« Home « Kết quả tìm kiếm

Tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”.
- Nguyễn Đắc Hưng Từ khóa (Keyword): Quản lý ngân sách xã Nội dung tóm tắt: a.
- Lý do chọn đề tài: Trong hệ thống tài chính của mỗi quốc gia thì Ngân sách nhà nước (NSNN) có vị trí quan trọng đặc biệt, nó giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính và có ý nghĩa quyết định trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân.
- Cùng với sự phát triển của đất nước, ngân sách nhà nước ngày càng lớn mạnh và phát huy vai trò quan trọng trong việc tập trung nguồn tài lực đảm bảo duy trì sự tồn tại, cũng như mọi hoạt động của bộ máy Nhà nước, đồng thời là công cụ thiết yếu giúp Nhà nước quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- Đáp ứng yêu cầu thiết thực về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm công tác quản lý ngân sách Nhà nước, mà đặc biệt là ngân sách cấp xã với xu hướng phân cấp ngày càng nhiều về quản lý KTXH đi đôi với phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho chính quyền cấp cơ sở.
- Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
- Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn và các văn bản quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành khác.
- Xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) là đơn vị hành chính cấp cơ sở, chịu trách nhiệm quản lý toàn diện về các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh quốc 2 phòng.
- Ngân sách xã (NSX) có vai trò đặc biệt quan trọng, là điều kiện vật chất giúp chính quyền xã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Vì vậy thường xuyên quan tâm củng cố quản lý tốt nguồn ngân sách cơ sở này để tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay là một đòi hỏi khách quan.
- Bởi vì, NSX là một công cụ tài chính quan trọng bảo đảm phương tiện vật chất cần thiết cho chính quyền cấp xã thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Đó là: giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, ổn định đời sống nhân dân, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển khu vực nông thôn nhằm đưa sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn ở nước ta đi đến thắng lợi.
- Trong điều kiện hiện nay, công tác quản lý ngân sách xã vẫn còn những bất cập nhất định cả về cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện cần được nghiên cứu tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện để đáp ứng được sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế đất nước cả về chiều rộng lẫn chiều sâu phù hợp với thời đại hội nhập mới.
- Qua nghiên cứu và thực tế công tác tại địa phương học viên đã lựa chọn đề tài: “Tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang” làm công trình nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu chung: Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã mà đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách xã có hiệu quả trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách xã.
- Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang những năm qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Lạng Giang.
- 3 - Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách xã có hiệu quả trên địa bàn huyện Lạng Giang trong thời gian tới.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý ngân sách xã.
- Công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Lạng Giang.
- Các nguồn ngân sách xã.
- Các đối tượng thu, chi ngân sách xã: Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Lạng Giang.
- Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng ngân sách xã trên địa bàn huyện Lạng Giang, yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách xã có hiệu quả.
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu số liệu và báo cáo ở Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, 21 xã, 02 thị trấn trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Về thời gian: Số liệu sử dụng cho phân tích thực trạng được thu thập từ năm và đề xuất giải pháp cho những năm tới.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Nội dung chính của luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đồng thời chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
- Những đóng góp mới của tác giả: Học viên đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân xã trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
- Phương pháp nghiên cứu a.
- Phương pháp thu thập số liệu * Thu thập dữ liệu thứ cấp 4 - Dữ liệu thứ cấp bao gồm: các báo cáo về tình hình cơ bản của huyện, tình hình thu, chi ngân sách của các xã, thị trấn trong huyện.
- Các chủ trương chính sách của Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngân sách nhà nước.
- Tình hình thực hiện ngân sách của các nước và một số địa phương của Việt Nam và các nghiên cứu trước đây có liên quan.
- Các dữ liệu này có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành: UBND huyện Lạng Giang, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, chi Cục thống kê Lạng Giang, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, chi Cục thuế Lạng Giang.
- Các dữ liệu này được tìm, đọc, phân tích và trích dẫn đầy đủ.
- Thu thập số liệu sơ cấp Các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này chủ yếu là lấy ý kiến của các cán bộ quản lý, cán bộ công chức và một số doanh nghiệp về sử dụng ngân sách.
- Tiến hành điều tra đối với cán bộ của 23 xã, thị trấn và cán bộ phòng tài chính trên cơ sở 45 phiếu điều tra đối với cán bộ xã, 10 phiếu điều tra cán bộ phòng tài chính trực tiếp quản lý trong lĩnh vực tài chính.
- Phương pháp, tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu * Tổng hợp, xử lý số liệu Sau khi thu thập xong dữ liệu, toàn bộ những dữ liệu này được kiểm tra, hiệu chỉnh và sắp xếp theo 1 trình tự các khoản thu, chi ngân sách, tính toán các chỉ tiêu phân tích thu, chi, so sánh, đối chiếu đánh giá để rút ra những kết luận cần thiết.
- Phương pháp phân tích số liệu Các phương pháp phân tích thống kê sử dụng chủ yếu là.
- Phương pháp thống kê mô tả: Thông qua các chỉ tiêu phân tích số tuyệt đối, số tương đối.
- số bình quân phân tích mức thu, chi ngân sách.
- Phương pháp phân tích tài chính: Phân tích thực thu, thực chi ngân sách theo quy định của bộ tài chính.
- Phương pháp so sánh: Thông qua các chỉ tiêu phân tích, đánh giá các các chỉ tiêu thực hiện qua các năm.
- Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu dự định sử dụng * Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu ngân sách xã (1).
- Mức thu và tổng số thu ngân sách hàng năm (2).
- Cơ cấu nguồn thu ngân sách xã * Nhóm chỉ tiêu phản ánh chi ngân sách xã (1).
- Mức chi và tổng số chi ngân sách hàng năm (2).
- Cơ cấu khoản chi ngân sách xã * Chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý và sử dụng ngân sách xã.
- Mức độ hoàn thành kế hoạch thu chi ngân sách xã (2).
- Tốc độ tăng giảm thu, chi ngân sách xã (3).
- Số khoản thu chi ngân sách không quyết toán (4) Số vụ vi phạm thu chi ngân sách xã (5).
- Số vụ xử lý vi phạm thu chi ngân sách e.
- Là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của của bộ máy chính quyền cấp xã.
- NSX cung cấp các nguồn lực về tài chính cho bộ máy chính quyền hoạt động và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình.
- Chính vì vậy mà nguồn tài chính dồi dào sẽ thể hiện được sức mạnh quản lý hành chính Nhà nước của chính quyền cấp xã.
- Đồng thời NSX còn góp phần vào sự ổn định, vững mạnh của NSNN và nền Tài chính quốc gia.
- Trong những năm qua, NSX của huyện Lạng Giang là tốt, đã đảm bảo được nguồn Tài chính cho chính quyền các xã hoạt động và thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ, đó đóng góp nhiều cho sự nghiệp phát triển nền KTXH của địa phương, làm thay đổi cơ bản bộ mặt của khu vực nông thôn trong huyện.
- Với những thành tích đó, NSX của huyện đã nhiều năm được Bộ Tài chính, UBND tỉnh Bắc Giang, Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Lạng Giang tặng bằng khen, giấy khen.
- Từ khi có luật NSNN, NSX của huyện Lạng Giang đã có nhiều chuyển biến 6 tích cực, NSX đã đi vào nền nếp.
- Các xã đã lập được dự toán NS, tổ chức thực hiện theo dự toán đã được phê duyệt.
- các khoản thu NSX đã huy động khai thác triệt để, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời và được nộp vào NSNN, thực hiện thu năm sau cao hơn năm trước và đáp ứng được các nhiệm vụ của chính quyền xã.
- Các khoản chi NSX đảm bảo kịp thời, đảm bảo mọi hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã, góp phần phát triển KTXH của địa phương.
- các khoản chi cơ bản đúng mục đích, chế độ, công khai, minh bạch được thực hiện theo nguyên tắc tài chính.
- Tuy nhiên, trong những năm qua NSX của huyện Lạng Giang vẫn còn nhiều những tồn tại cần khắc phục.
- cán bộ quản lý NSX còn hạn chế về năng lực, trình độ.
- NSX vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức của của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng.
- Để NSX của huyện Lạng Giang trong thời gian tới được tốt hơn cần thực hiện một số giải pháp sau: Tăng cường vai trò của Đảng và chính quyền các cấp.
- Hoàng thiện quy trình quản lý ngân sách đối với cấp xã.
- Quản lý ngân sách theo đầu ra.
- Tăng cường phối hợp các cơ quan cùng quản lý NSX.
- Nâng cao trình độ cán bộ quản lý.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt