Academia.eduAcademia.edu
ÔN TẬP PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÂU1: Anh/Chị phân tích quan điểm của triết học Mác Lênin về phương pháp luận. Qua đó làm rõ mối quan hệ giứa phương pháp luận và phương pháp? Để nhận thức và cải tạo thế giới thông qua hoạt động thực tiễn, con người phải sử dụng các phương pháp. Từ đó mà nhu cầu xây dựng và sử dụng phương pháp luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong hoạt động nhận thức của con người. Chính vì vậy phương pháp tương ứng với thuật ngữ Method ra đời từ rất sớm ngay từ thời cổ đại. Bên canh đó con người dần quan tâm đến thuật ngữ phương pháp luận, đặc biệt từ thế kỷ 16-18. Tuy thuật ngữ phương pháp luận Methoddologija đã xuất hiện từ rất sớm cùng với thuật ngữ phương pháp Method ngay từ thời cổ đại, nhưng với quan niệm là một phương pháp được định hình, môn học độc lập, phương pháp luận chỉ xuất hiện vào thời kỳ Phục hưng. Do vào thời kỳ này người ta hướng tới nghiên cứu tự nhiên bằng thực nghiệm, kinh nghiệm. Cách nghiên cứu ấy đòi hỏi phải xây dựng các phương tiện, phương pháp nhận thức mới. Từ đó dẫn tới các cách tiếp cận khác nhau đối với nghiên cứu khoa học. Để hiểu bản chất, chức năng của phương pháp luận nghiên cứu khoa học, trước tiên chúng ta phải hiểu biết về phương pháp, cũng như quan hệ giữa phương pháp luận và phương pháp. Khái niệm về phương pháp Theo nghĩa đời thường: phương pháp là một hệ thống các quy tắc, nguyên tắc dùng để chri đạo, điều chỉnh hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm nắm bắt hành vi và bản chất của đối tượng nghiên cứu, cải tạo tự nhiên, xã hội vì những mục đích của con người. Chức năng theo nghĩa này sẽ là công cụ nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm đạt được mục đích nào đó. Theo nghĩa khoa học: phương pháp là một hệ thống các nguyên tắc, quy tắc mà con người phải tuân thủ và thực hiện trong hoạt động và nhận thức nhằm đạt được mục đích đó. Chức năng của phương pháp theo nghĩa này là các thao tác (thực tiễn hoặc tư duy mà con người phải thực hiện một cách nghiêm ngặt (theo các nguyên tắc và quy tắc để đạt được một kết quả nào đó. Khái niệm về phương pháp luận Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phương pháp luận như: phương pháp luận với cơ sở là cở sở của lý luận, cương lĩnh lý luận, với tư cách là sự tỏng hợp các phương pháp, với tư cách là một học thuyết triết học, bộ môn triêt học về phương pháp, là một học thuyết về phương pháp. Quan điểm của triết học Mác Leenin về phương pháp luận, một cách khái quát nhất, phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là học thuyết về các phương pháp. Điều đó có nghĩa rằng , các phương pháp là đối tương nghiên cứu của phương pháp luận. Tuy nhiên cách hiểu như vậy mang tính hình thức chưa lột tả hết được bản chất của nó. Về bản chất có thể thấy xem, phương pháp luận là một môn học về phương pháp chứa đựng một tập hợp các nguyên tắc xuất phát dùng để định hướng cho hoạt động, gợi mở cho việc lựa chọn, sử dụng cac phương pháp trong hoạt động nhằm đạt được một mục đích nào đó. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, phương pháp luận không hải là học thuyết triết học về phương pháp. Mội khoa học đều có đối tượng và phương pháp riêng, cho nên mỗi khoa học đều có phương pháp luận của mình. Cũng chính vì vậy, trong điều kiện hiện đại phương pháp luận của mỗi khoa học trở thành một bộ phận hữu cơ của khoa học ấy. Với chức năng đính hướng cho hoạt động, gợi mở cho việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp một cách hiệu quả trong hoạt động Cấu trúc hợp thành phương pháp luận Các yếu tố thế giới quan để định hướng đi và cách thức đi thích ứng, để luôn nhằm đúng đối tượng của mình trước hết cần dựa vào các nguyên lý thế giới quan. Các nguyên lý này có tác dụng định hướng cho người nghiên cứu tìm kiếm phương pháp cũng như sử dujgn phương pháp. Các nguyên lý chung của một nghành khoa học về cách xem xét, nghiên cứu sự vật, về các nguyên tắc chung trong việc sử dụng các phương pháp xử lý tài liệu. Các nguyên lý này xuát phát từ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. EX trong toán học đó là nguyên lý trìu tượng thoát khỏi những thuộc tính chất lượng, trong điều khiển học, đó là nguyên lý tự điều khiển, nguyên lý liên hệ ngược... Phân loại phương pháp luận: phương pháp luận chung, phương pháp luận riêng và phương pháp luận phổ biến. Các mối quan hệ: quan hệ phương pháp luận với thế giới khách quan, với lý thuyết và với phương pháp. Trong đó quan trọng nhất là mqh giữa phương pháp luận và phương pháp. Xét về mặt định danh: phương pháp luận là môn học về phương pháp ngược lại phương pháp lại là đối tượng nghiên cứu của phương pháp luận. Xét về mặt sinh thành: việc sử dụng chung một hay một số phương pháp có chung những tính chất nào đó là mọt cách thường xuyên thành thói quen dẫn tới sự định hình một loại phương pháp luận tương ứng. Ngược lại khi đứng trên lập trường một loại hình phương pháp luận nào đó, chúng ta sẽ thường hướng tới sử dụng một loại phương pháp nhất định. Xét về chức năng: phương pháp luận mang tính định hướng gợi mở. Trái lại phương pháp có chức năng là công cụ, là thao tác cho nên trong hoạt động cần phải sử dụng thống nhất giữa phương pháp luận và phương pháp. Không láy phương pháp luận thay thế cho phương pháp và ngược lại. Tư duy biện chứng suy vật là sự thống nhất giữa phương pháp luận biện chứng duy vật và các phương pháp tư duy logic. Anh/Chị hãy cho một ví dụ, qua đó có thể sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên – phân tầng cho một cuộc điều tra xã hội học? Câu 2: Anh/Chị hãy phân tích bản chất của logic nghiên cứu khoa học? Qua đó làm rõ giá trị của nó (giá trị nhân thức, chức năng kép. Bản chất của logic nghiên cứu khoa học: Do nhu cầu xây dựng logic NCKH: NCKH là một dạng nhận thức đặc biệt hướng đến mục đích trục tiếp là đjat được tri thức, kết quả mới không chỉ với một chủ thể mà đối với chủ thể nói chung. Nó là hình thức lý thuyết của việc chủ thể lĩnh hội khách thể - mà trong đó nỏi rõ đặc điểm xã hội của chủ thể. Đề tài logic nghiên cứu khoa học trong thời gian gần đây cuốn hút sự chú ý không chỉ của các nhà logic học mà cả các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học cụ thể khác. Một mặt, các nhà logic cố gắng tiếp cận gần hơn đến các nhu cầu đjăt ra cho các khoa học cụ thể, mặt khác, các nhà khoa học thuộc các khoa học cụ thể ngày càng cảm nhận rõ hơn sự cần thiết phải có các PP logic trong nghiên cứu để đạt được những tri thức mới bằng con đường ngắn nhất trong lĩnh vực của mình. Logihc học phải đi sâu vào cơ cấu nghiên cứu kh. Từ đó cần phải xd một môn Logic chuyên nghiên cứu về các quá trình nghiên cứu khoa học, mối liên hệ qua lại giữa các thành tố của nó để có thể định hướng hđ NC một cách hiệu quả (logic NCKH) Logic nghiên cứu khoa học là một hệ thống mở cho ta chi trức chọn vẹn và quá tình NCKH. Không nên hiểu logic NCKH như là một hệ thống các phép toán logic đóng kím mơi – mà nó là một hệ thống thể hiện mô hình tư tưởng cảu các mối liên hệ trong bất kỳ quá trình NCKH nào. Bộ máy phạm trù của logic NCKH: Giá trị nhận thức: Chức năng kép (chức năng logic và chức năng phương pháp luận): Xét về bản chat logic, logic NCKH có những chức năng logic quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học: Vách ra cái logic khách quan chung của mọi nghiên cứu khoa học, tiến trình chung của mọi nghiên cứu khoa học (xấy dựng đề cương, bố cục của một nghiên cứu khoa học) Xây dựng các mối liên kết logic giữa các phần, các bộ phận của nghiên cứu khoa học. đảm cho cho quá trình học động nghiên cứu có sự gắn kết hợp lý, tin cậy. Tìm kiếm, sử dụng các phương tiện logic phù hợp cho từng nhiên vụ trong quá trình nghiên cứu (lập luận và chứng minh) liên kết các phương tiện một cách hợp lý, hiệu quả. Đánh giá độ tin cậy các kết quả mới theo tiêu chuẩn logic – chứng minh về mặt lý thuyết Với các chức năng trên chúng ta có thể chueyern 1 phần nghiên cứu cho máy móc Logic nghiên cứu khoa học theo một ý nghĩa nào đó thể hiện vai trò là phương pháp luận chúng của nghiên cứu khoa học: (chức năng phương pháp luận) Logic nghiên cứu khoa học đi sâu phân tích các nguyên tắc chung (các đặc trưng chung của nghiên cứu khoa học, từ đó định hướng hoạt động cho mọi nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở khái quát chung về mọi nghiên cứu khoa học, nắm bắt cái logic chung của mọi nghiên cứu khoa học, logic nghiên cứu khoa học, phân chia các nghiên cứu khoa học thành các giai đoạn có chức năng, nhiệm vụ xác định. Từ đó đinh hướng cho việc giải quyết nhiệm vụ của từng giai đoạn nói riêng, của bộ phận nghiên cứu khao học nói chung. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng giai đoạn. logic nghiên cứu khoa học định hướng cho việc lựa chọn các phương pháp, thao tác cần thiết được sử dụng trong từng giai đoạn nghiên cứu dựa trên chức năng, nhiệm vụ của chúng cũng như cho từng bộ phận nghiên cứu khoa học Hệ thống phạm trù của logic nghiên cứu khoa học tạo ra bộ khung cho mỗi NCKH, chúng thâm nhập vào mỗi nghiên cứu khoa học (mỗi ngõ ngách của hoạt động nghiên cứu), xác định nội dung của mỗi nghiên cứu từ đó trở thành công cụ chung mang tính gợi mở định hướng cho hoạt động nghiên cứu của mọi khoa học. Tuy nhiên, cho dù phát triển đến đâu thì logic NCKH cũng chỉ là công cụ chung của mọi quá trình nghiên cứu KH. Ngoài cái chung đó, mỗi hoạt động NCKH lại có những sắc thái riêng rất đặc thù. Để giải quyết những đặc thù này cần tới hệ thống quy luật, phạm trù của các hình thức tri thức. Do nắm bắt được cái logic (logic khách quan) chung của mọi nghiên cứu và chức năng kép (chức năng logic - -PP luận) cảu mọi NCKH nên logic NCKH trở thành cơ sở lý luận cho việc thiết kế 1 đề tài, 1 luận văn, 1 luận án khoa học: từ việc chọn đề tài; xây dựng đề cương nghiên cứu; xác định mục đích và nhiệm vụ của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu… Anh/Chị hãy cho một ví dụ, qua đó có thể sử dụng phương pháp lấy mẫu theo cụm cho một cuộc điều tra xã hội học?