« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ cho vay gói tín dụng người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ cho vay gói tín dụng người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh” Tác giả luận văn: Hoàng Bá Phong Khóa: 2015A Người hướng dẫn: TS.
- Nguyễn Thị Mai Anh Từ khóa: Cho vay tín dụng người nghèo.
- Lý do lựa chọn đề tài Nghèo đói là một vấn đề mang tính chất toàn cầu, luôn tồn tại trong xã hội, nghèo đói làm cho nền kinh tế chậm phát triển, xã hội không ổn định, giải quyết nghèo đói là động lực để phát triển kinh tế xã hội.
- Ngay cả các nước có nền kinh tế phát triển cao cũng có trình trạng nghèo đói, đó là một thách thức lớn.
- Việt Nam chúng ta hiện nay vấn đề xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trình quan trọng hàng đầu của nhà nước ta để đảm bảo được mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với ổn định xã hội.
- Việc thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo vào tháng 9/1995 đã tạo ra kênh tín dụng dành cho đối tượng là hộ nghèo được vay vốn với lãi suất và các điều kiện ưu đãi.
- Ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 131/2002 QĐ - TTg thành lập Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH)Việt nam, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ - CP ngày của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Cùng với đó, đã 2 góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho nhân dân và thực hiện mục tiêu chính sách của nhà nước.
- trong đó, lĩnh vực tín dụng cho vay hộ nghèo còn nhiều vấn đề vẫn đang bức xúc như: Quy mô tín dụng chưa lớn, hiệu quả XĐGN còn chưa cao, hoạt động của NHCSXH chưa thực sự bền vững.v.v… Những vấn đề trên là phức tạp, nhưng chưa có mô hình thực tiễn và chưa được nghiên cứu đầy đủ.
- Để giải quyết tốt vấn đề nghèo đói ở Việt Nam nói chung và tín dụng cho vay hộ nghèo nói riêng, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách có hệ thống, khách quan và khoa học, phải có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước cũng như toàn xã hội.
- Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ vay tín dụng người nghèo.
- Phân tích việc phát triển dịch vụ vay gói tín dụng người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ vay gói tín dụng người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu Phát triển dịch vụ cho vay gói tín dụng người nghèo là một hoạt động quan trọng để góp phần cải thiện cuộc sống cho những người nghèo.
- Vì vậy luận văn sẽ tập trung vào phân tích hiện trạng phát triển dịch vụ vay gói tín dụng người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.
- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh việc phát triển.
- Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: Luận văn tập trung vào phát triển dịch vụ cho vay gói tín dụng người nghèo.
- 3 - Về mặt không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại ngân hàng chính sách xã hội huyện cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.
- Luận văn tập trung vào hoạt động cho vay gói hộ nghèo tại chi nhánh NHCSXH huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.
- Lấy thực tiễn về gói tín dụng hộ nghèo của chi nhánh NHCSXH huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian 3 năm làm cơ sở chứng minh.
- Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp thu thập thông tin Tổng hợp số liệu qua điều tra thực tiễn và được công bố chính thức của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh và trên các phương tiện truyền thông, thông tin xã hội từ đó có những phân tích, đánh giá về kết quả, hiệu quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong việc sử dụng vốn tín dụng cho vay hộ nghèo tại địa bàn huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.
- Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin Kế thừa các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã được công bố để khái quát và làm rõ cơ sở lý luận về: nguồn vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo.
- Trên cơ sở đánh giá những hạn chế đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 3 chương: Chương 1 : Cơ sở lý thuyết về cho vay người nghèo và phát triển cho vay người nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Chương 2: Thực trạng phát triển cho vay người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.
- Chương 3: Giải pháp phát triển và kiến nghị cho vay người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.
- Kết luận Trong quá trình nghiên cứu đề tài, trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý luận đến thực tiễn, đề tài ‘Đề xuất các giải pháp phát triển co vay gói tín dụng người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh’đã tập trung giải quyết những nội dung quan trọng sau.
- Thứ nhất, đề tài đã làm rõ khái niệm Ngân hàng Chín sách, những ưu điểm của và tầm quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo.
- Thứ hai, đề tài cũng đã đi sâu phân tích tình hình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hôi huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh để từ đó có những định hướng, giải pháp đúng đắn cho việc phát triển cho vay người nghèo - Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế còn tồn tại về cho vay người nghèo, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm pháp triển dịch vụ này.
- Ngoài những giải pháp được đưa ra để góp phần phát triển dịch vụ cho vay người nghèo thì bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các cấp có liên quan.
- Trong tương lai gần, khi mà các Ngân hàng phải luôn đối phó với những rủi ro từ hoạt động cho vay người nghèo, thì hoạt động cho vay người nghèo coi là tiềm năng khai thác của Ngân hàng Chính sách.
- Một mặt vừa hạn chế được rủi ro, mặt khác xóa đói giảm nghèo an sinh xã hội.
- 5 Mặc dù tác giả luận văn đã rất cố gắng để đạt được kết quả theo mục đích, nhiệm vụ đã xác định, nhưng do giới hạn khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ và khả năng của bản thân còn hạn chế, nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.
- Tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý trong lĩnh vực ngân hàng và những ai quan tâm đến lĩnh vực này để tác giả luận văn tiếp tục đi sâu nghiên cứu nhằm đem lại kết quả cao hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt