« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học trường Đại học thủ đô Hà Nội đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực


Tóm tắt Xem thử

- PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC.
- CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC.
- Tóm tắt: Đọc sách và phát triển văn hóa đọc sách trong nhà trường là một vấn đề đang được cả xã hội quan tâm.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, bài viết bàn đến một số giải pháp cụ thể để phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực:.
- xây dựng Thư viện Khoa.
- khuyến khích sinh viên đọc sách ở Thư viện.
- thành lập Câu lạc bộ “Đọc sách cùng bạn” hay “Mỗi ngày một cuốn sách”.
- kiểm soát việc đọc giáo trình, tài liệu tham khảo..
- Từ khóa: phát triển văn hóa đọc, giải pháp, thư viện Khoa, câu lạc bộ, đọc giáo trình 1.
- các trường Cao đẳng, Đại học đào tạo giáo viên Tiểu học cho thấy, vì cả những lí do khách quan lẫn chủ quan, đặc biệt trong quá trình chuyển đổi sang chương trình giáo dục theo định hướng năng lực, đề cao vai trò tự học, kĩ năng đọc, cao hơn nữa là văn hóa đọc của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học vẫn còn là một thách thức với các cơ sở đào tạo..
- Từ thông điệp này, việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc đã có nhiều khởi sắc ở toàn bộ các cơ sở giáo dục trong cả nước.
- Điều này càng trở nên có ý nghĩa khi tháng 11/2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình lên Thủ tướng Chính phủ đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn định hướng đến năm 2030”.
- Trong bối cảnh đó, chúng tôi muốn bàn đến thực trạng và giải pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực..
- Một số vấn đề chung về đọc và văn hóa đọc.
- Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
- Trên thế giới, thuật ngữ “văn hóa đọc” ra đời sớm nhưng ở Việt Nam thuật ngữ này mới được bàn đến những năm gần đây.
- “văn hóa đọc”, chúng tôi quan tâm đến ý kiến của tác giả Nguyễn Hữu Viêm [3].
- Tác giả quan niệm văn hóa đọc được hiểu theo nghĩa rộng và hẹp:.
- Đó chính là chính sách, đường lối, kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm phát triển nền văn hóa đọc quốc gia.
- Theo nghĩa hẹp, đó là văn hóa đọc của mỗi cá nhân trong xã hội, được thể hiện thành thói quen đọc, sở thích đọc và kĩ năng đọc của họ..
- Ở mỗi góc độ, tác giả đều quan niệm văn hóa đọc gồm ba thành tố.
- Trên cơ sở tiếp thu quan niệm của tác giả, chúng tôi cho rằng muốn phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học cần quan tâm đến hai yếu tố:.
- Thói quen, sở thích và kĩ năng đọc của sinh viên..
- Nếu cơ sở đào tạo thực sự quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch, biện pháp, cung cấp tài liệu đọc sẽ giúp sinh viên duy trì và phát triển thói quen đọc, hình thành sở thích đọc và nâng cao kĩ năng đọc của sinh viên.
- Ngược lại, nếu sinh viên có sở thích đọc, thói quen và kĩ năng đọc tốt buộc cơ sở đào tạo phải quan tâm giúp họ phát triển văn hóa đọc..
- Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
- Quan tâm đến văn hóa đọc của sinh viên thể hiện đầu tiên ở việc Trường Đại học Thủ đô đã trang bị một Thư viện với hơn 17.000 đầu giáo trình, sách tham khảo tiếng Việt và ngoại văn liên tục được cập nhật, nhiều đầu sách có số lượng lên tới vài trăm bản.
- đội ngũ cán bộ thư viện nhiệt tình, giàu kinh nghiệm.
- hỗ trợ rất tốt cho giảng viên và sinh viên trong việc tra cứu, đọc sách.
- Thư viện nhà trường hỗ trợ cho sinh viên mượn giáo trình hầu hết các học phần theo đơn vị nhóm lớp là một trong những ưu điểm của Thư viện..
- Đặc biệt, tại website trường hnmu.edu.vn người đọc có thể dễ dàng đăng kí truy cập Cổng thông tin thư viện, Thư viện số, Thư viện ảnh, Thư viện video và truy cập Liên kết với một số thư viện như: Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trung tâm học liệu Cần Thơ.
- Hàng năm, để khuyến khích sinh viên đọc sách, trường thường xuyên tổ chức Ngày hội sách với sự tham gia giới thiệu sách của nhiều đơn vị xuất bản, mời một số tác giả viết cho sinh viên đến nói chuyện.
- tổ chức các cuộc thi viết để khuyến khích sinh viên đọc.
- Riêng đối với sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học, ngoài những đầu sách của Thư viện, mỗi học phần, giảng viên đều cố gắng giới thiệu ít nhất năm đầu sách tham khảo để sinh viên tìm đọc.
- Đặc biệt, ở một số học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành như học phần Văn học, giảng viên giới thiệu, hướng dẫn sinh viên đọc và viết thu hoạch nhiều tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới, giúp các em tích lũy kiến thức cùng như phục vụ nội dung giảng dạy lâu dài.
- Hàng năm, Khoa cũng tổ chức nhiều cuộc thi liên quan đến nội dung những đầu sách sinh viên đã được đọc.
- Đặc biệt, Câu lạc bộ Sinh viên Nghiên cứu Khoa học là nơi các em có cơ hội trao đổi nhiều về các đầu sách chuyên ngành và tham khảo với thầy cô và bè bạn..
- Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực không thể không kể đến những hạn chế của một trường đại học non trẻ (mới bước sang tuổi thứ hai) về việc đầu tư cho Thư viện.
- Đặc biệt còn nghèo các đầu sách phù hợp với lứa tuổi sinh viên.
- Với sự phát triển tương đối nhanh của trường trong những năm gần đây, 9 Khoa, 24 ngành học với gần 5000 sinh viên hệ Cao đẳng chính quy, diện tích thư viện hiện tại khó lòng đáp ứng được nhu cầu đọc tại chỗ của sinh viên, chưa tính đến hàng chục nghìn sinh viên hệ liên kết.
- Trung bình mỗi sinh viên có khoảng 3,5 đầu sách (cả giáo trình lẫn tham khảo) là một con số thực sự khiêm tốn..
- Đây là một khó khăn lớn cho sinh viên trong việc tham gia đọc sách tại Thư viện.
- Với đặc thù ngành học, sinh viên của Khoa có không nhiều các đầu sách tham khảo và đa số phải tự vận động bằng nhiều hình thức khác nhau để có sách đọc..
- Như vậy, với nguồn lực hiện có, Thư viện Trường Đại học Thủ đô Hà Nội chưa thực sự đảm bảo việc thúc đẩy, phát triển văn hóa đọc trong sinh viên..
- Thói quen, sở thích và kĩ năng đọc của sinh viên.
- Không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của toàn xã hội, sinh viên trong Khoa có nhiều mối quan tâm hơn việc đọc sách.
- Trên những chuyến tàu điện ngầm hay trên máy bay ở các nước phát triển, có thể thấy rõ sự khác biệt về văn hóa giữa người phương Tây và người châu Á.
- Sinh viên Việt Nam nói chung cũng vậy.
- Với phần lớn sinh viên, đọc sách là xa xỉ..
- Không nằm ngoài bối cảnh chung, đa số sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học dành rất ít thời gian cho việc đọc sách.
- Ngay đối với những tài liệu tham khảo của học phần, nếu giảng viên không cung cấp, chỉ nêu tên tài liệu thì số sinh viên tự tìm đọc chỉ đếm trên đầu ngón tay ở mỗi nhóm lớp.
- Việc chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ giúp quỹ thời gian sinh viên tự học tăng lên đáng kể.
- Thời gian đó sinh viên sử dụng để đọc giáo trình, tài liệu tham khảo, thậm chí tra cứu thông tin trên internet để mở rộng hiểu biết về vấn đề nghiên cứu.
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do các em chưa được định hướng một cách nghiêm túc về việc đọc sách, cách chọn lựa, cách đọc sách có hiệu quả,....
- Nếu có điều kiện đến nhà sách thì chi phí để tự mua sách quá cao, không mua được thường xuyên với số lượng lớn trong khi các đầu sách ở thư viện chưa nhiều và chưa cập nhật một cách thường xuyên, đa dạng, phong phú về nội dung, thể loại.
- Đọc sách mất nhiều thời gian, về hình thức dường như không sinh động so với các hình thức học tập và giải trí khác.
- Đặc biệt với những sinh viên thích hoạt động, hướng ngoại thì thời gian đọc sách có vẻ làm cho các em cảm thấy “tù túng”..
- Như vậy, với sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học nói riêng, văn hóa đọc còn là vấn đề nhức nhối cần được giải quyết..
- Một số giải pháp góp phần phát triển văn hóa đọc cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
- Xây dựng Thư viện Khoa Giáo dục Tiểu học.
- Với quy mô và sự phát triển bền vững của Khoa, với đặc thù riêng của ngành đào tạo, chúng tôi khẳng định sự cần thiết phải có riêng một Thư viện của Khoa Giáo dục Tiểu học đặt tại cơ sở 2 của Trường Đại học Thủ đô..
- Trong giai đoạn nhà trường còn nhiều khó khăn, chúng tôi đề xuất một số giải pháp huy động sách cho Thư viện:.
- Chuyển toàn bộ sách chuyên ngành từ Thư viện Trường về Thư viện Khoa..
- Phát động phong trào “Một cuốn sách, vạn điều hay” vận động sinh viên đóng góp sách để đọc chung..
- Lưu giữ kỉ yếu hội thảo, đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên, khóa luận và sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên các lớp chất lượng cao như những đầu sách tham khảo..
- Liên kết với thư viện Khoa Giáo dục Tiểu học của các trường sư phạm đào tạo giáo viên Tiểu học để trao đổi giáo trình, tài liệu..
- Khuyến khích sinh viên đọc sách ở Thư viện Khoa.
- Đưa giờ đọc sách ở Thư viện vào yêu cầu rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên để hình thành thói quen đọc sách cho sinh viên.
- Xây dựng thời khóa biểu đọc sách ở Thư viện cho từng lớp (hoặc nhóm).
- Mỗi sinh viên có một cuốn sổ ghi chép dạng “Nhật kí đọc sách” ghi một số thông tin, cảm nghĩ về cuốn sách đọc mỗi ngày.
- Nếu chỉ sinh viên tham gia đọc sách tại Thư viện chưa đủ, cần khuyến khích cán bộ giảng viên cùng tham gia đọc sách để các em có cơ hội chia sẻ, học tập kinh nghiệm đọc sách từ thầy cô.
- Khoa cũng nên cử Giáo vụ, Trợ lí hoặc Chi đoàn cán bộ giảng viên kết hợp với sinh viên tham gia quản lí Thư viện..
- Thành lập Câu lạc bộ “Đọc sách cùng bạn” hoặc “Mỗi ngày một cuốn sách” giúp sinh viên phát triển văn hóa đọc.
- Ngoài những sinh viên và giảng viên yêu thích đọc sách, câu lạc bộ nên chào đón đông đảo bạn đọc trong các buổi sinh hoạt của mình.
- Định kì, câu lạc bộ nên tạo điều kiện để sinh viên, giảng viên chia sẻ, mời báo cáo viên trao đổi kinh nghiệm đọc sách.
- Cần cung cấp cho các em những kĩ năng đọc sách từ kinh nghiệm của những nhà khoa học, nhà giáo dục, thầy cô và bè bạn, giúp các em có hứng thú đọc sách và đọc có hiệu quả..
- Tổ chức thi Viết về cuốn sách tôi yêu để tạo hứng thú đọc và rèn kĩ năng viết cho sinh viên..
- Tổ chức thi hùng biện, thuyết trình về cuốn sách mà sinh viên tâm đắc..
- Đọc sách là một trong những hoạt động hỗ trợ rất tốt cho nghiên cứu khoa học.
- Cần có sự giao lưu thường xuyên giữa câu lạc bộ Sinh viên Nghiên cứu Khoa học và Câu lạc bộ.
- “Đọc sách cùng bạn” để các em có cơ hội đọc hỏi lẫn nhau..
- Kiểm soát việc đọc giáo trình, tài liệu tham khảo của sinh viên trong các giờ lên lớp.
- Nếu sinh viên chỉ hứng thú với một thể loại sách, sự phát triển tất yếu sẽ thiếu cân bằng.
- Giảng viên cần định hướng nội dung học tập của sinh viên gắn liền với sách để kích thích nhu cầu đọc của các em..
- Theo nhận đinh của chúng tôi, tất cả tài liệu tham khảo và tác phẩm văn học này đều hết sức cần thiết với ngành học của sinh viên..
- Tính trung bình, mỗi học kì (5 tháng) sinh viên học 8 đến 10 học phần sẽ phải đọc khoảng 40 đến 50 tài liệu tham khảo, thậm chí nhiều hơn.
- Tốt nghiệp Cử nhân Cao đẳng chỉ tính riêng số tài liệu tham khảo của các học phần đã lên tới xấp xỉ 300 cuốn, tức là trung bình cứ 3 ngày sinh viên phải đọc xong một cuốn sách tham khảo chưa kể các nhiệm vụ học tập khác.
- Đây thực sự là một con số khổng lồ khiến giảng viên phải suy nghĩ thêm về việc yêu cầu sinh viên đọc quá nhiều tài liệu tham khảo phục vụ học phần mình giảng dạy.
- Chúng tôi nghĩ đến việc giảng viên cần biên soạn tài liệu học tập tích hợp nhiều đầu sách tham khảo phù hợp với đối tượng sinh viên, chỉ yêu cầu sinh viên đọc thêm những tài liệu thực sự cần thiết để việc đọc sách không là áp lực, các em không đối phó và hứng thú với việc đọc sách..
- Để việc đọc giáo trình, tài liệu tham khảo của sinh viên thực sự có hiệu quả, giảng viên cần nghĩ đến việc hướng dẫn sinh viên kĩ năng đọc giáo trình, tài liệu.
- Bằng kinh nghiệm bản thân, tôi đã hướng dẫn cho sinh viên đọc thầm tài liệu kết hợp đánh dấu (từ ngữ khó, từ khóa, câu quan trọng.
- Từ điển là một trong những kênh hỗ trợ tốt cho sinh viên trong quá trình đọc giáo trình, tài liệu tham khảo..
- Mỗi giảng viên cần thiết kế những hình thức kiểm tra, đánh giá hiệu quả đọc sách của sinh viên.
- Thông thường, có thể nghĩ đến giao cho sinh viên chuẩn bị những vấn đề trình bày trước lớp.
- Để trình bày được tốt bắt buộc sinh viên phải đọc và tổng hợp tài liệu trước khi lên lớp..
- Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trước hết nên bắt nguồn từ các trường sư phạm..
- Thầy cô đọc có văn hóa ắt sẽ quan tâm đến ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc trong các nhà trường.
- Hãy chung tay phát triển văn hóa đọc từ các trường sư phạm đào tạo giáo viên Tiểu học để trong tương lai gần, người châu Á có thể hãnh diện ngẩng cao đầu bởi họ đã sẵn sàng thay thế điện thoại thông minh và máy tính bảng bằng sách - người bạn thông minh và bền vững nhất..
- TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Nguyễn Hữu Viêm Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam, http://nlv.gov.vn/van-hoa-doc/van-hoa-doc-va-phat-trien-van-hoa-doc-o-viet-nam.html

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt