« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện quản lý chi Ngân sách nhà nước của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Hoàn thiện quản lý chi Ngân sách nhà nước của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Tác giả luận văn: Lê Cẩm Nhung Khóa: Người hướng dẫn: Ts.
- Từ khóa: Quản lý chi ngân sách nhà nước.
- Lý do chọn đề tài: Việc quản lý NSNN đặc biệt được quan tâm và từng bước hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách kinh tế nói chung và cơ chế quản lý tài chính nói riêng.
- Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay vẫn còn một số yếu tố, điều kiện tiền đề chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến quá trình quản lý NSNN tại các địa phương, việc quản lý ngân sách còn lúng túng, thiếu tính thống nhất, chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định của Luật NSNN, tình trạng cấp phát sử dụng NSNN dàn trãi, lãng phí, tham ô, tham nhũng, biển thủ tiền và tài sản công còn chưa được ngăn chặn, gây bức xúc trong xã hội.
- Huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh là địa phương không ngoại lệ.
- Công tác quản lý chi NSNN vẫn xảy ra tình trạng chi ngoài kế hoạch theo cơ chế xin cho.
- việc kiểm soát chi ngân sách, cơ chế phân cấp quản lý ngân sách, tổ chức bộ máy quản lý NSNN đang còn nhiều vấn đề tồn tại chưa được củng cố và hoàn thiện.
- cơ chế bao cấp còn mang dấu ấn nặng nề do vậy sinh ra tình trạng thiếu năng động sáng tạo trong quản lý ngân sách nhà nước.
- Mặt khác, chính sách quản lý vĩ mô cũng có những bất cập, nhất là trong việc lập, quyết định và phân bổ ngân sách.
- thực hiện khoán chi ngân sách ở một số đơn vị chưa tích cực.
- chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách chưa được cụ thể hoá đầy đủ để có căn cứ thực hiện có hiệu quả nguồn kinh phí.
- việc quản lý ngân sách còn thiếu kiên quyết, nghiêm minh trong xử lý các trường hợp vi phạm chính sách chế độ, chi tiêu lãng phí kém hiệu quả.
- Trong bối cảnh đó, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quản lý chi NSNN tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” bằng cách nhìn của một chuyên viên phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để làm sáng tỏ những vấn đề phát sinh từ thực tiễn và đặc thù công tác quản lý chi NSNN ở địa phương, tìm ra các giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Mục tiêu cụ thể của đề tài là.
- Hệ thống hóa cơ sở nghiên cứu vấn đề cơ bản về quản lý ngân sách nhà nước - Phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.
- Đối tượng: Công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh và chủ yếu tập trung nghiên cứu, xem xét, phân tích, đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh qua các năm từ 2014- 2016.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Tác giả có các phân tích số liệu qua đó đưa ra được 7 nhóm hạn chế nguyên nhân dẫn đến việc chi ngân sách không hiệu quả, thông qua đó đưa ra 7 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý chi ngân sách nhà nước.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu, xử lý thông tin: Người nghiên cứu thu thập thông tin và kiến thức từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu của các tác giả được đăng tải trên sách báo, tạp chí, internet nhằm thu thập những thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu, lọc ra những tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng bảng câu hỏi cho đối tượng nghiên cứu chính (CBCC), gửi trực tiếp phiếu điều tra, gửi email, phỏng vấn trực tiếp.
- Dựa trên kết quả điều tra và số liệu có sẵn tại cơ quan, người nghiên cứu đưa ra kết luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê toán học: Trên cơ sở các phiếu điều tra, người nghiên cứu tiến hành thống kê về số lượng các yếu tố ảnh hưởng, số lượng lựa chọn mức độ các yếu tố ảnh hưởng, các biện pháp tác động… căn cứ vào đó tính tỷ lệ % để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, lý thuyết khác nhau người nghiên cứu phân tích thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng nghiên cứu, sau đó liên kết từng bộ phận đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
- Kết luận Ngân sách cấp huyện là một bộ phận cấu thành của Ngân sách Nhà nước.
- Thực hiện quản lý ngân sách cấp huyện chính là nhiệm vụ quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN phải được quản lý công khai, chặt chẽ và đúng các quy định pháp luật hiện hành.
- Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nói chung và chi ngân sách nói riêng là tất yếu, đó là một quá trình lâu dài và sẽ gặp không ít khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi nỗ lực cố gắng của từng cá nhân, từng cơ quan, đơn vị và từng xã, thị trấn thuộc huyện.
- NSNN được coi là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững, thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo QP- AN, là công cụ để Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tế.
- Thông qua công tác quản lý chi ngân sách, Nhà nước huy động các nguồn lực của xã hội, phân phối và sử dụng cho nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo QP- AN của đất nước.
- Vì vậy, việc củng cố, hoàn thiện, lành mạnh hoá hệ thống tài chính quốc gia để phát triển kinh tế là yếu tố quan trọng quyết định thành công chiến lược phát triển KT- XH của Nhà nước Việt Nam nói chung và của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng trong thời kỳ mới.
- Để tăng cường hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với quản lý chi NSNN cần đổi mới một cách hiệu quả và sâu sắc công cụ quản lý, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý là quan trọng nhất.
- Để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, nhà nước phải sử dụng một hệ thống các công cụ quản lý vĩ mô như kế hoạch, chính sách, các công cụ tài chính, pháp luật.
- Việc sử dụng các công cụ này thể hiện thông qua hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
- Thực hiện tốt công tác quản lý chi NSNN, đảm bảo chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cấp chính quyền, từng đơn vị góp phần hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ thúc đẩy huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh phát triển ngày càng nhanh và bền vững.
- Thông qua Luận văn tốt nghiệp: “Hoàn thiện quản lý chi NSNN tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” tôi muốn nêu những kết quả đạt được và những tồn tại, nguyên nhân trong công tác quản lý chi ngân sách huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách huyện.
- Tuy nhiên với khả năng hiểu biết của bản thân và thời gian có hạn nên bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Quý Thầy, Cô giáo, Quý bạn đọc nhận xét, góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn, với mong muốn đóng góp một phần hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong những năm tiếp theo./.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt