« Home « Kết quả tìm kiếm

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lao động sớm


Tóm tắt Xem thử

- VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM.
- Tóm tắt: Trẻ em là tương lai của đất nước và là nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của một quốc gia.
- Do vậy, quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội.
- Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận trẻ em của nước ta đang phải lao động sớm.
- Điều này gây hậu quả nghiệm trọng đối với bản thân các em, gia đình và toàn xã hội.
- Từ khóa: Vai trò, nhân viên công tác xã hội, trẻ em, trẻ em lao động sớm 1.
- Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và các dịch vụ phúc lợi xã hội được nâng cao, trẻ em có điều kiện tốt hơn về các dịch vụ y tế, giáo dục để hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách.
- Tuy nhiên trong quá trình phát triển đó vẫn còn tồn tại một loạt các vấn nạn xã hội liên quan đáng báo động như trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em vi phạm pháp luật, bạo hành trẻ em… Trong đó, trẻ em lao động sớm là vấn đề đáng lưu tâm..
- Lao động trẻ em là vấn đề được Nhà nước đặc biệt quan tâm, điều này được thể hiện trong nhiều chính sách đã được thực hiện đối với trẻ em thời gian qua.
- Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em.
- Ngày Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 1408/CT-TTg về tăng cường bảo vệ trẻ em, yêu cầu lãnh đạo địa phương nơi để xảy ra tình trạng xâm hại trẻ em phải chịu trách nhiệm.
- Ngoài ra, Nghị định số 144/2013/NĐ-CP của Chính phủ còn có những chế tài rất cụ thể quy định mức xử phạt đối với các hành vi ép buộc trẻ em làm việc quá sức, lôi kéo trẻ em bỏ học để tham gia các hoạt động lao động sản xuất….
- cực của nền kinh tế thị trường đã khiến số lượng trẻ em lao động sớm vẫn đang ở mức đáng báo động.
- Vì vậy, để hỗ trợ các đối tượng trẻ em này, cần nhiều lực lượng xã hội khác nhau cùng vào cuộc và có những hành động thiết thực.
- Một trong những lực lượng đó chính là các nhân viên công tác xã hội, những người được đào tạo chuyên nghiệp để thực hiện các hoạt động trợ giúp xã hội, một trong những lực lượng hỗ trợ tích cực nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ lao động sớm..
- Khái niệm và đặc điểm trẻ em lao động sớm.
- Theo Công ước quốc tế: “Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
- Theo Luật chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em 1991: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
- Theo định nghĩa sinh học: “Trẻ em là con người ở giai đoạn phát triển, từ khi còn trong trứng nước đến tuổi trưởng thành”..
- Tâm lý học cho rằng: “Trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý - nghiên cứu con người”.
- Còn nhìn dưới góc độ xã hội học: “Trẻ em là giai đoạn xã hội hóa mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi con người”..
- Khái niệm “Trẻ em lao động sớm” được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau ở các quốc gia.
- Lao động trẻ em là thuật ngữ được tổ chức ILO sử dụng để miêu tả những trường hợp trẻ em dưới 18 tuổi phải trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, để lại tác động lâu dài đến sự phát triển thể chất, tâm lý, tình cảm, đạo đức và xã hội của các em, hoặc phải làm việc sớm hoặc quá nặng nhọc dẫn đến tình trạng các em không được học hành và vui chơi [6]..
- Xét trên góc độ luật pháp quốc tế (Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Công ước 182 của ILO) và quốc gia (Hiến pháp, luật lao động, Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em.
- có thể khái quát như sau: Trẻ em lao động sớm là những trẻ em (dưới 16 tuổi theo Pháp luật Việt Nam) tham gia hoạt động lao động trên thị trường lao động, sử dụng hầu hết hoạt động dành cho học tập, vui chơi, giải trí để làm việc cho chủ hay cho gia đình.
- Đó là những trẻ em phải bỏ học đi làm thuê trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề, những trẻ lang thang kiếm sống ở đô thị, trẻ phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay những công việc ảnh hưởng đến nhân cách cướp đi các cơ hội phát triển thể chất, tinh thần của trẻ thơ [6]..
- Ở Việt Nam, có 3 quy định về độ tuổi có liên quan đến vấn đề trẻ em lao động sớm:.
- Bộ Luật lao động Việt Nam không đưa ra định nghĩa về lao động trẻ em mà chỉ định nghĩa về lao động chưa thành niên theo quy định tại Điều 6: “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi có khả năng giao kết hợp đồng lao động”.
- Điều 119 quy định “lao động chưa thành niên là lao động dưới 18 tuổi” [1]..
- Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định độ tuổi là 16 tuổi trở xuống.
- Như vậy, pháp luật Việt Nam đã bao hàm lao động trẻ em trong khái niệm người lao động chưa thành niên nhằm bảo vệ chung với những người chưa có năng lực pháp luật và năng lực hành vi đầy đủ [6]..
- Trẻ em lao động sớm thường có một số đặc điểm sau:.
- Trẻ em trải qua rối loạn lo lắng có thể cho thấy các triệu chứng nôn nóng, bất an, phiền muộn, mất ngủ, kém tập trung, đi tiểu thường xuyên, trạng thái kích động, trí tuệ yếu, choáng váng, căng cơ bắp hoặc dễ bị mệt..
- Thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam.
- Theo số liệu điều tra quốc gia về lao động trẻ em của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2012, công bố ngày hiện nay ở Việt Nam có khoảng 1,75 triệu trẻ em từ 5 đến 15 tuổi là lao động trẻ em, trong đó một phần ba trẻ em có thời gian làm việc trên 7 giờ một ngày hoặc trên 42 giờ một tuần, số thời gian làm việc kéo dài làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em.
- Số đông lao động trẻ em làm việc tại các bãi vàng, khai thác than, làm việc tại các cơ sở may, lao động trẻ em còn tham gia làm việc trong dịch vụ nhà hàng.
- Trong số đó có khoảng 30.000 trẻ buộc phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại, trong điều kiện lao động ngoài trời, đi lại nhiều dễ bị tai nạn, môi trường làm việc có hóa chất gây hại, làm tổn thương đến sự phát triển thể chất.
- Bộ phận trẻ em sống ở nông thôn thường làm việc trong ngành nông nghiệp và phụ giúp gia đình không được trả lương [2]..
- Ở Việt Nam, độ tuổi trung bình trẻ em bắt đầu lao động là 13 - 14 tuổi.
- Trẻ em vạn đò phải học chèo thuyền từ 5 - 6 tuổi, 10 - 12 tuổi đã đi làm kiếm tiền… Những số liệu gần đây cho thấy, trẻ em từ 6 - 17 tuổi tham gia vào những hoạt động kinh tế chiếm khoảng trên dưới 30%, khoảng 60% lao động ở các cơ sở ngoài quốc doanh sống trong điều kiện khó khăn (ăn, ngủ, sức khỏe, vệ sinh không đảm bảo…) tiền công rẻ mạt, cường độ lao động cao.
- 71,2% trẻ em làm việc từ 9 - 12 giờ/ngày.
- tham gia lao động tương đối cao (63,3% so với độ tuổi).
- trẻ em làm thuê, phải làm các nghề với điều kiện nặng nhọc và độc hại như sản xuất gốm, sành sứ, vật liệu xây dựng… Kết quả cuộc điều tra mức sống dân cư cho thấy, trong vòng 5 năm lại đây, cả nước cả nước có khoảng trên dưới 40.000 trẻ em tham gia các hình thức lao động.
- Trẻ em nông thôn tham gia hoạt động kinh tế sớm hơn và nhiều hơn trẻ em thành thị, với khoảng 19% so với trên dưới 7%.
- Trẻ em ở những vùng quê nghèo, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long phải lao động nhiều hơn, các chỉ số này lần lượt ở những vùng kể trên là 25,9%.
- Việc trẻ em phải tham gia lao động sớm ảnh hưởng đến tình hình học tập cũng như cơ hội đến trường của các em.
- Theo thống kê có khoảng 55% trẻ em không đi học, số lượng còn lại có đến trường tuy nhiên không đều đặn và không đảm bảo được chất lượng học tâp [2]..
- Lao động trẻ em tham gia vào các quan hệ lao động thường không được ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản.
- Người sử dụng lao động lợi dụng những điểm này để bóc lột sức lao động của trẻ em, đồng thời khi xảy ra tranh chấp cũng không có cơ sở pháp lý để xử lý người vi phạm và bảo vệ quyền của trẻ em..
- Nguyên nhân của tình trạng trẻ em lao động sớm.
- Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trẻ em lao động sớm là do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá nghèo khó, ngoài ra còn một số trường hợp khác như các em muốn có tiền để tự tiêu dùng riêng, bị gia đình bắt đi làm… nhưng rất ít.
- Trẻ em lao động sớm góp được khá nhiều cho gia đình thậm chí có những em là thu nhập chính, 42,2% trẻ có thu nhập trên 20.000đ/tháng.
- 39% trẻ lao động sớm còn lại có thu nhập 6.000đ - 10.000đ/ ngày (theo số liệu thống kê năm 2007)..
- với họ, đơn giản là gia đình còn nghèo nên việc cho con em nghỉ học, lao động là bình thường, hiển nhiên.
- Lời giải thích của họ thường là: “nếu như gia đình chúng tôi dư dả, dại gì không cho con cháu mình học hành đến nơi đến chốn để có tương lai tươi sáng hơn, tội gì bắt nó lao động vất vả.
- Nhiều chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực trẻ em cũng cho biết, trẻ em không biết được quyền lợi mà lẽ ra các em phải được hưởng theo pháp luật.
- Ngay cả bố mẹ cũng không quan tâm, hay nói đúng hơn là họ không hề biết nên đã vô tình vi phạm “Luật lao động” khi bắt con cái phải làm việc quá sớm.
- Thứ ba là nguyên nhân từ chính xã hội:.
- Trong xã hội nhiều người còn chấp nhận sử dụng lao động trẻ em, chưa có một cái nhìn đúng đắn về quyền lợi của trẻ và những vi phạm pháp luật nếu sử dụng lao động trẻ em..
- Cuối cùng, những bất cập của pháp luật, chính sách, sự yếu kém trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước, ý muốn chủ quan của người sử dụng lao động và nhu cầu riêng của các em cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em lao động sớm ngày càng có xu hướng phát triển như hiện nay..
- Trên đây là một số nguyên nhân khiến trẻ em phải lao động sớm.
- Trẻ em lao động sớm gây ra nhiều hậu quả không những đối với các em mà còn đối với cả gia đình và xã hội..
- Hậu quả của tình trạng trẻ em lao động sớm 2.4.1.
- “Trẻ em lao động sớm” chịu nhiều những thiệt thòi và hậu quả nghiêm trọng.
- Khi trong gia đình có một em lao động sớm mắc phải một số vấn đề về sức khoẻ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế gia đình, nhất là trong việc chữa trị sức khoẻ cả sức khỏe thể chất lẫn tâm lý..
- Đối với xã hội.
- “Trẻ em lao động sớm” gây tình trạng đói nghèo, kém phát triển, làm cho các giá trị đạo đức và tinh thần chung bị phai nhạt.
- Lực lượng lao động què quặt không đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.
- Khi trẻ tham gia lao động sẽ làm cho lao động người lớn thất nghiệp gia tăng, bởi lẽ lao động trẻ em có thể làm những công việc của người lớn nhưng chỉ phải trả đồng lương thấp hơn.
- Điều này có hại cho các em, gia đình và toàn xã hội nhưng lại có lợi cho một số người sử dụng lao động.
- Nếu như tình trạng sử dụng lao động trẻ em diễn ra ở mức độ phổ biến, phạm vi rộng thì một số mặt hàng được sản xuất bằng sức lao động trẻ em phải đối mặt với sự tẩy chay trên thị trường quốc tế, nhất là khi gia nhập WTO..
- Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ Trẻ em lao động sớm.
- Trong đó, vai trò của các hoạt động công tác xã hội nói chung và vai trò của nhân viên công tác xã hội nói riêng là rất quan trọng..
- Với tư cách là người hỗ trợ chuyên nghiệp các đối tượng yếu thế, các hoạt động hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội được thể hiện ở một số hoạt động cụ thể như sau:.
- Vai trò người hỗ trợ tâm lý: Trẻ em lao động sớm có thể phải trải qua những biến cố, sự kiện gây tổn hại về mặt thể chất và tâm lý.
- Nhân viên công tác xã hội lúc này đóng vai trò là người hỗ trợ chính về mặt tâm lý cho các em.
- Sự chia sẻ, động viên của nhân viên công tác xã hội sẽ giúp các em an tâm và chủ động nỗ lực giải quyết những vấn đề tiếp theo..
- Những trẻ em lao động sớm đã phải trải qua những mối quan hệ tiêu cực trong quá khứ và mất niềm tin vào người khác.
- Bởi vậy, nhân viên công tác xã hội cần kiên nhẫn trong việc thiết lập mối quan hệ tin tưởng và duy trì mối quan hệ này trong suốt quá trình hỗ trợ.
- Cụ thể với trẻ lao động sớm, có thể có nhiều nhu cầu cần trợ giúp khác nhau như hỗ trợ về mặt tâm lý, pháp lý, chăm sóc sức khỏe, giáo dục,… Bởi vậy, để đảm bảo được vai trò này, nhân viên công tác xã hội cần hiểu rõ các dịch vụ, lựa chọn dịch vụ phù hợp với thân chủ của mình và trực tiếp giúp họ tiếp cận với các dịch vụ..
- Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội còn là cầu nối giữa thân chủ và gia đình, giúp họ có tiếng nói chung và cùng nhau giải quyết vấn đề..
- Vai trò là người giáo dục, nâng cao nhận thức: Một trong những mục tiêu hỗ trợ cho trẻ em là có thêm kiến thức, kĩ năng và hình thành những thái độ, hành vi mới để họ có thể tự tin hơn trong cuộc sống.
- Nâng cao năng lực đối phó với bạo lực tại gia đình, bạo lực tại nơi làm việc, phòng chống xâm hại tình dục cũng như cách thức liên hệ với những tổ chức bảo vệ trẻ em khi bản thân trẻ nhận thấy có nguy cơ gặp nguy hiểm.
- Vai trò giáo dục của nhân viên công tác xã hội còn thể hiện ở việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho gia đình và những người sử dụng lao động.
- Có những gia đình hoặc đơn vị hiện đang sử dụng lao động trẻ em vào những công việc khác nhau, tuy nhiên họ không ý thức rõ được đó là.
- Chính vì vậy, bản thân gia đình có trẻ em lao động sớm, các đơn vị sử dụng lao động cũng cần được cung cấp đầy đủ thông tin về trẻ em lao động sớm cũng như được tập huấn để có một cái nhìn đúng đắn hơn..
- Trẻ em lao động sớm được xem là một đối tượng yếu thế cần được quan tâm đặc biệt, các em thường rất khó có cơ hội để nói ra được những vấn đề của bản thân mình và những biến cố mà các em đã trải qua trong cuộc sống, khiến các em trở nên rụt rè, tự ti và khó bảo vệ được chính mình, bị xâm phạm nhiều quyền và lợi ích.
- Vai trò người hỗ trợ / tạo điều kiện: Nhân viên công tác xã hội là người tạo điều kiện, môi trường cho nạn nhân phát huy tiềm năng và tham gia vào quá trình tự giải quyết vấn đề của chính họ.
- Vai trò này được thể hiện ngay từ giai đoạn hỗ trợ ban đầu khi nhân viên công tác xã hội và thân chủ lập kế hoạch trợ giúp và được phát huy trong suốt quá trình hỗ trợ.
- Bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em luôn là sứ mệnh cao cả của toàn nhân loại..
- Ngăn chặn tình trạng trẻ em phải lao động sớm là cần thiết, nhằm tránh gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển về thể chất, tổn thương tâm lý đối với trẻ.
- Trách nhiệm bảo vệ trẻ em không thuộc về riêng ai, đòi hỏi sự chung tay góp sức của các bộ ngành có liên quan, của gia đình nơi trẻ đang sinh sống, của đơn vị sử dụng lao động, của những tổ chức xã hội tại địa phương và hơn hết là những nhân viên công tác xã hội đang hoạt động trong lĩnh vực trẻ em.
- Hi vọng với sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan, tình trạng trẻ em lao động sớm trong thời gian tới sẽ được giảm thiểu đáng kể, xây dựng cho trẻ em Việt Nam một môi trường sống ngày càng hoàn thiện và tốt đẹp..
- Bộ Luật lao động năm 2012..
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2014.
- Điều tra quốc gia về lao động trẻ em 2012 - các kết quả chính..
- Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004..
- Nghị định số 144/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em..
- Quyết định số 19/2004/QĐ - TTg về việc phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn .
- Phạm Thị Lan Phương (2014), “Phòng chống lạm dụng lao động trẻ em góp phần thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam”, Tạp chí Đại học Quốc gia, Tập 30, Số 4, tr.58-64 7.
- Nguyễn Hồi Loan (2006), “Vấn đề lao động sớm của trẻ em nông thôn trong quá trình chuyển

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt