« Home « Kết quả tìm kiếm

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Sự biến đổi của bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa


Tóm tắt Xem thử

- SỰ BIẾN ĐỔI CỦA BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA.
- BSVH dân tộc là cái biểu hiện tập trung diện mạo, cái để nhận diện một dân tộc.
- Sự tác động này, một mặt làm biến đổi những giá trị VH truyền thống theo xu hướng tích cực, nhưng mặt khác cũng hàm chứ những yếu tố tiêu cực cho VH của mỗi dân tộc..
- Thái nguyên có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống, trong đó có 8 dân tộc đông dân nhất (Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, Sán chay, Dao, H’Mông, Hoa).
- Trong quá trình chung sống, phát triển kinh tế - xã hội, các dân tộc đã có sự tiếp biến, giao thoa lẫn nhau tạo thành một sắc thái VH đa dạng, phong phú tạo thành một BSVH mang đậm nét VH vùng miền núi trung du Bắc Bộ ở Thái Nguyên.
- Dưới tác động của quá trình TCH, hội nhập quốc tế đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.
- Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, nhiều BSVH truyền thống của đồng bào các dân tộc đang bị biến đổi theo xu hướng mai một, pha trộn, lai căng, thậm chí không còn giữ được bản sắc.
- Mặc dù, trong thời gian qua, nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Thái Nguyên đề ra và thực thi một cách kịp thời và cơ bản là đúng hướng, song, hiện nay vấn đề biến đổi của BSVHDT và xác định những phương hướng và giải pháp nhằm phát huy những biến đổi tích cực và hạn chế những biến đổi tiêu cực BSVH của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên trước bối cảnh TCH hiện nay vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề..
- Nhận thức được những vấn đề trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Sự biến đổi của bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa” làm luận án tiến sĩ của mình..
- Đối tượng: Luận án nghiên sự biến đổi của BSVHDT ở tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh TCH..
- Luận án nghiên cứu sự biến đổi của BSVHDT ở tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh TCH thông qua khảo cứu 3 dân tộc là dân tộc Tày, dân tộc Nùng và dân tộc Sán Dìu.
- Đây là 3 dân tộc tiêu biểu về BSVH cho các dân tộc thiểu số của tỉnh Thái Nguyên hiện nay..
- Nhóm công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam.
- Các công trình bàn về bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
- Nhóm công trình nghiên cứu về sự biến đổi của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Nhóm công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc tỉnh Thái Nguyên, những biến đổi của nó trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
- Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến BSVHDT tỉnh Thái Nguyên, nhiều công trình đã đề cập đến những giá trị VH truyền thống vật chất và tinh thần của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, đã có sự phân tích thực trạng biến đổi và đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị VH truyền thống của các đồng bào dân tộc..
- Một là, đối với nhóm công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam.
- Hai là, đối với nhóm công trình nghiên cứu về sự biến đổi của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa..
- Ba là, nhóm công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc tỉnh Thái Nguyên, những biến đổi của nó trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
- Nhóm công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến BSVH các dân tộc tỉnh Thái Nguyên qua những giá trị VH truyền thống vật chất và tinh thần.
- Đã có những công trình đi vào phân tích thực trạng biến đổi và đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị VH truyền thống của các đồng bào dân tộc tỉnh Thái Nguyên..
- BSVHDT ở tỉnh Thái Nguyên.
- BSVH là tổng thể hệ thống những nội dung căn bản, chủ yếu, tiêu biểu, đặc trưng nhất, cả VH vật thể và phi vật thể của một dân tộc được kết tinh trong lịch sử.
- là quá trình con người hun đúc, hình thành nên những kinh nghiệm, phẩm chất cao quý, là kết quả của sự hội tụ hài hòa giữa các yếu tố nội tại, khu vực, quốc tế với sự sáng tạo của một dân tộc từ quá khứ đến hiện tại.
- là một phạm trù lịch sử, luôn luôn vận động, biến đổi phù hợp với nhu cầu phát triển của các tộc người thuộc dân tộc đó và nhu cầu phát triển của thời đại..
- Bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam.
- BSVHDT Việt Nam một mặt biểu hiện ở “những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước… đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc.
- trong lối sống” mà nó đang bao trùm ở mọi con người, mọi gia đình, mọi cộng đồng và cả dân tộc Việt Nam.
- Mặt khác, BSVHDT Việt Nam biểu hiện ở những giá trị di sản VH vật thể (VH vật chất) và VH phi vật thể (VH tinh thần), được biểu hiện độc đáo trong các lĩnh vực cụ thể của đời sống, của mỗi dân tộc, mỗi địa phương, tập trung nhất là ở di sản VH dân tộc..
- Bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên.
- Về nhà ở: Bản, nhà của của các đồng bào dân tộc thường được xây dựng theo thế dựa lưng vào đồi, núi, quay mặt ra đồng ruộng và nhà có thể quay mặt ra đường chung của bản, xã.
- Về trang phục: Trang phục của người dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu tương đối giản dị, chân phương với màu sắc chủ đạo là màu trầm, ít hoa văn thường kết hợp với khăn, dây lưng và đồ trang sức hoa tai, dây chuyền, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, nhẫn..
- Về ẩm thực: VH ẩm thực của các đồng bào dân tộc tỉnh Thái Nguyên rất phong phú, đa dạng và mỗi dân tộc có những đặc trưng riêng phù hợp với phong tục, tập quán của dân tộc mình.
- Về phương thức sinh kế: hoạt động kinh tế của các đồng bào dân tộc tỉnh Thái Nguyên có những đặc trưng chung với các hoạt động trong trồng trọt, chăn nuôi, các nghề thủ công gia đình và trao đổi, mua bán..
- Về ngôn ngữ: Thái Nguyên là tỉnh có nhiều dân tộc sống xen kẽ nhau, có những ảnh hưởng lẫn nhau về mặt ngôn ngữ, tiếng nói và chữ viết.
- Hiện tượng một dân tộc sử dụng hai hoặc hơn hai ngôn ngữ là tương đối phổ biến..
- Về phong tục, tập quán, tín ngưỡng: Đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên có hệ thống phong tục, tập quán, tín ngưỡng phong phú, đa dạng.
- Đó là tín ngưỡng thờ cúng ma tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng trong tâm linh của đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.
- Về lễ hội: Lễ hội của các đồng bào dân tộc tỉnh Thái Nguyên rất phong phú và đa dạng.
- TCH là quá trình xã hội khách quan, tác động chi phối và làm tăng lên các mối liên hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu.
- hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu..
- Tác động của toàn cầu hóa đối với bản sắc văn hóa dân tộc - Tác động tích cực.
- Ba là, TCH đang tạo ra sự chệch hướng trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc..
- BSVHDT Việt Nam một mặt biểu hiện là các giá trị bền vững do cộng đồng dân tộc Việt Nam sáng tạo trong quá trình giữ nước và dựng nước, điều này có thể thấy ở các hệ giá trị tổng quát, bao trùm ở mọi con người, mọi gia đình, mọi cộng đồng và cả dân tộc Việt Nam.
- Mặt khác, nó biểu hiện độc đáo trong trong các lĩnh vực cụ thể của đời sống, của mỗi dân tộc, mỗi địa phương, tập trung nhất là ở di sản văn hóa dân tộc..
- SỰ BIẾN ĐỔI CỦA BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA.
- Những biến đổi cơ bản của bản sắc văn hóa dân tộc ở Thái Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Những biến đổi tích cực.
- Về trang phục, trong trang phục, sự tiếp cận những giá trị VH mới ở các đồng bào dân tộc được thể hiện ở việc họ đã chấp nhận những bộ trang phục hiện đại.
- Ngay trong việc để sản xuất ra các bộ trang phục truyền thống hiện nay, nhiều bà con đồng bào các dân tộc cũng biết vận dụng những kỹ thuật hiện đại để làm ra những bộ trang phục giúp cho năng suất và mang lại hiệu quả cao hơn..
- Về ngôn ngữ, sự tiếp thu các yếu tố hiện đại trong ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào các dân tộc hiện nay thể hiện chính là việc ngoài sử dụng ngôn ngữ truyền thống của mình thì nhiều đồng bào đã sử dụng ngôn ngữ và chữ viết là tiếng Việt - ngôn ngữ phổ biến để giao tiếp trong đời sống hàng ngày..
- Về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, sự phát triển của kinh tế - xã hội với sự giao lưu VH đã tạo điều kiện cho nhiều đồng bào dân tộc tiếp thu các giá trị VH mới bên cạnh những giá trị truyền thống.
- Về ẩm thực, hiện nay, với sự phát triển của kinh tế, cũng như công tác tuyên truyền của chính quyền các cấp đã dẫn tới đời sống VH, nhận thức cả đồng bào các dân tộc được nâng cao nên tập quán ăn uống linh đình, tốn kém đã thay đổi hẳn..
- Về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ngày nay, từ việc nhiều phong tục, tập quán và tín ngưỡng với thủ tục rườm rà, tốn kém, lạc hậu, thậm chí mang tính mê tín dị đoan đã được đồng bào các dân tộc nhận thức để thay đổi..
- Về ẩm thực, điều này thể hiện ở việc trong các ngày lễ, tết, bên cạnh các món ăn hiện đại, nhiều đồng bào dân tộc thường làm các món ăn truyền thống của dân tộc mình và coi đó là điều không thể thiếu trong những dịp như này..
- Về trang phục, điều này, trước hết được biểu hiện là khôi phục lại nghề dệt của các đồng bào dân tộc thiểu số đã bị mai một bấy lâu nay.
- Điều này trước hết thể hiện ở việc sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình trong giao tiếp hàng ngày ở gia đình.
- Nhiều ông bà, bố mẹ đã có định hướng cho con cháu mình lưu giữ và duy trì ngôn ngữ của dân tộc mình bằng việc dạy chữ và giao tiếp hàng ngày với nhau trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của gia đình..
- lễ cầu mùa của người dân tộc Sán Chí.
- truyền dạy về hát Then, hát Lượn, Soọng Cô… của đồng bào các dân tộc những năm gần đây được hình thành khá nhiều..
- Những biến đổi tiêu cực.
- Biến đổi theo xu hướng suy giảm các yếu tố văn hóa truyền thống.
- Về nhà ở, những ngôi nhà truyền thống hiện nay của các đồng bào dân tộc thiểu số đang trải qua sự thay đổi nhanh chóng và nhiều nơi đã bị biến mất.
- Về trang phục, tỷ lệ sử dụng trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số hiện nay rất thấp.
- Về ngôn ngữ, điều này thể hiện trước hết ở việc ít sử dụng tiếng của dân tộc mình mà thay vào đó là việc sử dụng song ngữ, trong đó ngôn ngữ phổ thông là tiếng Việt để giao tiếp là chủ đạo..
- Đối với các tín ngưỡng, nghi lễ liên quan đến làm nhà của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên ngày nay mang nhiều yếu tố của lễ mừng nhà mới như người Kinh.
- Về lễ hội, nhiều lễ hội truyền thống của các đồng bào dân tộc hiện nay đã có sự suy giảm mạnh, nhiều phần lễ và phần hội cũng như các phong tục đã có sự khác biệt so với trước kia nhiều..
- Về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, do chung sống xen kẽ giữa đồng bào dân tộc Kinh và các đồng bào dân tộc thiểu số nên có sự giao thoa, dung hợp lẫn nhau về VH giữa các dân tộc, trong đó nhiều yếu tố VH trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của đồng bào các dân tộc đã có sự tiếp nhận VH của người Kinh..
- Trong hôn nhân, trong hôn nhân giữa dân tộc Tày - Kinh hiện nay, xu hướng này không chỉ theo chiều hướng nam dân tộc Tày lấy nữ người Kinh mà còn ở cả ở chiều ngược lại: nữ dân tộc Tày lấy nam người Kinh - đây là điều ít xảy ra trong VH truyền thống trước kia..
- Về trang phục và các vật phẩm trang sức (túi, khăn, vòng…) mang sắc thái VH của đồng bào dân tộc thì hiện nay do sự phát triển của du lịch, đáp ứng cho nhu cầu biểu diễn văn hóa văn nghệ, cho khách du lịch mua làm kỷ niệm nên chất lượng và cách thức làm ra những vật phẩm này cũng không còn giữ được theo kiểu truyền thống như trước đây..
- Ngay cả trong một số điểm du lịch, khu bảo tồn hiện nay, có những hoạt động biểu diễn VH tinh thần của đồng bào dân tộc với mục đích quảng bá VH truyền thống nhưng ở đó mang theo yếu tố kinh doanh..
- Vấn đề mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 3.2.3.
- Vấn đề mâu thuẫn giữa trình độ nhận thức của đồng bào còn hạn chế với yêu cầu nâng cao hiệu quả bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Thái Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
- Qua khảo cứu thực trạng biến đổi của BSVHDT tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh TCH, chúng tôi thấy có sự biến đổi cả theo xu hướng tích cực và tiêu cực trong giá trị VH truyền thống của đồng bào các dân tộc theo cả hai loại hình, VH vật chất và VH tinh thần..
- Phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế biến đổi tiêu cực đối với bản sắc văn hóa dân tộc tỉnh Thái Nguyên hiện nay phải trên cơ sở tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, của các cấp, các ngành tỉnh Thái Nguyên.
- Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống với hiện đại, giữa kế thừa với đổi mới trong quá trình bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc 4.1.3.
- Đảm bảo thực hiện mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế, hội nhập với bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.
- Nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số với tư cách là chủ thể của bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và tiếp thu các giá trị văn hóa mới trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
- Đảm bảo sự gắn kết giữa sự phát triển kinh tế với chú trọng phát triển văn hóa trên cơ sở bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
- Đẩy mạnh công tác điều tra, sưu tầm, kiểm kê và phục dựng lại các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
- BSVH dân tộc là cái biểu hiện tập trung diện mạo, cái để nhận diện của một dân tộc.
- Nó là cái cốt lõi, nội dung, bản chất của một nền VH, là những nét VH riêng có của một dân tộc.
- Những nét riêng ấy thường được biểu hiện qua các giá trị VH vật chất và tinh thần, vật thể và phi vật thể, nó là phần tinh túy, thấm sâu trong tâm hồn, cốt cách, bản lĩnh của mỗi dân tộc được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ấy..
- Trong xu thế TCH hiện nay đang có những tác động làm biến đổi mạnh mẽ đến các dân tộc không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả trong VH, BSVHDT của mỗi quốc gia.
- Bên cạnh những tác động tích cực đến BSVHDT, làm phong phú BSVH của dân tộc mình thông qua quá trình giao lưu, học hỏi, tiếp thu các nền VH của dân tộc khác thì tác động làm biến đổi tiêu cực của BSVH của một dân tộc là rất lớn.
- Nhiều nét VH truyền thống của các dân tộc đang bị mai một, pha trộn, lai căng, không còn giữ được bản sắc như trước đây.
- Vấn đề này đang là thách thức cho mỗi quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển của mình..
- Thái Nguyên là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có 8 dân tộc chính (Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, H’Mông, Hoa).
- Nhân dân các dân tộc trong tỉnh sớm có sự nhận thức về quá trình phát triển kinh tế thị trường.
- VH bên ngoài đồng thời phát huy các giá trị VH truyền thống của địa phương góp phần xây dựng nền VH Việt Nam tiên tiến đậm đà bẳn sắc dân tộc..
- Quá trình TCH với những ưu điểm và mặt trái của nó đã làm biến đổi không nhỏ đến BSVH truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.
- Bên cạnh những giá trị VH truyền thống của các dân tộc được phát huy, tiếp thu, kế thừa làm phong phú thêm BSVHDT của tỉnh, thì nhiều giá trị VH truyền thống của các dân tộc đang bị mai một, pha trộn, lai căng, không còn giữ được bản sắc..
- Quá trình biến đổi của BSVH các dân tộc đều diễn ra trên các khía cạnh của những giá trị VH vật chất và giá trị VH tinh thần.
- Nhiều yếu tố VH mới đã được tiếp thu có chọn lọc để làm phong phú BSVH của dân tộc mình;.
- những bất cập giữa yêu cầu phát triển kinh tế với yêu cầu giữ gìn và phát huy BSVH các dân tộc hiện nay.
- Tuy nhiên, vai trò chủ thể của đồng bào các dân tộc với tư cách là người sáng tạo VH sẽ là yếu tố quyết định đến đến toàn bộ công cuộc đó..
- Lê Quốc Tuấn (2017), “Sự tác động của toàn cầu hóa đến bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng (322), tr..
- Lê Quốc Tuấn (2017), “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay”, Tạp chí GD&XH (8), tr.
- Lê Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Thúy (2019), “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Thái Nguyên trước bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí GD&XH (3), tr

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt