« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH LÝ TUẦN HOÀN VÀ HÔ HẤP CỦA HỌC SINH THPT DÂN TỘC TÀY, NÙNG.
- HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN.
- Tóm tắt: Nghiên cứu các chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp tiến hành trên 491 học sinh nam và nữ lứa tuổi THPT (từ 16 đến 18) dân tộc Tày (42,77.
- Nùng (57,23%) thuộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
- Mục tiêu nghiên cứu của công trình là xác định một số chỉ số sinh học của nam, nữ học sinh lứa tuổi 16-18, góp phần xây dựng các giá trị sinh học người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về các chỉ số tuần hoàn: tần số tim, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và các thông số hô hấp: dung tích sống, dung tích sống thở mạnh theo các yếu tố tuổi và giới tính..
- Từ khóa: Tuần hoàn, hô hấp, dân tộc..
- Các chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp phản ánh tình trạng sinh lý và bệnh lý của cơ thể.
- Thông qua các chỉ số này, người ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của cơ thể để có biện pháp nâng cao thể trạng của cư dân vùng đó.
- Ở lứa tuổi THPT (từ 16 đến 18) có sự thay đổi quan trọng trong quá trình phát triển cơ thể vì chịu ảnh hưởng của giai đoạn dậy thì.
- Nhiều thay đổi tâm, sinh lý xảy ra ở lứa tuổi này, trong đó có các chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp.
- Bên cạnh đó, việc nghiên cứu chỉ số tuần hoàn và hô hấp sẽ cung cấp số liệu về đặc điểm sinh lý của các dân tộc khác nhau trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng và của cả nước nói chung.
- Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các chỉ số tuần hoàn và nhóm máu của nhiều tác giả như Nguyễn Văn Tường [7], Trịnh Bỉnh Dy và cộng sự [2], Phạm Gia Khải [3], Trịnh Đỗ Trinh [5].
- Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này còn tập trung ở vùng đồng bằng và chủ yếu là ở người trưởng thành thuộc dân tộc Kinh..
- Nhằm góp phần xây dựng các giá trị sinh học của người Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp trên đối tượng người dân tộc Tày, Nùng với mục tiêu cụ thể là: Xác định một số chỉ số sinh học của học sinh trung học phổ thông (THPT) dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
- Trên cơ sở đó, tìm ra mối liên hệ giữa sự tăng trưởng hình thái và chức năng sinh lý..
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo giới tính và lứa tuổi.
- Học sinh THPT lứa tuổi từ 16 đến 18 thuộc các dân tộc Tày, Nùng đang học tập tại hai trường THPT của huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn (bảng 1)..
- Đối tượng nghiên cứu có sức khỏe tốt, không có dị tật bẩm sinh, không có bệnh mãn tính, trạng thái tâm - sinh lý bình thường..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Tần số tim: được xác định bằng ống nghe, đếm nhịp tim trong 1 phút và đo 3 lần rồi lấy số trung bình..
- Huyết áp động mạch: đo huyết áp động mạch cánh tay trái ở tư thế cánh tay ngang tim theo phương pháp Korotkow..
- Các thông số hô hấp: được thực hiện bằng máy đo chức năng hô hấp Spiroanalyzer ST-95 cả hãng Fukuda Sangyo ở tự thế ngồi tiêu chuẩn sau khi đã giải thích và nhận được sự hợp tác của đối tượng nghiên cứu..
- Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo các thuật toán xác suất thống kê trong y, sinh học..
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.
- Tần số tim của học sinh THPT các dân tộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn Bảng 2.
- Tần số tim (lần/phút) của học sinh THPT các dân tộc theo giới tính.
- Giới tính.
- Giảm trung bình/năm 0,73 Giảm trung bình/năm 1,01.
- Giảm trung bình/năm 0,86 Giảm trung bình/năm 1,32 Các số liệu ở bảng 2 cho thấy:.
- Tần số tim của học sinh giảm liên tục từ 16-18 tuổi.
- Theo dân tộc, tốc độ giảm tần số tim của học sinh Tày thấp hơn so với học sinh Nùng nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Theo giới tính, tốc độ giảm tần số tim ở học sinh nam (0,73 và 0,86 nhịp/phút/năm) thấp hơn học sinh nữ (1,01 và 1,32 nhịp/phút/năm).
- Theo lứa tuổi, tần số tim của học sinh nam luôn thấp hơn nữ ở cả dân tộc Tày và Nùng.
- Tần số tim giảm dần qua các lứa tuổi chứng tỏ chức năng hoạt động của tim đang ngày càng hoàn thiện.
- Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu được nêu trong các công trình “Hằng số sinh học người Việt Nam” [6], “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 thế kỷ XX” [1], phù hợp nhận xét cho rằng tần số tim giảm dần từ sau khi sinh cho đến 24 tuổi, sau đó ổn định đến năm 69 tuổi.
- Riêng đối với học sinh nam tần số tim thấp hơn đáng kể so với các kết quả khác.
- Nguyên nhân của điều này là do các em học sinh nam sớm phải tham gia lao động sản xuất nông nghiệp tại gia đình, việc di chuyển chủ yếu là đi bộ.
- Nghiên cứu cho thấy ở cùng một lứa tuổi đối tượng vận động nhiều có tần số tim ổn định và thấp hơn..
- Huyết áp động mạch của học sinh THPT các dân tộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn 3.2.1.
- Huyết áp tâm thu.
- Huyết áp tâm thu (mmHg) của học sinh THPT các dân tộc theo giới tính.
- Tăng trung bình/năm 1,04 Tăng trung bình/năm 0,89 Nùng.
- Tăng trung bình/năm 1,20 Tăng trung bình/năm 1,08 Các số liệu ở bảng 3 cho thấy:.
- Từ 16 đến 18 tuổi huyết áp tâm thu của học sinh tăng liên tục.
- Theo dân tộc, tốc độ tăng huyết áp tâm thu của học sinh dân tộc Tày thấp hơn Nùng, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Theo giới tính, tốc độ tăng huyết áp tâm thu ở học sinh nam (1,04 và 1,20 mmHg/năm) cao hơn nữ (0,89 và 1,08 mmHg/năm).
- Theo lứa tuổi huyết áp tâm thu của học sinh có sự chênh lệch đáng kể, huyết áp của học sinh nam luôn cao hơn nữ ở cả dân tộc Tày và Nùng..
- Huyết áp tâm trương.
- Huyết áp tâm trương (mmHg) của học sinh THPT các dân tộc theo giới tính.
- Tăng trung bình/năm 1,07 Tăng trung bình/năm 0,90.
- Tăng trung bình/năm 0,94 Tăng trung bình/năm 1,01 Số liệu bảng 4 cho thấy:.
- Huyết áp tâm trương của học sinh tăng liên tục từ 16 đến 18 tuổi.
- Theo dân tộc tốc độ tăng huyết áp tâm trương của học sinh dân tộc Tày và Nùng tương tự nhau (p>0,05).
- Theo giới tính, tốc độ tăng huyết áp tâm trương ở học sinh nam (0,94 và 1,07 mmHg/năm) và nữ.
- Theo lứa tuổi, huyết áp tâm trương của học sinh có sự khác biệt, huyết áp tâm trương của học sinh nam luôn cao hơn nữ ở cả dân tộc Tày và Nùng..
- So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả khác cho thấy huyết áp động mạch của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả trong các công trình “Các giá trị sinh học người Viêt Nam bình thường thập kỷ 90 thế kỷ XX” [1], “Các chỉ số cơ bản về sinh lý và tâm lý học sinh phổ thông hiện nay” [4].
- Cũng như huyết áp tối đa có thể do tác động trong quá trình tham gia lao động sản xuất tại gia đình đã tác động vào hoạt động của hệ mạch làm thay đổi huyết áp tối thiểu..
- Huyết áp tâm thu và tâm trương của học sinh tăng dần theo tuổi là do sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của hệ tim - mạch, trong quá trình phát triển cá thể.
- Trẻ em, đặc biệt là học sinh lứa tuổi THPT đang ở lứa tuổi dậy thì nên các chức phận hoạt động mạnh, cơ tim càng khỏe, buồng tim càng rộng và lưu lượng tim càng lớn, máu đẩy vào động mạch tăng nên dẫn đến chỉ số huyết áp động mạch tăng lên..
- Thông số hô hấp của học sinh THPT các dân tộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn 3.3.1.
- Dung tích sống.
- Dung tích sống (lít) của học sinh theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc Dân.
- lt lt lt;0,05 Tăng trung bình/năm 0,18 Tăng trung.
- bình/năm.
- lt lt lt;0,05 Tăng trung bình/năm 0,16 Tăng trung.
- Dung tích sống của học sinh tăng dần theo tuổi từ 16 đến 18 tuổi.
- Theo dân tộc, tốc độ tăng dung tích sống của học sinh dân tộc Tày cao hơn dân tộc Nùng.
- Theo giới tính, tốc độ tăng dung tích sống ở học sinh nam (0,16 và 0,18 lít/năm) cao hơn nữ (0,12 và 0,13 lít/năm).
- Theo lứa tuổi, dung tích sống của học sinh có sự khác biệt, nhưng khá đều giữa các lứa tuổi.
- Dung tích sống của học sinh nam luôn cao hơn nữ ở cả dân tộc Tày và Nùng..
- Kết quả này cao hơn nhưng phù hợp với kết quả nêu trong cuốn “Hằng số sinh học người Việt Nam” [6] và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tường [7]..
- Dung tích sống thở mạnh Số liệu bảng 6 cho thấy:.
- Từ 16 đến 18 tuổi dung tích sống thở mạnh của học sinh tăng dần.
- Theo dân tộc, tốc độ tăng dung tích sống thở mạnh của học sinh dân tộc Tày và Nùng tương tự nhau.
- Theo giới tính, tốc độ tăng dung tích sống thở mạnh ở học sinh nam lít/năm) cao hơn nữ (0,11 lít/năm).
- Theo lứa tuổi, dung tích sống thở mạnh của học sinh có sự khác biệt..
- Dung tích sống thở mạnh của học sinh nam luôn cao hơn nữ ở cả dân tộc Tày và Nùng..
- Dung tích sống thở mạnh (lít) học sinh theo lứa tuổi, dân tộc, giới tính.
- lt lt lt;0,05 Tăng trung bình/năm 0,18 Tăng trung bình/năm 0,11.
- lt lt lt;0,05 Tăng trung bình/năm 0,16 Tăng trung bình/năm 0,11.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhưng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tường [7] tại khu vực Thanh Trì và Thượng Đình Hà Nội.
- Cũng như dung tích sống, điều này cũng có thể được lý giải là do đời sống được cải thiện thì thể lực và các chức năng sinh lý cũng tốt hơn, mặt khác điều kiện khí hậu loãng ở vùng núi cao, thời gian làm việc phụ giúp gia đình trong sản xuất nông nghiệp thường xuyên cũng là những yếu tố làm tăng dung tích sống thở mạnh ở học sinh..
- Từ các kết quả nghiên cứu về các chỉ số sinh lý tuần hoàn và hô hấp ở học sinh THPT dân tộc Tày , Nùng tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau:.
- Tần số tim của học sinh nam, nữ giảm dần theo tuổi từ 16-18, mỗi năm giảm trung bình nhịp/phút) đối với nam và nhịp/ phút) đối với nữ..
- Huyết áp tâm thu của học sinh nam, nữ tăng dần theo tuổi từ 16-18, mỗi năm tăng trung bình mmHg) đối với nam và mmHg) đối với nữ..
- Huyết áp tâm trương của học sinh nam, nữ tăng dần theo tuổi từ 16-18, mỗi năm tăng trung bình mmHg) đối với nam và mmHg) đối với nữ..
- Dung tích sống của học sinh nam, nữ tăng dần theo tuổi từ 16-18, mỗi năm tăng trung bình lít) đối với nam và lít) đối với nữ..
- Dung tích sống thở mạnh của học sinh nam, nữ tăng dần theo tuổi từ 16-18, mỗi năm tăng trung bình lít) đối với nam và (0,11 lít) đối với nữ..
- Bộ Y tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90- thế kỷ XX, Nxb Y học, Hà Nội..
- Trịnh Bỉnh Dy, Đỗ Đình Hồ, Phạm Khuê, Nguyễn Quang Quyền, Lê Thành Uyên (1982), Về những thông số sinh lý học người Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội..
- Phạm Gia Khải và cộng sự (2003), “Các giá trị sinh học về tim mạch”, Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX, Nxb Y học, tr.122-123..
- Trần Trọng Thuỷ (2006), Các chỉ số cơ bản về sinh lý và tâm lý học sinh phổ thông hiện nay, Trung tâm Tâm lý học và Sinh lý lứa tuổi, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Trần Đỗ Trinh (1996), “Trị số huyết áp động mạch người Việt Nam”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, tr.146-150..
- Nguyễn Tấn Gi Trọng và cộng sự (1975), Hằng số sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, tr.86-92..
- Nguyễn Văn Tường, Trịnh Bỉnh Dy và cộng sự (1996), “Giá trị bình thường các chỉ tiêu chức năng phổi nghiên cứu tại khu vực Thanh Trì và Thượng Đình Hà Nội”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, tr.143-145.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt