« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.


Tóm tắt Xem thử

- EM.QT14.BM06 Ban hành lần 1, ngày TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- Nguyễn Thúc Hương Giang Từ khóa: Công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa Nội dung tóm tắt: a, Lý do chọn đề tài Hệ thống ngân hàng với vai trò huyết mạch của nền kinh tế luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng.
- Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm qua đã góp phần ổn định và kiềm chế lạm phát, thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia … Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh lại là điều khó tránh khỏi, đặc biệt trong lĩnh vực rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, bởi nó có khả năng gây ra phản ứng dây truyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp.
- Sự sụp đổ của ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống - kinh tế - chính trị - xã hội và có thể lan rộng ra khỏi phạm vi một quốc gia, thậm chí là cả khu vực và toàn cầu.
- Hoạt động tín dụng luôn được xem là trọng tâm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nó đem lại nguồn thu chủ yếu nhưng đồng thời cũng là nguồn tiểm ẩn rủi ro lớn nhất đối với ngân hàng.
- Một trong những đối tượng được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tập trung đầu tư tín dụng đó là Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
- Bởi lẽ trong những năm qua nó phát triển năng động, mạnh mẽ cả về chất lẫn về lượng, đóng góp ngày càng to lớn cho nền kinh tế quốc dân và nó phù hợp với khả năng quản lý và định hướng hoạt động của Agribank.
- Đây là loại hình doanh nghiệp đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện phát triển.
- Tuy nhiên, đối tượng DNNVV cũng làm cho rất nhiều ngân hàng khó khăn với tỉ lệ nợ xấu tăng cao.
- Tỷ lệ nợ xấu cùng nhiều vấn đề phát sinh do mất khả năng kiểm soát đang là bài toán chưa có lời giải tại hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay và Ngân hàng nông EM.QT14.BM06 Ban hành lần 1, ngày nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang là một trong số các ngân hàng đó.
- Để hạn chế được những rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động tín dụng DNNVV nói riêng, đòi hỏi các ngân hàng cần phải có phương pháp quản trị tốt đối với rủi ro tín dụng (RRTD) ngân hàng.
- Trước vấn đề trên, đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang” mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần thực hiện các chủ trương của Nhà nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang - Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa được hiệu quả hơn.
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro tín dụng DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- Về không gian: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- Về thời gian: Căn cứ số liệu giai đoạn năm c, Tóm tắt nội dung chính của luận văn, những đóng góp mới của luận văn  Tóm tắt những nội dung chính của luận văn - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng DNNVV trong hoạt động của Ngân hàng thương mại.
- EM.QT14.BM06 Ban hành lần 1, ngày Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng DNNVV tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng DNNVV tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- Những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng DNNVV.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng DNNVV tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang về những kết quả cơ bản đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng DNNVV tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
- e, Kết luận * Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng về công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng DNNVV tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang cho thấy.
- Nợ xấu được xử lý cơ bản, kết quả kinh doanh hàng năm cho phép trích lập đủ dự phòng rủi ro.
- Các biện pháp dự phòng để xử lý nợ xấu được tăng cường: trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản cao.
- Việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tiến hành đúng quy định, góp phần giảm thiểu rủi ro troang hoạt động tín dụng.
- EM.QT14.BM06 Ban hành lần 1, ngày Công cụ QTRRTD cơ bản đã và đang được triển khai nề nếp là hệ thống cho điểm và phân loại rủi ro đối với khách hàng là doanh nghiệp.
- Tuy nhiên mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
- Đặc biệt khi áp dụng đối với các DNNVV có tính chất hoạt động như những công ty gia đình thì việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính, quản lý gặp rất nhiều khó khăn do các báo cáo tài chính không được kiểm toán độc lập, hệ thống thông tin, chuẩn mực kế toán chưa thực sự đủ độ tin cậy.
- Đó là chưa kể đến việc rất nhiều doanh nghiệp có hai hoặc nhiều hệ thống sổ sách kế toán.
- Với mô hình như hiện nay, Chi nhánh chưa có bộ phận quản trị rủi ro riêng mà việc thực hiện phân tích, thẩm định khách hàng là do phòng Khách hàng doanh nghiệp thực hiện.
- Việc phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa là người đi tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng vừa phân tích khách hàng để trình duyệt thường ít khách quan và tiềm ẩn rủi ro lớn cho ngân hàng - Tại Chi nhánh việc thẩm định tài sản đảm bảo vẫn do cán bộ Khách hàng Doanh nghiệp đảm nhiệm, không có bộ phận chuyên trách vì vậy tài sản bảo đảm nhiều khi không đánh giá đúng khả năng phát mại.
- Khi xảy ra rủi ro, giá trị tài sản bảo đảm ít bù đắp được rủi ro.
- Hiện nay, nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính hoặc bản thân họ chưa nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập báo cáo tài chính một cách bài bản.
- Do vậy hầu hết các báo cáo tài chính gửi Ngân hàng đề có chất lượng kém, không phản ánh đúng thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Điều này gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc phân tích đánh giá thực trạng khách hàng và mất thời gian để tìm hiểu và xác định lại các nội dung trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Hơn nữa, chỉ một số ít doanh nghiệp thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, do vậy ngân hàng khó phát hiện sai sót trong việc chấp hành chế độ kế toán của doanh nghiệp, dẫn đến thông tin sử dụng phân tích khách hàng không chính xác.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng DNNVV tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- EM.QT14.BM06 Ban hành lần 1, ngày Giải pháp 1: Hoàn thiện tổ chức bộ máy cấp tín dụng và quy trình tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang - Giải pháp 2: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của cán bộ quản trị và cán bộ tác nghiệp của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang - Giải pháp 3: Hoàn thiện công cụ QTRRTD hiện đại theo chuẩn mực quốc tế - Giải pháp 4: Nhận biết sớm rủi ro - Giải pháp 5: Tăng cường các biện pháp tài trợ cho rủi ro tín dụng Kiến nghị, đề xuất đối với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và Agribank nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và bất cập trong công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng DNVVV.
- Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, các phòng nghiệp vụ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả nghiên cứu, thu thập dữ liệu và hoàn thành luận văn này

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt