« Home « Kết quả tìm kiếm

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị thời Lý- Trần qua bộ Đại Việt sử ký toàn thư


Tóm tắt Xem thử

- VAI TRÒ CỦA NHO GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ THỜI LÝ- TRẦN QUA BỘ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ.
- Những công trình nghiên cứu về đời sống chính trị và nội dung chủ yếu của Nho giáo.
- Những công trình nghiên cứu liên quan đến Nho giáo Lý – Trần và vai trò của nó ở thời kỳ này.
- Những công trình nghiên cứu về ý nghĩa của Nho giáo trong đời sống chính trị thời Lý - Trần.
- CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA NHO GIÁO VÀ CƠ SỞ XÁC LẬP VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM THỜI LÝ- TRẦN.
- Nội dung chủ yếu của Nho giáo.
- Cơ sở khách quan cho việc xác lập vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị thời Lý- Trần.
- Nhân tố chủ quan cho việc xác lập vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị thời Lý- Trần.
- VAI TRÒ CỦA NHO GIÁO TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ THỜI LÝ - TRẦN QUA BỘ “ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ.
- Vai trò của Nho giáo trong việc kiến tạo và thực thi đường lối trị nước và quản lý xã hội.
- Nho giáo với việc hình thành và thực thi hệ tư tưởng giáo dục, giáo hóa.
- Nho giáo với việc hình thành và thực thi pháp luật.
- CHƯƠNG 4: NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ RÚT RA TỪ VAI TRÒ CỦA NHO GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ THỜI LÝ-TRẦN.
- Những đánh giá chung về vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị Việt Nam thời Lý- Trần.
- Bài học lịch sử rút ra khi nghiên cứu vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị thời Lý- Trần.
- Góp phần không nhỏ cho sự phát triển đó chính là ảnh hưởng và vai trò của nhiều hệ tư tưởng, trong đó có Nho giáo.
- Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, nhưng Nho giáo thực sự đã có những đóng góp không nhỏ trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt là trong đời sống chính trị của thời kỳ độc lập tự chủ của quốc gia Đại Việt thời Lý- Trần..
- Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị thời Lý- Trần qua bộ Đại Việt sử ký toàn thư” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
- thu, kế thừa và phát triển những thành quả nghiên cứu về Nho giáo trước đó, tác giả mong muốn góp một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam, làm rõ hơn, phong phú hơn về vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị Việt Nam thời Lý- Trần qua nghiên cứu bộ Đại Việt sử ký toàn thư, từ đó rút ra ý nghĩa và bài học lịch sử đối với đương thời và ở Việt Nam hiện nay..
- Luận án phân tích làm rõ vai trò của Nho giáo đối với đời sống chính trị của quốc gia Đại Việt thời Lý– Trần qua bộ Đại Việt sử ký toàn thư, từ đó, chỉ ra ý nghĩa và một số bài học rút ra từ vai trò này..
- Thứ nhất: Trình bày khái quát những nội dung chủ yếu của Nho giáo và cơ sở xác lập vai trò của nó trong đời sống chính trị ở Việt Nam thời Lý- Trần..
- Thứ hai: Phân tích làm rõ vai trò của Nho giáo đối với đời sống chính trị quốc gia Đại Việt thời Lý – Trần trên một số lĩnh vực chủ yếu qua nghiên cứu bộ Đại Việt sử ký toàn thư..
- Thứ ba: Những đánh giá chung và một số bài học lịch sử rút ra từ việc nghiên cứu vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị của quốc gia Đại Việt thời Lý- Trần..
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò của Nho giáo Việt Nam trong đời sống chính trị thời Lý - Trần..
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận án là bộ Đại Việt sử ký toàn thư và một số lĩnh vực chủ yếu trong đời sống chính trị Việt Nam thời Lý - Trần chịu ảnh hưởng của Nho giáo..
- Luận án trình bày một cách hệ thống về vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị của quốc gia Đại Việt thời Lý– Trần qua bộ Đại Việt sử ký toàn thư..
- Trên cơ sở đánh giá vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị quốc gia Đại Việt thời Lý– Trần, luận án rút ra một số đánh giá chung cũng như bài học đối với đương thời và ở Việt Nam hiện nay..
- Kết quả của luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị quốc gia Đại Việt thời Lý- Trần..
- Những công trình nghiên cứu về đời sống chính trị và nội dung chủ yếu của Nho giáo 1.1.1.
- Để có thể làm rõ vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị thời Lý- Trần, trước hết, sự cần thiết phải khảo cứu những công trình nghiên cứu luận bàn về đời sống chính trị cùng các khái niệm liên quan như:.
- Những công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung cơ bản của Nho giáo.
- Nho giáo như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, chủ yếu là một học thuyết chính trị- đạo đức do Khổng Tử sáng lập ở Trung Hoa thời kỳ cổ đại.
- Kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Nho giáo đã dần thể hiện được vai trò to lớn của mình trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và con người, đặc biệt là lĩnh vực chính trị.
- Ở Việt Nam, từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến Nho giáo cũng như quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo tại Việt Nam.
- Trong những công trình này, các tác giả đã trình bày và phân tích khá toàn diện về ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và con người Việt Nam trong giai đoạn này.
- Tuy nhiên, do mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án, cho nên, chúng tôi chỉ tập trung khảo cứu những công trình nghiên cứu liên quan đến vai trò của Nho giáo thời Lý- Trần trong đời sống chính trị.
- Đây là những tài liệu quan trọng có thể là nguồn trích dẫn, chứng minh khi tác giả luận án đi vào phân tích về vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị thời Lý- Trần trong mối quan hệ với Phật giáo và Đạo giáo..
- Những công trình nghiên cứu liên quan đến vai trò của Nho giáo ở Việt Nam thời Lý – Trần.
- cuốn Nho giáo ở Việt Nam [94] do GS.
- cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam [99], tập 1 do tác giả Nguyễn Tài Thư chủ biên (2019), cuốn Nho giáo và phát triển ở Việt.
- cuốn sách: “Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX)”(2007) của tác giả Nguyễn Thanh Bình, v.v….
- Nhìn chung, những công trình trên cho chúng ta nhìn nhận rõ ràng hơn về sự thể hiện của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới thời Lý- Trần.
- Nó cho chúng ta thấy, vấn đề Nho giáo và vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị thời Lý - Trần nói riêng đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ nhiều góc độ.
- Tuy nhiên, vấn đề mà luận án đặt ra đó là tìm hiểu về vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị thời Lý- Trần qua bộ Đại Việt sử ký toàn thư thì cho đến nay vẫn chưa có một công trình chuyên biệt nào.
- Các nhà nghiên cứu xuất phát từ góc độ và mục đích nghiên cứu của mình đã ít nhiều đề cập đến nó nhưng để đi vào phân tích trực diện, có hệ thống và chuyên sâu về vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị thời Lý- Trần qua bộ Đại Việt sử ký toàn thư đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ thêm..
- Thứ hai, khi nghiên cứu về vai trò của Nho giáo Việt Nam thời Lý- Trần trong đời sống chính trị thì phần lớn các công trình chủ yếu tập trung vào phân tích về những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển Nho giáo ở Việt Nam thời Lý- Trần.
- tập trung làm rõ về tư tưởng chính trị- xã hội ở Việt Nam thời Lý- Trần, làm rõ những nội dung và đặc điểm cơ bản của Nho giáo Việt Nam thời kỳ này chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị Việt Nam thời Lý- Trần, nhất là qua bộ Đại Việt sử ký toàn thư..
- Thứ ba, các công trình nghiên cứu mới chủ yếu đề cập tới ý nghĩa cũng như vai trò lịch sử của Nho giáo Lý- Trần, phần bài học lịch sử rút ra từ việc nghiên cứu vai trò của Nho giáo đối với đời sống chính trị ở Việt Nam thời Lý- Trần trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước hiện nay chưa nhiều..
- cơ sở đó phân tích về vai trò của Nho giáo ở thời Lý-Trần thì cho đến nay vẫn chưa có.
- Thứ nhất, phân tích rõ hơn nội hàm khái niệm “đời sống chính trị”, đồng thời phân tích một cách có hệ thống về những nội dung chủ yếu trong học thuyết của Nho giáo..
- Thứ hai, mặc dù các công trình nghiên cứu của các học giả đi trước đã bàn luận khá nhiều về đời sống chính trị cũng như Nho giáo thời Lý- Trần, song những nghiên cứu ấy phần lớn tập trung phân tích tư tưởng chính trị- xã hội thời Lý- Trần, nội dung, đặc điểm của Nho giáo thời Lý- Trần nhưng vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị thời Lý- Trần qua bộ Đại Việt sử ký toàn thư thì vẫn chưa có một công trình chuyên biệt nào.
- Chính vì vậy, luận án đã cố gắng phân tích làm rõ vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị của xã hội Việt Nam thời Lý-Trần với những biểu hiện cụ thể của nó..
- Thứ ba, từ đó, tác giả luận án sẽ phân tích làm rõ hơn ý nghĩa cũng như bài học lịch sử được rút ra từ việc nghiên cứu vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị thời Lý- Trần qua bộ Đại Việt sử ký toàn thư..
- NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA NHO GIÁO VÀ CƠ SỞ XÁC LẬP VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM THỜI LÝ- TRẦN.
- Đây là một trong những vấn đề cơ bản nhất, chủ yếu của Nho giáo.
- Nho giáo rất quan tâm đến con người, đặc biệt đề cao vai trò của con người,.
- *Quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng.
- 1 Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb.
- Quan niệm của Nho giáo về đường lối trị nước (tư tưởng đức trị).
- Để có thể đạt được xã hội lý tưởng ở trên, Nho giáo đề xuất đường lối trị nước, quản lý xã hội bằng đạo đức.
- Quan niệm về đường lối trị nước bằng đạo đức (hay gọi là Đức trị) là một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị- xã hội của Nho giáo.
- Ở Việt Nam, từ thời Lý trở đi, Nho giáo đã từng bước, từng bước thâm nhập và dần có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống chính trị nước nhà.
- Từ những yêu cầu và đòi hỏi khách quan của thực tiễn xã hội thời Lý- Trần mà Nho giáo đã trở thành công cụ hữu hiệu, phục vụ đắc lực cho yêu cầu củng cố, phát triển chế độ phong kiến của giai cấp thống trị đương thời.
- Ngoài những nhân tố khách quan cho việc xác lập vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị thời Lý- Trần kể trên không thể không kể đến một nhân tố hết sức quan trọng thuộc về yếu tố chủ quan của nhà cầm quyền.
- VAI TRÒ CỦA NHO GIÁO TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ THỜI LÝ - TRẦN QUA BỘ “ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ”.
- Vai trò của Nho giáo trong việc kiến tạo và thực thi đường lối trị nước và quản lý xã hội Như chương 2 đã trình bày, dưới thời Lý- Trần, nhằm thực hiện có hiệu quả nhiều nhiệm vụ chính trị trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và chế độ phong kiến về mọi mặt, nhà nước phong kiến Việt Nam đã sử dụng cả Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo với tư cách là hệ tư tưởng, là cơ sở lý luận.
- Vai trò của Nho giáo, tư tưởng Đức trị của Nho giáo trong việc kiến tạo và thực thi đường lối trị nước trong thời Lý- Trần thể hiện nổi bật như sau:.
- Quan niệm về xã hội lý tưởng của Nho giáo là căn cứ chủ yếu để định hướng và xác định mục đích của đường lối trị nước.
- phát triển đất nước về mọi mặt, giai cấp phong kiến triều Lý đã tiếp thu, khai thác và vận dụng Nho giáo nói chung, tư tưởng đức trị của Nho giáo nói riêng vào lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội và thực hiện tư tưởng đó trong việc cai trị, quản lý xã hội.
- Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo như quan điểm về mệnh trời, chính danh định phận, tam cương, ngũ thường, trung, hiếu.
- Vai trò của Nho giáo trong việc thực hiện đường lối trị nước.
- Nho giáo đã cung cấp cơ sở, căn cứ lý luận và bài học kinh nghiệm cho việc hình thành và thi hành đường lối trị nước của triều đại phong kiến Việt Nam trong thời kỳ Lý- Trần..
- Đồng thời, chủ yếu thông qua tư tưởng và thực tiễn giáo dục– khoa cử Nho học mà vận dụng đào tạo tầng lớp nho sĩ– trí thức (những chủ thể chính trị cần có) của xã hội theo lý tưởng chính trị cuối cùng của Nho giáo là: tu, tề, trị, bình.
- độc tôn Nho giáo trên lĩnh vực hệ tư tưởng của chế độ phong kiến và giành cho Nho giáo địa vị và vai trò là cơ sở lý luận duy nhất cho mọi hoạt động chính trị của nhà vua, của chế độ chính trị.
- Nho giáo với việc hình thành và thực thi pháp luật 3.4.1.
- Trong đời sống chính trị Việt Nam thời kỳ Lý- Trần, Nho giáo không chỉ thể hiện vai trò của mình trong việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước và thực thi đường lối trị nước, quản lý xã hội, trong việc hình thành tư tưởng giáo dục và chế độ giáo dục – khoa cử mà vai trò đó còn được biểu hiện trong việc hình thành và thực thi pháp luật để củng cố ngôi vua và ổn định trật tự xã hội.
- Vai trò của Nho giáo trong việc hình thành và thực thi pháp luật.
- Cùng với việc gia tăng vị trí, phạm vi ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo trong nhiều mặt của đời sống chính trị xã hội từ thời Lý sang thời Trần mà phạm vi ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo ở những bộ luật về sau càng rõ ràng đậm nét, thể hiện ở các nội dung sau:.
- Thứ ba, Nho giáo với việc phát triển sản xuất, chăm lo đến đời sống của người dân..
- Nhà vua, nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lý- Trần đã đã dựa vào Nho giáo để định ra và thực hiện đường lối đức trị trong thực tiễn cai trị và quản lý xã hội.
- Từ Bắc thuộc cho đến trước triều Lý, Nho giáo chưa có vai trò gì đáng kể.
- Nhưng từ triều Lý trở đi, Nho giáo đã tiến dần những bước vững chắc trên vũ đài chính trị của quốc gia Đại Việt..
- Qua những ghi chép trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư về thời Lý – Trần cho thấy rõ hơn vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị nói chung, trong giáo dục, pháp luật– những phương diên chủ yếu của chính trị nói riêng..
- NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ RÚT RA TỪ VAI TRÒ CỦA NHO GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ THỜI LÝ-TRẦN.
- Bên cạnh đó, Nho giáo Việt Nam thời Lý- Trần còn đặc biệt đề cao đạo đức, đặc biệt là đạo đức của nhà cầm quyền.
- Tuy nhiên, Nho giáo Việt Nam thời Lý-Trần vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.
- Nho giáo thời Lý - Trần có chứa đựng tư tưởng thân dân sâu sắc đến đâu thì nó vẫn mang tính giai cấp, những quan điểm.
- Nghiên cứu vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị thời Lý- Trần qua bộ Đại Việt sử ký toàn thư đã giúp ta nhận ra rằng, ở hai triều đại này, Nho giáo đã cung cấp nền tảng tư tưởng cho việc quản lý và cai trị đất nước trong thời kỳ độc lập tự chủ, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền, thống nhất.
- Ngày nay, tuy cơ sở tồn tại chính của Nho giáo là chế độ phong kiến đã không còn nữa, nhưng những ảnh hưởng và vai trò của nó vẫn tiếp tục trong xã hội hiện đại, chi phối cách nghĩ và hành động của người dân.
- Nghiên cứu vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị thời Lý- Trần qua bộ Đại Việt sử ký toàn thư không chỉ có ý nghĩa to lớn trong lịch sử tư tưởng dân tộc mà nó còn giúp ta rút ra được những bài học lịch sử có giá trị.
- Những điều này Nho giáo đã đặt ra và cũng đã được nhiều triều đại phong kiến Việt Nam thực thi và áp dụng hiệu quả.
- Đặc biệt, trong đời sống chính trị, Nho giáo đã được triều đình phong kiến Lý- Trần lựa chọn và sử dụng như một công cụ để trị nước thay cho Phật giáo đã bất lực trong việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn xã hội lúc bấy giờ.
- Với tư cách là một học thuyết chính trị- xã hội, Nho giáo nhìn nhận các lĩnh vực, các mặt, các mối quan hệ của đời sống xã hội và con người chủ yếu từ phương diện chính trị– đạo đức.
- Lĩnh vực chủ yếu (cũng là lĩnh vực phức tạp nhất) của xã hội mà Nho giáo đề cập, phản ánh là lĩnh vực chính trị.
- các mối quan hệ xã hội chủ yếu nhất (cũng là quan hệ phức tạp nhất) mà Nho giáo phản ánh là mối quan hệ chính trị hay có tính chính trị.
- con người mà Nho giáo đề cập chủ yếu nhất là con người chính trị– đạo đức và được nhìn nhận chủ yếu từ các quan hệ chính trị.
- Thông qua những ghi chép của tiền nhân trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư ở hai kỷ Lý- Trần, ta có thể nhận thấy được vai trò của Nho giáo đối với việc cai trị, quản lý xã hội và củng cố bộ máy nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh.
- Có thể nói, việc nghiên cứu vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị thời Lý- Trần qua bộ Đại Việt sử ký toàn thư có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn.
- Về thực tiễn, việc nghiên cứu vai trò của Nho giáo trong đời sống chính trị thời Lý- Trần đã để lại cho chúng ta nhiều bài học lịch sử giá trị mà trong khuôn khổ luận án, do nhiều nguyên nhân, tác giả mới chỉ có điều kiện tiếp cận một số nội dung cơ bản..
- Hoàng Thu Hương (2018), “Vai trò của Nho giáo đối với pháp luật thời Lý- Trần trong Đại Việt sử ký toàn thư”, Tạp chí Triết học, số 3(322), tháng 3/2018, tr

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt