intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Chức năng tác động của ngôn ngữ thơ (Trường hợp thơ Tố Hữu, thơ Chế Lan Viên)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

33
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm tìm hiểu chức năng tác động của ngôn ngữ thơ trên các bình diện như: tổ chức thông điệp, quan hệ liên nhân để thấy được giá trị tác động và hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ của hai nhà thơ tác động đến sự tiếp nhận của người đọc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Chức năng tác động của ngôn ngữ thơ (Trường hợp thơ Tố Hữu, thơ Chế Lan Viên)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC HOÀNG ĐĂNG TRỊ CHỨC NĂNG TÁC ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ THƠ (TRƯỜNG HỢP THƠ TỐ HỮU VÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN) CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM MÃ SỐ: 62 22 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thùy 2. PGS.TS. Đào Thanh Lan Hà Nội - 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Thùy 2. PGS.TS. Đào Thanh Lan Phản biện độc lập 1:. ……………………………………………… Phản biện độc lập 2: ………………………………………………. Phản biện 1: ………………………………………………….…… Phản biện 2: ……………………………………………….……… Phản biện 3: ……………………………………………….……… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại: ........................................................................ .............................................................................. vào hồi ………. giờ …. ngày …. tháng ….năm………. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội .
  3. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn luận án Hiện nay, việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, bởi vì ngôn ngữ nghệ thuật chính là sự mã hóa từ ngôn ngữ đời sống. “Quá trình mã hóa này là một quá trình phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố văn hóa, tư duy của từng dân tộc và của mỗi thời đại” [16]. Về bản chất ngôn ngữ thơ mang tính siêu ngôn ngữ bởi nó rất giàu tính biểu cảm và tính hình tượng. Thơ chính là ngôn từ được tổ chức một cách đặc biệt để thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà thơ trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc, thơ đã góp phần không nhỏ trong việc vận động, tuyên truyền cách mạng. Thơ không chỉ khơi dậy tình yêu đất nước, lòng căm thù quân giặc mà còn thức tỉnh con người về trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước. Có thể nói, thơ đã thực hiện thành công sứ mệnh cách mạng của mình. Trong đó hai nhà thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên đã có nhiều đóng góp trên thi đàn Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1975. Hai nhà thơ này đã góp phần to lớn vào việc bồi dưỡng tình cảm và đạo đức cách mạng cho nhân dân ta, làm nên chiến thắng cho dân tộc. Nghiên cứu về chức năng tác động của ngôn ngữ thơ là một hướng đi còn khá mới mẻ, chưa có công trình chuyên sâu đi trước tìm hiểu về vấn đề này. Có thể nói, nghiên cứu về chức năng tác động của ngôn ngữ thơ chính là cách lượng hóa hiệu quả tiếp nhận ở người đọc. Ngôn ngữ thơ được tiếp nhận bằng tâm hồn, thẩm thấu vào ý thức và đi đến hành động. Quá trình đó diễn ra trừu tượng. Ngôn ngữ thơ thực hiện sứ mệnh tác động của mình thông qua con đường đi từ trái tim đến trí tuệ. Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu Chức năng tác động của ngôn ngữ thơ (Trường hợp thơ Tố Hữu, thơ Chế Lan Viên) làm luận án luận án tiến sĩ để tìm hiểu về hiệu quả mà thơ có thể ảnh hưởng và giúp con người ta thay đổi về nhận thức và hành động. Chúng tôi lựa chọn cứ liệu thơ Tố Hữu và thơ Chế Lan Viên – hai nhà thơ tiêu biểu của gian đoạn thơ Việt Nam 1930 -1988, để tìm ra hiệu quả tác động mà thơ đem lại cho người đọc. Khi chọn đề này, chúng tôi hi vọng kết quả của việc nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung cho lí thuyết nghiên 1
  4. cứu ngôn ngữ học nói riêng và lịch sử phát triển tiếng Việt nói chung, bên cạnh đó cũng cung cấp những cơ sở lí luận cho việc đánh giá một cách khách quan sự biến đổi của ngôn ngữ thơ qua các thời kỳ nhìn từ góc độ ngôn ngữ học. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: chức năng tác động của ngôn ngữ thơ. Phạm vi nghiên cứu của luận án: những sáng tác thơ của Tố Hữu và Chế Lan Viên. Cụ thể là như sau: Tố Hữu: tập thơ Từ ấy (1946); Việt Bắc (1954); Gió lộng (1961); Ra trận (1972); Máu và hoa (1977); với tổng số 245 bài thơ. Chế Lan Viên: Điêu tàn (1937); Sau điêu tàn (1947); Gửi các anh (1954); Ánh sáng và phù sa (1960); Hoa ngày thường, chim báo bão (1967); Những bài thơ đánh giặc (1972 – trường ca); Đối thoại mới (1974); Hoa trước lăng người (1976); Hái theo mùa (1977); Hoa trên đá 1 (1984); Ta gửi cho mình (1986); Hoa trên đá 2 (1988) với tổng số 269 bài thơ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu ở trên, luận án có mục đích tìm hiểu chức năng tác động của ngôn ngữ thơ trên các bình diện như: tổ chức thông điệp, quan hệ liên nhân để thấy được giá trị tác động và hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ của hai nhà thơ tác động đến sự tiếp nhận của người đọc. Trên cứ liệu những bài thơ được khảo cứu, luận án đưa ra những số liệu cụ thể để minh chứng cho những nội dung trên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Luận án xây dựng hệ thống cơ sở lí luận gồm những vấn đề như chức năng tác động của ngôn ngữ thơ theo quan điểm truyền thống và theo quan điểm của Jakopson, lí thuyết chức năng hệ thống của Haliday, lí thuyết diễn ngôn, lí thuyết về hành động ngôn từ. Từ cơ sở lí luận này chúng ta thấy rằng con đường để có thể tác động đến tư duy và nhận thức của người đọc chính là dựa trên quan hệ liên nhân và thơ là một tổ chức siêu ngôn ngữ. 2
  5. - Luận án tìm hiểu chức năng tác động của ngôn ngữ thơ qua thơ Tố Hữu và thơ Chế Lan Viên trên bình diện tổ chức thông điệp. - Luận án tìm hiểu chức năng tác động của ngôn ngữ thơ qua thơ Tố Hữu và thơ Chế Lan Viên trên bình diện liên nhân. 4. Phương pháp nghiên cứu Với luận án “Chức năng tác động của ngôn ngữ thơ” (trườn hợp thơ Tố Hữu và thơ Chế Lan Viên), luận án tiến hành nghiên cứu dựa trên các phương pháp sau: -Phương pháp Phân tích diễn ngôn: phương pháp này nghiên cứu thơ trong mối liên hệ đa chiều giữa thơ và người sáng tác, người tiếp nhận với ngữ cảnh, môi trường giao tiếp , môi trường tồn tại của thơ, nghiên cứu vấn đề liên kết và mạch lạc, phương thức liên kết trong thơ. - Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để miêu tả các cách thức tổ chức thông điệp thơ và hành động ngôn từ trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên. Từ việc mô tả định lượng để có những kết quả định tính về các quan hệ, phương thức tổ chức và giá trị tạo lập ngôn ngữ thơ. - Thủ pháp thống kê: Từ các diễn giải, miêu tả trong các bài thơ, tập thơ của Tố Hữu và Chế Lan Viên chúng tôi sử dụng thủ pháp này để thống kê các nội dung liên quan, đưa ra tần số xuất hiện của chúng để từ đó xác định giá trị tác động của ngôn ngữ thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên. - Thủ pháp so sánh: so sánh các sử dụng ngôn từ của hai nhà thơ và với các nhà thơ khác. 5. Đóng góp của luận án Với công trình nghiên cứu này, luận án sẽ có ý nghĩa cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn. a) Về mặt lí luận - Luận án góp phần nghiên cứu sâu rộng chức năng tác động của ngôn ngữ thơ qua thơ Tố Hữu và thơ Chế Lan Viên, một vấn đề đã được các nhà nghiên cứu đề cập nhưng chưa đi sâu vào khai thác, tìm hiểu. Vì vậy luận án này góp phần bổ sung vào lý thuyết nghiên cứu thơ trên bình diện ngôn ngữ học. Tức là luận án góp phần mở rộng việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ trên bình 3
  6. diện: tổ chức thông điệp, quan hệ liên nhân. b) Về mặt thực tiễn - Luận án góp phần cụ thể hóa con đường tác động của thơ là đi từ cảm xúc đến nhận thức và hành động. Điều này minh chứng cho vai trò của văn chương nghệ thuật trong đời sống của nhân dân. - Luận án cũng góp phần đổi mới cách dạy môn Văn cho học sinh ở cấp học phổ thông trung học, trung học cơ sơ, đồng thời bổ sung nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy, nghiên cứu về ngôn ngữ thơ, cho sinh viên theo học các chuyên ngành ngôn ngữ học, văn học tại Việt Nam. - Bên cạnh đó, luận án cũng góp một phần nhỏ trong việc cải tiến tư duy của người tiếp nhận thơ, yêu thơ theo lối tiếp cận thơ không chỉ đơn thuần là cảm xúc mà cần phải căn cứ trên “nghệ thuật ngôn từ”, để hiểu sâu sắc những cấu trúc ngôn từ mà các tác giả muốn truyền tải trong thơ của mình. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung của luận án được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lí thuyết liên quan đến luận án. Chương 2: Chức năng tác động của ngôn ngữ thơ ở bình diện tổ chức thông điệp Chương 3: Chức năng tác động của ngôn ngữ thơ ở bình diện quan hệ liên nhân. 4
  7. CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ thơ Nghiên cứu về thơ trên thế giới có một bề dày lịch sử. Đây là địa hạt được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trên thế giới, nghiên cứu thơ từ góc độ ngôn ngữ thường gắn với những lí thuyết nhất định. Chẳng hạn vấn đề ẩn dụ tri nhận trong thơ cũng được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Theo M. Freeman , nhận thức thơ như một lý thuyết của văn học dựa trên hai căn cứ là ngôn ngữ trong văn bản văn học và các chiến lược nhận thức ngôn ngữ mà bạn đọc sử dụng để hiểu về thơ (Freeman 11027:4). 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu chức năng của ngôn ngữ thơ Jakobson đã đưa ra chức năng của ngôn ngữ thơ gồm: + Chức năng thể hiện gồm sự nhận thức + Chức năng biểu cảm + Chức năng thi ca + Chức năng tác động, + Chức năng siêu ngôn ngữ + Chức năng tiếp xúc Nói tóm lại, từ Jakobson, ngôn ngữ học chuyển sang một thời kì mới trong nghiên cứu về các chức năng ngôn ngữ. Việc đưa ra 6 chức năng trong ngôn ngữ thơ là kết quả của quá trình nghiên cứu về hiệu quả tác động, các giá trị mà ngôn ngữ có thể đem lại. 1.1.1.3. Tình hình nghiên cứu chức năng tác động của ngôn ngữ thơ Ở phương Tây, từ thời cổ đại, Aristot trong cuốn Nghệ thuật thi ca đã quan niệm thơ như là một sự mô phỏng, sự mô phỏng trong sáng tạo. Ở phương Đông, nhà thơ Bạch Cư Dị đời Đường có lẽ là một trong những người sớm nhất đưa ra quan điểm riêng về thơ: “Cái gọi là thơ thì không gì cảm hóa nhân tâm bằng tình cảm. Không thể bắt đầu bằng cái gì khác ngoài ngôn ngữ. Không gì 5
  8. thân thiết bằng âm thanh. Không gì sâu sắc bằng nghĩa lý. Gốc của thơ là tình cảm. Lá của thơ là ngôn ngữ. Hoa của thơ là âm thanh. Quả của thơ là nghĩa lý” [46]. Như vậy, trên thế giới có nhiều hướng nghiên cứu và nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ, song những nghiên cứu trực tiếp về chức năng tác động của ngôn ngữ thơ thì còn chưa nhiều. Điều đó cho thấy chức năng tác động của ngôn ngữ thơ là một vấn đề xứng đáng được nghiên cứu chuyên sâu. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ thơ Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ còn mới và chưa phong phú bằng việc nghiên cứu về thơ. Các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ có chung một đích đến là coi ngôn ngữ trong thơ làm đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngôn ngữ thơ dưới ánh sáng của ngôn ngữ học thực sự là một phương tiện để thể hiện tư tưởng, tạo quan hệ liên nhân với người đọc và đặc biệt là ngôn ngữ thơ có khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc. Có thể thống kê những kết quả nghiên cứu của từng công trình như sau: 1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu chức năng của ngôn ngữ thơ Nghiên cứu về chức năng của ngôn ngữ thơ sẽ được tổng hợp trên bốn phương diện: nghiên cứu thơ từ góc độ thi pháp, nghiên cứu thơ từ góc độ thể loại, nghiên cứu thơ từ góc độ tác giả, nghiên cứu thơ từ góc độ ngôn ngữ thơ. 1.1.2.3. Tình hình nghiên cứu chức năng tác động của ngôn ngữ thơ Chúng tôi nhận thấy công trình “Nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 – 1975 từ phương diện truyền thông xã hội” của tác giả Lê Thị Phượng (2016), Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một luận án khá gần với nội dung luận án của chúng tôi, tuy nhiên lại góc độ khai thác khác với định hướng mà luận án hướng tới hoàn toàn khác, cụ thể: Luận án nghiên cứu vai trò, chức năng tác động của thơ kháng chiến đối với xã hội dưới góc nhìn của truyền thông xã hội trên cơ sở các lí thuyết ngôn ngữ học, nhận diện các đặc trưng của ngôn ngữ truyền thông trên ba bình diện 6
  9. của kí hiệu học (kết học, nghĩa học, dụng học) trong mối quan hệ với các bài thơ kháng chiến có tính truyền thông xã hội cao. Luận án lấy việc nhận diện, phân tích và bàn luận chức năng tác động của các hiện tượng ngôn ngữ có tính truyền thông trong mảng thơ kháng chiến làm trọng tâm. Tác giả tập trung vào phân tích các yếu tố ngôn ngữ có chức năng tác động xét từ bình diện truyền thông xã hội trong phạm trù liên nhân. Kết quả của luận án góp làm sáng rõ những vấn đề ngôn ngữ của truyền thông trên ngữ liệu đặc thù là thơ kháng chiến, hay nói cách khác giúp cho các nhà ngữ học nhìn rõ hơn bản chất của thể loại truyền thông dùng thơ ca làm chất liệu. Luận án đã xuất phát từ ba phương diện chức năng có tính quan yếu của truyền thông là: thông tin, giao tiếp và giáo dục. Theo đó thừa nhận: mô hình truyền thông và mô hình giao tiếp ngôn ngữ có những tương ứng về các yếu tố, hệ thống quan hệ và các giá trị biểu đạt. 1.2. Cơ sở lí thuyết của luận án 1.2.1. Chức năng tác động Từ góc độ vật lí học, chức năng tác động bao giờ cũng làm thay đổi về hình dáng, về bản chất của sự vật. Chẳng hạn nếu hình tròn va vào một vật cứng bất kì nào đó, hình tròn đó sẽ bị biến dạng, đó là sự thay đổi về mặt hình thức. Thế còn, nhiệt độ có thể làm nung chảy các chất dễ cháy, ví dụ lửa biến một thân tre, thân gỗ thành than, thì đó là sự tác động làm thay đổi về bản chất. Những biểu hiện của sự tác động được tác giả Lê Thị Phượng thống kê như sau, [31]. “+ Thông qua ngôn ngữ, chủ thể vận động, tuyên truyền và thuyết phục đối tượng, trên cơ sở đó gây ảnh hưởng và xây dựng niềm tin với họ. + Tính tác động của ngôn ngữ còn do bởi tính đơn giản, rõ ràng, tính lô gích và phẩm chất, năng lực, uy tín của chủ thể trong từng mối quan hệ. Hiệu quả tác động của ngôn ngữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến như: + Tính chất của mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng; + Mục đích sử dụng ngôn ngữ của chủ thể; 7
  10. + Ngữ điệu của ngôn ngữ trong các tình huống của quá trình giao tiếp.” 1.2.2. Chức năng tác động của ngôn ngữ 1.2.2.1. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ Hầu hết các nhà khoa học đã thống nhất về 3 chức năng cơ bản của ngôn ngữ là chức năng làm công cụ giao tiếp, chức năng làm công cụ tư duy và chức năng làm nhân tố cấu thành văn hóa và lưu giữ truyền tải văn hóa. 1.2.2.2. Lí thuyết chức năng hệ thống của Halliday Halliday phân tích chức năng giao tiếp của ngôn ngữ dưới góc độ xã hội như một hệ thống dưới dạng kinh nghiệm và gắn liền với chức năng tư tưởng. Cách nhìn mới mẻ này đã mở đường cho những khái niệm công cụ nhằm tiếp cận câu và nghĩa của câu, của toàn văn bản. Từ đó các chức năng tác động của ngôn từ được phân tích sâu sắc hơn. Thơ là một kiểu diễn ngôn đặc biệt vì vậy những quan điểm của Haliday cho phép chúng ta hiểu và nhận thức cụ thể hơn về chức năng tác động của ngôn ngữ thơ trên các bình diện như liên nhân, văn bản, siêu văn bản,... 1.2.2.3. Chức năng tác động của ngôn ngữ theo quan điểm của luận án Thứ nhất, đó là sự tác động đến tư duy. Thứ hai, ngôn ngữ có chức năng liên nhân thể hiện ở chỗ nó có khả năng liên kết con người với nhau. Thứ ba, ngôn ngữ tạo nên sự thay đổi theo con đường từ nhận thức đến hành động. 1.2.3. Ngôn ngữ thơ và chức năng tác động của ngôn ngữ thơ 1.2.3.1. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ Trước hết, ngôn ngữ thơ thường rất giàu cảm xúc. Đặc điểm thứ hai là ngôn ngữ thơ rất giàu nhạc tính. 1.2.3.2. Chức năng của ngôn ngữ thơ theo quan điểm Jakobson Jakobson đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về ngôn ngữ và thi học. Ông đã xây dựng thành một sơ đồ những thành tố chức năng của ngôn ngữ thơ. Cụ thể là 8
  11. Chức năng Thể hiện Chức năng biểu cảm Chức năng thi ca Chức năng tác động Chức năng tiếp xúc Chức năng siêu ngôn ngữ (Nguồn: Bài “Ngôn ngữ học và Thi học” Cao Xuân Hạo dịch đăng trong Tạp chí Ngôn ngữ số 14/2001) + Chức năng thể hiện gồm sự nhận thức, khả năng biểu nghĩa của ngôn từ + Chức năng biểu cảm: + Chức năng thi ca “đem nguyên lí tương đương của trục tuyển lựa chiếu lên trục kết hợp. Tính tương đương được để lên hàng biện pháp cấu thành của mỗi chuỗi ngôn ngữ ” [23]. + Chức năng tác động, chức năng này hướng tới người nhận. “ + Chức năng siêu ngôn ngữ + Chức năng tiếp xúc, chức năng này có tác dụng liên kết người nói với người nghe thành một khối nhằm đảm bảo cho sự giao tiếp luôn liên tục. 1.2.3.3. Chức năng tác động của ngôn ngữ thơ theo quan điểm của luận án Chức năng tác động của ngôn ngữ thơ thể hiện 3 bình diện: tư tưởng, thông điệp và liên nhân. Tư tưởng thể hiện qua bình diện tổ chức thông điệp cho nên để tìm hiểu được chức năng tác động của ngôn ngữ thơ, luận án sẽ triển khai theo hai chương: chương 2 là nghiên cứu chức năng tác động qua bình diện tổ chức thông điệp, hay nói cách khác trong bình diện tổ chức thông điệp thể hiện chức năng tư tưởng; chương 3 nghiên cứu chức năng tác động qua bình diện quan hệ liên nhân, chúng tôi tập trung nghiên cứu về các từ xưng hô và hành động ngôn từ. Nghiên cứu dưới góc độ hành động ngôn từ tức là nghiên cứu sự tương tác giữa người nói với người nghe, sự tương tác qua lại giữa người 9
  12. nói với người nghe chính là liên nhân. Khi người nói thực hiện hành động ngôn từ, tương tác với người nghe, tác động đến ý niệm nhưng ở mức độ cao thông qua nhạc điệu và cảm xúc để kết nối tác giả và người đọc, sự tương tác đó thể hiện quan hệ liên nhân. 1.2.4. Lí thuyết phân tích diễn ngôn Những đặc điểm về diễn ngôn nói chung và diễn ngôn thơ nói riêng đã cho thấy nó có liên quan trực tiếp đến hiệu quả tác động của ngôn ngữ thơ. Bởi vì từ góc độ liên nhân, thơ có thể kết nối những trái tim, từ góc độ đặc điểm thơ thuộc diễn ngôn viết. Những đặc điểm riêng của diễn ngôn thơ đã cho thấy chức năng tác động của thơ sẽ đi theo con đường từ cảm xúc đến nhận thức rồi làm thay đổi về mặt tư tưởng, tình cảm cuối cùng là dẫn đến hành động. 1.2.5. Lí thuyết hành động ngôn từ Tác giả Đào Thanh Lan tổng hợp lại như sau: Hành động tạo ngôn (locutionary act) là hành động nói nhằm tạo ra một chuỗi các âm thanh có nghĩa làm thành nội dung mệnh đề (nội dung đàm phán) trong lời. Từ đó ý nghĩa của lời được xác lập. Hành động ngôn trung (illocutionary act) là hành động nói được thực hiện bằng một lực thông báo của một phát ngôn (lực ngôn trung) thể hiện mục đích giao tiếp nhất định của lời (đích ngôn trung) như: trần thuật, hỏi, cầu khiến làm nên ý nghĩa ngôn trung. Hành động dụng ngôn (perlocutionary) là sự tác động vào tâm lí/hành vi người nghe một hiệu quả giao tiếp nhất định: xúc động, yên tâm, bực mình, phấn khởi,… Nghiên cứu dưới góc độ hành động ngôn từ chính là đang tìm hiểu về quan hệ giữa người nói và người nghe. Sự tương tác thể hiện qua tác động của lực ngôn trung là biểu hiện của quan hệ liên nhân. Vì vậy có thể khẳng định rằng hành động ngôn từ có quan hệ liên nhân. Bởi vì nó đặt trong thế tương tác giữa người phát ngôn và người tiếp ngôn. Đây cũng là một chức năng của ngôn ngữ vì chức năng giao tiếp một trong những chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ. Sự tương tác có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và mục đích chính là hướng tới độc giả. Ví dụ khi câu hỏi mà có hàm ý cầu khiến là 10
  13. sự tương tác trực tiếp, cho nên nó có ý nghĩa tác động mạnh mẽ hơn. 1.3. Vài nét về hai nhà thơ Tố Hữu là nhà thơ cách mạng với sứ mệnh tuyên truyền vận động nên thơ ông thường có số lượng các thể thơ tự do, chủ đề lãnh tụ, người lính, các biện pháp tu từ từ vựng, tu từ cú pháp nhiều hơn so với thơ Chế Lan Viên. Thơ Tố Hữu thường dễ đi vào lòng người để khơi gợi tình cảm nhân dân, đất nước. Còn Chế Lan Viên, thơ ông giàu chất triết luận nên thường tác động trực tiếp đến tư duy đòi hỏi chúng ta phải suy ngẫm và tự nhận thức về trách nhiệm của mình với đất nước. 11
  14. CHƯƠNG 2 CHỨC NĂNG TÁC ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ THƠ Ở BÌNH DIỆN TỔ CHỨC THÔNG ĐIỆP Các yếu tố như chủ đề bài thơ, hình tượng thơ có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức thông điệp thơ. Ngoài ra các phương tiện khác như hình thức thơ, biện pháp tu từ từ vựng, tu từ cú pháp,…. có vai trò trong việc thể hiện tư tưởng của bài thơ. Tất cả đều hướng tới mục đích là tác động vào nhận thức, tình cảm của người đọc. Để làm rõ điều này, chương 2 sẽ khảo sát số liệu theo từng nội dung nêu trên; tìm ra đặc điểm riêng của từng nhà thơ dựa trên số liệu thống kê được. Như vậy nhiệm vụ chính của chương 2 là tìm hiểu về hiệu quả tác động của thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên được thể hiện trên bình diện tổ chức thông điệp thơ. Đối với phép thế, cả Tố Hữu, Chế Lan Viên đã sử dụng rất hợp lí để tạo nên tính liên kết cho thơ. Đồng thời khắc họa hình tượng thơ, tạo nên hiệu quả tác động mạnh mẽ đến tâm trí người đọc. Nhìn chung, các biện pháp tu từ cú pháp trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên gồm đảo ngữ, điệp cú pháp, lặp rất tiêu biểu. Thể hiện ở số lần xuất hiện trong toàn bộ trước tác của cả hai nhà thơ, mặt khác chúng đem lại hiệu quả cao trong quá trình tác động đến người đọc. Từ sự lĩnh hội thơ mà đi đến hành động. Chương 2 tập trung vào những vấn đề cơ bản từ phương diện tổ chức thông điệp. Kết quả khảo sát thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên cho thấy, từ hình tượng thơ, chủ đề bài thơ, hình thức thơ, các biện pháp tu từ từ vựng, tu từ cú pháp trong thơ đến hiệu quả tác động mà thơ mang lại cho người đọc. Tất cả đều nằm trong ngôn cảnh văn hóa của người Việt trên cơ sở mối quan hệ giữa ngôn ngữ và qui luật tư duy. Mục đích của thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên ngoài việc giãi bày tâm tư riêng còn hướng tới tuyên truyền, vận động cách mạng, phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Từng nội dung trong phần tổ chức thông điệp đều hướng tới Tổ quốc và nhân dân. Chương 2 đã cho thấy thơ có một khả năng truyền tải thông điệp rất đặc biệt. Bởi vì “văn học hiện đại là hình thức văn học được sáng tác theo phương pháp phân tích” [Hữu Đạt, 2019, tr15]. Từ bình diện ngôn ngữ học, cụ thể là từ góc độ tổ chức thông điệp, các yếu tố ngôn ngữ đã được mã hóa để đi thẳng vào trái tim người đọc, để thúc đẩy nhận thức nhân sinh và kêu gọi đấu tranh cho dân tộc. 12
  15. CHƯƠNG 3 CHỨC NĂNG TÁC ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ THƠ Ở BÌNH DIỆN QUAN HỆ LIÊN NHÂN Chương 3 tập trung khảo sát chức năng tác động của ngôn ngữ thơ ở bình diện quan hệ liên nhân. Quan hệ liên nhân biểu hiện qua hiệu quả tác động của các từ xưng hô và hành động ngôn từ. Về bản chất, liên nhân là sự kết nối giữa tác giả và người đọc, qua đó mà kết nối những người đọc với nhau. 3.1. Tác động qua các từ xưng hô Trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, xưng hô thể hiện ở lời đối thoại trực tiếp và lời đối thoại gián tiếp. Lời trực tiếp thường hướng tới đối tượng đang hiện diện trước mắt còn lời đối thoại gián tiếp thường là sự hồi tưởng. Như vậy, xưng hô nhằm mục đích tạo tính liên nhân. Trực tiếp hay gián tiếp thì xưng hô cũng là một phương thức biểu đạt tình cảm và truyền tải nội dung thông điệp cho thơ. Xưng hô trong tiếng Việt gồm có các đại từ nhân xưng ngôi 1, ngôi 2, ngôi 3 ở dạng số ít hoặc số nhiều và các danh từ chỉ quan hệ thân tộc, quan hệ xã hội. Xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú tạo sắc thái biểu cảm cao. Đã là xưng hô thường phải có người nói và người nghe, chính vì vậy mà có những cặp từ xưng hô sẽ thường xuất hiện cùng nhau. Như vậy, ngay trong việc sử dụng từ xưng hô cũng thể hiện những dụng ý nghệ thuật của tác giả. Thông qua đó sự phân luồng giữa hai tuyến thiện – ác, chính nghĩa – phi nghĩa rất rõ ràng. Xưng hô trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên đã thực sự trở thành một phương thức để thể hiện thông điệp thơ, để gửi gắm tình cảm cách mạng đến người đọc. Từ đó, sự tác động sẽ là một quá trình tự nhận thức diễn ra tự nhiên. 3.2. Tác động qua các hành động ngôn từ Hành động ngôn từ thể hiện rất rõ sự tương tác của chủ ngôn với tiếp ngôn. Đây là một địa hạt còn ít người nghiên cứu nhất là hành động ngôn từ trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên. Nghiên cứu của luận án bước đầu tìm hiểu để làm sáng tỏ tính chất tác động của ngôn ngữ thơ đến tiếp ngôn. Đó là sự tác động về tình cảm, tư tưởng, sự tác động về suy nghĩ, hành động và hiệu quả 13
  16. liên nhân được khai thác triệt để. Dưới đây là những phân tích cụ thể cho từng hành động ngôn từ. 3.2.1 Hành động biểu hiện Hành động biểu hiện có đích là chủ ngôn bộc lộ cho tiếp ngôn biết được tình cảm, suy nghĩ, thái độ, sự đánh giá,... của mình. Hành động này thể hiện cái mà người nói tin tưởng. "Hành động này thể hiện ở những câu mà người nói phải chịu trách nhiệm về giá trị chân lí của mệnh đề được biểu đạt" [21, tr.47]. Hành động biểu hiện phản ánh hiện thực khách quan bộc lộ cho người nghe hiểu thái độ, tình cảm, suy nghĩ của mình về hiện thực. Nó được biểu hiện qua các kiểu câu trần thuật. Hành động biểu hiện gồm có nhiều hành động cụ thể như: khẳng định, quả quyết, phỏng đoán, miêu tả, thông báo, từ chối, tán thành, giải thích.... Trong thơ Tố Hữu, những hành động này xuất hiện cũng nhằm mục đích tuyên truyền, vận động cách mạng. Bảng 3.2. Thống kê hành động biểu hiện trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên Hành động Tố Hữu Chế Lan Viên biểu hiện Số lần xuất hiện Số lần xuất hiện Kể/trần thuật 158 142 Khẳng định/quả quyết 86 74 Phỏng đoán 50 49 Miêu tả 121 131 Thông báo 32 23 Phủ nhận 45 38 Tán thành 67 56 Hồi suy 23 34 Giải thích 21 22 Kết quả thống kê cho thấy trong thơ Tố Hữu, sự xuất hiện của các hành động biểu hiện nhiều hơn so với thơ Chế Lan Viên. Có thể lí giải điều này là do phong cách cá nhân của từng tác giả. Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, tuyên tuyền cổ động cho nên hành động biểu hiện trong thơ ông nhiều hơn so với thơ giàu chất triết luận của Chế Lan Viên. 14
  17. 3.2.1.1. Khẳng định/ quả quyết 3.2.1.2. Phỏng đoán 3.2.1.3. Miêu tả 3.2.1.4. Thông báo 3.2.1.5. Phủ nhận 3.2.1.6. Tán thành 3.2.1.7. Hồi suy 3.2.1.8. Giải thích 3.2.2. Hành động biểu hiện gián tiếp qua câu hỏi chứa từ hỏi “gì” Ngoài kiểu câu hỏi biểu thị hành động hỏi, trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên còn có những câu hỏi không chính danh, những câu hỏi dùng để biểu thị các mục đích biểu hiện phủ định nhưng để khẳng định. Các từ tội gì, việc gì, chờ gì, ngại gì… thể hiện lực ngôn trung phủ định để khẳng định. Chủ đề hướng tới là anh bộ đội cụ Hồ, lí tưởng cách mạng. 3.2.3. Hành động điều khiển Hành động điều khiển gồm hành động hỏi và cầu khiến. Đây là nhóm hành động tương tác trực tiếp với tiếp ngôn thể hiện tính liên nhân mạnh nhất vì nó trực tiếp tác động đến tiếp ngôn: lời hỏi yêu cầu tiếp ngôn phải trả lời, còn lời cầu khiến kêu gọi, thúc giục tiếp ngôn hành động. 3.2.3.1. Hành động hỏi Hành động hỏi cũng là một trong những phương thức có hiệu quả tác động rất rõ nét. Hành động hỏi được biểu hiện bằng câu hỏi chính danh. Câu hỏi chính danh là câu hỏi có dấu hiệu hình thức hỏi như từ hỏi: ai, gì, nào…hoặc khuôn cấu trúc hỏi như có….không? đã… chưa? nhằm mục đích hỏi (hỏi để truy tìm thông tin, tức là yêu cầu tiếp ngôn - người nghe cung cấp thông tin). Ngoài câu hỏi chính danh còn có câu hỏi nhằm các mục đích khác như biểu hiện (phủ định, khẳng định), bác bỏ, cầu khiến…cho nên câu hỏi trong thơ Tố Hữu và Chế Lan Viên xuất hiện với tần suất lớn để tác động đến người nghe nhiều hơn trong nhận thức, suy nghĩ và hành động so với câu trần thuật. Cho nên để tìm hiểu về câu hỏi trong thơ không thể chỉ căn cứ vào dấu câu hỏi (có dấu hỏi ở cuối câu) bởi vì có rất nhiều câu thơ có dấu hỏi ở cuối nhưng không phải hướng tới tìm một câu trả lời mà đáp án đã nằm 15
  18. ngay trong ý nghĩa của câu thơ, đó là dạng câu hỏi tu từ. Vì vậy hành động hỏi trong thơ được xét theo các dấu hiệu hỏi là câu hỏi dùng từ hỏi và câu hỏi chứa đựng cấu trúc hỏi. Ý nghĩa hỏi nằm ở nội dung, ở cấu trúc của câu. 3.2.3.1.2. Hành động hỏi biểu hiện qua hình thức câu hỏi lựa chọn chứa cấu trúc hỏi Hành động hỏi biểu hiện qua cấu trúc câu hỏi lựa chọn trong tập thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên xuất hiện khá nhiều thông qua các cặp từ có... không/ chăng, đã ... chưa. Nó biểu đạt lực ngôn trung khẳng định, tự hào và tập trung ở các chủ đề chính là đời sống nhân dân và chủ đề chiến tranh mà trọng tâm là tình cảm với kháng chiến, với cách mạng. 3.2.3.1.3. Hành động hỏi biểu thị qua các thái từ à/ư/nhỉ/… Nhóm hành động hỏi này chiếm số lượng khá khiêm tốn thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên. Nó cũng nằm trong chủ đề anh bộ đội, chiến tranh và lực ngôn trung khẳng định, ngợi ca hoặc lên án. Các kiểu loại hành động hỏi trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên làm cho hiệu quả tác động được tăng lên rất nhiều. Bởi vì mỗi một câu hỏi thường tác động trực tiếp đến tư duy để mỗi người tìm kiếm một câu trả lời, một đáp án cho riêng mình. Thơ là địa hạt của tâm hồn, nó tác động đến tư tưởng, tình cảm con người cho nên nó có giá trị kêu gọi rất lớn. 3.2.3.2. Hành động cầu khiến Hành động cầu khiến là hành động yêu cầu người nghe (tiếp ngôn) làm điều mà người nói mong muốn (nói ra) như: ra lệnh, cấm đoán, yêu cầu, đề nghị. “Nội hàm của ý nghĩa cầu khiến bao gồm ý nghĩa cầu (cầu xin, nhờ vả, mời mọc, chúc tụng), ý nghĩa khiến (sai khiến, ra lệnh, cấm đoán) hoặc vừa cầu vừa khiến (khuyên bảo, đề nghị)” [31]. Hành động cầu khiến trong thơ cũng đáp ứng đầy đủ các điều kiện như: có bối cảnh giao tiếp trực tiếp, trong bối cảnh này xuất hiện cả ba nhân tố: chủ ngôn, tiếp ngôn và thời gian giao tiếp. Trong thơ các vị từ ngôn hành cầu khiến cũng cần đảm bảo các yêu cầu cần và đủ như: Điều kiện cần: Vị từ ngôn hành phải là vị từ biểu thị hành động; phải được thực hiện bằng cách nói ra; phải là vị từ mà khi nói xong thì hành động 16
  19. mà nó biểu thị cũng được thực hiện xọng. Điều kiện đủ: Chủ ngôn của lời chứa vị từ ngôn hành phải ở ngôi thứ nhất; Từ trỏ đối tượng của vị từ ngôn hành là tiếp ngôn phải ở ngôi thứ hai; vị từ ngôn hành phải được thực hiện ở thời điểm nói; vị từ ngôn hành phải nằm trong nòng cốt chính của câu biểu thị. 3.2.3.2. Hành động cầu khiến gián tiếp Trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, ngoài hành động câu cầu khiến trực tiếp, còn có những hành động cầu khiến gián tiếp thông qua câu hỏi nhưng không nhằm mục đích hỏi mà hỏi ở đây nhằm đề cầu khiến (cầu khiến gián tiếp). Hành động cầu khiến trong thơ Tố Hữu và thơ Chế Lan Viên không chỉ đơn thuần là hành động yêu cầu người nghe (tiếp ngôn) làm điều mà người nói mong muốn qua các vị tự ngôn hành cầu khiến: yêu cầu, đề nghị, khuyên, mời, nhờ… và các vị từ tình thái cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, phải, cần…mà nó còn được thể hiện gián tiếp qua câu hỏi (hành động cầu khiến gián tiếp). Việc thể hiện này cũng không nhằm ngoài mục đính kêu gọi, thậm chí là thúc giục quần chúng nhân dân, hậu phương cùng đứng lên hành động chống giặc. 3.2.4. Hành động cam kết Cam kết là một hành động mang bản chất xã hội. Về bản chất, hành động cam kết thường thể hiện quyết tâm và trách nhiệm đối với một việc nào đó. Nghĩa là giữa người nói và người nghe có sự trao đáp trong đó, người nói hứa sẽ thực hiện điều đã nói. Hành động cam kết thường có những đặc điểm sau: Thứ nhất, nó thường liên quan đến hai người trở lên; Thứ hai, cam kết được thực hiện để hướng tới một mục đích cụ thể; Thứ ba, hành động này mang tính xã hội thể hiện trách nhiệm của người nói và niềm tin sẽ thực hiện được. Trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, hành động cam kết thường là lời nói của nhân vật trữ tình, tức là nhân vật trong thơ, thể hiện ý chí đánh đuổi kẻ thù, xây dựng đất nước,…Hành động cam kết trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên về cơ bản hướng tới mục đích cách mạng. Với hàm ý như thế, tính tuyên truyền, vận động có một hiệu lực mạnh mẽ. Đích ngôn trung được thể hiện triệt để, 17
  20. hiệu quả tác động do đó cũng thật cụ thể, mãnh liệt. 3.2.5. Hành động biểu cảm (bộc lộ) Hành động biểu cảm được thể hiện qua những câu cảm thán, những từ cảm thán như các thán từ, tình thái từ ở cuối câu. Hành động này có các hành động cụ thể như: hô gọi, cảm ơn, ,… Chúng mang tính liên nhân cao thông qua tác dụng khơi gợi trực tiếp cảm xúc của con người. Khảo sát về hành động biểu cảm ở thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên thu được kết quả như sau: Bảng 3.8. Thống kê hành động biểu cảm trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên Từ biểu lộ hành động STT Tố Hữu Chế Lan Viên biểu cảm 1 Ôi/chao ôi 23 9 2 Ơi 89 47 3 Hỡi 79 67 4 Cảm ơn 7 4 5 Thay 3 3 Kết quả khảo sát cho thấy thơ Tố Hữu có rất nhiều hành động biểu cảm thể hiện qua số lượng các từ bộc lộ cảm xúc như ôi/chao ôi, ơi, hỡi, thay,… Những từ biểu cảm này thường thể hiện sự bộc lộ ở mức độ cao. Bởi vì hiệu lực của nó là tác động đến tình cảm của người đọc. Thơ Chế Lan Viên thiên về chất chính luận nên số lượng hành động biểu cảm có ít hơn so với Tố Hữu. Đây là một trong những yếu tố làm nên sự khác biệt về phong cách thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên. Tuy nhiên, những hành động biểu cảm trong thơ có lực ngôn trung khá đa dạng, đó là đau đớn, xót xa, khinh bỉ, căm tức, ….Vì thế, nó có tác dụng khơi gợi trực tiếp tình cảm con người. 3.2.6. Hành động tuyên bố Hành động tuyên bố là hành động người nói thông báo cho người nghe biết về một điều gì đó nhằm khẳng định một sự thật. Đây là một hành động ngôn từ tự quy chiếu. Trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, hành động này được biểu hiện rõ nét thông qua những câu thơ khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định niềm tin của nhân dân với cách mạng và quyết tâm đánh đuổi kẻ thù. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2