tăng tốt, nhiều chỉ số vượt mức tăng trưởng chung của toàn ngành. Trong khi đó, vốn hóa thị trường của Vietnam Airlines đang tương đương với hãng hàng không lớn của Đài Loan, hàng không quốc gia Philippines và cao hơn các hãng ThaiAirways. Ông cũng cho biết, các chỉ số tài chính được cải thiện rất đáng kể trong thời gian qua. Chỉ tiêu tổng tài sản có giảm nhưng nguyên nhân là hãng không tiếp tục đầu tư đội tàu bay mà thông qua các kênh cho thuê lại để tăng dòng tiền và thanh toán một số khoản nợ. Theo Giám đốc tài chính HVN, đến cuối năm 2018, hãng đặt mục tiêu đưa hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu chỉ giảm còn 2,6-2,7 lần. Trong tương lai gần, hệ số nợ giảm xuống dưới 2, để đảm bảo mục tiêu cân đối, an toàn. Đi cả vào phân khúc giá cao và giá rẻ Để thực hiện mục tiêu doanh thu, lợi nhuận trong năm 2018, Vietnam Airlines đề ra hàng loạt giải pháp "chiến lược". Trong đó, việc đổi mới đội tàu bay và nâng cao hiệu quả khai thác cũng tập trung nguồn lực nắm giữ thị phần khách hàng mục tiêu và các thị trường trọng điểm có hiệu quả được đặt lên hàng đầu. Cùng với đó, tiếp tục tái cơ cấu nguồn vốn kinh doanh theo hướng tăng tỷ lệ tự tài trợ vốn, tăng nguồn vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu tăng vốn, giảm quy mô và tỷ lệ vốn vay qua việc thực hiện bán và thuê lại (SLB) cho 4 tàu bay A 350-900 có lịch nhận năm 2018-2019; đưa tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu xuống dưới mức 3:1 trong 2018. Mặc dù cho rằng diễn biến giá nhiên liệu có thể sẽ là những yếu tố tác động đến kế hoạch kinh doanh nhưng lãnh đạo Vietnam Airlnes cũng khẳng định, Vietnam Airlines đã thực hiện nghiệp vụ Hedging từ năm 2010 để phòng ngừa rủi ro. "Chúng tôi thực hiện Hedging khoảng 35% để quản trị rủi ro. Ngoài ra, để quản trị được tốt hơn các rủi ro thị trường nói chung thì Vietnam Airlines luôn chủ trương sở hữu chi phối nhiều doanh nghiệp trong ngành để đảm bảo ứng phó tốt với biến động giá cả", lãnh đạo Vietnam Airlnes cho biết. Tại Đại hội lần này, Tổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành cho biết, một trong những thế mạnh của công ty là năng suất lao động thuộc nhóm những công ty cao nhất và tổng công ty luôn coi lực lượng lao động là trọng tâm của sự phát triển. Thời gian tới, nhờ sự trợ giúp của công nghệ thì năng suất lao động càng cao hơn nữa. Lãnh đạo công ty cho biết, với thay đổi chóng mặt của kỹ thuật số thì thanh toán điện tử, online trở thành xu hướng. Đón đầu điều này, Vietnam Airlines đã hoàn tất được nhiều hạng mục phục vụ cho hoạt động kinh doanh e-commerce. Hiện tại, 25% giao dịch thực hiện online và ngoài ra còn có nhiều Kios tại sân bay. Ông Phạm Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị nhận định cấu trúc thị trường hàng không thay đổi mạnh mẽ thời gian qua. Miếng bánh hàng không tăng thêm chủ yếu là ở khu vực giá rẻ chứ không tăng đồng đều trên mọi phân khúc. Vietnam Airlines đang thực hiện chiến lược thương hiệu kép, đi cả vào phân khúc giá cao và giá rẻ. Ngoài ra, công ty còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác với vai trò là Hãng Hàng không Quốc gia như phục vụ nhu cầu đi lại của nhóm khách hàng quân đội, lãnh đạo cấp cao…. Cũng theo lãnh đạo Vietnam Airlines, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường hàng không thì việc nhiều hãng hàng không khác đi vào thị trường chung thì cũng là điều bình thường và công ty không có gì đáng lo ngại cạnh tranh cả. Vấn đề mà công ty hay các hãng hàng không khác lo ngại hơn là làm sao tăng được tải trong bối cảnh các sân bay đều quá tải. Chiến lược của Vietnam Airlines, theo vị Chủ tịch này, là tăng doanh thu nhưng trên cơ sở tăng chất lượng dịch vụ, đúng giờ bay…, cùng với đó là đảm bảo các nhiệm vụ chính trị, xã hội bởi là Hãng Hàng không Quốc gia. 2.2. Định vị truyền thông thương hiệu - Năm 2015 – 2017: xây dựng hình ảnh Hãng Hàng không 4 sao - sự phát triển đội tàu bay mới, hiện đại, nhấn mạnh vào yếu tố công nghệ, tiện nghi (Boeing B787-9, Airbus A350-900), thay đổi bộ nhận diện thương hiệu 2015, Hãng Hàng không 4 sao 2 năm liên tiếp do Skytrax đánh giá (2016 và 2017) thông qua việc tiếp tục đổi mới đầu tư phát triển chất lượng dịch vụ cao hơn nữa nhằm tạo sự khác biệt về sản phẩm; Đội ngũ nhân lực có khả năng làm chủ công nghệ tiên tiến nhất của thế giới; - Năm 2018: cam kết chất lượng 4 sao ổn định và đồng bộ; - Năm 2019: hãng Hàng không luôn nỗ lực vươn lên trên 4 sao; - Năm 2020: hãng Hàng không quốc tế hướng tới 5 sao. Định vị mình là hãng hàng không cao cấp So với đối thủ lớn nhất của mình trên thị trường là Vietjet Air thì Vietnam Airlines có lợi thế hơn hẳn khi được gọi với cái tên “hãng hàng không quốc gia Việt Nam”. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc đi thu hút khách hàng đến với những dịch vụ của mình, hãng định vị mình là một thương hiệu quốc gia, cùng với đó là đi kèm với chất lượng cao cấp. Hơn thế nữa Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ trọng những công ty liên quan đến “nhà nước”, nên mặc dù giá của Vietjet Air rẻ hơn hẳn, nhưng tên tuổi của Vietnam Airlines vẫn “trên cơ” so với đối thủ chính của mình trên thị trường. Hơn thế nữa, vì là một hãng hàng không cao cấp, nên việc xây dựng hình ảnh của Vietnam Airlines cũng khác hơn hẳn so với các hãng hàng không giá rẻ khác. Vietnam Airlines với nữ mặc trang phục áo dài và nam mặc gile với tông màu vàng – xanh mang màu sắc nhã nhặn, tạo thiện cảm với khách hàng ngay cả với người nước ngoài khi nhìn vào cũng nhận thấy thứ gì “rất Việt Nam”. Việc làm như vậy cho thấy chiến lược Marketing của Vietnam Airlines có tầm nhìn khi định vị mình là hãng cao cấp, với những chất lượng và dịch vụ được chăm chút từng tí một, đây chính là điểm lợi thế mà VNA có được để cạnh tranh trong bối cảnh ngành hàng không đang là một ngành “hot” tại Việt Nam. Phân phối đại lý toàn quốc Trong những năm qua, mạng lưới phân phối của VNA đã mở rộng một cách nhanh chóng, bao trùm phạm vi địa lí rộng lớn ở 4 châu lục của Thế giới, đó là thành tích hết sức ấn tượng với một thương hiệu của Việt Nam.  Tính đến tháng 12/ 2016 thì tổng đại lý PSA, BSP của Vietnam Airlines là 10,240 phòng vé. Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines trong việc phân phối các phòng vé được cho như sau: - Tại Việt Nam: Hoa hồng 0%, chiết khấu 2% doanh thu quốc tế. Chính sách chiết khấu được xây dựng dưới dạng “trăm hoa đua nở” tại các thị trường trong nước. - Tại Đông Bắc Á: Hoa hồng 7%, ngoài ra VNA còn áp dụng chính sách chiết khấu cho các đại lý là key agent với mức chiết khấu là 1%, 1,5% và 2% doanh thu. - Thị trường Châu Âu: chi phí áp dụng hoa hồng là 5% sử dụng chính sách giá linh hoạt, và chính sách sản phẩm trong cạnh tranh. Thêm vào đó kênh phân phối của Vietnam Airlines cũng rất chú trọng vào việc áp dụng những công nghệ vào quy trình bán vé của mình để có thể cung cấp những trải nghiệm tuyệt vời nhất đến khách hàng của mình. Hãng đã mở bán trên Website với giao diện và cách mua vé dễ dàng nhất cho khách hàng. Thêm vào đó việc hãng cũng liên kết với các web du lịch nổi tiếng với hàng triệu người sử dụng như Traveloka hay Booking… để cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với những chuyến bay của mình, cũng như mua vé một cách dễ dàng nhất. Những phòng vé của VNA được bao phủ toàn quốc, khiến độ phủ của hãng ở mức rất cao, khách hàng có thể dễ dàng mua vé của Vietnam Airlines bất kỳ ở đâu từ Online đến Offline một cách dễ dàng và thuận tiện nhất. Đây có thể là bước đi đúng đắn về kênh phân phối trong chiến lược Marketing của Vietnam Airlines. Chiến lược thương hiệu giai đoạn 2018 -2020: Chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: - Hãng Hàng Không 4 sao, định hướng phát triển 5 sao: an toàn, đúng giờ; dịch vụ đầy đủ, chuyên nghiệp; giờ bay, lịch bay thuận tiện; biểu giá linh hoạt; - Chất lượng vượt sự mong đợi: dịch vụ chăm sóc khách hàng toàn diện; mang đến niềm tin về chất lượng và cảm xúc đối về thương hiệu với khách hàng. - Khẳng định vị thế so với các đối thủ: trở thành hãng Hàng không 5 sao đẳng cấp quốc tế, có vị thế trong khu vực và quốc tế, đại diện cho hình ảnh và văn hóa Việt Nam. - Phát triển bền vững và thể hiện trách nhiệm xã hội với các đặc tính thương hiệu Nhân ái, Tự tin, Tận tâm và Đoàn kết. - Xây dựng hình ảnh thương hiệu: hiện đại, sáng tạo, thân thiện, năng động, hiệu quả và có trách nhiệm xã hội. 2.3. Hoạt động truyền thông Các hoạt động quảng bá thương hiệu ra bên ngoài được thực hiện chủ yếu thông qua các công ty quảng cáo truyền thông chuyên nghiệp, thực hiện cụ thể cho từng năm, bám sát định hướng chung của cả giai đoạn. Do tính chất thị trường, việc quảng bá thương hiệu ra bên ngoài được thực hiện riêng biệt đối với thị trường quốc tế và thị trường Việt Nam. Các hoạt động quảng bá thương hiệu được triển khai truyền thông tích hợp trên nhiều kênh phương tiện của Vietnam Airlines, sẽ hướng mạnh vào digital marketing. Cụ thể: - Kênh sở hữu Vietnam Airlines: các kênh Website, mạng xã hội (Youtube, Facebook, Instagram), Thư điện tử, ứng dụng trên điện thoại di động… - Báo/tạp chí (Heritage, Heritage Fashion, Bản tin nội bộ), đường dây nóng, tin phát thanh chuyến bay, quảng cáo ngoài trời và trong tòa nhà ở sân bay và thành phố, vật phẩm xúc tiến thương mại, các phương tiện quảng cáo truyền thông khác…; - Kênh mua ngoài: các kênh digital (quảng cáo trực tuyến trên các trang web có lượng truy cập lớn), quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo số trên nền tảng tự động, email marketing; wifi marketing; quảng cáo truyền hình trên các chương trình thu hút người xem tại các kênh phổ cập đại chúng , báo/tạp chí, quảng cáo truyền thanh, quảng cáo ngoài trời và trong tòa nhà ở sân bay và thành phố, bài PR trên các báo/tạp chí lớn…; - Kênh hợp tác, tài trợ: các kênh online, biển/màn hình quảng cáo thông qua hợp tác với các đơn vị quảng cáo truyền thông và với tỉnh/thành phố. Truyền thông Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines xây dựng truyền thông rất tốt về thương hiệu của mình để khách hàng có cái nhìn rõ nét nhất. Quảng cáo báo chí là phương tiện quảng cáo hữu hình nhắm vào phân khúc khách thương gia, thường sử dụng những báo lớn có phạm vi phát hành trên toàn quốc như Lao động, Thanh niên… Thêm vào đó, tại nước ngoài VNA sử dụng các đầu báo lớn ở những thị trường trọng điểm: Ashahi, Goodweeken, Travel Trade… Quảng cáo trên truyền hình là thực hiện các đoạn quảng cáo ngắn giới thiệu hình ảnh của hãng, Đồng thời tăng tần suất phát tin tức về các hoạt động thương mại của hãng trên các bản tin thời sự trong nước và quốc tế. Quảng cáo qua Internet đóng vai trò vô cùng lớn trong tổng thế chiến lược của VNA hiện nay. Thông qua trang web chính thức của hãng, ngoài mục đích giới thiệu sản phẩm còn giúp cung cấp cho khách hàng về thông tin về toàn bộ quá trình sử dụng dịch vụ, các bước thực hiện, các quy định,… thêm vào đó là những cam kết tiêu chuẩn chất lượng, những thông tin cập nhật về các hoạt động của VNA. Quan hệ công chúng Với tư cách nhà vận chuyển chính thức, VNA tài trợ cho các sự kiện quốc gia, văn hóa, xã hội, giáo dục, thể thao và giúp đỡ cộng đồng. Với các sự kiện quốc gia, VNA tham gia tài trợ hầu hết các sự kiện lớn của quốc gia như sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ, những ngày văn hóa Việt Nam tại nước ngoài như Nhật Bản, Malaysia, Anh, Bỉ, Hàn Quốc, Luxembourg…, hỗ trợ cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài… Ngoài ra VNA còn tăng cường phối hợp quảng bá du lịch VNA phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng chương trình TV show “Vẻ đẹp tiềm ẩn”, “SVietnam” nhằm giới thiệu những nét đặc trưng và nổi bật về văn hoá, xã hội, đất nước và con người Việt Nam. Vì bản thân hãng là một thương hiệu về phương tiện du lịch nên đây là một nước đi rất tốt của hãng nhắm vào sự gia tăng độ nhận diện của mình với người dân muốn đi du lịch. Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines thực sự rất tốt về mặt truyền thông và PR, hãng đã thu hút về lượng khách hàng tầm trung và xây dựng nên lượng khách hàng trung thành cho mình. Từ tất cả những điều trên cho thấy một điều rằng mặc dù phải chịu rất nhiều áp lực cạnh tranh từ hãng hàng không giá rẻ trong nước với các hãng hàng không cao cấp nước ngoài. Thế nhưng, VNA vẫn có một chỗ đứng vững chắc tại Việt Nam chính bởi vì chiến lược Marketing của Vietnam Airlines rất bài bản và có tầm nhìn. Sắp tới với sự xuất hiện của Bamboo Airway thì mức độ cạnh tranh của ngành hàng không tại thị trường Việt Nam được nhận định sẽ càng thêm áp lực cao. 3. Nguồn lực tài chính Theo tờ trình ĐHĐCĐ thường niên của Vietnam Airlines, quý IV năm nay hãng sẽ phát hành thêm hơn 191 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng theo tỷ lệ 15,5753%. Trong đó, hơn 164,7 triệu cổ phiếu là cho cổ đông Nhà nước, hơn 16,7 triệu cổ phiếu cho ANA Holding Inc, còn lại 9.69 triệu là cho các cổ đông hiện hữu khác. Hiện cổ phiếu HVN đang giao dịch trên UPCoM với mức giá trên dưới 27.000 đồng/cổ phiếu. Ngoài ra, trong năm 2017, hãng cũng đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh tăng khá nhiều so với năm 2016. Theo đó, Vietnam Airlines đặt mục tiêu vận chuyển 22,55 triệu khách và 296,79 nghìn tấn hàng hóa trong năm 2017, tăng gần 10% so với năm 2016. Theo đó, doanh thu kế hoạch năm 2017 Vietnam Airlines đặt ra tăng tới gần 23% đạt xấp xỉ 88.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ công ty mẹ là 66.872 tỷ đồng và doanh thu riêng từ hoạt động vận tải hàng không là gần 62.000 tỷ đồng. 4. Thực trạng công nghệ và kỹ thuật sản xuất Theo Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 của Tổng công ty Hàng không Việt Nams - Vietnam Airlines công bố mới đây, HĐQT hãng này sẽ trình cổ đông phương án đầu tư năm 2017, gồm 100 dự án với tổng kinh phí đầu tư 2.925,6 tỷ đồng. Năm 2016 hãng đã chi tới 8.772 tỷ đồng ở khoản này. Trọng tâm đầu tư năm 2017 của Vietnam Airlines sẽ là đầu tư máy bay với giá trị 2.111,8 tỷ đồng, chiếm 72% tổng kinh phí đầu tư. Tuy nhiên, nếu so với mức đầu tư năm 2016, con số này mới chỉ bằng 28,2%. Cụ thể, hãng sẽ đầu tư 2 dự án máy bay tổng cộng 18 chiếc, bao gồm 10 máy bay A350-900XWB và 8 máy bay B787-9. Ngoài khoản đầu tư chính vào mở rộng đội bay, năm 2017, Vietnam Airlines cũng sẽ chi khoảng 1.100 tỷ đồng để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp (bao gồm 50 tỷ đồng dự phòng) trong 7 dự án đầu tư. Dự kiến, khoản đầu tư này sẽ mang về cho hãng khoảng 863 tỷ đồng lợi nhuận. Theo đó, với việc tăng cường máy bay, Vietnam Airlines dự kiến sẽ khai thác 91 tàu bay, tăng 5 chiếc so với năm 2016. Trong đó, hãng chủ trương tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu đội bay thân rộng bao gồm bán 4 tàu bay B777, dừng khai thác và trả 3 tàu bay A330, đồng thời áp dụng chiến lược bán và thuê lại (Sale and leasebank) 4 tàu bay gồm A350 và 1 tàu B787. Vietnam Airlines vừa ký kết thỏa thuận hợp tác mở rộng với Tập đoàn Sabre - nhà cung ứng giải pháp công nghệ của Hoa Kỳ trong lĩnh vực hàng không, khách sạn và du lịch. Thỏa thuận hợp tác sẽ nâng tầm phạm vi hoạt động của Hệ thống phục vụ hành khách Sabre (Passenger Service System - SabreSonic) mà Vietnam Airlines đang sử dụng, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu của hành khách và nâng cao hiệu quả vận hành của Vietnam Airlines. Hãng sẽ tiếp tục mang đến cho khách hàng trải nghiệm khác biệt với dịch vụ liền mạch trên một nền tảng công nghệ đồng bộ, hiện đại nhất, từ khi tìm chuyến bay, mua vé và làm thủ tục trực tuyến, mua dịch vụ bổ trợ trên website cho đến dịch vụ hậu mãi thông qua giải pháp công nghệ tiên tiến của Sabre. Bên cạnh việc tiếp tục phối hợp triển khai Hệ thống phục vụ hành khách, Sabre cam kết sẽ hỗ trợ Vietnam Airlines đáp ứng các tiêu chuẩn về công nghệ phân phối của Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA). Sabre và Vietnam Airlines cũng đặt mục tiêu sử dụng công nghệ tiên tiến để đẩy mạnh phát triển các ứng dụng di động. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại là một trong những chủ trương lớn của Vietnam Airlines. Trước đó, giữa năm 2018, hãng cũng đã ký hợp đồng dài hạn với Sabre để duy trì, nâng cấp và bổ sung các chức năng mới cho hệ thống SabreSonic trị giá 400 triệu USD. Tình hình đầu tư phát triển đội tàu bay Đầu tư phát triển đội tàu bay là hạng mục đầu tư quan trọng nhất của Vietnam Airlines nhằm đáp ứng nhu cầu tàu bay khai thác. Vietnam Airlines đã triển khai và thực hiện đúng phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch phát triển đội tàu bay đến năm 2020. Tổng giá trị thực hiện đầu tư tàu bay trong giai đoạn 2015-2017 là 30.647,5 tỷ đồng. Trong năm 2018, Dự án đầu tư 10 tàu bay A350 XWB tiếp tục được thực hiện đúng tiến độ theo hình thức Sale & Leaseback (Bán và thuê lại – SLB), Vietnam Airlines đã tiếp nhận thêm 2 tàu A350, 3 tàu A321 và thực hiện trả tàu theo kế hoạch 3 tàu AT7 và 3 tàu A330. Tình hình đầu tư trang thiết bị Tổng giá trị thực hiện đầu tư trang thiết bị giai đoạn 2015-2018 là 1.027,1 tỷ đồng, ưu tiên đầu tư các dự án trang thiết bị phục vụ khai thác đội tàu bay thế hệ mới, các dự án công nghệ thông tin (CNTT) góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD. Số dự án được phê duyệt là 151 dự án với Tổng mức đầu tư (TMĐT) là 1.175,1 tỷ đồng. Một số dự án quan trọng đã được triển khai và đưa vào sử dụng: - Dự án chuyển đổi cấu hình 14 tàu bay A321, Dự án đầu tư hệ thống quản lý và phân phối giá cước mới, Dự án đầu tư hệ thống phần mềm phân bay phi công, tiếp viên; - Dự án đầu tư trang thiết bị mặt đất giai đoạn 2014-2018 để phục vụ cho việc khai thác đội tàu bay thế hệ mới; - Các Dự án đầu tư hạ tầng CNTT, an ninh thông tin: Hệ thống tổng đài của Vietnam Airlines; Nâng cấp, thay thế hệ thống mạng WAN Backbone; mở rộng hệ thống Firewall thế hệ mới; - Các Dự án phục vụ huấn luyện, đào tạo phi công, tiếp viên: Dự án đầu tư các thiết bị huấn luyện phương thức bay IPT- A321, Hệ thống mô phỏng giải trí tàu bay A350, B787, Mô hình Mock-up B787 và các hợp đồng hợp tác khai thác SIM với đối tác CAE. Tình hình đầu tư xây dựng Tổng giá trị thực hiện đầu tư giai đoạn 2015-2018 là 457,4 tỷ đồng, ưu tiên nguồn vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu SXKD, nghiên cứu xây dựng các khu phức hợp điều hành khai thác tại các cảng hàng không có sản lượng vận chuyển cao để nâng cao chất lượng dịch vụ. Số dự án được phê duyệt là 19 Dự án với tổng mức đầu tư (TMĐT) là 227,1 tỷ đồng. Một số dự án quan trọng được triển khai: - Hoàn thành đưa vào khai thác dự án: Sửa chữa tòa nhà B – Trung tâm huấn luyện bay thành khu làm việc cho bộ phận trực điều hành bay; - Dự án điều chỉnh Khu làm việc văn phòng bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ hàng không tại 200 Nguyễn Sơn, Quận Long Biên, TP. Hà Nội - giai đoạn 2 với TMĐT được duyệt là 496 tỷ đồng, hiện đã hoàn thành phần xây thô. Nguồn nguyên vật liệu và sự ổn định của nguồn cung cấp nguyên vật liệu Nguồn nguyên nhiên vật liệu chính phục vụ cho phần lớn các hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines là xăng dầu dành cho máy bay (Jet Kerosene) và các phương tiện vận tải mặt đất (dầu diesel, xăng A95…) và dầu mỡ phụ. Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong giai đoạn 2015 – 2018 chiếm bình quân 27% tổng chi phí hoạt động. Với lợi thế có công ty con là nhà cung cấp nhiên liệu chính trong nước, nguồn cung nguyên vật liệu của Vietnam Airlines khá ổn định. Skypec là một trong số hai doanh nghiệp cung cấp nhiên liệu hàng không Jet A-1 tại Việt Nam, chiếm 70-75% thị phần. Skypec nhập khẩu nhiên liệu hàng không Jet A-1 từ nhà máy lọc dầu Dung Quất, các nhà máy lọc dầu nổi tiếng chất lượng trong khu vực châu Á (Singapore…) và từ các nhà cung ứng nổi tiếng trên thế giới như Shell, Sinopec, đồng thời cung cấp dịch vụ tra nạp nhiên liệu cho máy bay của các hãng hàng không nội địa và quốc tế có hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam tại các sân bay khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Nhiên liệu nhập khẩu được Skypec mua. Nguồn nhiên liệu Vietnam Airlines nhập từ Skypec có chất lượng đáp ứng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6426 và yêu cầu chất lượng nhiên liệu hàng không dùng cho hệ thống hoạt động chung (AFQRJOS) do tổ chức quốc tế JIG (quy định của Hiệp hội các nhà cung ứng nhiên liệu hàng không) ban hành. Nguồn nhiên liệu dành cho các hoạt động của Vietnam Airlines tại các sân bay nước ngoài được cung cấp bởi các doanh nghiệp hàng đầu tại nước ngoài như: Shell Aviation, Sinopec Hongkong, Petronas Dagangan Berhard, Chervon, JX Nippon. Như vậy, nguồn nhiên liệu của Vietnam Airlines chủ yếu được cung cấp bởi các doanh nghiệp lớn, hoạt động lâu năm trong ngành đảm bảo được sự ổn định về nguồn cung cấp. Ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu tới doanh thu, lợi nhuận Trong các chi phí hoạt động của Vietnam Airlines, chi phí nhiên liệu máy bay là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất, lần lượt chiếm tỷ trọng trung bình 27% trong giai đoạn 2015 - 2018. Do đó, giá nhiên liệu máy bay là một trong những nguyên nhân chính tác động tới chi phí nhiên liệu của Vietnam Airlines. Sự tăng giá nhiên liệu máy bay phụ thuộc vào biến động giá dầu thô thế giới và nhìn chung chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau: - Trạng thái dự trữ dầu mỏ của các nước lớn, tình hình cung cầu trên thị trường dầu mỏ thế giới; - Các chính sách, quyết định của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC; - Tình hình thị trường tài chính thế giới và biến động giá trị đồng đô la Mỹ; - Các yếu tố bất khả kháng như thiên tai, địch họa, xung đột vũ trang. Chi phí nhiên liệu máy bay thay đổi sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận của Vietnam Airlines. Để giảm thiểu rủi ro đến từ sự biến động của chi phí nhiên liệu, Vietnam Airlines đã thực hiện các biện pháp để hạn chế sự ảnh hưởng đến từ biến động của chi phí nhiên liệu như: thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm giá nguyên liệu một cách thận trọng theo nhiều kỳ hạn và cấu trúc khác nhau, khai thác máy bay thế hệ mới tiết kiệm nhiên liệu 5. Quản trị chất lượng – dịch vụ Hệ thống quản lý chất lượng Hệ thống chất lượng của Vietnam Airlines là tổng hợp các quy định, tiêu chuẩn đối với hoạt động khai thác, bảo dưỡng, dịch vụ nhằm đảm bảo tuân thủ một cách có hệ thống các yêu cầu về an toàn, chất lượng bên từ bên ngoài cũng như bên trong nội bộ Vietnam Airlines thống chất lượng này được xây dựng dựa trên cơ sở: - Các yêu cầu của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO); - Các yêu cầu của bộ Quy chế An toàn hàng không; - Các yêu cầu về hệ thống chất lượng; - Các yêu cầu của tiêu chuẩn an toàn khai thác IOSA của IATA; - Các nguyên tắc cơ bản của mô hình hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. Dựa trên nguyên tắc kiểm soát quá trình và không ngừng cải tiến hệ thống để đảm bảo tuyệt đối an toàn với chất lượng ổn định, hệ thống chất lượng của Vietnam Airlines về cơ bản được vận hành theo cơ chế sau: - Kế hoạch an toàn - chất lượng bao gồm cả mục tiêu an toàn - chất lượng được xây dựng một cách tổng thể cho từng lĩnh vực. Việc thực hiện kế hoạch an toàn - chất lượng được các cơ quan đơn vị giám sát thông qua hoạt động kiểm tra/kiểm soát an toàn - chất lượng trực tiếp trong từng quá trình đối với lĩnh vực khai thác bay, bảo dưỡng, cung cấp dịch vụ. Các quá trình được thực hiện thông qua các bước: Kế hoạch - Thực hiện -Tạo sản phẩm. - Dựa trên chương trình đảm bảo An toàn - Chất lượng đã được phê duyệt, hoạt động đánh giá an toàn - chất lượng được Ban An toàn – Chất lượng triển khai thực hiện tổng thể, có hệ thống và hoàn toàn độc lập cho toàn bộ các lĩnh vực/quá trình: Khai thác bay - Bảo dưỡng – Khai thác mặt đất và Dịch vụ. - Vietnam Airlines chính thức trở thành thành viên của IATA từ tháng 12/2006, liên tục tuân thủ tiêu chuẩn IOSA qua các lần đánh giá gia hạn năm 2007, 2009, 2011, 2013, 2015, 2017. Năm 2015, Vietnam Airlines là 1 trong 12 Hãng hàng không trên thế giới tiên phong thực hiện thành công chương trình Enhanced IOSA. Đạt được chứng chỉ IOSA là yếu tố thuận lợi để Vietnam Airlines tham gia vào liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam vào 10/06/2010 và giúp Vietnam Airlines nâng cao vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới. Ban An toàn – Chất lượng là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong công tác An toàn - Chất lượng của Vietnam Airlines đáp ứng các quy định, quy chế hàng không do Cục Hàng không Việt Nam, các nhà Chức trách hàng không và các tổ chức/hiệp hội Hàng không ban hành (ICAO, IATA), tuân thủ chính sách an toàn - chất lượng của Vietnam Airlines. 6. Thành tựu chiến lược 6.1. Thành tựu kinh doanh gần nhất Năm 2018, VN Airlines đạt được nhiều thành tựu trong kinh doanh, Vietnam Airlines tiếp tục khẳng định vị thế dẫn dắt của Hãng hàng không quốc gia với nhiều thành tựu vượt bậc, trong đó phải kể đến doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng trưởng đạt mức kỷ lục. Trước những nỗ lực hoàn thiện và nâng cao thương hiệu Vietnam Airlines, cộng đồng trong nước và quốc tế tiếp tục đánh giá cao Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam với hàng loạt giải thưởng danh giá. Đây là năm thứ ba liên tiếp tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng không Skytrax công nhận Vietnam Airlines đạt tiêu chuẩn Hãng hàng không quốc tế 4 sao. Với giá trị thương hiệu đạt 416 triệu USD theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu Vietnam Airlines tiếp tục tiến thêm một bậc trong bảng xếp hạng Top 10 thương hiệu mạnh nhất và giá trị nhất Việt Nam. Cùng với sự tin tưởng, đồng hành của Quý cổ đông và khách hàng, những thành tựu sản xuất kinh doanh và các giải thưởng uy tín nêu trên là minh chứng xác đáng nhất thay lời khẳng định giá trị nội tại cũng như tiềm năng phát triển của Vietnam Airlines trong tương lai. Thành tựu kinh doanh về các chỉ tiêu khai thác cơ bản năm 2018 được cụ thể như bảng dưới đây Chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2017 2018 Chuyến bay Nghìn chuyến 139,7 142,1 141,3 Khách vận chuyển Triệu lượt khách 20,63 21,91 21,90 Hàng hóa, bưu kiện vận chuyển Nghìn tấn 272,1 322,3 341,5 Khách luân chuyển Tỷ khách.km 32,8 34,7 36,3 Ghế luân chuyển Tỷ ghế.km 40,6 42,6 44,7 Hệ số sử dụng ghế % 80.8 81,5 81.4 Qua bảng số liệu có thể thấy, kết thúc năm 2018, hoạt động SXKD của Vietnam Airlines tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và phát triển ổn định, kết quả năm sau cao hơn năm trước. Các chỉ tiêu thực hiện giai đoạn 2015 – 2018 đều bám sát kế hoạch, đặc biệt là các chỉ tiêu về lợi nhuận và hiệu quả. Tổng sản lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa giai đoạn 2015 – 2018 lần lượt đạt 81,8 triệu lượt khách và 1,15 triệu tấn hàng hóa. Trong đó sản lượng vận chuyển hành khách giảm nhẹ so với kế hoạch 3,6% do công ty điều chỉnh tải cung ứng khi giá nhiên liệu tăng để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Sản lượng vận chuyển hàng hóa năm 2018 vượt kế hoạch 18,4%. Với quan điểm định hướng xuyên suốt hoạt động SXKD năm 2018 là “Tăng tốc thay đổi, nhanh hơn - cao hơn”, Vietnam Airlines đã phát huy các lợi thế dựa trên nền tảng sẵn có, linh hoạt trong công tác điều hành sản phẩm, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đội bay và năng suất lao động, gia tăng tốc độ ra quyết định, lấy chất lượng và hiệu quả làm trọng tâm. Kết thúc năm 2018, Vietnam Airlines đã thực hiện các mục tiêu chính trong hoạt động SXKD, đảm bảo an toàn tuyệt đối, chỉ tiêu chất lượng khai thác đạt và vượt kế hoạch; đạt chứng nhận chất lượng dịch vụ 4 sao năm thứ ba liên tiếp; tình hình tài chính lành mạnh; đáp ứng các chỉ tiêu đề ra. Trong bảng sau, có thể nhìn thấy tỉ lệ hoàn thành các kế hoạch kinh doanh năm 2018 của Hãng. STT Chỉ tiêu Đơn vị tính KH 2018 TH 2018 %TH/KH 1 Hành khách vận chuyển Triệu khách 24,3 21,9 90,1 2 Hành khách luân chuyển Tỷ khách.km 38,5 36,3 94 3 Hàng hóa vận chuyển Nghìn tấn 349,9 341,6 97,6 4 Hàng hóa luân chuyển Triệu tấn.km 996,2 995,7 99,9 6.2. Thành tựu về tài chính Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất và công ty mẹ giai đoạn 2015 – 2018 đều tăng trưởng mặc dù doanh thu giảm nhẹ so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 4 năm đạt 10.116 tỷ đồng tăng 11,5%, dTổng vốn đầu tư của công ty mẹ giai đoạn 2015 – 2018 đạt 33.240,6 tỷ đồng, tương đương 54,3% kế hoạch. Nguyên nhân do: (1) Một số dự án đầu tư xây dựng hạ tầng lớn bị chậm tiến độ do các thủ tục hành chính kéo dài và chồng chéo trong quy định về đất đai, xây dựng. (2) Trong giai đoạn 2016 – 2018, Vietnam Airlines không sử dụng nguồn vốn đầu tư mới đội bay (chuyển sang hình thức bán và thuê lại – SLB thay cho việc huy động vốn) nhưng vẫn đảm bảo đội bay khai thác tăng, đáp ứng yêu cầu kinh doanh và lành mạnh các cân đối tài chính. Doanh thu hợp nhất giảm nhẹ 15% so với kế hoạch. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân 4 năm hợp nhất và của công ty mẹ đều vượt kế hoạch đề ra. Hiện ROE bình quân giai đoạn 2015-2018 hợp nhất và mẹ lần lượt đạt 13,4% và 9,3%. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tổng doanh thu ( tỷ đồng 58.389 64.920 73.227 Tổng tài sản ( tỷ đồng) 87.033 79.197 75.543 Vốn chủ sở hữu ( tỷ đồng) 16.302 16.931 18.267 Lợi nhuận trước thuế ( tỷ đồng) 1.711 1.912 2.481 ROE ( %) 11,81 10,93 12,00 ROS(%) 3,01 2,87 2,98 ROA(%) 2,00 2,18 2,76 Lãi cơ bản trên cổ phiếu- EPS ( đồng) 1.388 1.479 1.488 Hệ số nợ ( không gồm thu bán) 3,94 3,26 2,58 Về cơ cấu nguồn vốn kinh doanh,vốn chủ sở hữu tăng bình quân 14%/năm trong giai đoạn 2014-2018. Trong khi đó nợ phải trả giảm bình quân 8%. Trong năm 2018, Vietnam Airlines đã chi trả cổ tức bằng tiền cho các cổ đông theo đúng phê duyệt tại Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2018. Với tỷ lệ chi trả 8% mệnh giá cổ phiếu, trong năm 2018 các cổ đông đã nhận được tổng số tiền cổ tức là 982 tỷ đồng, tăng 33,3% so với số tiền chi trả năm 2017. Vietnam Airlines đã hoàn thành phương án tăng vốn điều lệ chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán được sử dụng cho kế hoạch phát triển đội bay và góp phần gia tăng năng lực tài chính của Vietnam Airlines. Sau khi tăng vốn, cổ phiếu HVN chuyển sang giao dịch trên sàn HOSE kể từ ngày 7/5/2019, góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh của Vietnam Airlines trên thị trường chứng khoán. Năm 2018, với sự tăng trưởng của thị trường vận tải hàng không, Vietnam Airlines đã chủ động nắm bắt cơ hội, triển khai hiệu quả các giải pháp quản trị, điều hành để hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, trước những biến động về lãi suất và tỷ giá trong năm, ban lãnh đạo luôn theo sát chỉ đạo qua đó đảm bảo tình hình tài chính an toàn, lành mạnh: Doanh thu thuần công ty mẹ và hợp nhất lần lượt đạt 70.742 tỷ đồng và 96.811 tỷ đồng, tăng 11,62% và 16,71% so với năm 2017. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.312 tỷ đồng, tăng 4,97% so với 2017 và vượt 36,8% so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ đạt 2.418 tỷ đồng, tăng 26,5% so với 2017 và vượt 23,4% so với kế hoạch. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời năm 2018 đều có sự tăng trưởng so với năm 2017. Chỉ tiêu hệ số nợ giảm so với cùng kỳ năm trước do nợ vay giảm và vốn chủ sở hữu tăng trong kỳ. Các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán đều được duy trì ổn định, Vietnam Airlines không để phát sinh nợ phải trả quá hạn, đảm bảo thanh toán gốc và lãi vay đến hạn. Tổng tài sản của Vietnam Airlines tại 31/12/2018 là 73.543 tỷ đồng, giảm 5.654 tỷ đồng so với năm 2017 (tương đương 7,1%). Xu hướng giảm tổng tài sản nằm trong định hướng quản trị nhằm tối ưu hóa nguồn lực, theo đó Vietnam Airlines giảm tỷ lệ mua (sở hữu) máy bay mới, tăng tỷ lệ máy bay hoạt động theo hình thức bán và thuê lại (SLB). Cơ cấu nguồn vốn đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu (tăng 3,4% so với cùng kỳ 2017) và giảm tỷ trọng nguồn vốn được tài trợ từ bên ngoài (tỷ trọng nợ phải trả/ tổng nguồn vốn vào cuối năm 2018 đã giảm xuống còn 75,2% so với mức 78,6% của cùng kỳ năm 2017). Với khả năng cân đối dòng tiền ổn định, Vietnam Airlines đã thực hiện trả nợ vay theo lịch, đồng thời chủ động trả trước hạn đối với một số khoản vay dài hạn nhằm giảm gánh nặng nợ công và giảm hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả tại ngày 31/12/2018 là 55.275 tỷ đồng, giảm 6.991 tỷ đồng so với cùng kỳ 2017, tương đương với mức giảm là 11,2% Bảng tài sản,nguồn vốn tính đến cuối năm2018 của Hãng được thể hiện qua bảng số liệu sau Chỉ tiêu 2017 2018 So với 2017 Giá trị % Tài sản ngắn hạn 12.261 12.480 +219 +18% Tài sản dài hạn 66.936 61.063 -5.873 -8,8% Tổng tài sản 79.197 73.543 -5.654 -7,1% Nợ phải trả 62.266 55.275 -6.991 -11.2% Vốn chủ sở hữu 16.931 18.267 +1.336 +7.9% 7. Thực thi chiến lược 7.1. Cấu trúc hoạt động Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Vietnam Airlines, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản. Ban kiểm soát: là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đông để kiểm soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Vietnam Airlines, thực trạng tài chính của Vietnam Airlines và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong nhiệm vụ được giao. Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý của Vietnam Airlines, có toàn quyền nhân danh Vietnam Airlines để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Vietnam Airlines không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Tổng giám đốc: là người điều hành theo pháp luật và là người điều hành hoạt động hằng ngày của Vietnam Airlines. Các phòng chức năng Các ủy ban giúp việc của HĐQT do HĐQT thành lập, bao gồm Ủy ban chiến lược và đầu tư, Ủy ban nhân sự và tiền lương, Ủy ban kiểm toán nội bộ. Các ủy ban làm việc theo mô hình kiêm nhiệm. Các ban chuyên môn của Tổng công ty theo chức năng thực hiện nhiệm vụ giúp việc cho các Ủy ban do HĐQT thành lập. Bộ máy giúp việc chung cho HĐQT và Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, văn phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ và các cơ quan tương đương của Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Vietnam Airlines bao gồm: trụ sở chính đặt tại Hà Nội với 16 ban chuyên môn, 33 chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài, 14 đơn vị trực thuộc trong nước. Ngoài ra, Vietnam Airlines góp vốn đầu tư vào các công ty con và công ty liên kết. 7.2. Thực thi chiến lược Công nghệ: Công nghệ thông tin sẽ là công cụ hỗ trợ mạnh mẽ và hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp trên tất cả các khối/ khu vực; Xây dựng cơ sở dữ liệu chung, thống nhất; Triển khai hệ thống công nghệ thông tin lõi; các quy trình, quy tắc tiên tiến; Triển khai công nghệ mới: mobility, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong điều hành khai thác, quan hệ khách hàng, nhận dạng sinh trắc học để tự động hóa trong công tác phục vụ hành khách; Tăng cường áp dụng và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin như AHM, Airman…để nâng cao hiệu quả bảo dưỡng, sữa chữa tàu bay; Tăng cường an ninh mạng. Sản phẩm: cùng với Jetstar Pacific xây dựng dải sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách, trong đó: Jetstar phối hợp với Vasco trong phân khúc giá rẻ; Vietnam Airlines giữ vững thị phần áp đảo trên phân thị khách doanh thu cao. Đội bay: Thân rộng: khai thác các đường bay Mỹ, Châu Âu, Úc, Đông Bắc Á; Thân hẹp: thị trường nội địa, các đường bay quốc tế có dung lượng thấp/tầm bay ngắn (dưới 5 giờ bay); Phản lực khu vực: thay thế các đường bay đang dung ATR7, khai thác một số thị trường ngách (đường bay ngắn, dung lượng nhỏ, sân bay có cơ sở hạ tầng hạn chế)… Mạng bay: Quốc tế: tập trung ưu tiên phát triển các chặng bay đến Đông Bắc Á, củng cố chất lượng và nâng cao hiệu quả đường bay đến châu Âu và Úc thông qua tăng cường khai thác khách có doanh thu cao. Nội địa: tiếp tục tăng cường phối hợp toàn diện (sản phẩm, thương hiệu kép…) với Jetstar Pacific đảm bảo hiệu quả và năng lực cạnh tranh Dịch vụ: xác định chất lượng dịch vụ phù hợp với định hướng phát triển dài hạn và tập trung khai thác phân thị khách hàng mục tiêu, củng cố chất lượng 4 sao, từng bước đạt đến chất lượng 5 sao sau năm 2020. Năng suất lao động: tăng năng suất lao động trên cơ sở cải tiến, hợp lý hóa quy trình sản xuất, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin Chi phí: giảm chi phí để góp phần tạo lợi thế chi phí thấp trong cạnh tranh, trong đó: Đổi mới đội tàu bay; Chi phí bảo dưỡng: tăng cường hợp tác liên doanh để xây dựng các MRO cho máy bay, trang thiết bị tại Việt Nam thay cho việc gửi đi nước ngoài; Chi phí tài chính: nỗ lực tăng cường quy mô vốn chủ sở hữu thông qua việc phát hành cổ phiếu và lợi nhuận từ kết quả kinh doanh; Đẩy mạnh liên kết với các công ty có vốn góp để mua chung, bán chung với gói lớn nhằm đạt được lợi thế đàm phán Doanh thu: tăng doanh thu là mục tiêu quan trọng để thực hiện các chiến lược, trong đó chú trọng: Tăng tỷ trọng khách hàng doanh thu cao; Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới để tăng doanh thu 7.3. Các hành động chiến lược Vietnam Airlines và hành trình gây dựng tên tuổi Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam hay còn gọi là Vietnam Airlines (VNA) là hãng hàng không quốc gia của Việt Nam. Đây được xem là thành phần nòng cốt của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, tại thời điểm ngày 01/07/2016, tỷ lệ vốn nhà nước tại Vietnam Airlines là 86,16%. Hãng nằm dưới sự quản lý của một Hội đồng Quản trị có từ 5 đến 9 người với nhiệm kỳ 5 năm, có các đường bay đến khu vực Đông Nam Á, Đông Á, châu Âu và châu Đại Dương, hiện đang khai thác 49 đường bay thường lệ tới 21 điểm nội địa và 28 điểm đến quốc tế với tổng cộng hơn 360 chuyến bay mỗi ngày. Trụ sở chính được đặt tại Sân bay quốc tế Nội Bài – Hà Nội. Vietnam Airlines là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ cổ phần 70% trong Jetstar Pacific Airlines. Hãng nắm 49% trong Cambodia Angkor Air, hãng hàng không quốc gia Campuchia, và 100% trong VASCO, một hãng bay nhỏ chuyên bay ở khu vực miền Nam Việt Nam. Hãng được đánh giá 4 sao, theo tiêu chuẩn của Skytrax. Ngày 10 tháng 6 năm 2010, hãng chính thức gia nhập liên minh SkyTeam, trở thành hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh này. Năm 2015, Vietnam Airlines chiếm 80% thị phần khách quốc tế đi và đến Việt Nam, chiếm 70% thị phần khách nội địa (bao gồm thị phần 15% hành khách nội địa và 5% hành khách quốc tế đi và đến Việt Nam của Jetstar Pacific Airlines). Những bước khởi đầu vững chắc, cùng với đó là sự tái cấu trúc vào những năm 2003 với sự thay đổi logo nhận diện thương hiệu bằng biểu tượng “bông sen vàng”. Chính với sự thay đổi đó đã làm cho chiến lược Marketing của Vietnam Airlines có sự bài bản nhất định, và cạnh tranh với các hãng hàng không khác một cách sòng phẳng. Định vị mình là hãng hàng không cao cấp So với đối thủ lớn nhất của mình trên thị trường là Vietjet Air thì Vietnam Airlines có lợi thế hơn hẳn khi được gọi với cái tên “hãng hàng không quốc gia Việt Nam”. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc đi thu hút khách hàng đến với những dịch vụ của mình, hãng định vị mình là một thương hiệu quốc gia, cùng với đó là đi kèm với chất lượng cao cấp. Hơn thế nữa Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ trọng những công ty liên quan đến “nhà nước”, nên mặc dù giá của Vietjet Air rẻ hơn hẳn, nhưng tên tuổi của Vietnam Airlines vẫn “trên cơ” so với đối thủ chính của mình trên thị trường. Phân phối đại lý toàn quốc Trong những năm qua, mạng lưới phân phối của VNA đã mở rộng một cách nhanh chóng, bao trùm phạm vi địa lí rộng lớn ở 4 châu lục của Thế giới, đó là thành tích hết sức ấn tượng với một thương hiệu của Việt Nam. Tính đến tháng 12/ 2016 thì tổng đại lý PSA, BSP của Vietnam Airlines là 10,240 phòng vé. Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines trong việc phân phối các phòng vé được cho như sau: - Tại Việt Nam: Hoa hồng 0%, chiết khấu 2% doanh thu quốc tế. Chính sách chiết khấu được xây dựng dưới dạng “trăm hoa đua nở” tại các thị trường trong nước. - Tại Đông Bắc Á: Hoa hồng 7%, ngoài ra VNA còn áp dụng chính sách chiết khấu cho các đại lý là key agent với mức chiết khấu là 1%, 1,5% và 2% doanh thu. - Thị trường Châu Âu: chi phí áp dụng hoa hồng là 5% sử dụng chính sách giá linh hoạt, và chính sách sản phẩm trong cạnh tranh. Truyền thông, PR xây dựng hình ảnh “sạch” Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines xây dựng truyền thông rất tốt về thương hiệu của mình để khách hàng có cái nhìn rõ nét nhất. Quảng cáo báo chí là phương tiện quảng cáo hữu hình nhắm vào phân khúc khách thương gia, thường sử dụng những báo lớn có phạm vi phát hành trên toàn quốc như Lao động, Thanh niên… Thêm vào đó, tại nước ngoài VNA sử dụng các đầu báo lớn ở những thị trường trọng điểm: Ashahi, Goodweeken, Travel Trade… Quảng cáo trên truyền hình là thực hiện các đoạn quảng cáo ngắn giới thiệu hình ảnh của hãng, Đồng thời tăng tần suất phát tin tức về các hoạt động thương mại của hãng trên các bản tin thời sự trong nước và quốc tế. Quảng cáo qua Internet đóng vai trò vô cùng lớn trong tổng thế chiến lược của VNA hiện nay. Thông qua trang web chính thức của hãng, ngoài mục đích giới thiệu sản phẩm còn giúp cung cấp cho khách hàng về thông tin về toàn bộ quá trình sử dụng dịch vụ, các bước thực hiện, các quy định,… thêm vào đó là những cam kết tiêu chuẩn chất lượng, những thông tin cập nhật về các hoạt động của VNA. Quảng bá thương hiệu Với tư cách nhà vận chuyển chính thức, VNA tài trợ cho các sự kiện quốc gia, văn hóa, xã hội, giáo dục, thể thao và giúp đỡ cộng đồng. Với các sự kiện quốc gia, VNA tham gia tài trợ hầu hết các sự kiện lớn của quốc gia như sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ, những ngày văn hóa Việt Nam tại nước ngoài như Nhật Bản, Malaysia, Anh, Bỉ, Hàn Quốc, Luxembourg…, hỗ trợ cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài… Ngoài ra VNA còn tăng cường phối hợp quảng bá du lịch VNA phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng chương trình TV show “Vẻ đẹp tiềm ẩn”, “SVietnam” nhằm giới thiệu những nét đặc trưng và nổi bật về văn hoá, xã hội, đất nước và con người Việt Nam. Vì bản thân hãng là một thương hiệu về phương tiện du lịch nên đây là một nước đi rất tốt của hãng nhắm vào sự gia tăng độ nhận diện của mình với người dân muốn đi du lịch. Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines thực sự rất tốt về mặt truyền thông và PR, hãng đã thu hút về lượng khách hàng tầm trung và xây dựng nên lượng khách hàng trung thành cho mình. 7.4. Hệ thống kiểm soát Ban Kiểm soát là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đông để kiểm soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Vietnam Airlines, thực trạng tài chính của Vietnam Airlines và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được giao. 8. Lợi thế cạnh tranh 8.1. Đánh giá chiến lược hiện nay Theo định hướng phát triển, Vietnam Airlines sẽ trở thành doanh nghiệp vận tải hàng không có năng lực mạnh về tài chính và là một thương hiệu có uy tín trong ngành hàng không của châu Á, trong đó dịch vụ vận tải hàng không có vai trò chủ chốt, các dịch vụ vận tải phụ trợ sẽ do các công ty con và công ty liên kết thực hiện. Triển khai chiến lược phát triển thương hiệu kép với Jetstar, trong đó, Vietnam Airlines sẽ phát triển theo mô hình Hãng hàng không truyền thống với việc xây dựng một hệ thống các đường bay tới các nền kinh tế lớn, các trung tâm tài chính lớn trên thế giới với khách hàng mục tiêu là các hành khách có thu nhập cao, khách công vụ, khách du lịch. Chiến lược hàng không giá rẻ sẽ được thực hiện bởi Jetstar, tập trung chủ yếu phân thị khách doanh thu thấp tại thị trường nội địa và thị trường khu vực. Theo phê duyệt của Chính phủ, Vietnam Airlines sẽ phát triển trở thành đơn vị nòng cốt của lực lượng vận tải hàng không có tầm cỡ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với thị trường quốc tế và thị trường nội địa là trọng tâm; phát triển Jetstar theo hướng là hãng hàng không giá rẻ khai thác thị trường nội địa và Đông Nam Á. Như vậy có thể thấy, định hướng chiến lược phát triển của Vietnam Airlines là phù hợp với định hướng về chính sách, quy hoạch của nhà nước. Chiến lược sử dụng thương hiệu kép để phát triển hai mảng dịch vụ dự kiến mang lại hiệu quả cao nhờ đồng thời giữ được thương hiệu Vietnam Airlines mang đẳng cấp cao mà vẫn phát triển được thị trường tiềm năng hàng không giá rẻ qua thương hiệu Jetstar. Chiến lược này cũng là xu thế chung trên thế giới như hãng hàng không Singapore Airlines cũng áp dụng và phát triển thành công với việc vận hành đồng thời hai thương hiệu Singapore Airlines dành cho thương gia, khách doanh thu cao và Tiger Airways phục vụ hàng không giá rẻ. 8.2. Các khối cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh Vietnam Airlines là Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, có thương hiệu mạnh trong nội địa và khu vực CLMV, có vị thế chi phối thị trường Việt Nam Thương hiệu Vietnam Airlines đã được hình thành và phát triển gắn liền cùng quá trình trưởng thành của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. Từ một hãng hàng không nhỏ, đến nay, Vietnam Airlines đã trở thành một thương hiệu uy tín, được khách hàng trong nước và quốc tế biết đến. Vietnam Airlines đã có vị trí xứng đáng trên bản đồ hàng không khu vực và thế giới với hình ảnh một hãng hàng không trẻ, hiện đại, năng động và đang phát triển mạnh mẽ. Từ khi thành lập đến nay, Vietnam Airlines luôn giữ vị trí số một tại thị trường Việt Nam – nơi được đánh giá là một trong các thị trường hàng không phát triển nhanh nhất khu vực và trên thế giới. Vị thế chi phối thị trường hàng không nội địa của Vietnam Airlines đã được xây dựng và giữ vững qua nhiều năm. Năm 2014, mặc dù có sự cạnh tranh quyết liệt của các hãng hàng không Việt Nam khác, thị phần Vietnam Airlines (chưa bao gồm Jetstar Pacific Airlines - JPA) vẫn ở vị trí dẫn đầu với tỷ lệ nắm giữ 49,2% thị phần vận chuyển hành khách, trong đó thị phần vận chuyển khách nội địa là 57,1%. Hiện nay, Vietnam Airlines là hãng hàng không truyền thống duy nhất tại Việt Nam với sản phẩm nội địa có sự khác biệt hóa (hạng Thương gia, chương trình Khách hàng thường xuyên - GLP). Vị trí số một Việt Nam của hãng còn thể hiện ở mạng bay nội địa rộng khắp mọi vùng miền của đất nước, tần suất khai thác dày đặc, lịch nối chuyến thuận tiện và mạng đường bay quốc tế mở rộng nhanh chóng. Với việc tiếp nhận hãng hàng không giá rẻ JPA và phối hợp với JPA thực hiện chiến lược “thương hiệu kép – dual brands”, Vietnam Airlines cạnh tranh và chiếm lĩnh khách doanh thu cao và trung bình trong khi JPA s cạnh tranh trực tiếp với các hãng hàng không giá rẻ (Low Cost Carrier) khác và chiếm lĩnh tăng trưởng của phân thị khách doanh thu thấp. Chiến lược này s càng củng cố thêm vị thế của Vietnam Airlines trên thị trường. Mạng đường bay rộng khắp tại khu vực CLMV cũng là thế mạnh của Vietnam Airlines, đặc biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác. VNA có mạng đường bay với tần suất lớn đi/đến các điểm chính trong khu vực CLMV. Ngoài ra, VNA có thể kết hợp sản phẩm với hãng K6 để tạo ra các sản phẩm bay kết hợp điểm đến. Mạng đường bay trong tiểu vùng vẫn tiếp tục được coi là thế mạnh của VNA trong việc cạnh tranh với các hãng hàng không khác, đặc biệt là đối tượng khách có nhu cầu du lịch kết hợp Việt Nam với các điểm trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu với sản phẩm dầy đặc, phục vụ nối chuyến tốt các thị trường nguồn là Châu Âu, Đông Bắc Á tạo lợi thế cạnh tranh cho các thị trường nguồn. Vietnam Airlines có đội bay trẻ với chủng loại tàu bay thuộc loại tiên tiến, hiện đại trên thế giới Tính đến 31/10/2019, so với các hàng không trong nước, Vietnam Airlines có số lượng đội bay khai thác nhiều nhất, với 100 chiếc, chiếm trên 75% tổng số tàu bay khai thác của các hãng hàng không nội địa Việt Nam. Tỷ lệ máy bay sở hữu tính theo đầu máy bay tính đến 31/10/2019 đạt 56,6%, tuổi trung bình toàn đội bay là 6,0 năm, thuộc loại đội bay trẻ không chỉ trong khu vực mà cả trên thế giới. Tỷ lệ máy bay hiện đại, tiên tiến trên tổng số tàu bay cao so với các hãng hàng không trong khu vực và trên thế giới, chủ yếu do hai hãng sản xuất tàu bay thương mại hàng đầu là Boeing (Mỹ) và Airbus (Châu Âu) chế tạo. Đội bay đã phát triển ổn định và hiện đại hóa không ngừng; đội tàu bay khai thác của Vietnam Airlines đã tăng từ 74 chiếc năm 2011 lên 100 chiếc năm 2019 (chưa kể các tàu cho Cambodia Angkor Air - K6 và JPA thuê), trong đó số lượng tàu bay sở hữu tăng trong kỳ là 23 chiếc. Đặc biệt đã hoàn tất công tác chuẩn bị, từ khâu lựa chọn động cơ, trang thiết bị, phương án bảo dưỡng, kế hoạch đào tạo, đảm bảo nguồn lực để tiếp nhận, đưa vào khai thác 05 tàu bay A350 - 900 và 04 tàu bay Boeing B787 - 900 từ quý III/2015 và là hãng hàng không 14 đầu tiên trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương khai thác đồng thời 2 dòng tàu bay hiện đại, thế hệ mới của Airbus và Boeing. Vietnam Airlines sở hữu hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ bay, cơ sở dịch vụ mặt đất hoàn chỉnh Ngoài đội tàu bay, Vietnam Airlines còn có lợi thế rất lớn từ việc sở hữu hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ bay, các cơ sở dịch vụ mặt đất hoàn chỉnh với nhiều lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao. Nhờ đó, Vietnam Airlines không bị phụ thuộc vào các đối tác cung ứng. Điều này có được từ lịch sử quá trình hình thành và phát triển của Vietnam Airlines. Năm 1993, khi được thành lập, Vietnam Airlines là đơn vị kinh doanh vận tải hàng không duy nhất, cho đến khi được thành lập lại theo Quyết định số 328/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào năm 1995, Vietnam Airlines đã kết nạp thêm 20 doanh nghiệp khác trong ngành. Các doanh nghiệp này cung cấp các dịch vụ phụ trợ vận tải, phục vụ kỹ thuật... và cùng với Vietnam Airlines tạo thành một dây chuyền phục vụ vận tải hàng không đồng bộ gồm: vận tải hàng không, cung ứng dịch vụ đồng bộ... Hiện nay, ngoài các chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước, Vietnam Airlines có 14 đơn vị trực thuộc, 16 công ty con và 09 công ty liên kết. Các đơn vị này trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp các sản phẩm dịch vụ phục vụ hoạt động vận tải hàng không của Vietnam Airlines và các hãng hàng không trong và ngoài nước khác, mang lại doanh thu và lợi nhuận cho Vietnam Airlines. Trong số các công ty con, Vietnam Airlines đang sở hữu 3 công ty 100% vốn của Vietnam Airlines gồm VINAPCO, VAECO và VACS là một trong số ít các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ đặc thù phục vụ hoạt động của hãng hàng không. VINAPCO là một trong số hai doanh nghiệp cung cấp nhiên liệu hàng không Jet A-1 tại Việt Nam, chiếm trên 90% thị phần. VINAPCO còn là đơn vị duy nhất cung ứng nhiên liệu tại tất cả các sân bay dân dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam có nhu cầu sử dụng nhiên liệu hàng không. VAECO là công ty duy nhất tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kỹ thuật bảo dưỡng các loại máy bay thương mại, động cơ và các trang thiết bị cho hàng không Việt Nam và các hãng hàng không khác. VACS là công ty duy nhất cung cấp dịch vụ suất ăn trên các chuyển bay đi/đến tại sân bay Tân Sơn Nhất. Các doanh nghiệp có vốn góp của Vietnam Airlines đã từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường ra ngoài Vietnam Airlines. Nhờ đó hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp đạt mức khá cao như Công ty TNHH dịch vụ hàng hóa Tân Sơn nhất (TCS), Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội bài (NCTS), Công ty cổ phần suất ăn Nội bài (NCS), Công ty TNHH Suất ăn Tân Sơn Nhất, Công ty cổ phần dịch vụ Hàng không sân bay Nội bài (NASCO)…. Vietnam Airlines có đội ngũ nhân sự trẻ, được đào tạo bài bản Thông qua chiến lược đào tạo chủ động, bài bản, nguồn nhân lực của Vietnam Airlines ngày càng được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng. Vietnam Airlines đã xây dựng được đội ngũ lao động chuyên môn hóa sâu, tay nghề cao đảm bảo an toàn, an ninh trong khai thác cũng như chất lượng dịch vụ tốt, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của hành khách. Số lượng lao động trẻ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu lao động của Vietnam Airlines (72,5% dưới 40 tuổi, trong đó dưới 30 tuổi chiếm 32,6%. Lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tới 45% (số liệu 31/03/2015). Đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao có tâm huyết, được đào tạo cơ bản, có kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm vững vàng. Đội ngũ lao động đặc thù 15 của ngành hàng không của Vietnam Airlines như: phi công, kỹ thuật hàng không, tiếp viên, cán bộ quản lý cấp trung đều được đào tạo bài bản, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiệt huyết cống hiến cho ngành hàng không. 8.3. Phân tích nguồn lực Nguồn lực về cơ sở vật chất Đội bay: 100 chiếc vào cuối năm 2019, mục tiêu đạt 135-149 chiếc vào năm 2025; Mạng bay: Nội địa Việt NAm - 18 đường bay và 4 điểm đến Châu Á - 56 đường bay và 31 điểm đến Châu Âu - 40 đường bay và 30 điểm đến Châu Mỹ - 23 đường bay và 20 điểm đến Châu Phi - 1 đường bay và 1 điểm đến. Mạng lưới kinh doanh và hệ thống phân phối: Bao phủ rộng khắp về địa lý tại Châu Á, Châu Âu, Châu Úc và khu vực Bắc Mỹ với 31 VPCN ở 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hệ thống kênh bán gồm: phòng vé, web online, các đại lý/tổng đại lý tại các thị trường. Hệ thống khai thác, bảo dưỡng tàu bay: Có hệ thống các Hangar thân rộng tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất: Có chứng chỉ của FAA và EASA… Hệ thống cung cấp dịch vụ đồng bộ vận tải hàng không: suất ăn, xăng dầu, phục vụ mặt đất Hệ thống CNTT, cơ sở hạ tầng đất đai… Nguồn nhân lực Phi công: 2019 là 1.201 người, mục tiêu đến năm 2025 là 1.479 người Tiếp viên: 2019 là 1.736 người, kế hoạch đến năm 2025 là 3.850 người Thợ kỹ thuật: Thợ kỹ thuật có chứng chỉ theo quy định của nhà chức trách. Đội ngũ lãnh đạo cao cấp: Có năng lực, nhiệt huyết và kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực đặc thù của ngành HK, linh hoạt trong điều hành… Nguồn lực về tài chính Quy mô tài sản: 73.542 tỷ VNĐ, tương đương 3 tỷ USD; vốn chủ sở hữu trên 18.267 tỷ VND. Vốn hóa thị trường đạt 2 tỷ USD Tình hình tài chính lành mạnh, hiệu quả sử dụng vốn đang đạt mức cao nhất từ trước đến nay (ROE đạt trên 10%), các chỉ tiêuTC ở mức an toàn, khả năng thanh toán được đảm bảo, nguồn vốn được bố trí đủ và kịp thời cho HĐ SXKD. 8.4. Các năng lực cốt lõi Đội bay: Vietnam Airlines đang sở hữu 100 chiếc và là hãng đầu tiên tại châu Á sở hữu 2 dòng máy bay hiện đại nhất của Airbus là Airbus A350 và Boeing 787; Phụ tùng, thiết bị tàu bay: Vietnam Airlines nhập khẩu phụ tùng, thiết bị cho máy bay và trang thiết bị phục vụ mặt đất thông qua CTCP Xuất nhập khẩu hàng không, là nhà phân phối, nhập khẩu lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực vận tải hàng không. Nhân lực: ngoài đội ngũ phi công và tiếp viên, Vietnam Airlines còn có hoạt động đào tạo phi công và cung ứng nhân lực hàng không thông qua 2 công ty con là CTCP Đào tạo bay Việt và CTCP Xuất nhập khẩu lao động hàng không; Nhà cung cấp trong các sản phẩm khác liên quan đến vận tải hàng không: nguồn cung nhiên liệu với sức chưa hơn 200.000 m3 tại 60 sân bay, nhựa dùng cho hàng không thông qua các công ty con Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt, CTCP Nhựa cao cấp Hàng không; Hệ thống kỹ thuật: các hoạt động liên quan đến xử lý chứng từ, lập lịch bay, hệ thống back up và hỗ trợ điều hành …được thực hiện bởi CTCP Tin học viễn thông Hàng không; Dịch vụ mặt đất: công ty con của Vietnam Airlines là CTCP Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam cung cấp các dịch vụ phục vụ mặt đất đạt chuẩn quốc tế; Đội ngũ sửa chữa: đội ngũ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa của Vietnam Airlines và hơn 40 hãng hàng không quốc tế thông qua công ty con là Công ty kỹ thuật máy bay. Dịch vụ cho thuê tài chính: hoạt động sale&lease back đã mang lại 492 tỷ đồng so với 77 tỷ đồng năm 2017. Hoạt động này không chỉ đóng góp vào hiệu quả hoạt động mà còn giảm được nợ vay từ đó giảm được chi phí tài chính. Với kế hoạch tiếp tục mở rộng đội tàu bay, dự đoán hoạt động sale&lease back sẽ tiếp tục tăng trưởng thông qua CTCP cho thuê máy bay. Thương hiệu kép: kinh doanh trên cả mô hình truyền thống và giá rẻ khi có vốn góp tại hai hãng hàng không Jetstar và Angkor Air. Hệ thống kênh phân phối rộng khắp thông qua kênh bán trực tiếp, online, đại lý 8.5. Chuỗi giá trị của Vietnam Airlines Vietnam Airlines là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng không và gần như tham gia vào mọi mắt xích trong chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị này bắt đầu theo thứ tự: Thượng nguồn (đầu vào) cung cấp nền tảng cơ bản để tham gia vận tải hàng không như: máy bay, nhân lực, thiết bị, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ bay; Trung nguồn là các doanh nghiệp sử dụng các đầu vào để cung ứng dịch vụ vận tải; Hạ nguồn là các kênh phân phối dịch vụ vận tải hàng không đến khách hàng. Quy mô chuỗi: với 20 công ty con, công ty liên kết, Vietnam Airlines đã tham gia vào chuỗi giá trị trên cả thượng, trung và hạ nguồn ở 4 mảng chính: Vận tải hành khách và hàng hóa; Các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không; Sửa chữa, bảo dưỡng và cung ứng thiết bị, phương tiện hàng không (ngoại trừ sản xuất máy bay); Các dịch vụ, lĩnh vực khác. Hiện nay, phần lớn các mắt xích trong chuỗi giá trị đều đến từ nội địa do các công ty con và công ty liên kết của Vietnam Airlines cung cấp. PHẦN 3 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA VIETNAMAIRLINES 1. Môi trường toàn cầu Khu vực hóa và toàn cầu hóa đang và là một xu hướng tất yếu đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp, các ngành cũng như chính phủ của các nước phải tính đến trong phân tích chiến lược của mình. Xu hướng này đặt thị trường của mỗi quốc gia trong thị trường toàn cầu và chịu sự tác động của các nhân tố của môi trường kinh doanh quốc tế. Thứ nhất, thị trường của mỗi doanh nghiệp được mở rộng, biên giới giữa các quốc gia bị xóa mờ, hàng hóa của các doanh nghiệp có cơ hội xâm nhập vào các thị trường mà trước đây có những rào cản xâm nhập, hạn chế. Thứ hai, môi trường kinh doanh của mỗi quốc gia sẽ biến động nhanh hơn và gắn với chu kỳ biến động của nền kinh tế thế giới. Thực vậy, môi trường quốc tế sẽ phức tạp hơn, cạnh tranh hơn theo quan điểm từ những khác biệt về xã hội, văn hóa, cấu trúc thể chế cũng như chính sách về kinh tế. Việc Việt Nam chính thức gia nhập nền kinh tế toàn cầu đã và đang tạo ra nhiều vận hội cho các doanh nghiệp Việt Nam về đầu tư, về thị trường nhưng cũng đang có nhiều thách thức mà các doanh nghiệp phải đương đầu. Tự do hóa thương mại khu vực, phá vỡ hàng rào thuế quan sẽ là những đe dọa rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nũa, bản thân ASEAN cũng phải được đặt trong mối quan hệ toàn cầu của cạnh tranh quốc tế như khối EU, Bắc Mỹ (NAISTA), G8, Trung Quốc… Thực vậy, các doanh nghiệp kinh doanh trong một ngành kinh doanh thường khác nhau về thị trường, các kênh phân phối, chất lượng sản phẩm công nghệ, giá bán và quảng cáo. Với sự kiện Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO đánh dấu mốc lịch sự hội nhập toàn diện của nền kinh tế nước nhà. Khi đã là thành viên chính thức của WTO các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng thị trường thế giới, được hưởng quy chế tối huệ quốc, không bị phân biệt đối xử trong hoạt động thương mại quốc tế. Nhưng chiều ngược lại, những thách thức trong cạnh tranh cũng sẽ quyết liệt hơn bao giờ hết. Khi mở cửa hội nhập, điều đó sẽ là lực hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trên thế giới quan tâm tới thị trường Việt Nam. Khi đó nếu các doanh nghiệp Việt Nam không đủ sức cạnh tranh, chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà. Vietnam Airlines chính thức gia nhập SkyTeam vào ngày 10/6/2010, trở thành hãng hàng không đầu tiên đến từ Đông Nam Á trong liên minh SkyTeam. Sự kiện khi đó không chỉ là  bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của Vietnam Airlines, mà còn được đánh giá là dấu ấn nổi bật về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong suốt 8 năm là thành viên của SkyTeam, Vietnam Airlines đã khẳng định vị thế, uy tín của một hãng hàng không hàng đầu Đông Nam Á với việc tham gia rất hiệu quả tất cả các hoạt động, các dự án chung của liên minh. Với dự án SkyPriority, hành khách hạng Thương gia/Elite Plus của Vietnam Airlines được hưởng một loạt dịch vụ ưu tiên như check-in, an ninh, lên tàu bay...không chỉ ở các sân bay quốc tế, quốc nội Vietnam Airlines khai thác đến mà còn ở các sân bay trên khắp thế giới nơi có hoạt động khai thác của 20 thành viên SkyTeam. Bên cạnh đó, thông qua dự án SkyTransfer, khách hàng cao cấp của Vietnam Airlines được hưởng các dịch vụ ưu đãi tương đồng với khách hàng của các hãng trong liên minh về dịch vụ nối chuyến thông suốt tại tất cả các sân bay căn cứ của SkyTeam. Khách hàng còn được được sử dụng dịch vụ tại tất cả các phòng chờ SkyTeam trên toàn cầu khi đi trên chuyến bay do các hãng hàng không thành viên khai thác, nhờ đó, được đa dạng hóa trải nghiệm nhiều mô hình phòng chờ khác nhau mang nét đặc trưng văn hóa của nhiều quốc gia, giúp tiết kiệm thời gian và gia tăng sự thoải mái cho hành khách tại sân bay. Hội viên chương trình khách hàng thường xuyên Bông sen Vàng của Hãng  được cộng dặm và trả thưởng trên 19 hãng thành viên còn lại trong SkyTeam chứ không chỉ giới hạn ở Vietnam Airlines, giúp mở rộng phạm vi lợi ích và gia tăng sức hấp dẫn của chương trình Bông Sen Vàng lên một tầm cao mới. Khi hội nhập toàn cầu, Vietnam Airline cần định hướng lại chiến lược của mình. Chẳng hạn Định vị mình là hãng hàng không cao cấp. So với đối thủ lớn nhất của mình trên thị trường là Vietjet Air thì Vietnam Airlines có lợi thế hơn hẳn khi được gọi với cái tên “hãng hàng không quốc gia Việt Nam”. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc đi thu hút khách hàng đến với những dịch vụ của mình, hãng định vị mình là một thương hiệu quốc gia, cùng với đó là đi kèm với chất lượng cao cấp. Hơn thế nữa Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ trọng những công ty liên quan đến “nhà nước”, nên mặc dù giá của Vietjet Air rẻ hơn hẳn, nhưng tên tuổi của Vietnam Airlines vẫn “trên cơ” so với đối thủ chính của mình trên thị trường. Hơn thế nữa, vì là một hãng hàng không cao cấp, nên việc xây dựng hình ảnh của Vietnam Airlines cũng khác hơn hẳn so với các hãng hàng không giá rẻ khác. Vietnam Airlines với nữ mặc trang phục áo dài và nam mặc gile với tông màu vàng – xanh mang màu sắc nhã nhặn, tạo thiện cảm với khách hàng ngay cả với người nước ngoài khi nhìn vào cũng nhận thấy thứ gì “rất Việt Nam”. Việc làm như vậy cho thấy chiến lược Marketing của Vietnam Airlines có tầm nhìn khi định vị mình là hãng cao cấp, với những chất lượng và dịch vụ được chăm chút từng tí một, đây chính là điểm lợi thế mà VNA có được để cạnh tranh trong bối cảnh ngành hàng không đang là một ngành “hot” tại Việt Nam. Hay chiến lược về mạng lưới phân phối, chiến lược marketing. Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines xây dựng truyền thông rất tốt về thương hiệu của mình để khách hàng có cái nhìn rõ nét nhất. Quảng cáo báo chí là phương tiện quảng cáo hữu hình nhắm vào phân khúc khách thương gia, thường sử dụng những báo lớn có phạm vi phát hành trên toàn quốc như Lao động, Thanh niên… Thêm vào đó, tại nước ngoài VNA sử dụng các đầu báo lớn ở những thị trường trọng điểm: Ashahi, Goodweeken, Travel Trade… Quảng cáo trên truyền hình là thực hiện các đoạn quảng cáo ngắn giới thiệu hình ảnh của hãng, Đồng thời tăng tần suất phát tin tức về các hoạt động thương mại của hãng trên các bản tin thời sự trong nước và quốc tế. Quảng cáo qua Internet đóng vai trò vô cùng lớn trong tổng thế chiến lược của VNA hiện nay. Thông qua trang web chính thức của hãng, ngoài mục đích giới thiệu sản phẩm còn giúp cung cấp cho khách hàng về thông tin về toàn bộ quá trình sử dụng dịch vụ, các bước thực hiện, các quy định,… thêm vào đó là những cam kết tiêu chuẩn chất lượng, những thông tin cập nhật về các hoạt động của VNA. 2.2. Môi trường vĩ mô 2.1. Nhân tố chính trị Môi trường chính trị xoay quanh chính phủ của quốc gia mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh; luật pháp của thị trường nội địa cũng như nước ngoài. Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ. Các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến doanh nghiệp theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo thành cơ hội, trở ngại, thậm chí là rủi ro thật sự cho doanh nghiệp. Các nhân tố chính trị thường bao gồm: - Chính phủ có vai trò to lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ và các chương trình chi tiêu của mình. Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế vừa đóng vai trò khách hàng quan trọng đối với doanh nghiệp (trong chương trình chi tiêu của chính phủ) và sau cùng chính phủ đóng vai trò là nhà cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp như cung cấp thông tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác. Để tận dụng được cơ hội, giảm thiểu nguy cơ các doanh nghiệp phải nắm bắt cho được những quan điểm, những quy định, ưu tiên những chương trình chi tiêu của chính phủ và cũng phải thiết lập một quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thực hiện sự vận động hành lang khi cần thiết nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngày 22 tháng 1 năm 2019, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 105/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường kết nối hàng không với các thị trường nguồn khách du lịch”. Điều này được kỳ vọng sẽ mở các đường bay mới, tăng tần suất trên các đường bay hiện có của các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài giữa Việt Nam và các thị trường du lịch trọng điểm trên thế giới gồm Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Nga, Úc và Ấn Độ. Đồng thời, mở mới các đường bay nội địa kết nối đến các vùng du lịch trọng điểm Đông Bắc Bắc Bộ, di sản miền Trung, duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và Đảo ngọc Phú Quốc góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đến năm 2020, tiếp tục triển khai kế hoạch mở đường bay quốc tế theo Đề án "Định hướng phát triển đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và các quốc gia, địa bàn trọng điểm nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng cường giao lưu, hội nhập quốc tế" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2119/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2017. Đến năm 2025, kết nối các đường bay quốc tế đến tất cả các cảng hàng không quốc tế (CHKQT) và các cảng hàng không (CHK) được phép tiếp nhận chuyến bay quốc tế của Việt Nam và các đường bay quốc nội kết nối nội vùng, liên vùng đến các cảng hàng không trong các vùng du lịch nội địa trọng điểm. Sau năm 2025, tiếp tục hoàn thiện mạng đường bay quốc nội kết nối nội vùng, liên vùng đến các cảng hàng không tại các vùng du lịch nội địa trọng điểm. Với những chiến lược nêu trên, đây là cơ hội cho ngành vận tải hàng không nói chung và Viet Nam Airlines nói riêng. - Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Hệ thống luật pháp được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở để tạo ra một môi trường pháp lý tốt cho doanh nghiệp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó. Việt Nam được thế giới biết đến với hình ảnh một đất nước hòa bình và đang phát triển, là điểm đến an toàn, thân thiện cho du khách quốc tế. Đây được coi là cơ hội cho thị trường vận tải hàng không Việt Nam. Có thể nói thị trường này đang trải qua giai đoạn phát triển bùng nổ, trung bình trên 20%/năm trong 5 năm liên tiếp. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành hàng không và Vietnam Airlines phát triển. - Mối quan hệ đối ngoại của chính phủ: Sự tham gia các hiệp định song phương và đa phương cũng như việc tham gia các tổ chức kinh tế trên thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo điều kiện thu hút đầu tư, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có bước phát triển mới cả về chiều rộng và chiều sâu thông qua việc ký kết, thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, bao gồm những thỏa thuận không chỉ về tự do hóa thương mại và đầu tư mà còn gồm cả các cam kết về lao động, công đoàn, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước và nhiều vấn đề về chính trị, văn hoá, xã hội rất phức tạp và nhạy cảm khác. Việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức hình thành vào cuối năm 2015 tạo điều kiện cho các nước hướng đến thị trường hàng không chung (Open sky), hay còn gọi là “Bầu trời mở ASEAN. Mở cửa bầu trời được xác định là một phần quan trọng trong hội nhập kinh tế của các nước ASEAN, bởi việc liên kết giao thông, nhất là hàng không, sẽ tạo thuận lợi cho thương mại, thúc đẩy du lịch, đồng thời giúp ngành hàng không trong khu vực cạnh tranh hơn. mở cửa bầu trời sẽ cho phép hãng hàng không của quốc gia đối tác tự do trong việc quyết định kế hoạch vận chuyển của họ liên quan đến thị trường của mình. Đây là cơ hội để các hãng hàng không Việt Nam mở rộng phát triển mạng đường bay đến các nước trong khu vực. Khi đó, việc kết nối giữa các điểm đến trong khu vực Đông Nam Á sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nhờ những cam kết của các chính phủ trong thỏa thuận bầu trời mở. 2.2. Nhân tố kinh tế Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của một doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu mà nhiều doanh nghiệp phân tích là: tình trạng của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng, lãi suất, tỷ giá hối đoái và vấn đề lạm phát. -Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình. Từ khoảng năm 2017-2019, Việt Nam bước vào giai đoạn tuyệt vời đối với các nhà đầu tư khi lạm phát tương đối ổn định dưới mức 4%. Và lạm phát sẽ tiếp tục được kiểm soát ổn định dưới ngưỡng 5% tới cả năm 2020. Theo tính toán của các chuyên gia, Việt Nam được xếp vào một trong những nước phát triển hàng không cao nhất khu vực. Ít có ngành nào tác động đến tăng trưởng GDP mạnh mẽ như hàng không. Nếu hàng không tăng trưởng 1%, GDP tăng trưởng tương ứng từ 0,4-0,5%, trong khi thực tế thời gian qua, bình quân tăng trưởng hàng không nước ta đạt 14-15%, tương ứng 6,8-7% GDP. Khi nền kinh tế ổn định, phát triển mang lại nguồn thu nhập tốt hơn cho người dân. Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng liên tục trong giai đoạn từ 2000 đến nay, từ mức thu nhập bình quân đầu người chỉ 2109 USD năm 2015 đã tăng lên 2540 USD trong năm 2018 và dự kiến đạt 3500USD trong năm 2020. Điều này mang lại cơ hội cho mọi tầng lớp và nhiều người dân tạo điều kiện cho người dân sử dụng các dịch vụ của Vietnam Airlines tiện lợi, an toàn, văn minh. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, tốc độ tăng trưởng GDP đã hồi phục khả quan kể từ năm 2014, mức tăng lần lượt là 5,98%; 6,68% và 6,21% trong các năm 2014, 2015 và 2016. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam gần đây cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi, sức mua được cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành trong nền kinh tế đều có chuyển biến tích cực. Tăng trưởng GDP năm 2017 tăng 6,81% so với năm 2016, trong đó quý I tăng 5,15%; quý II tăng 6,28%; quý III tăng 7,46% và quý IV tăng 7,65%. Mức tăng trưởng năm 2017 vượt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011- 2016, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện. Trong mức tăng 6,81% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có sự phục hồi đáng kể với mức tăng 2,90% (cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016), đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,00%, đóng góp 2,77 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,44%, đóng góp 2,87 điểm phần trăm. Năm 2018, kinh tế Việt Nam diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và tiềm ẩn yếu tố khó lường. Thương mại toàn cầu tăng chậm hơn dự báo do những thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng diễn biến phức tạp. Lạm phát toàn cầu những tháng đầu năm có xu hướng tăng cao hơn năm 2017 do giá năng lượng, đặc biệt là giá dầu bình quân tăng mạnh. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại giữa các nước lớn cùng với xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có tác động đến sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam và các nước trong khu vực. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tích cực trong năm 2017, nền kinh tế nước ta cũng đối mặt tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, tác động đến giá lương thực, thực phẩm, ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp. Tuy nhiên bất chấp những khó khăn đó, tiếp nối đà tăng trưởng từ năm 2017, tình hình kinh tế Việt Nam cả năm 2018 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả nổi bật như: tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 7,08% so với năm 2017 và là mức tăng cao nhất trong 11 năm qua. Mức tăng trưởng GDP năm 2018 vượt mục tiêu 6,7%. Chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh. Nền tảng kinh tế vĩ mô được củng cố và từng bước được tăng cường. Năm 2019 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Dự báo kinh tế thế giới trong năm 2019 vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức. Hoạt động thương mại quốc tế phức tạp hơn với các yếu tố khó lường bởi chủ nghĩa bảo hộ ở nhiều nước, đặc biệt là căng thẳng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Ở trong nước, bên cạnh các điều kiện thuận lợi từ kết quả nổi bật trong năm 2018 về ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và đẩy mạnh hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế, kinh tế Việt Nam năm 2019 dự báo vẫn đối mặt với các thách thức đến từ nội tại của nền kinh tế, như: trình độ công nghệ thấp, đất đai, tài nguyên đang dần bị suy giảm trong khi năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có chuyển biến nhưng chưa thực sự đột phá. Bên cạnh đó, từ năm 2019 việc thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đã ký, nhất là cam kết về mở cửa thị trường, cắt giảm thuế, bảo đảm sở hữu trí tuệ sẽ mang lại cơ hội cho Việt Nam trong thu hút các nguồn lực từ nước ngoài, nhưng đồng thời cũng là áp lực không nhỏ đối với khu vực kinh tế trong nước. Biến đổi khí hậu, thiên tai, bão, lũ luôn là thách thức tiềm ẩn, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những biến động trong tốc độ tăng trưởng GDP sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mức chi tiêu của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu đi lại của người tiêu dùng, và theo đó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). -Mức lãi suất: Lãi suất ngân hàng cao hay thấp đều có ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp trong việc tạo ra vốn và sử dụng vốn. Mức lãi suất hay tỷ lệ lãi suất được coi là hợp lý, sẽ tạo cơ hội cho việc huy động tiền gửi vào ngân hàng và cho các đối tác vay mượn. Ngược lại, nếu nó bất hợp lý như quá cao hoặc quá thấp sẽ đều gây ra nguy cơ trong việc huy động và cho vay vốn và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp. Phân tích cơ cấu các khoản vay của Vietnam Airlines theo báo cáo tài chính hợp nhất tại thời điểm 31/12/2018, hiện tại, Vietnam Airlines có các khoản vay bằng VND, USD và EUR trong đó các khoản vay bằng VND và EUR chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, còn phần lớn dư nợ phát sinh bằng tiền USD để mua máy bay, động cơ và máy móc thiết bị khác phục vụ sản xuất kinh doanh. Lãi suất các khoản vay USD ngắn hạn từ 1,6% đến 3,3%; dài hạn từ 2,7% đến 6,7%. Do đó, rủi ro lãi suất trong tương lai chủ yếu sẽ đến từ biến động lãi suất của USD. Hiện lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8-6,0%/năm; trong đó, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8-4,7%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,5- 6,0%/năm. Năm 2019, mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục chịu áp lực từ những yếu tố sau: (i) áp lực từ việc Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) tăng lãi suất và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc; (ii) lạm phát gia tăng mạnh mẽ tạo áp lực lớn lên lãi suất. Rủi ro lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến các khoản vay ngắn hạn khi tuần hoàn khoản vay sau mỗi 3 tháng và lãi suất được tính lại theo lãi suất thị trường. Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines có nhiều khoản vay và thuê tài chính để mua máy bay và máy móc thiết bị; thanh toán chi phí cho các đối tác nước ngoài có giá trị lớn nên rủi ro tỉ giá của Vietnam Airlines đến chủ yếu từ biến động của tỉ giá USD/VND và một số ngoại tệ mạnh khác (CNY, JPY, EUR...). Trong năm 2017, tỷ giá khá ổn định do một số yếu tố vĩ mô tích cực và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hỗ trợ duy trì bình ổn tỷ giá thị trường ngoại hối trong nước. 9 tháng đầu năm 2018, tỉ giá VND/USD tiếp tục tăng. Sau khi giữ ổn định trong suốt 5 tháng đầu năm, tỉ giá VND/USD tăng khá nhanh trong tháng 6 và tuần đầu tháng 7. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã áp dụng chính sách điều hành linh hoạt thông qua tỉ giá trung tâm và bắt đầu can thiệp vào thị trường bằng việc bán ra USD trong các ngày đầu tháng 7 để ổn định tâm lý thị trường. Áp lực lên tỉ giá VND/USD trong 6 tháng đầu năm có tăng lên khi USD có xu hướng tăng trên thị trường toàn cầu (USD Index tăng từ mức 91,67 điểm lên mức 94,22 điểm). Xu hướng tăng của tỷ giá VND/USD được duy trì trong phần lớn thời gian của quý 3/2018. Mức tăng của tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại kể từ đầu năm nay là 2,6%. Quý 4 năm 2018, tỷ giá VND/USD có xu hướng giảm. Kết thúc năm 2018, tỷ giá VND/USD tăng khoảng 2,6%. Mặc dù không được ổn định như năm liền trước đó nhưng diễn biến tỷ giá VND/USD trong năm qua vẫn được cho là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam khi các quốc gia trong khu vực phải hạ giá mạnh đồng nội tệ trước áp lực tăng của đồng USD. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã áp dụng chính sách điều hành linh hoạt thông qua tỷ giá trung tâm và can thiệp vào thị trường bằng việc bán ra USD để ổn định tâm lý thị trường. Dự báo năm 2019, áp lực lên tỷ giá được giảm thiểu do các yếu tố tác động trong nước và quốc tế đang có chiều hướng thuận lợi hơn so với dự báo. Năm 2019, quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn tiếp tục diễn ra theo lộ trình tiếp tục hỗ trợ đà tăng của USD song không đáng quan ngại do thông tin trên đã được thị trường phản ánh khá nhiều. Bên cạnh đó, USD nhiều khả năng đã tạo đỉnh và sẽ đi xuống nhẹ trong năm 2019 khi nền kinh tế Mỹ đã tạo đỉnh tăng trưởng trong năm 2018 (với dự báo tăng trưởng GDP năm 2019 là 2,3%) khiến Fed sẽ phải giảm bớt cường độ tăng lãi suất. Điều này khiến sức ép lên VND không quá mạnh. Ngoài ra, dự trữ ngoại hối được củng cố và duy trì ở mức khá (63,5 tỷ USD), khi NHNN đã kịp thời mua vào 11 tỷ USD trong năm 2018, tạo điều kiện giữ ổn định tỷ giá. Nhiều khả năng dự trữ ngoại hối sẽ tăng nhẹ vào cuối năm 2019 khi xu hướng trên vẫn tiếp diễn. Phân tích cơ cấu các khoản vay của Vietnam Airlines theo báo cáo tài chính hợp nhất tại thời điểm 31/12/2018, hiện tại, Vietnam Airlines có các khoản vay bằng VND, USD và EUR trong đó các khoản vay bằng VND và EUR chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, còn phần lớn dư nợ phát sinh bằng tiền USD để mua máy bay, động cơ và máy móc thiết bị khác phục vụ sản xuất kinh doanh. Lãi suất các khoản vay USD ngắn hạn từ 1,6% đến 3,3%; dài hạn từ 2,7% đến 6,7%. Do đó, rủi ro lãi suất trong tương lai chủ yếu sẽ đến từ biến động lãi suất của USD. Hiện lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8-6,0%/năm; trong đó, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8-4,7%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,5- 6,0%/năm. Dự kiến sang năm 2019, mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục chịu áp lực từ những yếu tố sau: (i) áp lực từ việc Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) tăng lãi suất và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc; (ii) lạm phát gia tăng mạnh mẽ tạo áp lực lớn lên lãi suất. Rủi ro lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến các khoản vay ngắn hạn khi tuần hoàn khoản vay sau mỗi 3 tháng và lãi suất được tính lại theo lãi suất thị trường. -Lạm phát: Lạm phát và vấn đề chống lạm phát cũng là những nội dung quan trọng cần phải xem xét và phân tích. Nếu tỷ lệ lạm phát tăng làm giá trị của đồng tiền bị suy giảm sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế, đến việc tạo vốn và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát giảm hoặc kiềm chế được lạm phát, sẽ đảm bảo được giá trị của đồng tiền, thúc đẩy việc phát triển kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh. CPI tháng 12/2016 tăng 4,74% so với tháng 12/2015, bình quân mỗi tháng tăng 0,4%. CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015. Mức tăng CPI tháng 12 năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015 và mức tăng CPI bình quân năm 2016 so với năm 2015 tuy có tăng cao, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng bình quân của giai đoạn trước đó và nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra. Năm 2017, Chính Phủ đề ra mục tiêu lạm phát ở mức 4% và nhờ các giải pháp của Chính phủ cùng với nỗ lực của các cấp, các ngành và địa phương, lạm phát năm 2017 đã tăng thấp hơn mục tiêu mà Chính Phủ đề ra. CPI tháng 12 chỉ tăng 0,21% so với tháng trước, CPI bình quân năm tăng 3,53% so với bình quân năm 2016. Lạm phát cơ bản tháng12 chỉ tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phátbình quân năm 2017 chỉ tăng 1,41% so với bình quân năm 2016. Năm 2018, theo Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2018 giảm 0,25% so với tháng trước; CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với năm 2017, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra; CPI tháng 12/2018 tăng 2,98% so với tháng 12/2017. Lạm phát cơ bản tháng 12/2018 tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2018 tăng 1,48% so với bình quân năm 2017. Năm 2019, Chính Phủ đề ra mục tiêu lạm phát ở mức khoảng 4%. Lạm phát Việt Nam năm 2019 sẽ chịu tác động từ môi trường quốc tế như giá xăng dầu, chiến tranh thương mại cũng như giá các mặt hàng nội địa. Lạm phát Việt Nam năm 2019 sẽ chịu tác động từ môi trường quốc tế như giá xăng dầu, chiến tranh thương mại cũng như giá các mặt hàng nội địa. Lạm phát tăng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines do chi phí đầu vào tăng cao làm giảm lợi nhuận; bên cạnh đó, người tiêu dùng đồng thời cũng tiết giảm chi phí, giảm chi tiêu cho du lịch hay đi lại bằng đường hàng không làm doanh thu giảm sút, từ đó tổng lợi nhuận của Vietnam Airlines bị suy giảm Lạm phát tăng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines do chi phí đầu vào tăng cao làm giảm lợi nhuận; bên cạnh đó, người tiêu dùng đồng thời cũng tiết giảm chi phí, giảm chi tiêu cho du lịch hay đi lại bằng đường hàng không làm doanh thu giảm sút, từ đó tổng lợi nhuận của Vietnam Airlines bị suy giảm. Tỉ giá Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines có nhiều khoản vay và thuê tài chính để mua máy bay và máy móc thiết bị; thanh toán chi phí cho các đối tác nước ngoài có giá trị lớn nên rủi ro tỉ giá của Vietnam Airlines đến chủ yếu từ biến động của tỉ giá USD/VND và một số ngoại tệ mạnh khác (CNY, JPY, EUR...). Trong năm 2017, tỷ giá khá ổn định do một số yếu tố vĩ mô tích cực và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hỗ trợ duy trì bình ổn tỷ giá thị trường ngoại hối trong nước. 9 tháng đầu năm 2018, tỉ giá VND/USD tiếp tục tăng. Sau khi giữ ổn định trong suốt 5 tháng đầu năm, tỉ giá VND/USD tăng khá nhanh trong tháng 6 và tuần đầu tháng 7. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã áp dụng chính sách điều hành linh hoạt thông qua tỉ giá trung tâm và bắt đầu can thiệp vào thị trường bằng việc bán ra USD trong các ngày đầu tháng 7 để ổn định tâm lý thị trường. Áp lực lên tỉ giá VND/USD trong 6 tháng đầu năm có tăng lên khi USD có xu hướng tăng trên thị trường toàn cầu (USD Index tăng từ mức 91,67 điểm lên mức 94,22 điểm). Xu hướng tăng của tỷ giá VND/USD được duy trì trong phần lớn thời gian của quý 3/2018. Mức tăng của tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại kể từ đầu năm nay là 2,6%. Quý 4 năm 2018, tỷ giá VND/USD có xu hướng giảm. Kết thúc năm 2018, tỷ giá VND/USD tăng khoảng 2,6%. Mặc dù không được ổn định như năm liền trước đó nhưng diễn biến tỷ giá VND/USD trong năm qua vẫn được cho là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam khi các quốc gia trong khu vực phải hạ giá mạnh đồng nội tệ trước áp lực tăng của đồng USD. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã áp dụng chính sách điều hành linh hoạt thông qua tỷ giá trung tâm và can thiệp vào thị trường bằng việc bán ra USD để ổn định tâm lý thị trường. Dự báo năm 2019, áp lực lên tỷ giá được giảm thiểu do các yếu tố tác động trong nước và quốc tế đang có chiều hướng thuận lợi hơn so với dự báo. Năm 2019, quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn tiếp tục diễn ra theo lộ trình tiếp tục hỗ trợ đà tăng của USD song không đáng quan ngại do thông tin trên đã được thị trường phản ánh khá nhiều. Bên cạnh đó, USD nhiều khả năng đã tạo đỉnh và sẽ đi xuống nhẹ trong năm 2019 khi nền kinh tế Mỹ đã tạo đỉnh tăng trưởng trong năm 2018 (với dự báo tăng trưởng GDP năm 2019 là 2,3%) khiến Fed sẽ phải giảm bớt cường độ tăng lãi suất. Điều này khiến sức ép lên VND không quá mạnh. Ngoài ra, dự trữ ngoại hối được củng cố và duy trì ở mức khá (63,5 tỷ USD), khi NHNN đã kịp thời mua vào 11 tỷ USD trong năm 2018, tạo điều kiện giữ ổn định tỷ giá. Nhiều khả năng dự trữ ngoại hối sẽ tăng nhẹ vào cuối năm 2019 khi xu hướng trên vẫn tiếp diễn 2.3. Nhân tố văn hóa xã hội Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Bởi vậy khi phân tích môi trường kinh tế vĩ mô chúng ta không thể không đề cập tới yếu tố văn hóa – xã hội. Các nhân tố văn hóa bao gồm nền văn hóa, nhóm văn hóa, và tầng lớp xã hội. -Nền văn hóa: Là yếu tố quyết định cơ bản nhất trong những mong muốn và hành vi của một người. Những giá trị văn hóa đi sâu vào tâm thức của một con người. Khi tiêu dùng, mọi sở thích, mong muốn, cách thức lựa chọn của một người đều phản ánh rõ nét những giá trị văn hóa mà người đó đã và đang chịu ảnh hưởng. Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên những đặc thù, bao gồm các dân tộc, tôn giáo, các nhóm chủng tộc và các vùng địa lý. Những yếu tố này luôn có ảnh hưởng sâu sắc tới sự quan tâm, cách đánh giá về giá trị hàng hóa, dịch vụ của mỗi người. - Nhóm văn hóa: Mỗi nền văn hóa đều có những nhóm văn hóa nhỏ hơn tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn và mức độ hòa nhập với xã hội cho những thành viên trong từng nhóm. Các nhóm văn hóa tạo nên những đoạn thị trường quan trọng và những người làm Marketing thường thiết kế các sản phẩm và chương trình Marketing theo các nhu cầu đặc thù đó. Hành vi mua sắm của một cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng của những đặc điểm của nhóm văn hóa mà cá nhân đó là thành viên. Một số tiêu chí dưới đây có thể được sử dụng để phân loại các nhóm văn hóa: địa lý, tuổi tác, giới tính, ngành nghề… - Tầng lớp xã hội: Hầu như tất cả các xã hội loài người đều thể hiện rõ sự phân tầng xã hội. Sự phân tầng này đôi khi mang hình thức, một hệ thống đẳng cấp theo đó những thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau được nuôi nấng và dạy dỗ để đảm nhiệm những vai trò nhất định. Các tầng lớp xã hội là những bộ phận tương đối đồng nhất và bền vững trong xã hội, được xếp theo thứ bậc gồm những thành viên có chung những giá trị, mối quan tâm và hành vi. Trong bối cảnh ngành hàng không đang vào giai đoạn bùng nổ, thị trường bắt đầu có thêm nhiều hãng bay mới nhưng Vietnam Airlines vẫn giữ vững thị phần với số lượng hội viên Bông Sen Vàng không ngừng tăng lên, trong đó có nhiều đối tượng khách hàng là doanh nhân. Vietnam Airlines cũng là hãng hàng không tiên phong ứng dụng tiện ích giải trí trên không (wireless streaming) ở máy bay A321neo, mang đến trải nghiệm tuyệt vời dành cho hành khách trong suốt chuyến bay thông qua kho giải trí đa dạng phim, nhạc… Dịch vụ này đã nhận được phản hồi tích rất tích cực của hành khách. Theo số liệu của Vietnam Airlines, tính đến cuối năm 2018, số lượng hội viên Bông Sen Vàng của hãng tiếp tục tăng trưởng kỷ lục 47%, vượt mốc 2,2 triệu hội viên với hơn 6,2 tỷ dặm được tích luỹ. Khách sử dụng dịch vụ bay của hãng vì mục đích kinh doanh luôn duy trì ở mức khoảng trên dưới 30% tổng lượng khách chuyên chở hàng năm, chỉ đứng sau tỷ lệ khách du lịch. Phần lớn trong số đó sẵn sàng chi trả giá cao để sử dụng dịch vụ tốt nhất là hạng Thương gia. Không chỉ tiên phong trong việc ứng dụng các tiện ích giải trí, Vietnam Airlines luôn đầu tư bài bản cho các chương trình chăm sóc khách hàng, đặc biệt là khách doanh nhân. Thấu hiểu "thời gian là vàng" đối với những người làm kinh doanh, Vietnam Airlines xây dựng nhiều tiêu chuẩn rất cao cho hạng vé Thương gia, đảm bảo đem lại nhiều đặc quyền cho khách doanh nhân trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ từ mặt đất đến trên không. Đó là không gian khá riêng tư, sang trọng tại phòng chờ thương gia với đầy đủ suất ăn và thiết bị giải trí, massage miễn phí tại các sân bay lớn trong cả nước; được làm thủ tục check in và ra máy bay bằng cửa ưu tiên; được tiêu chuẩn hành lý ký gửi và hành lý xách tay nhiều hơn… Đặc biệt, đến nay, Vietnam Airlines là hãng hàng không nội địa duy nhất cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn 4 sao quốc tế bằng đội bay thế hệ mới thân rộng Airbus A350 và Boeing 787 có ghế ngồi rộng rãi, có thể ngả phẳng thành giường nằm…Không dừng ở đó, Vietnam Airlines liên tục cập nhật xu hướng mới, tăng cường liên kết với các đối tác bên ngoài để mở rộng ưu đãi, quyền lợi cho hành khách ở các dịch vụ khác như tài chính ngân hàng, mua sắm, làm đẹp, nghỉ dưỡng… Đến nay, tại Việt Nam cũng chỉ có Vietnam Airlines cho phép khách hàng là hội viên LotuSmiles có thể tích lũy dặm và đổi phần thưởng trên hơn 20 hãng hàng không quốc tế thuộc liên minh SkyTeam, có thể trải nghiệm dịch vụ phòng chờ của các hãng thành viên tại hơn 750 phòng chờ trên toàn thế giới. Ở bất cứ đường bay nội địa và quốc tế nào đang khai thác, hạng vé Thương gia của Vietnam Airlines đều đem đến các tiện ích tối ưu cho hành khách, đảm bảo việc di chuyển bằng máy bay ngày càng trở nên dễ dàng và tiện nghi. Các nhân tố xã hội bao gồm Nhóm tham khảo, gia đình, vai trò và địa vị, trình độ dân trí, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Nhóm tham khảo: Của một người bao gồm những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp (mặt đối mặt) hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người đó. Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến một người gọi là những nhóm thành viên. Đó là những nhóm mà người đó tham gia và có tác động qua lại. Có những nhóm là nhóm sơ cấp, như gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp… mà người đó có quan hệ giao tiếp thường xuyên. Các nhóm sơ cấp thường là có tính chất chính thức hơn và ít đòi hỏi phải có quan hệ giao tiếp thường xuyên hơn. - Gia đình: Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất. Ta có thể phân biệt hai gia đình trong đời sống người mua. Gia đình định hướng gồm bố mẹ của người đó. Do từ bố mẹ mà một người có được một định hướng đối với tôn giáo, chính trị, kinh tế và một ý thức về tham vọng cá nhân, lòng tự trọng và tình yêu. Ngay cả khi người mua không còn quan hệ nhiều với bố mẹ, thì ảnh hưởng của bố mẹ đối với hành vi của người mua vẫn có thể rất lớn. Một ảnh hưởng trực tiếp hơn đến hành vi mua sắm hàng ngày là gia đình riêng của người đó. Gia đình là một tổ chức mua hàng tiêu dùng quan trọng nhất trong xã hội và nó đã được nghiên cứu rất nhiều năm. Những người làm Marketing quan tâm đến vai trò và ảnh hưởng tương đối của chồng, vợ và con cái đến việc mua sắm rất nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Vấn đề này sẽ thay đổi rất nhiều đối với các nước và các tầng lớp xã hội khác nhau. Thấu hiểu gia đình có những ảnh hưởng nhất định đến việc sử dụng dịch vụ của mình, Vietnam Airline đã tung ra các gói sản phẩm Family combo phục vụ nhu cầu đi lại của các nhóm khách gia đình. Mỗi combo gồm 16 chuyến bay (1 chiều) dành cho 04 khách gia đình đi lại cả năm. Mức giá ưu đãi lên đến 25% để bay suốt 345 ngày trong năm khi mua theo combo. Các hãng bay hiện nay không quy định độ tuổi tối đa đi máy bay chính vì người già không bị hạn chế khi đi máy bay. Nhưng đối với con cháu khi đi người ông bà cha mẹ lớn tuổi đi máy bay thường không an tâm vì khi đi máy bay có nhiều quá trình thủ tục hơn so với các phương tiện khác. Một phần khác tại sân bay thường có nhiều lối đi khác nhau và với người già rất dễ đi lạc. Chính vì thế các hãng bay thường có dịch vụ hỗ trợ người già khi đi máy bay. Tùy theo mỗi hãng bay sẽ có dịch vụ hỗ trợ riêng cho người già. Tuy nhiên điểm chung của các hãng bay sẽ gồm các dịch vụ hỗ trợ như: xe lăn, hỗ trợ ngôn ngữ (khi bay quốc tế), ưu tiên check in và ưu tiên lên tàu bay. Hầu hết các hãng bay đều miễn phí các dịch vụ hỗ trợ đặc biệt cho người già. Đối với hành trình bay quốc tế transit, khi đến điểm transit người già đi máy bay vẫn sẽ được các dịch vụ hỗ trợ đó. Theo đó, Vietnam Airlines cũng có những thực hiện ưu tiên làm thủ tục cho hành khách lớn tuổi tại sân bay. Tại cửa khởi hành, hành khách lớn tuổi sẽ được ưu tiên mời ra máy bay trước. Các nhân viên cũng sẽ hỗ trợ hành khách lớn tuổi trong việc tìm chỗ ngồi, cũng như sắp xếp hành lý trên tàu bay. - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Sự xuất hiện của các tổ chức bảo hộ quyền lợi của người tiêu dùng cũng khiến cho các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn tới chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình. Khi có các sự cố hàng không, nếu hành khách có khiếu nại gửi đến Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Hội sẽ vào cuộc, can thiệp, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Khi xảy ra chậm, hủy chuyến, các hãng nói chung và Vietnam Airlines phải thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm đối với hành khách theo quy định pháp luật, như bồi thường ứng trước không hoàn lại chi phí đi lại, ăn nghỉ của hành khách. Theo Thông tư 27/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014 (quy định chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không) và Thông tư 14/2015 (quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không), hãng hàng không phải thông báo cho hành khách khi chuyến bay bị chậm 15 phút trở lên. Cụ thể, nội dung thông báo gồm có lý do việc chậm chuyến; thời gian cất cánh dự kiến hoặc kế hoạch bay thay thế; kế hoạch phục vụ hành khách; bộ phận trợ giúp hành khách. Đồng thời, hãng vận chuyển phải xin lỗi hành khách vì chậm, hủy chuyến. Khi khách hàng gửi đơn đến Hội bảo vệ người tiêu dùng, Hội sẽ mời hãng lên làm việc, yêu cầu hãng đưa ra lý do chính đáng và thực hiện bồi hoàn cho khách theo quy định. Hội sẽ lên tiếng để đảm bảo quyền lợi chính đáng của khách hàng, đề nghị hãng hàng không nâng cao dịch vụ phục vụ khách hàng tốt hơn. Trong trường hợp khách hàng thấy không thỏa đáng, có thể kiện ra tòa, tòa sẽ xử lý căn cứ theo luật dân sự. Trong những trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Vietnam Airline, do vậy điều cần thiết là hãng phải nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng. 2.4. Nhân tố công nghệ Đây là loại nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực, ngành cũng như nhiều doanh nghiệp, không có sự phân biệt quy mô lớn, nhỏ và vừa. Thực tế trên thế giới đã chứng kiến sự biến đổi công nghệ làm chao đảo, thậm chí mất đi nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhưng đồng thời cũng lại xuất hiện nhiều lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mới hoặc hoàn thiện hơn. Chính sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ là yếu tố tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến sự phát triển của các ngành, các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể: -Khoa học công nghệ là nhân tố quyết định đến phương thức sản xuất, quy mô sản xuất, năng suất lao động, hành vi ứng xử của người lao động. Việc ứng dụng các dây chuyền sản xuất cùng với máy móc thiết bị hiện đại giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian sản xuất, sức lao động của nhân công, tăng sản lượng… Trong thời gian qua, Vietnam Airlines vừa ký kết thỏa thuận hợp tác mở rộng với Tập đoàn Sabre - nhà cung ứng giải pháp công nghệ của Hoa Kỳ trong lĩnh vực hàng không, khách sạn và du lịch. Thỏa thuận hợp tác này sẽ nâng tầm phạm vi hoạt động của Hệ thống phục vụ hành khách Sabre (Passenger Service System - SabreSonic) mà Vietnam Airlines đang sử dụng, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu của hành khách và nâng cao hiệu quả vận hành của Vietnam Airlines. Với công nghệ này, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục mang đến cho khách hàng trải nghiệm khác biệt với dịch vụ liền mạch trên một nền tảng công nghệ đồng bộ, hiện đại nhất, từ khi tìm chuyến bay, mua vé và làm thủ tục trực tuyến, mua dịch vụ bổ trợ trên website cho đến dịch vụ hậu mãi thông qua giải pháp công nghệ tiên tiến của Sabre. Áp dụng công nghệ này, Vietnam Airlines đáp ứng các tiêu chuẩn về công nghệ phân phối của Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA). Sabre và Vietnam Airlines cũng đặt mục tiêu sử dụng công nghệ tiên tiến để đẩy mạnh phát triển các ứng dụng di động. Khi ứng dụng khoa học công nghệ, Vietnam Airlines mang đến cho khách hàng nhiều thuận tiện trong thanh toán. Cụ thể với cách thanh toán theo phương thức thanh toán bằng QR code thông qua cổng thanh toán nội địa Napas và cổng thanh toán nội địa Vnpay trên website và tại hệ thống phòng vé chính thức trên toàn quốc. Cách thanh toán này nhanh chóng, tiện lợi vào bảo mật. Với cách thanh toán này, không cần sử dụng tới tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng. Khách hàng có thể thực hiện thanh toán trên website của hãng mọi lúc,mọi nơi chỉ với chiếc điện thoại thông mình. Điều này giúp đơn giản hóa thao tác cũng như tăng cường bảo mật vì các thông tin về tài khoản của khách hàng được mã hóa, khách hàng không phải cung cấp lại bất kỳ thông tin nào về thẻ ngân hàng. Khoa học công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng làm thay đổi thị hiếu cũng như hành vi tiêu dùng của khách hàng. Họ trở nên nhạy bén với những sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao, nhiều ứng dụng. Khoa học công nghệ rút ngắn khoảng cách về phương tiện truyền tải, quảng bá sản phẩm từ doanh nghiệp tới khách hàng. Các công cụ Marketing cũng trở nên đa dạng hơn. Đặc biệt sự phát triển rộng khắp của internet đã trở thành công cụ quan trọng trong quảng cáo cũng như tiếp cận khách hàng. Với sự phát triển của Internet, Hãng đã mở bán trên Website với giao diện và cách mua vé dễ dàng nhất cho khách hàng. Thêm vào đó việc hãng cũng liên kết với các web du lịch nổi tiếng với hàng triệu người sử dụng như Traveloka hay Booking… để cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với những chuyến bay của mình, cũng như mua vé một cách dễ dàng nhất. Quảng cáo qua Internet đóng vai trò vô cùng lớn trong tổng thế chiến lược của VNA hiện nay. Thông qua trang web chính thức của hãng, ngoài mục đích giới thiệu sản phẩm còn giúp cung cấp cho khách hàng về thông tin về toàn bộ quá trình sử dụng dịch vụ, các bước thực hiện, các quy định,… thêm vào đó là những cam kết tiêu chuẩn chất lượng, những thông tin cập nhật về các hoạt động của VNA. Khoa học công nghệ làm tăng áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Như vậy, có thể thấy, sự phát triển của yếu tố khoa học công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các doanh nghiệp như thế nào. Nó không những đem lại những cơ hội để phát triển mà còn là những thách thức đối với doanh nghiệp. Từ đó đòi hỏi các nhà chiến lược phải thường xuyên quan tâm tới sự thay đổi của công nghệ. Chủ động cập nhật công nghệ, tăng cường đầu tư đổi mới cho công nghệ, tăng cường tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ và ứng dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý rằng, thế kỉ XXI mà các doanh nghiệp đang tồn tại và hoạt động là thời đại của kinh tế tri thức sau thời đại công nghiệp. 2.5.Nhân tố tự nhiên Môi trường tự nhiên cũng là một yếu tố rất được quan tâm khi hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế, doanh nghiệp không thể tác động vào môi trường tự nhiên hay biến đổi tự nhiên theo hướng có lợi cho doanh nghiệp vì sự biến đổi đó rất tốn kém và phá vỡ sự cân bằng vốn có trong tự nhiên. Tuy nhiên, nếu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở phù hợp với điều kiện tự nhiên, tận dụng được những thế mạnh của tự nhiên thì sẽ có nhiều thuận lợi và tạo được những lợi thế cạnh tranh tốt hơn, thậm chí là hình thành được những lợi thế cạnh tranh vượt trội và bền vững. Các nhà chiến lược khôn ngoan thường có những quan tâm đến môi trường khí hậu và sinh thái. Xã hội càng phát triển, chính phủ các nước càng quan tâm tới quản lý vĩ mô đối với vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường bảo đảm cân bằng sinh thái. Đe dọa của những thay đổi không dự báo được về khí hậu, thời tiết đôi khi đã được các doanh nghiệp mà sản phẩm, dịch vụ của họ có tính thời vụ xem xét một cách cẩn thận. Sự biến đổi khí hậu cũng là vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay. Sự biến đổi khí hậu theo hướng tiêu cực và trên diện rộng không chỉ tác động trực tiếp đến đời sống dân cư mà còn gây ra nhiều thiệt hại về mặt kinh tế. Đặc biệt, sự biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra trên diện rộng, tác động mạnh mẽ và biến đổi nhanh, khó lường đang gây ra những vấn đề nghiêm trọng cả về chính trị, kinh tế và xã hội. Các doanh nghiệp khi cân nhắc đầu tư kinh doanh, mở rộng sản xuất hay những quyết định quan trọng, dài hạn đều phải tính đến những yếu tố này do tầm quan trọng và những ảnh hưởng lâu dài của nó. Có thể cho rằng, mọi hoạt động bay đều diễn ra trong bầu khí quyển, do đó hàng không và khí tượng có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Mối quan hệ này được thể hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất, máy bay bay được là nhờ khí quyển. Ngược lại, đến lượt nó, các hiện tượng khí quyển có lúc tác động tiêu cực đến hoạt động bay. Theo số liệu thống kê của Hàng không Mỹ (FAA), thời tiết là nguyên nhân của khoảng 70% các chuyến bay bị chậm trễ. Hơn nữa, thời tiết đóng vai trò quan trọng gây ra các sự cố và tai nạn hàng không. Ngoài ra, thời tiết còn làm thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành hàng không. Tại Việt Nam, theo thống kê của Ban An toàn Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, số sự vụ hoạt động bay bị ảnh hưởng bởi thời tiết (bay chậm, bay chờ, vòng tránh ra khỏi biên giới FIR (Vùng thông báo bay – Flight Information Region), tiếp cận hụt, quay lại hoặc hạ cánh ở sân bay dự bị) chiếm khoảng 50 – 60% tổng số sự vụ hoạt động bay trong báo cáo an toàn hàng năm của Tổng công ty. Con số này chưa tính số chuyến bay bị hủy chuyến do sân bay đóng cửa trong những đợt thời tiết đặc biệt xấu như bão lũ hoặc vòng tránh vùng thời tiết xấu (mây CB, nhiễu động, đóng băng…) trên đường bay mà chưa vượt qua biên giới FIR/quốc gia. Do đó, thông tin về diễn biến thời tiết, dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết đóng vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu đối với ngành hàng không dân dụng tại mọi quốc gia. Nhận thức được bảo vệ môi trường luôn được coi là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành Hàng không nhằm hướng tới một ngành Hàng không năng động và phát triển bền vững. Trong thời gian qua, Vietnam Airlines luôn có các ưu tiên bảo vệ môi trường như là hạn chế tác động xấu của hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các cảng hàng không đến môi trường; Đảm bảo chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, mỹ quan khu vực với mục tiêu ngăn chặn về tốc độ gia tăng ô nhiễm môi trường; Đáp ứng các yêu cầu về môi trường cho phát triển bền vững, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức khỏe người lao động và chất lượng cuộc sống của dân cư xung quanh khu vực các cảng hàng không sân bay. Đây là những thách thức nhất định đối với Hãng. Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong khu vực có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất hoạt động hàng không. Trong khi đó Việt Nam cũng là một nươc có thời tiết, khí hậu khắc nghiệt. Vì vậy, quan tâm đến môi trường tự nhiên cần được các cấp lãnh đạo của Hãng quan tâm đầu tư, phát triển để phục vụ ngày một tốt hơn hoạt động bay, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Điều này đòi hỏi Hãng phải có liên tục cập nhật, cải tiến dây chuyền sản xuất, phát triển con người, kịp thời nắm bắt nhu cầu người dùng, đầu tư trang thiết bị, đặc biệt cần chú trọng ứng dụng công nghệ tiên tiến để không chỉ cải tiến chất lượng sản phẩm khí tượng mà còn nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm phục vụ công tác điều hành, khai thác bay, hội nhập với sự phát triển chung của ngành khí tượng hàng không khu vực và thế giới. 2.6. Nhân tố pháp lý Môi trường pháp lý thường được đề cập gắn liền với môi trường chính trị do những định hướng phát triển kinh tế của hệ thống chính trị sẽ được cụ thể hóa bằng hệ thống chính sách và văn bản pháp luật của Nhà nước. Những chính sách và hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước tạo hành lang pháp lý và cơ sở để các doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính sách của Nhà nước: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp như: nguồn huy động vốn, nguồn nhân lực… Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp; có thể tạo ra cơ hội lại vừa có thể là những phanh hãm phát triển sản xuất. Với việc nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, điều này vừa là thuận lợi để Hãng tăng trưởng nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho Hãng. Đòi hỏi Vietnam Airline phải tăng cường đầu tư để có những máy bay chuyên dụng, thiết bị chất xếp, các container mới và tiên tiến để phục vụ công tác xuất khẩu hàng hóa, giảm giá cước vận chuyển để tăng tính cạnh tranh, Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá, Luật Hàng không… quy định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh từ vấn đề thành lập doanh nghiệp, những điều doanh nghiệp được làm, phải làm và là cơ sở pháp lí bảo vệ doanh nghiệp. Luật Lao động, những quy chế tuyển dụng, đề bạt, chế độ hưu trí, trợ cấp thất nghiệp cũng là những điều mà doanh nghiệp phải phân tích đầy đủ. Những quy định về quảng cáo đối với một số doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc hạn chế hoạt động của doanh nghiệp. Có thể nói, Luật HKDDVN 2006 và các văn bản hướng dẫn là một bước tiến mới trong quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp tại Việt Nam và thực sự khẳng định được vai trò là văn bản pháp lý trung tâm của hệ thống pháp luật hàng không; là cơ sở pháp lý điều chỉnh hệ thống tổ chức của hoạt động hàng không dân dụng; góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các chủ thể tham gia vào quan hệ được điều chỉnh bởi Luật HKDDVN 2006 cũng phát hiện ra nhiều bất cập giữa quy định của nhiều văn bản pháp luật khác nhau đối với cùng một vấn đề như: hoạt động thanh tra chuyên ngành Hàng không, quản lý giá/phí, thương hiệu, nhượng quyền thương mại trong kinh doanh vận chuyển hàng không.... Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển của hoạt động hàng không quốc tế cũng như của Việt N am còn một số vấn đề đã được phát hiện và xử lý qua các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật nay cần được Luật hóa để bảo đảm tính pháp lý cao như vấn đề: vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của nhà chức trách hàng không; bảo đảm an ninh hàng không;…Trong Luật hàng không sửa đổi, bổ sung nhiều yếu tố có sự thay đổi như Vấn đề sử dụng thương hiệu, nhượng quyền thương mại trong kinh doanh vận chuyển hàng không và kinh doanh hàng không chung. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines và các đơn vị thành viên của Vietnam Airlines chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Luật Doanh nghiệp, các chính sách thuế, pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Do hệ thống pháp luật Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện nên sự thay đổi về chính sách luôn có thể xảy ra và có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc có ảnh hưởng không tốt cho hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines. Hoạt động vận tải hàng không phụ thuộc nhiều vào các quy định của Chính phủ, với việc cung cấp dịch vụ quốc tế, hãng phải chịu chi phối của pháp luật của Việt Nam và một số nước mà hãng định hướng khai thác đến. Trong một số trường hợp, giá vé và lịch bay phải được sự phê duyệt của Chính phủ các nước liên quan. 3. Môi trường ngành 3.1. Đặc thù ngành hàng không Rủi ro cạnh tranh trong ngành hàng không Cùng với sự phát triển của ngành hàng không và chính sách mở cửa nền kinh tế, Chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam buộc phải giảm dần các biện pháp bảo hộ doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp Nhà nước. Các quy định về vốn FDIs, các chính sách tạo điều kiện cho các hãng hàng không tư nhân và liên doanh với nước ngoài tăng mạnh. Các hãng hàng không giá rẻ (Low Cost Carrier – LCCs) ngày càng mở rộng hoạt động trên tất cả các đường bay quốc tế và quốc nội. Tình hình cạnh tranh tiếp tục căng thẳng không chỉ ở thị trường nội địa mà còn trên cả thị trường quốc tế. Cạnh tranh trên các đường bay Đông Bắc Á và Việt Nam gia tăng do các hãng LCCs trong nước khai thác các đường bay đi đến thị trường Đông Bắc Á. Bên cạnh đó, các hãng hàng không truyền thống tại Đông Bắc Á cũng đẩy nhanh việc đưa các hãng LCCs liên kết tham gia khai thác trên đường bay giữa Đông Bắc Á và Việt Nam. Sự cạnh tranh quyết liệt của các hãng hàng không giá rẻ (LCCs) đối với phân thị khách thu nhập thấp làm gia tăng rủi ro suy giảm thị phần của các hãng hàng không truyền thống, trong đó có Vietnam Airlines. Tại thị trường ASEAN, chính sách mở cửa bầu trời tại ASEAN và các hợp tác liên doanh giữa các hãng hàng không giá rẻ trong khu vực với các hãng trong nước để khai thác thị trường nội địa Việt Nam làm tăng cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. Tại thị trường Châu Âu, bên cạnh việc cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh cửa ngõ truyền thống (Thai Airways, Singapore Airlines, Cathay Pacific), các hãng tại khu vực Trung Đông như Emirates, Qatar, Ethiad đang tiếp tục đẩy nhanh việc mở rộng khai thác đi/đến Việt Nam, chiếm thị phần ngày càng lớn trên phân thị khách đi lại giữa châu Âu và Việt Nam. Với ưu thế về tần suất cao, chất lượng dịch vụ tốt và giá bán hợp lý, các hãng này sẽ ngày càng tạo sức ép cạnh tranh lên Vietnam Airlines trên thị trường khu vực Châu Âu. Để hạn chế các ảnh hưởng xuất phát từ rủi ro này, Vietnam Airlines luôn chủ động theo dõi sát các biến động để điều hành chính sách phù hợp, linh hoạt với thị trường; đồng thời, Vietnam Airlines cũng thiết kế sản phẩm tạo ra bản sắc văn hóa trong dịch vụ, khác biệt rõ nét với các hãng cạnh tranh đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế 4 sao. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines không ngừng hoàn thiện quy trình, cải tiến bộ máy tổ chức và quản trị theo mô hình chuẩn của hãng hàng không truyền thống để nâng cao hiệu quả, tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh. Biến động chi phí nguyên liệu máy bay (Jet Kerosene) Với tỷ trọng chiếm phần lớn (khoảng 27% tổng chi phí của Vietnam Airlines giai đoạn 2015 - 2018), biến động của chi phí nhiên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines. Nhiên liệu máy bay sử dụng cho ngành hàng không được sản xuất bằng cách chưng cất dầu thô. Do đó, giá của loại xăng này cũng biến động theo giá dầu thô thế giới. Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, giá nhiên liệu máy bay có xu hướng giảm nhưng đã tăng trở lại trong những tháng cuối năm 2018. Giá nhiên liệu không ổn định và khó dự báo khiến cho Vietnam Airlines khó lập kế hoạch chính xác để ước tính lợi nhuận. Để phòng ngừa rủi ro đặc thù này, Vietnam Airlines đã triển khai đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trên tất cả các lĩnh vực với mục tiêu cải thiện doanh thu và tiết kiệm chi phí, trong đó nổi bật là giải pháp sử dụng các dòng tàu bay thế hệ mới như B787, A350, A321 Neo… đã giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu và lượng khí thải đến 25% với chi phí bảo dưỡng thấp. Ngoài ra, Vietnam Airlines đã phối hợp với Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) triển khai triệt để chương trình bay tiết kiệm nhiên liệu, cùng với đó là việc nghiên cứu toàn diện để sẵn sàng cho việc thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm giá nhiên liệu khi khung pháp lý cho nghiệp vụ này được các cơ quan quản lý nhà nước ban hành. Hạn chế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật sân bay, kiểm soát không lưu, quyền tiếp cận giờ hạ/cất cánh tại các sân bay Cơ sở hạ tầng kỹ thuật sân bay và kiểm soát không lưu tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được hết nhu cầu khai thác của các hãng hàng không cũng như ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung ứng đến khách hàng. Việc tắc nghẽn không lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động khai thác của Vietnam Airlines. Trong các năm gần đây, Chỉ số khai thác đúng giờ (On-time performance Index) cũng như thời gian bay kéo dài hơn so với lịch trình của các chặng bay đi/đến sân bay Tân Sơn Nhất (SGN) đã làm tăng chi phí khai thác của Vietnam Airlines (số liệu thống kê từ 2010 – 2018 thống kê cho thấy thời gian bay chặng nội địa HAN-SGN tăng trung bình từ 2:05 lên 2:15 giờ). Một số sân bay bị giới hạn giờ khai thác chỉ đến 21h như sân bay Phù Cát (tỉnh Quy Nhơn), sân bay Pleiku (tỉnh Đắc Lắc) ... cũng gây khó khăn cho Vietnam Airlines trong việc xây dựng kế hoạch bay tối ưu nguồn lực tàu bay, đặc biệt là trong giai đoạn cao điểm. Tình trạng quá tải tại các sân bay, cơ sở hạ tầng hàng không không đủ trang thiết bị phục vụ mặt đất (hạn chế về chỗ đậu tàu bay, số lượng quầy phục vụ, nhân lực an ninh tại bộ phận xuất nhập cảnh...) gây khó khăn cho các hãng trong việc khai thác các chuyến bay đúng lịch trình. Một số sân bay còn xảy ra tình trạng thiếu cửa lên máy bay khi phục vụ khách mùa cao điểm. Tại một số sân bay lẻ, số lượng quầy làm thủ tục và xe thang còn thiếu dẫn đến tình trạng quá tải khi có những chuyến bay trùng giờ và làm ảnh hưởng đến thời gian quay đầu máy bay của hãng. Về quyền tiếp cận khai thác giờ hạ/cất cánh (slot) tại các sân bay lớn tại Việt Nam và quốc tế: hiện nay, slot tại sân bay Tân Sơn Nhất đang bị giới hạn lớn hầu hết các khung giờ ban ngày không còn slot để các hãng tăng thêm tần suất khai thác. Slot tại sân bay Cam Ranh (CXR) cũng đang giới hạn tối đa 5 chuyến quốc tế cất cánh trong 1 khung giờ và các chuyến phải giãn cách tối thiểu 10 phút; nguyên nhân chính là do năng lực phục vụ của nhà ga, hải quan, an ninh chưa đáp ứng được lưu lượng khách đến CXR. Tại các sân bay quốc tế, Vietnam Airlines cũng gặp khó khăn khi không được cấp thêm slot hoặc cấp slot không phù hợp với lịch trình bay phù hợp với nhu cầu khách hàng mục tiêu của Vietnam Airlines, đặc biệt tại các sân bay Trung Quốc và Hàn Quốc. Điều này ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng hoạt động khai thác của hãng đến các quốc gia này. Để hạn chế các ảnh hưởng từ các hạn chế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật hàng không, Vietnam Airlines triển khai các giải pháp như: nâng cao hiệu quả công tác điều hành và lập lịch bay hợp lý trong khai thác; duy trì hiệu suất sử dụng máy bay ngày càng cao và khai thác có hiệu quả để tăng doanh thu và giảm chi phí thông qua việc giảm thời gian quay đầu máy bay tại sân bay. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines đã chủ động điều hành linh hoạt lịch bay, điều chỉnh cơ cấu và sản lượng giờ bay song song với phát triển đội tàu bay phù hợp với quy hoạch đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật sân bay. Rủi to về tai nạn hoặc sự cố Như đối với các hãng hàng không khác, công ty cũng có thể phải chịu tổn thất tiềm năng đáng kể trong trường hợp xấu khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố hàng không, dẫn tới thiệt hại về tài sản và hình ảnh của Công ty. Bất kỳ sự kiện nào như vậy xảy ra sẽ làm tăng chi phí liên quan như: chi phí bồi thường hành khách, chi phí sửa chữa, thay thế máy bay. Điều quan trọng nhất là, khi xảy ra sự cố, có thể dẫn đến nhận thức rằng vận chuyển hàng không kém an toàn so với các phương thức vận chuyển khác. Điều này sẽ gây tổn hại và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines Để phòng ngừa rủi ro này, Vietnam Airlines đã xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn bay, nhận diện các mối nguy hiểm trong hoạt động khai thác, đánh giá mức độ rủi ro.... Rủi ro khác Một số rủi ro mang tính bất thường, khả năng xảy ra rất ít nhưng nếu xảy ra sẽ có tác động lớn và nghiêm trọng như động đất, lụt bão, chiến tranh, dịch bệnh hiểm nghèo… Những hiện tượng này nếu xảy ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines. Danh mục các yếu tố rủi ro nêu trên không phải là bảng liệt kê hay giải thích đầy đủ về tất cả các rủi ro liên quan tới việc đầu tư vào cổ phiếu 3.2. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh Đối với ngành dịch vụ hàng không, các doanh nghiệp trong cùng ngành như Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airway… sẽ cùng thỏa mãn một loại nhu cầu nhất định của khách hàng có thể theo những cách gần tương tự như nhau. Nhiệm vụ của các nhà chiến lược Vietnam Airlines là phải phân tích và phán đoán các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định các cơ hội và đe dọa đối với Hãng. Có nhiều công cụ được sử dụng để phân tích môi trường ngành, trong số đó, Mô hình phân tích 5 lực lượng cạnh tranh được M.Porter xây dựng và phát triển là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi. Phân tích cường độ cạnh trạnh giữa các đối thủ hiện tại Đối thủ cạnh tranh hiện tại của Vietnam Airlines là toàn bộ các doanh nghiệp cùng sản xuất và kinh doanh loại hàng hóa dịch vụ hoặc hàng hóa dịch vụ có thể thay thế nhau được cho cùng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại quyết định tính chất và mức độ tranh đau hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành. Hiện nay Hiện tại có 72 hãng hàng không quốc tế và 4 hãng không Việt Nam khai thác hơn 200 đường bay quốc tế thường lệ và thuê chuyến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đến 8 điểm ở Việt Nam (Hà Nội, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ, Cát Bi, Đà Lạt). Tổng thị trường 6 tháng đạt 20,2 triệu khách, tăng 12,5% so cùng kỳ 2018. Các hãng hàng không Việt Nam hiện đang khai thác 155 đường bay thường lệ và thuê chuyến thường lệ đến 89 điểm của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ với thị phần đạt 41%, tổng khách vận chuyển đạt 18,3 triệu khách, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần cụ thể như sau: Vietnam Airlines: 35,9%, VASCO 2%, Vietjet chiếm 44%, Jetstar Pacific chiếm 13,9% và Bamboo Airways chiếm 4,2%. Điều này đặt ra yêu cầu Hãng phải có những chính sách tốt hơn để chiếm lại thị phần. Nói về tình trạng cầu của ngành hàng không thì có thể nhận thấy nhu cầu đi lại bằng đường hàng không còn rất lớn. Với quy mô dân số trên 90 triệu người,kinh tế tăng trưởng ổn định và tăng trưởng nhanh về thu nhập của người dân, nhất là tầng lớp trung lưu, khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều. Đây là cơ hội rất lớn cho VN airline phát triển. Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam cần có 20 – 30 hãng bay. Ngành hàng không toàn cầu tăng trưởng mạnh, và thị trường Việt Nam cũng đang phát triển nhanh chóng theo hướng này, với rất nhiều đường bay mới được mở ra trong vòng hai năm qua, với sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh mới từ chính sách mở cửa hàng không. Sức ép từ khách hàng Khách hàng có những ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào thông qua quyết định mua hàng của doanh nghiệp này hay doanh nghiệp khác. Để khách hàng mua hàng hóa của doanh nghiệp mình, VN airlines phải thấu hiểu những nhu cầu của khách hàng, Hãng phải ngày càng hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ. Vietnam Airlines phải hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ của mình. Từ sự tiện lợi của website, dịch vụ bán vé, sự thân thiện của các nhân viên tại quầy làm thủ tục, sự thoải mái, tiện nghi của phòng chờ trong nước và quốc tế cho tới độ an toàn, sạch sẽ, trang thiết bị các khoang hành khách, đẳng cấp ở suất ăn hạng thương gia, cách bố trí chỗ ngồi hay các chương trình giải trí trong những hành trình dài… đều trải qua một quá trình nâng cấp qua mỗi năm. Từng chi tiết tiện nghi trên máy bay và tiện nghi ở các quầy làm thủ tục cho hành khách cũng phải được quan tâm bằng cả sự tận tâm, chú đáo của đội ngũ phục vụ. Đối với hạng thương gia, Vietnam Airlines cho bố trí lại quầy làm thủ tục, khách hạng phổ thông đặc biệt và khách hội viên chương trình Bông Sen Vàng. Đặc biệt, với các chuyến bay trên các chuyến bay quốc tế tới Anh, Pháp, Đức, Úc, Nga, hành khách khoang thương gia sẽ được phục vụ tấm trải ghế, chăn chần bông, bộ pyjama giúp cho khách hàng thấy thoải mái. Hàng trăm chương trình truyền hình, danh sách âm nhạc hay các bộ phim Hollywood tiếp tục "bùng nổ" dịch vụ giải trí trên không. Sức ép từ nhà cung cấp Nhà cung cấp là những người cung cấp cho doanh nghiệp những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, lao động, tài chính và các yếu tố đầu vào khác. Những nhà cung ứng có thể được coi là một áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp, qua đó làm giảm khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Dù ngành hàng không được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh song hiện nay Việt Nam vẫn chưa chủ động được nguồn nhiên liệu để phục vụ cho nhu cầu trong nước mà vẫn phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Hiện Việt Nam có 2 nhà máy lọc hóa dầu là Dung Quất (Quảng Ngãi) và Nghi Sơn (Thanh Hóa). Nhưng 2 nhà máy này chủ yếu sản xuất xăng và dầu diezel, năng suất nhiên liệu máy bay chỉ ở mức 5%/năm. Theo tính toán, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn khi hoạt động đầy đủ sẽ sản xuất khoảng 4,6 triệu thùng nhiên liệu máy bay/năm; Nhà máy Dung Quất có thể sản xuất tới 2,3 triệu thùng/năm. Với công suất và sản lượng nói trên, phần lớn nhiên liệu máy bay của Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu (hiện nay chủ yếu nhập khẩu từ Singapore, Thái Lan và Trung Quốc). Chẳng hạn,năm 2018 Theo VN airlines báo cáo kết quả kinh doanh của công ty đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, song lợi nhuận sau thuế lại giảm. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này do giá nhiên liệu trên thế giới tăng cao. Phân tích đe dọa từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: bao gồm các doanh nghiệp hiện tại chưa gia nhập ngành nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tại trong ngành. Thông thường các doanh nghiệp gia nhập sau sẽ thường gặp những bất lợi do sự cạnh tranh của những doanh nghiệp đàn anh đi trước, tuy nhiên khi đã quyết định gia nhập vào một ngành nào đó thì các doanh nghiệp này thường phải dựa trên một lợi thế nhất định nào đó. Lợi thế đó cho phép doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt hóa so với các doanh nghiệp đi trước, đôi khi lợi thế đó còn tạo ra lợi thế cạnh vượt trội đe dọa các doanh nghiệp đang tồn tại trong ngành. Bên cạnh các tên tuổi quen thuộc như Vietnam Airlines, VietJet Air hay Bamboo Airways, thị trường hàng không Việt đang nóng lên từng ngày với 4 ông lớn chờ cấp phép bay là Vietstar Airlines, KiteAir, Vietravel Airlines và Vinpearl Air. Bên cạnh đó còn nhiều hãng hàng không nước ngoài cũng muốn tham gia vào thị trường hàng không Việt Nam. Những đối thủ này sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho VN Airline. Khi có nhiều hãng hàng không cùng hoạt động, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn và họ là người được hưởng lợi nhiều nhất. khi có nhiều hãng hàng không tham gia khai thác tại một thị trường, hành khách có cơ hội sử dụng phương tiện vận chuyển hàng không với mức giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của từng phân khúc. Điều này đòi hỏi Hãng buộc phải tăng nguồn lực để thực hiện chương trình khảo sát chất lượng dịch vụ với hành khách, khảo sát qua điện thoại…. cho tất cả các đường bay của Hãng đang khai thác. Qua đó kịp thời chấn chỉnh, cải thiện tốt hơn chất lượng phục vụ hành khách cung và đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không. Phân tích đe dọa từ sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng một nhu cầu của người tiêu dùng. Nó thường có ưu thế hơn sản phẩm bị thay thế ở các đặc trưng riêng biệt. Sức ép của sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành. Để không bị mất thị phần, các doanh nghiệp cần nghiên cứu, nắm được giá cả của sản phẩm thay thế và dự báo giá cả của sản phẩm thay thế trong tương lai để quyết định mức giá sản phẩm của mình với mức giá cạnh tranh. Doanh nghiệp cũng cần chú ý tới sản phẩm thay thế mới là kết quả của sự cải tiến hoặc bùng nổ của công nghệ mới. Đe dọa này đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải có sự phân tích, theo dõi thường xuyên những tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sản phẩm. Ngoài ra, sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu thị trường cũng là nội dung quan trọng tạo ra sự đe dọa cho doanh nghiệp. Ta có thể thấy, để di chuyển ngoài bằng máy bay,khách hàng có thể lựa chọn các phương tiện khác như xe ô tô, tàu lửa, tàu thủy... Bên cạnh một số nhóm khách hàng lựa chọn hàng không để đi lại vì tiết kiệm thời gian thì hiện nay khi đi du lịch một số nhóm khách hàng lại lựa chọn di chuyển bằng xe máy, đi du lịch “ phượt”. Với những chặng đường di chuyển ngắn việc lựa chọn ô tô hay xe máy cũng được ưu tiên hơn. Chẳng hạn như từ Đà Nẵng di chuyển đến Huế hay từ Đà Nẵng di chuyển đến Quảng Nam. Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không vẫn còn có những hạn chế nhất định, hàng không thường có sự hạn chế về khối lượng và trọng lượng trở hàng. Nó cũng không phù hợp với hàng hóa cồng kềnh, hàng hóa có khối lượng lớn hoặc hàng hóa có giá trị thấp. Bên cạnh đó, cước phí vận tải hàng không còn cao, nhất là tuyến quốc tế,đặc biệt trong các dịp lễ, tết. Vì vậy nhiều doanh nghiệp thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa bằng đường thủy. Đây là những sản phẩm thay thế, ảnh hưởng đến việc kinh doanh của hàng không nói chung và VN Airline nói riêng. Như vậy, dựa vào mô hình “Năm lực lượng cạnh tranh” doanh nghiệp có thể nắm vững được các yếu tố của môi trường vi mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như xu hướng và tốc độ thay đổi của môi trường từ đó đề ra những chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn. Theo Porter, nhà quản trị chiến lược cần phải phân tích được các lực lượng này và đưa ra một chương trình gây ảnh hưởng tới chúng nhằm tìm ra một khu vực đặc biệt hấp dẫn và dành riêng cho tổ chức. PHẦN 4 CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA VIETNAM AIRLINES 1. Chiến lược công ty Chiến lược phát triển của Vietnam Airlines tập trung vào các nội dung sau: Chú trọng mạng bay nội địa và tiểu vùng Việt Nam – Lào – Campuchia – Myanmar, mở rộng mạng đường bay quốc tế khu vực châu Á, mở đường bay xuyên Thái Bình Dương tới bờ Tây nước Mỹ, thêm đường bay tới châu Âu Chiến lược phát triển của Vietnam Airlines trên thị trường nội địa gồm hai nhóm chính. Thứ nhất, tiếp tục phát triển như hãng nội địa duy nhất có dịch vụ chất lượng 4 sao, có mạng bay kết hợp quốc tế – nội địa, phục vụ đa dạng nhu cầu khách hàng, nắm chắc nhóm khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ. Thứ hai, thực hiện chiến lược thương hiệu kép (Dual-brand) giữa VNA và Jetstar Pacific, phối hợp toàn diện về sản phẩm, mạng bay, chính sách bán, tiếp thị… tập trung trên các đường bay trục nhằm bao phủ dải sản phẩm, phục vụ mọi đối tượng khách hàng thông qua mạng bay và tần suất phối hợp, giữ thị phần của VNA Group (gồm VNA, Jetstar Pacific và Vasco) đến 2020 ở mức trên dưới 60%. Trên thị trường quốc tế, Vietnam Airlines tiếp tục duy trì chiến lược cạnh tranh bằng mạng bay trực tiếp, dẫn đầu về số lượng đường bay thẳng quốc tế, cung cấp đa dạng điểm đến, giờ bay hợp lý với chất lượng dịch vụ 4 sao đẳng cấp quốc tế. Về thị phần, Vietnam Airlines đặt mục tiêu đến 2020 duy trì ở mức trên dưới 30%. Phát triển doanh nghiệp vận tải hàng không trên cơ sở nới lỏng dần bảo hộ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn Cổ phần hóa là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển đổi mô hình hoạt động của VNA từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần đại chúng. Quy mô vốn chủ sở hữu tăng từ 10,57 ngàn tỉ đồng (trước cổ phần hóa) lên 16,3 ngàn tỉ đồng vào năm 2016 và dự kiến đạt mức 17 ngàn tỉ đồng vào cuối năm 2017, giúp tăng khả năng tự chủ tài chính, có cân đối tài chính an toàn, hợp lý hơn để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và thực hiện đúng chiến lược đầu tư, phát triển bền vững trong thời gian tiếp theo. Việc tập đoàn ANA trở thành cổ đông có ý nghĩa lớn đối với quá trình phát triển dài hạn của VNA. Hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực cũng như có sự tham gia điều hành của tập đoàn hàng không hàng đầu thế giới tạo nền tảng để VNA triển khai chương trình đổi mới đội tàu bay bằng những dòng máy bay thế hệ mới nhất, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ và hoạt động hiệu quả hơn. Việc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UpCom là dấu ấn quan trọng trong toàn bộ tiến trình đại chúng hóa VNA, giúp Vietnam Airlines tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, tăng cường tính minh bạch trong công bố thông tin cũng như củng cố thương hiệu trên thị trường. Kết quả sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines sau cổ phần hóa cũng có thành quả tích cực. Doanh thu hợp nhất năm 2015 đạt 69.123 tỉ đồng, năm 2016 đạt 71.567 tỉ đồng, năm 2017 ước đạt 83.690 tỉ đồng, với mức tăng trưởng bình quân 10%/năm, cao hơn mức 2,78%/năm của giai đoạn ba năm trước cổ phần hóa. Tương tự, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2015 đạt 1.048 tỉ, năm 2016 đạt 2.600 tỉ và năm 2017 ước đạt 2.826 tỉ đồng, so với mức lợi nhuận bình quân 537 tỉ đồng/năm giai đoạn trước cổ phần hóa. Vietnam Airlines đã tham gia vào thị trường cạnh tranh hàng không quốc tế từ ngày đầu tiên thành lập. Trải qua hơn 20 năm, Vietnam Airlines tiếp tục phát triển mạng đường bay quốc tế tới 29 thành phố thuộc 17 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mặc dù có sự cạnh tranh rất gay gắt với trên 50 hãng hàng hàng không quốc tế đang khai thác đi/đến Việt Nam, Vietnam Airlines là hãng hàng không chiếm thị phần quốc tế lớn nhất với 35%, xứng đáng với vai trò là hãng hàng không quốc gia. Với thị trường nội địa, Vietnam Airlines với tư cách hãng hàng không truyền thống, hiện đang chiếm 44% và toàn Vietnam Airlines group (bao gồm VNA, Jetstar Pacific Airlines và công ty bay Dịch vụ Hàng không VASCO) chiếm 59% thị phần nội địa. Với hơn 20 năm hoạt động, Vietnam Airlines đã quen với các cuộc cạnh tranh trong nước và quốc tế, vì thế, càng cạnh tranh, Vietnam Airlines càng thấy đó là cơ hội của mình. “An toàn, hiệu quả và chất lượng” là phương châm kinh doanh của Vietnam Airlines trong môi trường toàn cầu hóa, cạnh tranh ngày một gia tăng. Hãng đã và đang tập trung đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng hàng đầu quốc tế, đồng thời đầu tư xứng đáng cho an toàn và kỹ thuật vì đó là ưu tiên số 1. Vietnam Airlines cũng tiếp tục phát triển mạng bay và đội tàu bay, tham gia các hợp tác song phương và đa phương, hợp tác trong liên minh SkyTeam để tăng cường khả năng cạnh tranh, đồng nhất tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ quốc tế và tạo thêm cơ hội đi lại thông suốt cho khách hàng cũng như tăng khả năng lấp đầy chuyến bay, tăng hiệu quả khai thác. Bên cạnh việc nâng cấp sản phẩm dịch vụ, lợi thế cạnh tranh lớn của Vietnam Airlines trong trong năm qua là chỉ số đúng giờ (OTP) không ngừng tăng cao. 10 tháng đầu năm 2019, chỉ số OTP của VNA đạt 89,7%, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung các khu vực trên thế giới như châu Á –Thái Bình Dương (83%), châu Mỹ (83%) hay châu Âu (76%), theo số liệu thống kê từ Airline Cost Management Group (ACMG).Song song với việc duy trì mô hình hàng không truyền thống chất lượng 4 sao, Vietnam Airlines cũng sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược đồng thương hiệu giữa VNA và JPA nhằm bao phủ dài sản phẩm, mọi đối tượng khách hàng thông qua mạng đường bay và tần suất phối hợp giữa hai hãng. Cơ sở hạ tầng hàng không tại các sân bay có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động khai thác, chất lượng dịch vụ và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hãng hàng không. Các hãng hàng không lớn trên thế giới và trong khu vực hiện đều chú trọng đầu tư và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng khai thác, kỹ thuật đồng bộ của mình tại các sân bay căn cứ để tạo sự chủ động và bảo đảm đáp ứng nhu cầu phát triển. Những năm qua, bên cạnh việc đầu tư phát triển đội tàu bay và mạng đường bay, Vietnam Airlines đã phát triển thành công công ty kỹ thuật máy bay VAECO, cơ sở bảo dưỡng máy bay lớn ở Nội Bài và Tân Sơn Nhất được cục Hàng không Hoa Kỳ (FAA) và châu Âu (EASA) cấp chứng chỉ. Vietnam Airlines sở hữu 100% VIAGS, công ty phục vụ mặt đất lớn nhất Việt Nam, hoạt động hiệu quả ở ba sân bay căn cứ Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng. Phát triển đội bay theo hướng thay thế dần các loại thế hệ cũ, tăng số lượng các loại nhỏ và vừa, tăng máy bay sở hữu để chủ động nguồn vốn và tiết kiệm chi phí khai thác Trải qua gần 1/4 thế kỷ, sự lớn mạnh không ngừng của đội tàu bay đã đánh dấu quá trình phát triển của Vietnam Airlines, từ đơn vị bay vận tải quân sự - dân dụng đầu tiên tại Việt Nam trở thành hãng hàng không có quy mô lớn trong khu vực. Thành lập với đội bay chủ yếu gồm các loại tàu bay do Liên Xô sản xuất phục vụ chiến đấu, Vietnam Airlines đã nhanh chóng đưa vào khai thác và nâng cấp các dòng máy bay hiện đại của Boeing, Airbus nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển thương mại. Vietnam Airlines là hãng hàng không có đội tàu bay thân rộng Airbus A350 và Boeing 787 lớn thứ hai tại Đông Nam Á, thuộc top đầu châu Á - Thái Bình Dương với 14 chiếc Airbus A350-900, 11 chiếc Boeing 787-9 Dreamliner và 3 chiếc Boeing 787-10 Dreamliner. Trong khi đội tàu thân rộng là đôi cánh chủ lực của Hãng trên các đường bay trục nội địa và quốc tế, đội tàu thân hẹp gồm 52 chiếc Airbus A321, 14 chiếc Airbus A321neo và 6 chiếc ATR-72 đã phát huy hiệu quả trên các đường bay có dung lượng thấp, tầm bay ngắn hoặc khai thác đến các sân bay có cơ sở hạ tầng hạn chế. Không chỉ đóng vai trò là lực lượng hậu bị vững chắc cho an ninh - quốc phòng đất nước, đội tàu bay thế hệ mới đã giúp Vietnam Airlines nâng cao năng lực khai thác nhờ khả năng tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn bay cũng như nâng cấp chất lượng dịch vụ để hướng tới trở thành hãng hàng không quốc tế 5 sao trong tương lai gần. Vietnam Airlines sẽ tiếp tục nâng cấp, mở rộng đội tàu bay trên cơ sở định hướng thay thế dần các tàu bay trên 12 năm tuổi, bổ sung các tàu bay thân hẹp thế hệ mới, và tiếp nhận dòng tàu bay phản lực khu vực. 2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh 2.1. Chiến lược marketing Vietnam Airlines sử dụng chiến lược Marketing mix theo mô hình 7P Product (Sản phẩm) Price (Giá) Place (Phân phối) Promotion (Xúc tiến thương mại) People (Con người) Process (Quy trình phối hợp) Physical evidence (Yếu tố hữu hình) Product (Sản phẩm) Nhận biết được những yếu tố quan trọng trong ngành hàng không là sự an toàn, đúng giờ và thuận lợi. Vietnam Airlines đã không ngừng nâng cao, cải thiện dịch vụ trong suốt những năm qua và kết quả đạt được là được xếp hạng vào hàng top những hàng không 4 sao trong vòng 4 năm liên tiếp. Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt trong ngành hàng không hiện nay, thành tích đó là một quá trình nỗ lực rất lớn của toàn công ty. Trong 3 yếu tố thì sự an toàn được ngành hàng không đặt lên hàng đầu. Vietnam Airlines đã tạo nên một hình ảnh hãng hàng không số 1 Việt Nam với những chính sách, dịch vụ bảo dưỡng cũng như phong cách làm việc cực kỳ chuyên nghiệp đạt chuẩn quốc tế. Đội ngũ nhân viên chăm sóc kỹ thuật, nhân viên không lưu, các cơ trưởng, cơ phó, đội phi hành đoàn luôn được đào tạo tại nước ngoài với chứng chỉ và kinh nghiệm bay không dưới 10.000 giờ được tuyển vào với các yêu cầu lớn và khắt khe. Mọi chuyến bay trước khi cất cánh đều được đội ngũ kỹ thuật kiểm tra kỹ càng từ những chi tiết nhỏ nhất. Thời gian bảo dưỡng định kỳ được Vietnam Airlines thực hiện nghiêm ngặt bảo đảm sự an toàn tối đa cho khách hàng. Không chỉ an toàn trong sinh mạng con người, Vietnam Airlines còn đảm bảo an toàn cho toàn bộ hành lý của khách hàng. Các khâu vận chuyển được phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, đảm bảo hành lý của khách không bị thất lạc hay mất mát bên trong. Các quầy tư vấn hỗ trợ khách hàng luôn túc trực 24/24 để giải đáp mọi câu hỏi luôn làm hài lòng khách hàng của Vietnam Airlines. Đúng giờ là một tiêu chí hàng đầu của ngành dịch vụ hàng không và cũng là một trong những yếu tố hóc búa nhất mà các nhà chức trách luôn tìm hướng giải quyết. Sự thuận tiện luôn đưa được Vietnam Airlines nắm bắt và cải thiện theo nhiều phương thức khác nhau. Việc đặt vé ngày nay đã trở nên vô cùng dễ dàng, Vietnam Airlines có nhiều phương thức phân phối vé đa dạng như thông qua website chính thức, website của bên thứ 3, các ứng dụng đặt vé trên thiết bị thông minh, các đại lý mở khắp cả nước. Đồng thời việc đầu tư và phát triển các đường bay mới đem tới sự linh hoạt di chuyển giữa các nước giúp khách hàng có thể đến thẳng các điểm đến mà không cần phải transit ở một số nước như hiện nay. Dịch vụ và hỗ trợ khách hàng luôn được đánh giá rất cao, tiêu chuẩn phục vụ của Vietnam Airlines xứng đáng một hãng hàng không 4 sao đạt chuẩn quốc tế. Chỉ số hài lòng của hành khách sau khi bay luôn ở mức cao. Price (Giá) Có thể nói giá thành là tiêu chí hàng đầu mà người Việt Nam lựa chọn khi quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Hiểu được điều đó, Vietnam Airlines đã có những chính sách giá phù hợp và chia ra nhiều phân khúc giá khác nhau để tiếp cận tới nhiều nhất các đối tượng khách hàng mà Vietnam Airlines hướng đến. Đồng thời trong 1 năm Vietnam Airlines luôn có những gói khuyến mãi giảm giá với mức ưu đãi rất lớn giúp nhiều người có thể được đi máy bay với chi phí thấp. Để thực hiện được hệ thống giá cả phù hợp với thị trường, Vietnam Airlines đã làm rất nhiều cuộc khảo sát không chỉ với những khách hàng mà còn với những đối thủ cạnh tranh trong ngành hàng không nhằm đưa ra một mức giá hợp lý với thị trường Việt Nam. Để nhằm giảm chi phí, Vietnam Airlines đã thực hiện các đường bay liên doanh với các hãng khác, nhằm chia sẻ chi phí và khai thác tối đa các đường bay từ đó có thể hạ giá thành vé máy bay giúp tăng cạnh tranh với những hãng bay khác trong nước. Lợi thế là một hãng máy bay quốc gia đã đưa tới cho Vietnam Airlines rất nhiều các bản hợp đồng đem tới nhiều lợi ích với các bên đối tác khác. Ngày nay với nhiều hãng hàng không giá rẻ xuất hiện đã tạo nên một áp lực cạnh tranh rất lớn với Vietnam Airlines. Đặc trưng của các hãng hàng không giá rẻ đó là tối đa giảm mọi chi phí ở tất cả các khâu và mọi chi phí khác kèm theo tùy vào lựa chọn của người tiêu dùng. Với chiến lược việc cắt giảm mọi chi phí không cần thiết của Jetstar đó vừa là một điểm mạnh nhưng cũng là một điểm yếu của các hãng hàng không giá rẻ. Từ đó Vietnam Airlines có thể nâng cao các sản phảm và dịch vụ đi kèm của mình để khách hàng có thể dễ dàng nhận biết tuy có sự khác biệt về giá nhưng đi cùng với Vietnam Airlines sẽ có những giá trị hữu hình và vô hình đi kèm. Place (Phân phối) Vietnam Airlines mở rất nhiều hệ thống phân phối khắp cả nước và nước ngoài nhằm tối đa việc thuận tiện cho khách hàng trong việc đặt vé máy bay đồng thời cũng là một chiến lược marketing khôn ngoan khi mang thương hiệu Vietnam Airlines tiếp cận đến nhiều nơi khác nhau. Các hệ thống phân phối của Vietnam Airlines được chọn lọc một cách kỹ càng và có các quy định nghiêm ngặt. Hệ thống đại lý phân phối của Vietnam Airlines là các đại diện của tổng công ty. Chính vì vậy tiếng nói, hành động và văn hóa của Vietnam Airlines phải được đảm bảo truyền tải từ tổng công ty đến các đại lý phân phối. Với chiến lược của Vietnam Airlines, các văn phòng đại diện nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu và nghiên cứu thị trường rồi đưa ra các kết quả nghiên cứu về tổng công ty để có thể đưa ra những sự thay đổi phù hợp với thị trường sắp tới. Điều này thể hiện tầm nhìn xa của ban lãnh đạo Vietnam Airlines với các chiến lược lâu dài hướng tới sự phát triển của Vietnam Airlines. Ngoài các hệ thống bán vé trực tiếp, Vietnam Airlines còn phat triển hệ thống phân phối qua internet. Việc đặt vé dễ dàng qua internet ngày càng trở nên phổ biến và dễ dàng vì tính thuận tiện của nó. Với hệ thống này, Vietnam Airlines có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với việc mở một chi nhánh phân phối vé đồng thời cũng tiếp cận được nhiều hơn rất nhiều khi mạng internet ngày nay đã trở nên phổ biến với 80% dân số thế giới đều sử dụng internet. Promotion (Xúc tiến thương mại) Thời đại ngày nay có rất nhiều kênh quảng cáo khác nhau giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với các tệp khách hàng mục tiêu của mình. Dựa vào sự phát triển của ngành quảng cáo ngày nay, Vietnam Airlines đã mang thương hiệu của mình tới khách hàng theo nhiều cách khác nhau. Mạng xã hội ngày đã và đang tiếp tục có xu hướng phát triển mạnh mẽ khi lượng người dùng facebook đã tăng lên. Vietnam Airlines đã đầu tư vào fanpage như là một cách thể hiện thông điệp, tiếng nói đến khách hàng. Trả lời câu hỏi một cách nhiệt tình và thường xuyên cập nhật những thông báo của hãng đã giúp Vietnam Airlines được đánh giá cao trên phương tiện truyền thông này, kết quả đạt được là số lượt đánh giá fanpage 5* đạt tỉ lệ rất cao. Quảng cáo qua ti vi vốn là một phương thức truyền thống tuy nhiên vẫn giữ được độ hiệu quả rất cao trong suốt hàng thập kỷ. Với những video quảng cáo kéo dài chỉ từ 10-20 giây được phát trên kênh truyền hình tiếp cận tới hàng trăm nghìn người cùng một lúc vào các khung giờ vàng Vietnam Airlines đã thu hút được rất nhiều biết đến mình. Tuy nhiên quảng cáo qua truyền hình tốn rất nhiều chi phí vì vậy thường vào mùa du lịch Vietnam Airlines mới bắt đầu triển khai quảng cáo qua kênh truyền thông này. Sử dụng những thông điệp mang tính ngắn gọn, xúc tích đi cùng với hình ảnh đẹp mang tính chất lan tỏa là điều ta dễ thấy trên những poster ta có thể dễ dàng bắt gặp khi đi trên đường. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng để ra được những tấm poster đó là đội ngũ nhân viên marketing giàu kinh nghiệm để có thể giúp truyền tải hình ảnh, thông điệp của hãng đến với khách hàng. Không chỉ có vậy, báo chí cũng là một trong những kênh truyền thống lâu năm giúp doanh nghiệp thông qua báo chí truyền tải thông điệp của mình. Với những mặt báo uy tín, lâu năm những thông tin của họ đưa tới khách hàng luôn khiến khách hàng tin tưởng và sử dụng. Để thấy Vietnam Airlines đã làm tốt việc quảng cáo của họ đến mức nào thông qua báo chí, ta chỉ cần gõ google Vietnam Airlines sẽ ra được hàng ngàn kết quả thông tin về Vietnam Airlines với những thông tin tích cực trên hàng trăm các mặt báo lớn nhỏ khác nhau. People (Con người) Bộ máy nhân lực của Vietnam Airlines có thể chia thành 2 cấp, một là ban lãnh đạo – những người đứng đầu ra chỉ thị xuống các cấp thực hiện, hai là nhân viên – những người trực tiếp làm việc với khách hàng. Việc ứng xử của nhân viên Vietnam Airlines với khách hàng thể hiện bộ mặt của hãng vậy nên việc tuyển chọn nhân viên của Vietnam Airlines diễn ra rất nghiêm ngặt với nhiều yêu cầu cao, đồng thời có những quy định nhân viên trong công ty phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Không chỉ dừng lại ở việc tuyển chọn nhân viên bên ngoài, Vietnam Airlines còn có hệ thống đào tạo riêng của họ và đó cũng là nguồn cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo và liên tục giúp cho hãng không bị rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân lực như nhiều công ty khác. Mặc dù việc đào tạo nguồn nhân lực tốn rất nhiều chi phí và thời gian tuy nhiên với hệ thống đào tạo chuyên nghiệp có chuẩn đầu ra đạt tiêu chuẩn quốc tế nên đã thu hút được rất nhiều người nộp đơn xin vào. Đồng thời để thu hút nhân tài, Vietnam Airlines luôn đảm bảo đầu ra công việc sau khi đã qua quá trình đào tạo của Vietnam Airlines với những bản hợp đồng việc làm kéo dài trong nhiều năm cùng mức lương và hậu thuẫn rất cao. Vì vậy phi công và tiếp viên của Vietnam Airlines luôn có những động lực làm việc một cách chăm chỉ, nhiệt huyết với công ty. Truyền thống và văn hóa công ty là một trong những điều quan trọng nhất mà hệ thống đào tạo của Vietnam Airlines hướng đến. Văn hóa của công ty là những chủ trương, cách hoạt động, tư tưởng của ban lãnh đạo phải được truyền tải và được đội ngũ nhân viên thấm nhuần. Đây chính là một trong những mặt quan trọng nhất để khách hàng đánh giá về một thương hiệu. Sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận cũng chính là một trong những nhân tố dẫn đến thành công của Vietnam Airlines. Mỗi khi có vấn đề phát sinh, theo số liệu thống kê, vụ việc sẽ được giải quyết trong 1 tiếng. Từ đó sự hài lòng của khách hàng dành cho Vietnam Airlines ngày càng tăng lên và đó là nơi khách hàng ngày càng tin tưởng vào hãng. Process (Quy trình phối hợp) Đối với ngành hàng không, có thể nói việc phối hợp với nhau vô cùng quan trọng. Mỗi một bộ phận đều mang nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu. Để có một chuyến bay có thể thực hiện hoàn hảo thì cần phải có một đội ngũ làm việc hiệu quả và có sự liên kết mạnh mẽ với nhau. Nhận biết được điều đó, Vietnam Airlines đã cho nghiên cứu và chia thành 2 mảng quan trọng: phối hợp nội bộ và phối hợp để vận hành bay Phối hợp nội bộ Sau quá trình nghiên cứu và rút ra nhiều kinh nghiệm cũng như học tập từ các hãng hàng không nước ngoài. Vietnam Airlines đã tối đa đơn giản hóa quá trình phối hợp nội bộ giữa các bộ phận với nhau. Các phòng ban có liên hệ chặt chẽ được đặt ở gần nhau, tiện cho việc tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin một cách ngắn và hiệu quả nhất. Phối hợp để vận hành bay: Các bước trước khi để một chuyến bay cất cánh như ổn định khách hàng, thu xếp hành lý, quá trình check in được diễn ra một cách liên tục. Đặt biệt tại các sân bay lớn như Tân Sơn Nhất và Nội Bài quá trình này phải được thực hiện một cách trơn tru và hiệu quả. Có thể thấy tại cảng hàng không, quầy check in của Vietnam Airlines chiếm một số lượng lớn để đẩy nhanh quá trình check in cho khách hàng. Các nhân viên hỗ trợ sân bay liên tục có mặt để giúp đỡ khách hàng. Ngoài ra nhân viên của Vietnam Airlines cũng được huấn luyện để có thể đưa ra các quyết định xử lý tình huống khẩn cấp một cách nhanh và hiệu quả nhất. Physical evidence (Yếu tố hữu hình) Yếu tố hữu hình là cái mang đến sự khác biệt khi khách hàng sử dụng dịch vụ của hãng so với các hãng khác. Vietnam Airlines có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, phòng ốc, sân bãi, trang thiết bị ngày càng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, gây ấn tượng mạnh tới khách hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng lâu hơn. Ngoài ra đồng phục cũng như logo Bông Sen Vàng của Vietnam Airlines có 2 màu xanh và vàng, trang nhã, đơn giản, dịu mát tạo ấn tượng mạnh không chỉ khách hàng trong nước mà còn khách hàng quốc tế về một Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy thương hiệu đậm chất Việt Nam trên thị trường hàng không trong và ngoài nước. 2.2. Chiến lược phát triển sản phẩm Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng ngành hàng không mạnh nhất trong vòng 10 năm trở lại đây và được Airbus dự báo sẽ tiếp tục là khu vực phát triển nhanh thứ 2 thế giới, bình quân 6,2% so với mức trung bình thế giới là 4,9% (giai đoạn 2016-2026). Trong đó, ngành hàng không Việt Nam đang là “ngôi sao” với tốc độ tăng trưởng hành khách cao nhất trong khu vực nhờ tiềm năng về du lịch và tỷ lệ người được bay còn thấp. Tính trong khoảng 2008-2018, tăng trưởng ngành hàng không Việt Nam bình quân ở mức 17,4%, cao hơn gấp đôi so với bình quân khu vực châu Á - Thái Bình Dương (7,9%). Tuy nhiên, Vietnam Airlines đã chứng kiến mức tăng trưởng chậm lại trong năm 2018. Theo số liệu của Tổng cục Hàng không, tổng lượt khách của toàn thị trường Việt Nam chỉ tăng 12,6% so với năm 2017, thấp hơn nhiều so với mức tăng của các năm trước. Tỷ lệ này chủ yếu đến từ thị trường quốc tế, khi tăng trưởng lượt khách quốc tế năm 2018 vẫn đạt 20% trong khi nội địa chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn 6%. Nhìn về dài hạn, các động lực chính từ bối cảnh kinh tế vĩ mô, đầu tư và du lịch vẫn có thể đảm bảo cho một bức tranh tươi sáng cho ngành hàng không. Cụ thể, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao (7,08% trong năm 2018), luồng vốn FDI tích cực, và tầng lớp trung lưu ngày càng đông, khách du lịch nước ngoài ngày càng tăng. Dù không còn ở giai đoạn bùng nổ về lượt khách như 2013-2016, nhưng lượng hành khách và tốc độ luân chuyển hàng hóa đường hàng không tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực tới năm 2035. 2.3. Chiến lược thương hiệu kép Dù tăng trưởng của thị trường vẫn tập trung vào phân khúc dịch vụ hàng không giá rẻ, cục diện thị trường hàng không Việt Nam chưa có biến động mạnh trong năm 2018. Vietnam Airlines với thương hiệu kép Vietnam Airlines và Jetstar Pacific vẫn chiếm gần 52% thị phần, tương ứng khoảng 28 triệu lượt hành khách. Trong đó, Vietnam Airlines tập trung vào phân khúc cao cấp truyền thống (Full Service Carrier); còn Jetstar Pacific hoạt động trong phân khúc giá rẻ, đóng vai trò như một “tấm lá chắn” bảo vệ thị phần chung trước sự cạnh tranh của các hàng không giá rẻ khác. Vietnam Airlines hiện khai thác 100 đường bay đến 51 điểm, bao gồm 56 đường bay quốc tế và 44 đường bay nội địa. Tính đến hiện tại, Vietnam Airlines đã khai thác trên tất cả sân bay trong nước. Thị phần khách quốc tế của Vietnam Airlines là 31%, so với 12% của VietJet. Độ phủ đường bay và thị phần lớn, cùng với mức tăng trưởng khách quốc tế được duy trì, kết hợp với tiêu chuẩn dịch vụ 4 sao Skytrax, đội tàu bay hiện đại, tỷ lệ chuyến bay cất cánh đúng giờ cao (trung bình 90%) chính là “vũ khí cạnh tranh” đặc biệt đóng góp vào mức lợi nhuận trước thuế hơn 3.300 tỷ đồng của Vietnam Airlines trong năm 2018. “Tấm lá chắn” Jetstar Pacific cũng cho thấy triển vọng tích cực khi ghi nhận có lãi hơn 34 tỷ đồng trong năm vừa qua. 2.4. Chiến lược cải thiện hiệu quả hoạt động Bằng các giải pháp đồng bộ và xuyên suốt, hiệu quả hoạt động của Vietnam Airlines được cải thiện trong những năm trở lại đây, cung cấp một nguồn nội lực lành mạnh đảm bảo cho tăng trưởng bền vững. Trước hết là chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu đang giảm dần trong 3 năm trở lại đây, từ mức 9,56% năm 2016 xuống 7,61% năm 2018. Mặc dù 1,95% giảm trên doanh thu thuần là một tỷ lệ khiêm tốn về mặt tương đối, nhưng nếu xét trên tổng doanh thu 2018 thì VNA Group đã tiết kiệm được gần 1.900 tỷ đồng, tương đương 58% lợi nhuận trước thuế của cả năm 2018, là mức rất tích cực về hiệu quả hoạt động. Các tín hiệu khả quan khác bao gồm tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu năm 2018 ở mức 2,58 lần, giảm so với kế hoạch, đồng thời giảm khá mạnh so với tỷ lệ 5,13 lần năm 2015 nhờ nguồn khấu hao lớn, lợi nhuận để lại tốt, và nguồn thu từ phát hành tăng vốn điều lệ. Chính sách giá vé linh hoạt giúp biên lợi nhuận được duy trì (12,61% so với 12,77% năm 2017) mặc dù giá nhiên liệu tăng mạnh so với 2017. Theo dự báo, trong năm 2019, Vietnam Airlines có thể đạt 2.924 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 15% so với 2018. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ Vietnam Airlines dự báo đạt 2.635 tỷ đồng, tăng 15%; trong khi Jetstar Pacific cũng sẽ tiếp tục có lãi. Với chiến lược phát triển thương hiệu kép hiệu quả, cùng hoạt động kinh doanh ổn định, đảm bảo phát triển bền vững, Vietnam Airlines hoàn toàn có khả năng đạt được sự tăng trưởng về lợi nhuận trong năm 2019 cũng như các năm tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Quản trị chiến lược…. 2. Báo cáo thường niên các năm 2017, 2018 của Vietnam Airlines 3. Các tài liệu nội bộ của Vietnam Airlines 4. www.vietnamairlines.com 5. www.spirit.vietnamairlines.com BÀI TẬP KẾT THÚC MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẠI VIETNAM AIRLINES 92 Nhóm thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Phạm Thị Nhật Lệ - Phạm Hoài Gia – Ngô Xuân Đạo Lớp: 38K2 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Xuân Lãn Sản phẩm thay thế Khách hàng Nhà cung ứng CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại Các đối thủ tiềm năng của Vn airlines