« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH một thành viên 76 đến năm 2020


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HƯỜNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 76 ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- NGUYỄN VĂN NGHIẾN HÀ NỘI - 2017 Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Thị Hường LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập, nghiên cứu chuyên ngành thạc sĩ Quản trị kinh doanh, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý, Viện Đào tạo sau Đại học và Ban Giám hiệu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng dẫn giảng dạy giúp đỡ tận tình tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu này.
- Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hường Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Thị Hường LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Nguyễn Thị Hường, học viên lớp Cao học Quản trị kinh doanh khóa Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hường Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Thị Hường MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược và hoạch định chiến lược kinh doanh 1.1 Khái niệm về chiến lược và quản lý chiến lược 1.1.1 Khái niệm về chiến lược 1.1.2 Quản lý chiến lược.
- 1.2 Vai trò của chiến lược 1.3 Các loại hình chiến lược 1.3.1 Chiến lược cấp công ty 1.3.1.1 Chiến lược tăng trưởng 1.3.1.2 Chiến lược suy giảm 1.3.1.3 Chiến lược hướng ngoại 1.3.2 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.
- 1.3.2.1 Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp 1.3.2.2 Chiến lược khác biệt 1.3.2.2 Chiến lược tập trung 1.3.3 Chiến lược cấp bộ phận chức năng 1.4 Hoạch định chiến lược 1.4.1 Khái niệm và qui trình hoạch định chiến lược 1.4.1.1 Khái niệm hoạch định chiến lược 1.4.1.2 Quy trình hoạch định chiến lược 1.4.2 Sứ mệnh, mục tiêu chiến lược 1.4.2.1 Khái niệm 1.4.2.2 Các yêu cầu đối với mục tiêu 1.4.2.3 Các loại mục tiêu chiến lược 1.4.3 Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
- Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Thị Hường 1.4.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô 1.4.3.2 Phân tích môi trường ngành kinh doanh 1.4.4 Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp 1.4.4.1 Phân tích các hoạt động chính 1.4.4.2 Phân tích các hoạt động hỗ trợ 1.4.5 Các mô hình công cụ sử dụng trong hoạch định chiến lược 1.4.5.1 Mô hình phân tích BCG 1.4.5.2 Mô hình phân tích Mc.
- KINSEY 1.4.5.3 Mô hình phân tích SWOT 1.4.5.4 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp 1.4.5.5 Ma trận phân tích cạnh tranh 1.4.5.6 Mô hình GREAT Chương 2 : Phân tích căn cứ hình thành chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên 76 2.1 Đặc điểm của Công ty TNHH một thành viên 76 2.1.1 Quá trình hình thành phát triển của Công ty và lĩnh vực hoạt động 2.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức 2.1.3 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2.2 Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên 76 2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài 2.2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô 2.2.1.2 Phân tích môi trường ngành kinh doanh 2.2.2 Phân tích môi trường bên trong 2.2.2.1 Phân tích các hoạt động chính 2.2.2.2 Phân tích các hoạt động hỗ trợ 2.2.3 Ma trận EFE và ma trận IFE 2.2.4 Ma trận cạnh tranh Chương 3: Đề xuất chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH một thành viên 76 đến năm 2020 3.1 Mục tiêu phát triển 3.2 Hình thành các phương án chiến lược 3.2.1 Ma trận SWOT 3.2.1 Ma trận BCG Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Thị Hường 3.3 Lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH một thành viên 76 đến năm Chiến lược tăng trưởng tập trung 3.3.1.1 Chiến lược xâm nhập thị trường 3.3.1.2 Chiến lược phát triển sản phẩm 3.3.2 Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp 3.4 Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên 76 3.4.1 Giải pháp về hoạt động marketing 3.4.2 Giải pháp về nhân sự 3.4.3 Giải pháp về công nghệ 3.4.4 Giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm Kết luận Tài liệu tham khảo Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Thị Hường DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu & chữ viết tắt Nội dung BCG Boston consulting group CBCNV Cán bộ công nhân viên CPI Consumer Price Index: Chỉ số giá tiêu dùng DN Doanh nghiệp EFE External Factor Evaluation Matrix: Yếu tố môi trường bên ngoài.
- T: Threats (đe dọa) SBU Strategic business unit: Đơn vị kinh doanh TC CNQP Tổng cục công nghiệp quốc phòng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TPP Trans-Pacific Partnership Agreement: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Thị Hường DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tiêu chuẩn đánh giá tính hấp dẫn ngành và sức cạnh tranh Bảng 1.2: Các chiến lược từ các định vị SBU Bảng 1.3: Ma trận SWOT Bảng 1.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài-Ma trận EFE Bảng 1.5: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong-Ma trận IFE Bảng 1.6: Khung đánh giá năng lực cạnh tranh Bảng 1.7: Hệ thống mô hình GREAT được lượng hóa Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh mặt hàng kinh tế của Công ty TNHH một thành viên 76.
- Bảng 2.2: Giá trị doanh thu hàng kinh tế theo thị trường của Công ty TNHH một thành viên 76 Bảng 2.3: Khối lượng sản phẩm mặt hàng kinh tế theo thị trường trong nước và xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên 76 Bảng 2.4: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm mặt hàng kinh tế và tỷ lệ tăng trưởng sản phẩm của Công ty TNHH một thành viên 76 Bảng 2.5: Tổng hợp hiệu qủa kinh doanh hàng kinh tế của Công ty TNHH một thành viên 76.
- Bảng 2.8: Danh mục máy móc thiết bị của Công ty TNHH một thành viên 76.
- Bảng 2.14: Ma trận các yếu tố bên trong của Công ty TNHH một thành viên 76.
- Bảng 2.15: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH một thành viên 76 và đối thủ cạnh tranh.
- Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Thị Hường Bảng 3.1: Ma trận SWOT áp dụng cho Công ty TNHH một thành viên 76.
- Bảng 3.2: Dữ liệu liên quan đến tổ hợp kinh doanh hiện tại của Công ty TNHH một thành viên 76.
- Bảng 3.3: Tỷ lệ trong tổng doanh thu các đơn vị kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên 76 Bảng 3.4: Hệ thống mô hình GREAT cho chiến lược tăng trưởng tập trung của Công ty TNHH một thành viên 76 Bảng 3.5: Hệ thống mô hình GREAT được lượng hóa Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Thị Hường DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter Hình 1.2: Sơ đồ chuỗi giá trị Hình 1.3: Ma trận BCG Hình 1.4: Ma trận Mc.
- Kinsey Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH một thành viên 76 Hình 3.1: Ma trận BCG hiện tại của Công ty TNHH một thành viên Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Thị Hường 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Môi trường kinh doanh luôn luôn biến động, để cạnh tranh giành khách hàng, thị phần và tăng trưởng thì các doanh nghiệp phải tìm cho mình được hướng đi đúng đắn phù hợp với năng lực của mình.
- Công ty TNHH một thành viên 76 là một công ty an ninh quốc phòng làm kinh tế xuất khẩu.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức.
- Hơn nữa hiện tại định hướng chiến lược của Công ty không rõ ràng, bản chiến lược hoàn chỉnh vẫn chưa có.
- Vì vậy để tồn tại và phát triển bền vững đòi hỏi Công ty phải có chiến lược kinh doanh trong tương lai.
- Từ thực trạng của Công ty cùng với những thay đổi của môi trường và vai trò quan trọng của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp, tôi mạnh dạn đề xuất thực hiện đề tài luận văn : “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH một thành viên 76 đến năm 2020”.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chiến lược và hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đánh giá được thực trạng kinh doanh hiện tại của Công ty TNHH một thành viên 76.
- Phân tích tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên 76.
- Nhận thức rõ các cơ hội và thách thức, các mặt mạnh, yếu của Công ty TNHH một thành viên 76.
- Đề xuất một số chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH một thành viên 76 đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là Công ty TNHH một thành viên 76.
- Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Thị Hường 2 - Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên 76.
- Phân tích, đánh giá các yếu tố môi trường kinh doanh bên ngoài và bên trong của Công ty để xác định được các cơ hội, thách thức cũng như điểm mạnh, điểm yếu của Công ty.
- Vận dụng các mô hình sử dụng phân tích hoạch định chiến lược để lựa chọn chiến lược phù hợp và tốt nhất cho công ty TNHH một thành viên 76 đến năm 2020.
- Từ đó khái quát hóa để đưa ra những đề xuất chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH một thành viên 76 đến năm 2020.
- Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược và hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Chương II: Phân tích căn cứ hình thành chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên 76.
- Chương III: Đề xuất chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH một thành viên 76 đến năm 2020.
- Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Thị Hường 3 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1 KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC 1.1.1 Khái niệm về chiến lược Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với hai từ “stratos” (quân đội, bầy, đoàn) và “agos” (lãnh đạo, điều khiển).
- Chiến lược được sử dụng đầu tiên trong quân sự để chỉ ra các kế hoạch lớn, dài hạn được đưa ra trên cơ sở tin chắc được cái gì đối phương có thể làm và cái gì đối phương không thể làm được.
- Trong thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về chiến lược.
- Tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau và vào từng thời kỳ phát triển khác nhau mà các nhà kinh tế có những quan niệm khác nhau về chiến lược.
- Theo Alfred Chander (Harvard University) chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm phân bổ nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
- Theo Boston Consulating Group (BCG) thì “ Chiến lược xác định việc phân bổ các nguồn lực sẵn có với mục đích làm thay đổi thế cân bằng cạnh tranh và chuyển lợi thế cạnh tranh về phía mình”.
- Theo James B.Quinn Chiến lược là một dạng thức hay là một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau.
- Theo Johnson và Scholes thì “Chiến lược là việc xác định định hướng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức”.
- Theo định nghĩa này, chiến lược của một doanh nghiệp được hình thành để trả lời các câu hỏi sau.
- Hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra ở đâu trong dài hạn? (định hướng.
- Hoạt động kinh doanh sẽ cạnh tranh trên thị trường sản phẩm nào và phạm vi các hoạt động? (thị trường, phạm vi hoạt động.
- Bằng cách nào hoạt động kinh doanh được tiến hành tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường? (lợi thế.
- Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Thị Hường 4 - Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp? (môi trường).
- Theo Michael Porter “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các hoạt động của một công ty.
- Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiến hành tốt nhiều việc và kết hợp chúng với nhau.
- Cốt lõi của chiến lược là lựa chọn cái chưa được làm”.
- Theo cách tiếp cận này, chiến lược là tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tìm và thực hiện cái chưa được làm.
- Bản chất của chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng được lợi thế cạnh tranh.
- Còn theo K.Ohmae “Mục đích của chiến lược kinh doanh là mang lại điều thuận lợi nhất cho một phía, đánh giá đúng thời điểm tấn công hay rút lui, xác định gianh giới của sự thỏa hiệp”.
- Từ các quan niệm khác nhau về chiến lược, chúng ta có thể rút ra được một khái niệm chung nhất về chiến lược như sau: Chiến lược là hệ thống các quan điểm, các mục đích và các mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, các chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế, cơ hội của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra trong một thời hạn nhất định.
- Chiến lược kinh doanh là đưa ra được hình ảnh của doanh nghiệp trong tương lai, giúp doanh nghiệp xác định được vị trí của mình trên thị trường, khả năng cạnh tranh và còn giúp cho doanh nghiệp có những bước đi cụ thể hơn để đạt mục tiêu chung.
- Chiến lược bao hàm các vấn đề sau.
- 1.1.2 Quản lý chiến lược - Quản lý chiến lược là nhiệm vụ hàng đầu của bất kỳ nhà quản trị nào.
- Tuy nhiên để hiểu một cách đúng đắn về quản lý chiến lược thì không phải ai cũng hiểu một cách đầy đủ.
- Quản lý chiến lược ngày càng trở thành trọng tâm và là nhân tố quan trọng trong quản lý và sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.
- Có nhiều quan niệm về quản lý chiến lược.
- Quản lý chiến lược là khoa học và nghệ thuật về chiến lược nhằm xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở các nguồn lực hiện có nhằm giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu dài hạn.
- Quản lý chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Thị Hường 5 đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Quản lý chiến lược là quá trình quản lý việc theo đuổi chức năng nhiệm vụ của một doanh nghiệp trong khi quản lý mối quan hệ của doanh nghiệp đó với môi trường của nó.
- Quản lý chiến lược là làm cho doanh nghiệp hoạt động theo định hướng của môi trường, khai thác các cơ hội, né tránh rủi ro để thực hiện chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp.
- Quản lý chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản trị quyết định sự thành công lâu dài của doanh nghiệp.
- Các nhà quản trị phải xác định chính xác mục tiêu của doanh nghiệp và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của doanh nghiệp.
- Từ các quan niệm trên ta có khái niệm về quản lý chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu trong môi trường hiện tại cũng như tương lai.
- Tiến trình quản lý chiến lược gồm 3 giai đoạn: Hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược và kiểm tra đánh giá chiến lược.
- Giai đoạn 1: Hoạch định chiến lược.
- Sử dụng các phương pháp, công cụ phương tiện thích hợp nhằm hoạch định chiến lược cho thời kỳ chiến lược cụ thể.
- Phân tích đánh giá các nhân tố môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp để xác định điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức.
- Thiết lập mục tiêu, đưa ra các chiến lược phù hợp, lựa chọn và quyết định chiến lược cho doanh nghiệp.
- Giai đoạn 2: Thực thi chiến lược.
- Đây là giai đoạn hành động của quản lý chiến lược để triển khai việc thực hiện chiến được đã lựa chọn vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giai đoạn 3: Kiểm tra đánh giá chiến lược.
- Đây là giai đoạn cuối của quản lý chiến lược.
- Tất cả chiến lược thực hiện đạt kết quả cao thấp đều tùy thuộc vào thay đổi các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
- Giai đoạn đánh giá chiến lược là cần thiết và bắt buộc vì sự thành công hiện tại không đảm bảo cho sự thành công ở tương lai.
- Ý nghĩa của quản lý chiến lược: Quản lý chiến lược mang đến cho doanh nghiệp việc cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp, cải thiện môi trường, tăng năng Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Thị Hường 6 suất, tăng lợi ích kinh tế, chiếm lĩnh ưu thế cạnh tranh và doanh nghiệp thu được nhiều lợi ích khác.
- Một doanh nghiệp nếu không quản lý chiến lược sẽ thường định hướng kế hoạch bằng sự phân tích nguồn lực, lập kế hoạch theo giả định hoàn cảnh môi trường ổn định và như vậy kế hoạch dài hạn sẽ gặp nhiều vấn đề hạn chế.
- Quản lý chiến lược giúp doanh nghiệp chủ động trong việc ra quyết định nhằm khai thác kịp thời các cơ hội và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro trong môi trường bên ngoài, phát huy các điểm mạnh và giảm các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp vận dụng quản lý chiến lược thì đạt kết quả tốt hơn, giảm rủi ro hơn so với kết quả trước đó và so với doanh nghiệp không vận dụng quản lý chiến lược.
- Quản lý chiến lược đem đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội và chủ động chiếm ưu thế cạnh tranh.
- Quản lý chiến lược giúp các doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn chiến lược, nhiệm vụ và mục tiêu của mình.
- Quản lý chiến lược giúp doanh nghiệp luôn có các chiến lược tốt, thích nghi với môi trường.
- 1.2 VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC Chiến lược kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo hướng đi tốt cho doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh có thể coi như kim chỉ nam dẫn đường cho doanh nghiệp đi đúng hướng.
- Giúp doanh nghiệp nhận ra mục đích hướng đi của mình trong tương lai.
- Giúp doanh nghiệp phân tích dự báo, đánh giá các biến động của môi trường cạnh tranh.
- Kinh doanh là một hoạt động luôn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong.
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường, đồng thời còn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng.
- Tạo cơ sở cho các doanh nghiệp chủ động phát triển các hướng kinh doanh phù hợp với môi trường trên cơ sở tận dụng các cơ hội, tránh được các rủi ro, phát huy các lợi thế của doanh nghiệp trong kinh doanh.
- Điều đó có thể giúp doanh nghiệp phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp.
- Cải thiện căn bản tình hình, vị thế của doanh nghiệp

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt